Người học Phật không nhất định là phải ăn chay. Người ăn chay trong đời sống sẽ có nhiều lợi ích. Lúc bắt đầu học Phật, không ai bắt buộc tôi ăn chay, song sáu tháng sau tôi mới bắt đầu ăn. Vì tôi đọc được lời khai thị về lợi ích của việc ăn chay. Lúc nhỏ tôi có đọc một quyển sách của một người bạn thân, anh này là một tín đồ của Hồi giáo. Trong đó họ cho rằng, ăn chay là giữ vệ sinh. Người bình thường cũng nói như vậy. Ăn chay là giữ vệ sinh về sinh lý, ngoài giữ vệ sinh về sinh lý ra, ăn chay còn giúp con người giữ vệ sinh về tánh tình. Tánh tình thì có thiện có ác. Họ cho rằng ăn uống có quan hệ và ảnh hưởng đến tánh tình của một người. Người không lương thiện thì sẽ không ăn chay, đây là một điểm mà tôi biết được từ đạo Hồi.
Đối với đạo Phật, ăn chay có ba lợi ích. Một là nuôi dưỡng tâm từ bi. Chúng ta nghĩ xem, có ai sống trên đời này lại không ham sống sợ chết. Dù là một con vật, nó cũng có cha, có mẹ như chúng ta, vậy sao chúng ta nỡ lòng nào cướp lấy sự sống của nó mà nuôi dưỡng sự sống cho mình? Hai là tránh quả báo. Đời nay chúng ta giết nó, đời sau nó giết lại chúng ta, oán oán chồng chất biết đời nào có thể giải trừ. Nguyên nhân chiến tranh ngày nay trên thế giới cũng là do nghiệp sát mà chiêu cảm lấy. Vì thế cổ nhân có nói:
“Hàng ngày trong bát cơm ăn
Oán sâu bể thẳm hận bằng non cao
Muốn hay binh lửa thế nào
Hãy nghe hàng thịt tiếng gào đêm khuya”.
Nguyên nhân thứ ba Phật dạy ăn chay là để giữ tâm bình đẳng. Chúng ta ham sống sợ chết, không muốn bị người ta giết hại, làm tổn thương đến những người thân yêu của mình, vậy chúng ta phải lấy mình để suy ra người, chớ giết và đừng sai người khác giết dù là những con vật. Phàm làm bất cứ việc gì, nhân quả đều đi theo như bóng theo hình. Vì vậy, ăn chay là giữ vệ sinh cả về thân thể và tánh tình.
Sau khi nghe được lời khai thị như vậy, tôi bắt đầu ăn chay vào lúc hai mươi sáu tuổi, đến nay đã hơn bốn mươi mấy năm, mà thân thể tôi ngày càng tráng kiện, một người bình thường bằng tuổi tôi không thể có được. Năm trước, bác sĩ khám và đo huyết áp cho tôi. Họ nói độ thuần khiết máu và nhan sắc của tôi giống như người ba mươi tuổi. Từ đó họ đi đến kết luận ăn chay rất tốt. Cho nên, ăn chay đối với thân thể tuyệt đối được tráng kiện, hơn nữa tâm được thanh tịnh, không bị nhiễm trước.
Trích Phật Giáo Là Gì?
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không
Dịch giả: Thích Tâm An
A Di Đà Phật. Mình niệm Phật đã nhiều năm nay nhưng vẫn chưa đạt được nhất tâm, tâm còn tán loạn rất nhiều khi công phu. Vẫn biết đây là đề tài ‘muôn thuở’ và đã được chia sẻ nhiều trước đây rồi, nhưng xin Quý vị hoan hỉ, nếu có ai có phương pháp, kiến thức hay bí kíp gì hay không, xin vui lòng chia sẻ để mình và mọi người cùng lãnh ngộ và thực hành để cùng đạt thành tựu Nhất Tâm Niệm Phật. Xin thành tâm cảm niệm công đức Qúy Liên Hữu. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật. Liên hữu nói rất đúng, có rất nhiều bài viết ở đây đề cập đến vấn đề nhất tâm niệm Phật. Liên hữu chịu khó hoan hỉ đọc lại vài mươi bài này xem sao nhé.
http://www.duongvecoitinh.com/?s=%22nh%E1%BA%A5t+t%C3%A2m%22
hoặc
https://www.google.com/search?q=site%3Aduongvecoitinh.com+nh%E1%BA%A5t+t%C3%A2m&sourceid=ie8&rls=com.microsoft:en-us:IE-SearchBox&ie=&oe=&gws_rd=ssl
A Di Đà Phật.
Xem nhẹ chuyện kiếp sống cõi Ta Bà, thâm tâm cầu vãng sanh Tây Phương, khi đủ các yếu tố nhân duyên niệm Phật sẽ thành tựu nhất tâm. Ðiều này mình chỉ tự hỏi lòng quyết định mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Đạo hữu kính mến,
Muốn niệm Phật nhất tâm thì Tâm+Phật phải hợp nhất. Sở dĩ nó chưa hợp nhất bởi Tâm và Phật còn là hai.
TĐ
Xin chân thành cảm ơn Quý Đạo hữu, thiện tri thức. A Di Đà Phật.
A di đà phật
Bạn muốn nhất tâm thì sẽ không thể nào được nhất tâm, vì cái muốn ấy chính là vọng tưởng.
Vì sao vậy?
Trạng thái ấy không phải cầu mà được, cũng không phải không cầu mà được, vì trạng thái ấy ly tất cả tướng cũng ly tất cả sự đàm luận và tư duy. Nên bạn cầu và không cầu thì đều sai cả
Lại nữa, nhất tâm không phải là cái gì cần phải đạt được, vì nếu như thế trạng thái ấy lại trở thành một đối tượng, mà Nhất tâm lại phi năng sở tức phi đối tượng sở tri và cái chủ thể nhận thức năng tri. Nên nếu bạn xem nhất tâm là một kết quả gì cao siêu ở phía trước thì cũng đồng nghĩa bạn xem “nó” như một “đối tượng”, vậy thì sai rồi.
Đặc biệt, cái quan niệm “Ở PHÍA TRƯỚC” thì càng sai nữa. Vì sao? vì “nhất tâm” chẳng có không gian thời gian, chẳng phải quá khứ hiện tại tương lai. Bởi một lẽ đơn giản: không gian và thời gian chỉ là sản phẩm của vọng tưởng.
Vọng tưởng chính là cái thấy chia hai nhị nguyên đối lập: có không, thị phi, đẹp xấu, đúng sai, sanh diệt, v.v.
Khi nào niệm Phật không còn thấy chia hai tức là cái thấy bất nhị (bất nhị kiến)thì vạn pháp nhất như tròn sáng. Khi nào vậy? 10 năm hay 20 năm hay 30 năm? Khi nào bạn còn đặt trong tâm mình những tư tưởng “ở phía trước” này thì bạn sẽ mãi tự trói buộc mình trong một vỏ bọc của vọng tưởng vô ích.
Bạn cũng không thể hy vọng vào một “kỷ thuật” đặc biệt nào để đạt được nhất tâm. Vì như đã vừa phân tích, nhất tâm không phải là cái đối tượng đạt được tức là chẳng phải là cái “sẽ thành” hay “đã thành” hay “đang thành”.
Lại nữa, đã gọi là kỷ thuật tức là phương tiện, phương tiện như ngón tay, nhất tâm như mặt trăng. Ngón tay và mặt trăng là hai hay là một? Nếu là một thì nhất tâm cũng là phương tiện sao? Nếu là hai vậy thì nhất tâm lại là cái đối tượng sở thành phía trước rồi, lại lạc vào vọng tưởng nữa rồi,có phải không?
Vậy phải chân thật xác quyết rằng: niệm Phật chỉ là niệm Phật mà thôi!
A di đà phật
Vài chia sẻ thô thiển
Có gì không phải mong quý Bạn sen góp ý thêm
A Di Đà Phật.
Trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Phẩm Thứ Hai, Đức Phật nói:
“…Nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-Phần Pháp-Thân, âm thầm ứng hợp Bi-Trí Trang-Nghiêm của chư Phật”.
Câu “chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật” là đặc hết niềm tin (100%) vào câu niệm Phật?
Niệm Phật with your mind set “go all in” no turning back?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Vây thì hành giả niệm Phật đạt tới cảnh giới gì đây? Rõ ràng rằng với một người khi mới bắt đầu công phu, sau 5 năm, 10 năm, 20 năm thì khả năng công phu của họ phải khác đi nhiều chứ. Sự khác biệt ấy là gì? Họ có thể nhiếp tâm trong vài câu Phật hiệu, trong 5 phút, 15 phút, 30 phút, 1 tiếng không một móng vọng niệm nào, hay còn gì nữa không? Khả năng ‘Sâu’ hay ‘Cạn’ ở đây được hiểu ra sao? Như thế nào là công phu sâu, là cạn? Rõ ràng làm bất cứ việc gì cũng phải biết một cái đích, một mục tiêu để tiến lên chứ, thì ở đây việc công phu (mình chỉ muốn nói đến việc công phu thôi không phải việc tu hành nói chung, vì việc tu hành thì dĩ nhiên là mục tiêu duy nhất là vãng sanh Tây Phương rồi)thì mục tiêu là gì đây? Để được nhiếp tâm càng lâu càng tốt? hay để thấy cảnh giới Tây Phương, hay để được thấy Phật? để ‘vô biệt niệm’ niệm mà không biết mình niệm? để được niệm Phật Tam Muội… như vây cũng rơi vào mong cầu, vọng niệm chăng? Hay là đạt được cảnh giới gì đó mà người chưa chứng thì chưa biết được, mà người chứng rồi cũng không biết là mình đã chứng? Vây thì đợi tới lúc nào mới biết đây? tới lúc lâm chung có được Phật rước hay không mới biết mình công phu có thành tựu hay không chăng? Như vậy thì quá nguy hiểm! Mình thì tu hành muốn biết chắc phần vãng sanh ở ngay hiện tiền chứ không phải đợi tới phút cuối, để có gì còn sửa kịp! Mà điều này chắc không riêng mình mình, ai cũng muốn vậy. Điều này một người phàm phu bình thường liệu có làm được chăng?
Vài dòng trăn trở, kính mong các bật Sư huynh, Thiện tri thức từ bi khai thị, giảng giải rõ ràng. Thành tâm cảm niệm công đức Quý vị.
A Di Đà Phật!
Mục đích chỉ đơn giản thôi, đang ngồi niệm Phật Phật liền hiện ra trước mặt hào quang tỏa sáng nói “3 tháng sau ta sẽ tiếp dẫn con” là khi ấy không cầu chứng mà đã tự biết chứng, và khi ấy phần vãng sanh sẽ được chắc chắn.
A Di Đà Phật! Cư Sỹ TPHCM than mến. Mình cũng có duyên tu theo pháp môn niệm phật nguyện vãng sanh về tây phương Cực Lạc khi xả bỏ báo than này. Theo mình Nếu có thiện nam, tín nữ nào có đủ THIỆN CĂN tu theo pháp môn NIÊM PHẬT mấy mươi chục năm hay suốt cả cuộc đời này mà long không tán loan; tin sâu nhân quả”Niệm Phật là NHÂN vãng sanh là QUẢ”. Tin mình cũng được Phật đón rước khi có đue nhân duyên, phước đức. Hàng ngày ngoài công việc thời khóa đều đặn. Khi đã vào thời khóa nên cố gang buông xả vọng tưởng thực hiện lời của các vị CHƯ TỔ dạy”miệng niệm danh hiệu phật A Di Đà; Tai nghe chính danh hiệu phát ra của mình và của đại chúng (Nếu tu đại chúng) và TÂM nhớ Phật. Chắc chắn sẽ có võng tưởng đến, bởi vì chúng ta là PHÀM cơ mà. nhưng cố gang dung câu Phật hiệu để thay thế võng tưởng dần dần cũng hết đến mức đó than tâm chúng ta tọa thiền niệm phật rất chi là tĩnh lặng và an lạc. Cứ như vậy dần dần thành quen. Theo mình đùng cầu mong vào những chứng đắc v.v.. gì gì MÀ chỉ có lấy câu phật hiệu làm phương tiện thôi. Chứ chúng ta cầu thì có ứng ứng rồi thì chap vào, đã chap thì VÕNG TƯỞNG, đã võng tuởng thì sinh PHÂN BIỆT . Mà một trong ba cài này không tương ưng với TÂM PHẬT. không tương ưng thì không được Phật RƯỚC thôi cho dù ta có niệm phật đến 30,40,50,60,70 năm hay hết cả cuộc đời này. Phật tính thời gian chúng ta tu tập mà Phật chỉ tiếp nhận cài TÂM , NGUYỆN cái chí thành chí kính của chúng ta để Phật đón thôi.
A DI ĐÀ PHẬT
A di đà phật
Xin cám ơn những chia sẻ thao thức của bạn rất nhiều.
Ở trên,sở dĩ Hương quang có một vài chia sẻ để nhắc nhở bạn rằng chẳng nên có cái vọng tưởng “cùng đạt thành tựu Nhất Tâm Niệm Phật” vì đó chẳng phải là cảnh giới của phàm phu nghiệp chướng sâu nặng như chúng ta có thể đạt được.
Vì không thể đạt được nên không nên và không thể mong cầu
Vì sao vậy? Theo luận giải của Tổ sư Tịnh tông, Nhất tâm bất loạn là cảnh giới của Bồ tát và A la hán. Tầng công phu cao nhất là Lý nhất tâm bất loạn, phá sạch ngã chấp pháp chấp, hiển lộ từng phần pháp thân sanh về Thật báo trang nghiêm Tịnh độ. Kế tiếp là Sự nhất tâm bất loạn là công phu của các vị A la hán đã đoạn sạch 81 phẩm tư hoặc và 88 phẩm kiến hoặc sanh về Phương tiện hữu dư độ.
Tầng công phu sau cùng là công phu thành phiến, tuy chưa có thể đoạn hoặc nhưng có thể phục hoặc, tức là đạt đến trình độ niệm Phật không xen tạp không gián đoạn, kiến tư hoặc vẫn còn miên phục đó nhưng không thể khởi lên được do sức mạnh của niệm lực tương tục. HT Tịnh Không khuyến khích rằng công phu này mỗi người như chúng ta có thể đạt được. Đạt được thì tự tại vãng sanh. Nên nhớ rằng tầng công phu thứ ba này chẳng được tính là Nhất tâm mà chỉ là Tương tự Nhất tâm.
Tuy chư Tổ sư đại đức có khích lệ chúng ta nhưng tầng công phu ấy chẳng dễ dàng gì đâu, vì nó cũng được tính là Niệm phật Tam muội, nhưng là Tam muội cạn. Nghĩa là từ sáng đến tối trong Tâm chỉ toàn là A di đà Phật, đối nhân tiếp vật chẳng khởi vọng tưởng phiền não nào. Nghĩ kỷ thì không hề đơn giản tí nào nên bạn phải hết sức cẩn thận khi đặt ra những mục tiêu “nắm chắc phần vãng sanh” ấy
Do vậy, cái gì gọi là công phu hằng ngày của chúng ta ?
Dùng một câu A di đà phật này để thay thế vọng tưởng phiền não (Lời của HT Tịnh Không), đó chính là công phu.
Vậy tại sao bạn không sử dụng cái “công phu niệm Phật trong một niệm này” làm mục tiêu mà phải là thành phiến thành khối, nhẫn đến Nhất tâm?
Một bức tường thành tựu thẳng tắp là chính nhờ người thợ xây sắp xếp mỗi viên gạch cho ngay ngắn thẳng hàng. Một viên gạch bị hư thì không thể nào có một bức tường đúng nghĩa. Nhất định là không thể được rồi, có phải không?
Nên biết chư Tổ sư đại đức đều chú trọng “đương niệm”, tức là cái câu niệm Phật hiện tiền của chúng ta đang niệm đây, chứ chẳng phải là cái niệm kế tiếp hay kế tiếp nữa, hay 5 phút, mười phút, hay huống gì là 5 năm hay 10 năm sau ?
Cái thân này, tâm này, cái sự sống thân mạng này vô thường trong mỗi sát na tâm niệm, vậy nên nếu còn được sát na nào thì phải sống trọn trong Bi nguyện của Phật trong mỗi thời khắc đó. Dụng tâm như thế mới có cơ hội vãng sanh. Chắc bạn có nghe Phật dạy trong kinh Nhất dạ hiền giả, rằng:
“Qúa khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng
Qúa khứ đã qua rồi
Tương lai thì chưa đến
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?”
Niệm Phật cũng lại như vậy, hôm nay sống thì hôm nay niệm chứ chẳng hẹn ngày mai. Phút giây này sống thì phút giây này niệm chứ chẳng đợi đến phút giây kế tiếp. Niệm này niệm thì niệm này phải chân thành thanh tinh chứ chẳng phải đợi đến niệm thứ hai mới chân thành thanh tịnh, có phải không? rồi đến niệm thứ ba thứ tư.
Niệm thứ hai chẳng nghĩ nhớ niệm thứ nhất cũng chẳng màng đến niệm thứ ba làm gì,cũng chẳng để tâm phan duyên qua chỗ khác nên ở trên HQ có nói “A di đà phật Phật chỉ là A di đà phật” là vậy.
Muốn biết bức tường có thành tựu hay không thì phải xem kỷ thực chất của mỗi viên ghạch vậy, đây mới là việc nên làm.
Bạn nói:”Vây thì đợi tới lúc nào mới biết đây? tới lúc lâm chung có được Phật rước hay không mới biết mình công phu có thành tựu hay không chăng? Như vậy thì quá nguy hiểm! Mình thì tu hành muốn biết chắc phần vãng sanh ở ngay hiện tiền chứ không phải đợi tới phút cuối, để có gì còn sửa kịp!”
Lời này chứng tỏ Tín tâm của bạn vào Bổn nguyện đại từ đại bi của Phật A di đà còn rất yếu, cần phải nỗ lực học tập thêm.
Học tập bằng lòng chân thành cầu học thực sự mới có thể hy vọng ít nhiều
Chúc bạn tinh tấn an lạc
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật.
“Phàm ít một phần ái luyến là ít một phần ràng buộc; ít một phần ràng buộc là ít một phần nghiệp chướng; nhợt nhạt đối với duyên đời thì sâu đậm trong duyên Phật. Thế nên, ai được như hạng người nầy, sống không lo âu chết chẳng lo ngại, thật là người nên niệm Phật hạng nhất trong nhân gian, ra công ít mà hiệu quả gấp bội.”
Trích: KHUYẾN TU TỊNH ĐỘ THIẾT YẾU
Bạn muốn đạt công phu thành tựu Nhất Tâm Niệm Phật không phải đã tự trói thêm một phần ràng buộc háy sao? 🙂
Hãy nên niệm Phật nhẹ nhàng như chim bay mỗi ngày an nhàng không lo âu là OK. Khi nào bạn chứng kiến chim bay mỗi ngày này qua tháng nọ thì sẽ hiểu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Chân thành cảm niệm công đức Quý Liên Hữu, Thiện tri thức đã từ bi dành thời gian quý báu để giảng giải, góp ý thật chân tình. Những góp ý này có ý nghĩa hơn ngàn vạn lần những lời khen tặng. Nhưng, ai nói gì thì nói, trong một đời này dù có khó khăn gì tôi vấn quyết tâm thực hiện bằng được lời tôi đã nói ở trên, phải biết trước ngày giờ tự tại vãng sanh chứ không đợi đến phút cuối. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật, con rất thích ăn chay nhưng người nhà đều ngăn cản con, không ai ủng hộ hết. Thậm chí họ còn mắng con bằng những lời lẽ khó nghe. Mẹ con học Phật mà còn bảo Đức Phật lúc tại thế người ta cúng dường gì thì nhận đó, Ngài không phân biệt các món được thọ nhận, Ngài cũng ăn thịt. Ăn chay là giới của Đề bà đạt đa. Con rất buồn. Khi con ăn mặn, trong lòng con muốn khóc, con thấy lòng mình khổ sở lắm. Con nghĩ giống như miệng con đang ngậm thịt của con vậy. Trước đây, trước khi con bắt đầu có suy nghĩ ăn chay, con thấy ăn thịt là bình thường, là ngon, là phải như thế mới có sức khỏe, là con người thì phải ăn thịt, từ khi sinh ra phải theo như thế. Nhưng sau khi con nghe các lời khai thị của Hòa thượng Tịnh Không, con mới nhận ra trước giờ con đã sống sai trái. Trong nhà, mẹ con là người ăn chay trước tiên, sau đó là con, mặc dù người nhà ai cũng ngăn cản, nhất là bố con, ông vô thần, không tin bất cứ tôn giáo nào. Nhưng sau khi bị bệnh, mẹ con thối tâm, bà chuyển sang ăn mặn. Bà ấy bắt đầu tìm đủ lý do ăn chay thiếu chất, làm cơ thể gầy ốm, rằng đi tu là tu tâm chứ không phải là chuyện chay hay mặn. Riêng con sau một thời gian ăn chay thì nhận ra đúng là cơ thể có gầy đi, nhưng con lại không có bệnh, nếu có mắc chỉ là các bệnh lặt vặt rồi vài ngày tự lành mà không cần thuốc, đã 2 năm rồi mà con chưa phải đụng đến bảo hiểm y tế, hay đi bệnh viện khám. Hồi con ăn mặn con mắc vô số bệnh, mà cứ bệnh phải ít nhất 2 tuần mới hết, đau ốm khổ sở. Trước đây, khi ăn chay, con thấy trong lòng thoải mái, cơ thể nhẹ nhàng, con còn tụng kinh niệm Phật đều đặn, cảm thấy mỗi ngày đầy sức sống. Bây giờ bị cha mẹ người nhà ép ăn thịt, con thấy khổ tâm, không nghe không được, con không thể cãi cha mẹ, họ vốn không chấp nhận ăn chay rồi, bây giờ còn một mình con đơn thân độc mã. Con xin mọi người ở đây cho con lời khai thị, con ăn mặn liệu có thể tụng kinh niệm Phật được không ạ? Điều này cứ làm con suy nghĩ mãi, con đã không thể tiếp tục tu vì những lăn tăn này ở trong đầu. Con rất mong nhận được sự chỉ giáo từ mọi người. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn hãy cầu Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho, những ai thấy ăn chay khó khăn hay bị nghiệp lực, chướng duyên trở ngại nên thành tâm cầu nguyện Phật Bồ Tát gia hộ cho, thì ắt sẽ được. Trên bước đường Đạo, cùng với sự nổ lực bản thân cần được sự gia trì của các Ngài giúp soi đường chỉ lối, không bị lầm lạc thoái thất.
Namo A Di Đà Phật. Bạn hãy tìm xem phim truyện Nghịch duyên rất có ý nghĩa.
https://youtu.be/oe14oPUN0rI
Bạn vẫn nên tụng kinh niệm Phật đều đặn hàng ngày và hồi hướng công đức cho từng ng trong gd bạn để kết pháp duyên lành với họ. Có thể do bạn đã kết nghịch duyên với họ trong qk nên nay càng nên tinh tân vì họ mà tu tập hồi hướng hết công đức cho họ.
Cư sỹ Lý Mộc Nguyên người đã hộ trì hết lòng cho Ht Tịnh Không ở SGPr vẫn tụng kinh học Phật đều đặn, vẫn chưa bỏ ăn mặn vì cả gd phản đối, thậm chí ông tụng kinh thầm và phải ngụy trang như bằng tờ báo để cha mẹ ông ko phiền lòng. Thời gian lâu sau đó ông cảm hóa đc mọi ng thì mới ăn chay…
Bạn hãy giữ tâm bình ổn để tu tập sửa đổi bản thân thật tốt nắm chắc cơ hội học Phật niệm Phật đừng làm căng thẳng các mối qh trong gd càng tạo ra rào cản. Hãy từ từ linh hoạt đừng cứng nhắc, hãy ăn sao cho ko để sụt ký thì mọi ng ko lo lắng như ăn đủ rau củ trái cây uống sữa ăn các loaih hạt đậu lạc hạt điều…
Chúc bạn thân tâm an lạc linh hoạt sống chung với mọi ng trong gd, phát triển tâm từ bi với mọi ng trc sau đó đến hết thảy chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa các vị sư huynh, con là một người trẻ, có duyên may nghe được Tịnh độ và hằng ngày vẫn niệm Phật cầu vãng sanh, quyết không thay đổi. Nhưng con còn trăn trở một vấn đề này: Con không đủ thiện căn để có tâm mong muốn xuất gia, mà chỉ muốn ở nhà làm cư sĩ thôi. Với lại con còn muốn yêu đương và lập gia đình nữa. Xin quý sư huynh giải thích cho con biết như thế có trở ngại việc vãng sanh hay không ạ? Nam mô A Di Đà Phật.
Chào T.D
Trở ngại hay không thì còn ở bạn chứ, giả sử nửa kia của bạn không tin Phật pháp, ngăn trở sự tu hành của bạn thì bạn sẽ thế nào? Hoặc người đó có tin Phật nhưng chỉ muốn cùng bạn sinh thiên và đời đời kiếp kiếp làm vợ chồng với nhau thì bạn sẽ thế nào? Hoặc người đó ban đầu tin Phật pháp nhưng sau lại tin vào tà kiến ngoại đạo thì bạn sẽ thế nào? Hoặc người đó thích rượu, thích lô đề cơ bạc, thích ăn chơi thì bạn sẽ thế nào?.v.v… Và vô số những trường hợp khác do duyên nghiệp giữa 2 người trong đời kiếp quá khứ mà nay trổ quả nữa.
Thử suy ngẫm đến vô số trường hợp đó xem, rồi bạn sẽ tự tìm được câu trả lời. Gia đình mình có 1 người chị họ, ngày xưa chị có ý định đi xuất gia nhưng rồi lại gặp và yêu một cư sĩ làm công quả khác ở trên chùa. Có lẽ do 2 người trước đây là oán thù của nhau mà sau khi cưới nhau người chồng kia thường đánh đập la mắng chị hơn cả năm trời. Sau đó 2 người ly hôn và giờ đường ai nấy đi. Giả sử bạn cũng rơi vào trường hợp yêu người có oán thù đời trước với mình như thế thì bạn sẽ thế nào?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật