Đức Thế tôn thường dạy các đệ tử rằng, dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt mà nghịch cảnh cũng tốt, đều phải tu tập song song giữa Phước và Huệ. Chúng ta không nên nghĩ rằng mục tiêu tối hậu của sự tu tập là phải đạt cho được Vô thượng bồ đề hay siêu thoát tam giới. Kỳ thật, cuộc sống an lạc hạnh phúc chân chính chúng ta có thể đạt được ngay trong hiện tại. Như vậy nhân với quả mới tương ưng. Cái nhân tốt đẹp thì đương nhiên kết quả phải tốt đẹp. Phước và Huệ là nguyên tắc tu hành mà trong kinh Kim Cương gọi là: “phải phát triển cái tâm không ở vào đâu cả để thực hành bố thí”. “Không ở vào đâu cả” có nghĩa là đối với tất cả các pháp đều không nắm giữ, chấp thủ. Thấu rõ được bản chất của các pháp, đồng thời buông bỏ tất cả, để cho tâm trống rỗng, không có vướng bận gì hết, hoàn toàn thanh tịnh, viên dung, tròn đầy. Đó là ý nghĩa mà đức Phật gọi là “vô trụ”.
“Thực hành bố thí”. Bố thí thì có nhiều nghĩa và nhiều cách. Đạo Phật của chúng ta lấy pháp giới chúng sanh làm đối tượng, cho nên, chúng ta phải dùng toàn tâm, toàn lực để chiếu cố đến tất cả mọi loài chúng sanh, giúp đỡ, phục vụ tất cả chúng sanh như chính bản thân mình. Như vậy mới có thể gọi là hiểu hai câu kinh mà đức Phật đã dạy. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, mọi cử chỉ hành động đều có thể đạt được toàn thiện, toàn mỹ. Chẳng hạn, không hưởng thụ cho riêng bản thân mình cũng là một cách bố thí. Sự bố thí đó được gọi là làm một tấm gương sáng cho tất cả mọi người noi theo, khiến cho mọi người khi nhìn vào đều sinh tâm ngưỡng mộ, cung kính. Từ sự ngưỡng mộ, cung kính họ sẽ phát tâm đi đến với ta, cùng ta tu hành.
Thí dụ, có một gia đình nọ có nếp sống rất lành mạnh, văn hóa, mẫu mực, cố nhiên là chỉ lo cho gia đình họ, nhưng như thế cũng đã có thể làm một tấm gương sáng cho hàng xóm noi theo rồi. Cho nên, bố thí tuyệt đối không phải là chỉ đem một ít tiền đến chùa cúng dường là xong, là đủ. Hiểu nghĩa bố thí như vậy là nông cạn lắm! ý nghĩa của sự bố thí rất rộng, rất sâu. Nhưng có thể nói một cách ngắn gọn, đó là làm một tấm gương tốt cho tất cả chúng sanh noi theo, là một cách bố thí. Cũng giống như chư Phật, Bồ tát làm một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta noi theo vậy. Điều này chúng ta đã nói nhiều lần. Người học Phật cần phải thay đổi những quan niệm sai lầm. Đem cái tâm niệm của phàm phu đổi thành tâm niệm của Phật, Bồ tát; đem cách sống của phàm phu biến thành cách sống của Phật, Bồ tát.
Nói tóm lại, kẻ phàm phu thì khởi tâm niệm làm bất cứ việc gì cũng không ngoài mục đích có lợi cho riêng bản thân mình. Còn tâm niệm của chư Phật, Bồ tát làm bất cứ việc gì cũng muốn đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh. Nếu như chúng ta muốn học làm Phật, thì trước hết, phải dẹp bỏ cái tâm tự tư tự lợi cho riêng mình, ngược lại, phải phát khởi cái tâm làm lợi ích cho tất cả mọi người, mọi loài chúng sanh trong khắp hư không, pháp giới. Đó mới gọi là “học Phật”, mới gọi là “giác ngộ”.
Trích Tâm Không Vướng Bận
Nguyên tác: Tịnh Không Pháp sư
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
A Di Đà Phật
Chẳng nên nhìn thấy Phật ba y một bát,đêm ngủ dưới gốc cây mà nói Phật nghèo. Cổ nhân nói: “Chẳng đọc Hoa Nghiêm, chẳng biết nhà Phật phú quý”
HT Tịnh Không “ Quý vị thấy mười hai quyển đầu của kinh Hoa Nghiêm nói về sự trang nghiêm nơi y báo và chánh báo trong thế giới Hoa Tạng, loại hưởng thụ ấy trong nhân gian chúng ta không có. Chẳng những nhân gian không có mà cõi trời cũng chẳng có. Sự hưởng thụ phú quý của họ do đâu mà có? Chẳng do con người tạo ra, mà cũng chẳng do tu được, trong Chân Như bổn tánh vốn sẵn trọn đủ. Phước báo xứng tánh, chỉ cần quý vị thấy tánh, bỏ được ý niệm “được – mất, lấy – bỏ”, sẽ thụ dụng tự tại, hoàn toàn xứng tánh như vậy. Nếu quý vị chẳng thể bỏ được, trong chân tánh vẫn còn một phần bất giác thì phước báo phải do tu mà có, vì sao? Chẳng thể dùng được phước báo xứng tánh, nó chẳng khởi tác dụng. ”
Mà bộ kinh Vô Lượng Thọ lại được coi là trung bản Hoa Nghiêm,thế giới Cực Lạc giàu có trang nghiêm tột cùng.Đừng nghĩ mình niệm Phật là nghèo,những ai muốn thực sự tìm phú quý thì hãy niệm Phật,sự phú quý của người niệm Phật không cách gì tưởng tưởng được.
-Cuối cùng xin trích bài kệ trong kinh Hoa Nghiêm nói về cảnh giới sự sự vô ngại,nhất chân pháp giới và sự đẹp đẽ giàu có của cõi Phật để chúng ta cầu sanh về.
Bất khả ngôn thuyết bất khả thuyết
Sung mãn tất cả bất khả thuyết
Trong những kiếp bất khả ngôn thuyết
Nói bất khả thuyết chẳng hết được.
Bất khả ngôn thuyết các cõi Phật
Thảy đều nghiền nát làm vi trần
Trong một trần, bất khả thuyết cõi
Như một, tất cả đều như vậy.
Bất khả thuyết cõi Phật trên đây
Một niệm nghiền trần bất khả thuyết
Mỗi niệm nghiền nát cũng như vậy
Suốt bất khả thuyết kiếp luôn nghiền
Mỗi trần có bất khả thuyết cõi
Cõi này làm trần nói khó hơn
Dùng pháp toán số bất khả thuyết
Bất khả thuyết kiếp đếm như vậy.
Dùng những trần này đếm các kiếp
Một trần mười vạn bất khả thuyết
Kiếp ấy xưng tán một Phổ Hiền
Không hết được lượng công đức đó.
Nơi trên một đầu lông rất nhỏ
Có bất khả thuyết những Phổ Hiền
Tất cả đầu lông đều cũng vậy
Lần lượt nhẫn đến khắp pháp giới.
Nơi đầu một lông có những cõi
Số đó vô lượng bất khả thuyết
Khắp lượng hư không những đầu lông
Nơi mỗi lông số cõi cũng vậy.
Những cõi nước nơi đầu lông kia
Vô lượng chủng loại trụ sai khác
Có bất khả thuyết cõi các loại
Có bất khả thuyết cõi đồng loại.
Ở trên bất khả thuyết đầu lông
Đều có cõi tịnh bất khả thuyết
Nhiều thứ trang nghiêm bất khả thuyết
Nhiều thứ kỳ diệu bất khả thuyết.
Ở trên mỗi mỗi đầu lông kia
Diễn bất khả thuyết danh hiệu Phật
Mỗi mỗi danh hiệu có Như Lai
Đều bất khả thuyết bất khả thuyết.
Ở trên thân mỗi đức Như Lai
Hiện bất khả thuyết lỗ chân lông
Trong mỗi mỗi lỗ chân lông kia
Hiện những sắc tướng bất khả thuyết.
Bất khả ngôn thuyết lỗ chân lông
Đều phóng quang minh bất khả thuyết
Ở trong mỗi mỗi quang minh kia
Đều hiện liên hoa bất khả thuyết.
Ở trong mỗi mỗi liên hoa kia
Đều có những cánh bất khả thuyết
Trong cánh của bất khả thuyết hoa
Đều hiện sắc tướng bất khả thuyết.
Trong những sắc bất khả thuyết kia
Lại hiện cánh hoa bất khả thuyết
Trong hoa quang minh bất khả thuyết
Trong hoa sắc tướng bất khả thuyết.
Trong sắc tướng bất khả thuyết này
Mỗi mỗi hiện quang bất khả thuyết
Trong quang hiện nguyệt bất khả thuyết
Nguyệt lại hiện nguyệt bất khả thuyết.
Trong bất khả thuyết những mặt nguyệt
Mỗi nguyệt hiện quang bất khả thuyết
Nơi trong mỗi mỗi quang minh kia
Lại hiện mặt nhựt bất khả thuyết.
Ở trong bất khả thuyết mặt nhựt.
Mỗi mỗi hiện sắc bất khả thuyết
Ở trong mỗi mỗi những sắc kia
Lại hiện quang minh bất khả thuyết.
Ở trong mỗi mỗi quang minh kia
Hiện bất khả thuyết tòa sư tử
Mỗi tòa trang nghiêm bất khả thuyết
Mỗi nghiêm quang minh bất khả thuyết.
Trong quang diệu sắc bất khả thuyết
Trong sắc tịnh quang bất khả thuyết
Ở trong mỗi mỗi tịnh quang kia
Lại hiện các thứ diệu quang minh.
Quang này lại hiện các thứ quang
Bất khả ngôn thuyết bất khả thuyết
Trong các thứ quang minh như vậy
Đều hiện diệu bửu như Tu Di.
Trong mỗi quang minh hiện diệu bửu
Bất khả ngôn thuyết bất khả thuyết
Một diệu bửu như Tu Di kia
Hiện những cõi nước bất khả thuyết.
Hết bửu Tu Di không còn thừa
Thị hiện cõi nước đều như vậy
Đem mỗi cõi nước nghiền làm trần
Mỗi trần sắc tướng bất khả thuyết.
Những cõi làm trần, trần có tướng
Bất khả ngôn thuyết bất khả thuyết
Các loại trần tướng như thế kia
Đều phát quang minh bất khả thuyết.
Trong quang hiện Phật bất khả thuyết
A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật. Tất cả đều là bất khả thuyết.
Chị nói rõ được không ạ.?
Nam mô A Di Đà Phật.
Môĩ lần vào trang duongvecoitinh,hay mỗi lần xem Kinh (chỉ xem Kinh thôi,ko đọc thành tiếng) mà ngồi trên giường,mặc quần áo cộc,thì có mang tội ko ạ ?
Mong được các vị liên hữu phúc đáp!
Nam mô A Di Đà Phật.
Chào bạn, nếu bạn chưa biết thì lỗi nhẹ thôi. Bạn thành tâm sám hối là được. Bây giờ bạn đã biết rồi thì nên chú trọng hơn, tuy là hình thức nhưng nó cũng thể hiện lòng cung kính của bạn. Biết rồi mà vẫn phạm thì có lỗi nhé. Mong bạn chú ý hơn và tinh tấn trong tu học. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Xin cảm ơn đạo hữu beonhi !