Đức Phật dạy bảo chúng ta tu hành có ba cương lĩnh lớn, đó là tam học Giới, Định, Tuệ. Do giới được định. Giới là phương pháp, thủ pháp, tuân thủ phương pháp của Phật mà tu, gọi là giữ giới, trì giới. Tuân thủ phương pháp tu học thì sẽ dễ dàng được định. Định lâu sẽ khai trí tuệ. Thử nghĩ, tu một pháp môn dễ dàng được định hay tu thật nhiều pháp môn dễ được định? Nhiều bạn đồng tu dụng công rất nhiều, rất nỗ lực hành thời khóa sớm tối, tụng rất nhiều bộ kinh, thuộc nhiều chú, và biết bao nghi thức quy tắc khác, nói chung bận bịu tíu tít trong hai giờ như không thể nào bận hơn được. Tu hành như vậy mấy mươi năm, thành thật mà nói, vẫn không bằng người niệm một câu A Di Đà Phật miên mật chỉ trong vài tháng. Chuyên tâm niệm một câu A Di Đà Phật, không nghi ngờ, không xen tạp, không gián đoạn, chỉ cần ba tháng là tâm tự tại mát mẻ. Còn hơn người mỗi ngày niệm mấy mươi bộ kinh chú, niệm tất cả các danh hiệu chư Phật Bồ Tát suốt mấy mươi năm, nhưng tâm vẫn loạn động như thường.
Chúng tôi đã khuyên nhiều vị đồng tu niệm một vị Phật A Di Đà, họ không dám tiếp nhận vì băn khoăn rằng: “Tôi niệm biết bao nhiêu Phật Bồ Tát trong nhiều năm, bây giờ không niệm các ngài, các ngài sẽ trách”. Như vậy họ sợ đắc tội. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nghĩ như vậy là chúng ta dùng tâm phàm phu mà đo lường Phật Bồ Tát, cho rằng Phật Bồ Tát không khác gì so với chúng ta. Chúng ta không niệm các ngài, các ngài sẽ trách, chúng ta sẽ đắc tội với các ngài! Nếu tâm lượng của Phật Bồ Tát như vậy, các ngài sao có thể thành Phật? Nghĩ như vậy là xem thường Phật Bồ Tát. Chính tâm đó mới tạo tội nghiệp, là đại bất kính đối với Phật Bồ Tát.
Thậm chí không cần nói đến Phật, Bồ Tát mà chỉ cần nói đến các A La Hán vốn đã kiến tư phiền não đoạn. Dù chúng ta làm nhục hay sát hại A La Hán, A La Hán cũng tuyệt đối không giận, mà vẫn cứ yêu quí chúng ta, như vậy mới gọi là A La Hán. Nếu sân giận thì đó là yêu ma quỉ quái. Phật, Bồ Tát, A La Hán tuyệt đối không giận nếu chúng sanh đắc tội với các ngài. Do đó cho rằng, trước đây niệm nhiều danh hiệu Phật Bồ Tát, bây giờ không niệm nữa, Phật Bồ Tát sẽ quở trách, giáng họa. Nghĩ vậy có khác nào xem Phật Bồ Tát là yêu ma quỉ quái. Thử nói xem tội chúng ta cỡ nào? Có tu hành công phu làm sao tiến bộ được?
Học Phật việc trước tiên phải rõ lý, làm sáng tỏ chân tướng sự thật. Chư Phật Bồ Tát đều khuyên niệm Phật A Di Đà. Phật Thích Ca Mâu Ni trong kinh Vô Lượng Thọ xưng tán Phật A Di Đà là “ánh sáng tột cùng, vua của chư Phật”. Thế Tôn khen như vậy là thay mặt cho mười phương ba đời, tất cả chư Phật Như Lai khen ngợi. Không phải chỉ một mình ngài khen ngợi mà tất cả chư Phật Như Lai, tất cả Bồ Tát, đều khuyên chúng ta niệm Phật A Di Đà. Cho nên niệm Phật A Di Đà, thì tất cả chư Phật Như Lai đều hoan hỷ, tất cả Bồ Tát đều tán thán, vỗ tay chúc mừng. Chân tướng sự thật là như vậy, đáng tiếc nhiều người không hiểu thấu!
Cho nên, một pháp môn thì dễ dàng được định, định có thể khai huệ, huệ có thể trừ phiền não, việc tu học mới có thể thành tựu. Sự thù thắng của pháp môn Tịnh Độ không có bất kỳ pháp môn nào sánh bằng. Thế Tôn dạy trong rất nhiều kinh điển, phàm phu từ lúc mới phát tâm tu hành mãi đến thành Phật, cần bao nhiêu thời gian? Ai cũng biết là ba đại A Tăng kỳ kiếp, nhưng người chân thật nghe hiểu được không nhiều. Ba đại A tăng kỳ kiếp bắt đầu tính từ lúc nào? Tính từ khi mới phát tâm. Ngày nay chúng ta tu hành có tính không? Không tính! Vì chúng ta chưa phát tâm, khởi tâm động niệm vẫn là tự tư tự lợi, chưa phát tâm. Phát tâm là phát tâm Bồ Đề! Khi tâm Bồ Đề vừa phát là đạt quả vị viên giáo sơ trụ Bồ Tát.
A La Hán, Bích Chi Phật còn chưa phát tâm Bồ Đề. Quyền giáo Bồ Tát, bốn giáo của tông Thiên Thai dạy chúng ta, Phật của Tạng giáo, Phật Bồ Tát của thông giáo còn chưa phát tâm Bồ Đề. Vậy tâm Bồ đề đích thực được phát bởi hạng người nào? Đó là viên giáo sơ trụ Bồ Tát. Phát tâm Bồ Đề mới vượt qua mười pháp giới, đến pháp giới nhất chân. Từ đó cho thấy, ba đại A Tăng Kỳ kiếp chỉ viên giáo sơ trụ Bồ Tát là đối tượng chính. Họ sơ phát tâm, cho nên sơ trụ gọi là phát tâm trụ. Đọc kinh Hoa Nghiêm phải nên đọc đến phát tâm trụ. Bồ Tát sơ trụ đến quả vị Phật, tổng cộng bốn mươi hai cấp bậc, qua ba đại A Tăng Kỳ Kiếp mới có thể hoàn thành. Điều này đức Phật nói rất rõ ràng.
– A tăng Kỳ Kiếp thứ nhất là hoàn thành ba mươi cấp bậc: thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, còn gọi là Tam hiền.
– A tăng kỳ kiếp thứ hai là tu bảy cấp bậc: từ sơ địa đến thất địa.
– A tăng kỳ kiếp thứ ba là tu ba cấp bậc: Bát địa, Cửu địa, Thập địa
Tu hành chứng quả không dễ dàng. Những gì chúng ta đã tu ngày nay không tính. Nếu tính từ phàm phu trong lục đạo, mười pháp giới thì thời gian tu hành tổng cộng là vô lượng kiếp như kinh Hoa Nghiêm đã nói, làm sao có thể nói chỉ cần ba A tăng kỳ kiếp? Cho dù tu vô lượng vô biên pháp môn cũng không ngoại lệ. Hiểu rõ hết những điều này, chúng ta mới nhận thấy sự thù thắng của Tịnh Độ, mới biết mình trong đời này gặp được pháp môn Tịnh Độ là rất hy hữu, quí báu vô cùng.
Trích Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ
Hòa Thượng Tịnh Không giảng tại Viện Giáo Dục thị xã Đài Đông, tháng 02 – 1998
Vọng Tây cư sĩ biên dịch
PT. Giác Minh Duyên biên tập
con đang tu pháp môn Tịnh độ .con niệm Phật hàng ngày. nhưng con ko tụng kinh hay trì chú . Vậy sau này con có về cực lạc không, con chỉ niệm Phật là chính . ngoài ra con còn giữ giới , bố thí . làm nhiều điều công đức khác. chỉ có điều là ko tụng kinh .Mong thầy hoan hỉ chỉ cho con biết
A Di Đà Phật
Bạn tham khảo tại đây nhé.
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxR1A1ekIzdV9XUmc/view?usp=sharing
https://www.youtube.com/watch?v=rnUEhOXiE5Y&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=1
A Di Đà Phật
Một câu A Di Đà Phật là đại viên mãn. Mời bạn nghe một bài Pháp rất hay của HT Tịnh Không để hiểu rõ hơn về vấn đề này
http://www.tinhkhongphapngu.net/video/Tinh-Do-Dai-Kinh-Khoa-Chu-giang-lan-thu-4-nam-2014/Tinh-Do-Dai-Kinh-Khoa-Chu-giang-lan-thu-4-nam-2014-Tap-13B/875/
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Pháp môn Tịnh độ hay còn gọi la pháp môn niệm Phật là pháp môn niệm Phật vãng sanh, do đó lấy sự niệm Phật làm chánh hạnh, các công đức khác đều là trợ hạnh.
Bạn chỉ niệm Phật, không tụng Kinh, trì Chú là rất đúng với Pháp “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu” cả về sự và lý.
Chúc bạn sớm viên mãn!
A Di Đà Phật
Hôm nay mình bị tai nạn.mình làm nghành cơ khí cầu trục.đúng là:muốn biết nhân đời trước.xem sự hưởng đời này.bản thân bị tai nạn suýt mất cánh tay phải.nhưng lúc nào câu PHẬT hiệu cũng trong đầu.số là mình có mơ ước niệm PHẬT để thoát cảnh bệnh tật dao kéo lúc về già.và cũng muốn trồng bông hoa sen ở TÂY PHƯƠNG.nghĩ tai nạn mà chỉ cảm thán vì nhân đã gieo nên tai nạn mới đến với mình.đây là việc cần nói.hãy mau niệm PHẬT
A Di Đà Phật. Chúc bạn sớm tai qua nạn khỏi và ngày càng tinh tấn niệm Phật. Người niệm Phật luôn được chư Phật, Bồ Tát gia hộ độ trì, thoát được mọi kiếp nạn.
Ngày hôm nay không hiểu sao sáng ra đã nghĩ điều ác.đúng là nghĩ điều ác ác thần theo sau.cần phải xem cái tai nạn này để khuyến tấn mọi người
chào bạn,mong bạn tham khảo bài pháp này
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/10/niem-phat-cau-het-benh-se-mat-phan-vang-sanh
Bạn chỉ nên mong cầu “trồng hoa sen” mà thôi.
Không cần cầu chi khác, kể cả “thoát cảnh dao kéo về già”.
Đó mới là chân chánh
A di đà phật
Cánh tay mình đang khỏi 1 cách thần kì.hôm qua to gần gấp đôi cánh tay trái.mình niệm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.Cho nên mỗi người trong 1. lú..c nào đó sẽ xảy ra chuyện này chuyện kia.CÁC BẬC BỒ TÁT việc làm của các ngài chúng ta không thể suy lường bằng tâm nhỏ của,chúng ta.cánh tay này đau tưởng muốn.chết.vậy mà niệm danh hiệu QUÁN THẾ ÂM hông nay có thể nhắn tin.hôm qua thì dùng thìa bằng tay trái hôm nay tay phải đỡ nhiều rồi.tiếp tục niệm xem ngày mai thế nào.thú vị quá
Nam Mô A di Đà Phật
Cánh tay hôm nay cử động dễ hơn hôm qua.mình tập môn thiếu lâm bát đoạn cẩm hay còn gọi là môn khí công đã vài năm.tinh thần là yếu tố quan trọng để đẩy lùi bệnh tật.nay dùng PHẬT pháp để chữa.ngay cả những người tu còn khó tin.tự bản thân chiêm nghiệm dùng lời khó diễn tả
Nam Mô A DI Đà Phật . Con nam nay 16 tuổi ạ .Từ giờ con sẽ chăm chỉ niệm Phật và ăn chay cầu mong con được vãng sinh ạ