Con người sống trong thế gian này, từ đời này qua đời khác, bất luận là chịu khổ đau nhiều hay ít, sang hèn thế nào, đều do bốn yếu tố sau đây làm chủ: báo ân, báo oán, vay nợ, trả nợ.
Chẳng hạn như những nhà tư bản phương Tây, họ có công ty, công sở và rất nhiều nhân công. Họ nuôi những người này cũng chỉ vì trong quá khứ, nhiều đời về trước đã mắc nợ lẫn nhau. Nếu mắc nợ nhiều thì phải nuôi cả đời. Còn nếu như mắc nợ ít, thì có thể nuôi một năm, hai năm. Khi một công nhân rời khỏi công ty, đó là họ đã trả xong nợ. Cho nên, hằng ngày phải siêng năng tính toán, lên kế hoạch kinh doanh… đều là nghĩ cách đòi nợ và trả nợ cho nhau mà thôi. Những người công nhân đối xử với họ rất cung kính, tôn trọng, toàn tâm toàn lực thay họ làm việc, đó là sự báo ân. Nhưng cũng có người mới bị khiển trách chút ít đã nghĩ cách trả thù, đó là sự báo oán. Chúng ta xem xét thấu đáo điểm này một chút thì đối với sự thật chân tướng của cuộc đời không có gì là khó hiểu. Tất cả đều diễn biến theo một chuỗi dài nhân – duyên – quả mà thôi! Nhận thức như vậy thì cái tâm tham luyến thế gian này tự nhiên phai nhạt dần.
Chỉ khi nào thấu hiểu một cách rõ ràng chân tướng sự thật của cuộc đời thì khi ấy mới biết bỏ ác, tu thiện, mới biết tích lũy công đức, mới biết niệm Phật cầu thoát sinh tử, mới xem việc thoát khỏi ba cõi là vấn đề cần thiết, có tính chất cấp bách. Đó mới là người giác ngộ chân chính, mới là người có trí tuệ chân thật. Nếu như vẫn còn tham luyến cuộc đời này, tham muốn công danh, phú quý, thì nhất định không thể thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Mà một khi không thoát khỏi được vòng sinh tử luân hồi thì cơ hội sinh vào trong ba đường thiện rất ít, ngược lại, nguy cơ rơi vào trong ba đường ác lại rất lớn.
Trích Tâm Không Vướng Bận
Nguyên tác: Tịnh Không Pháp sư
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
1, phật thích ca có vang sinh không, nếu có thì vãng sinh thượng phẩm thượng sinh hay vang sinh thường tịch quang tịnh độ
2. do trời nóng con niệm phật trên giường mặc quần đùi có lỗi không, con lay phật hướng mặt về hướng tây không có tượng phật có công đức như người đứng trước phật không ạ, vì nhà con không thờ phật, cha mẹ con không theo phật giáo
3, ông nội của con mất hơn 1 năm , cách đây 3 tuần giổ ông 1 năm nhưng dòng họ con không ai biết phật pháp nên cúng giổ thường sát sinh và uống rượu bia nên con rất buồn,vì con còn trẻ 21 tuồi nên con không thể khuyên giổ ăn chay được, con niệm phật hồi hướng cho ông nội có sinh thiên không, con ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình ở gần con chẳng có ngôi chùa nào cả, nên mọi người ở đây không biết phật pháp là gì, nếu biết họ biệt chùa sẽ cạo trọc hay ăn chay thôi, có chùa cách 15 km,hoặc 20 km, con làm thế nào mọi biết phật pháp đây, tu học phải có địa, pháp, tài, lữ dễ thành công, con không có địa và lữ thuận lợi nên tu học rất khó khăn, xin thầy hoan hỷ chỉ bảo để con vững tâm tu học để về thế giới cực lạc Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Hữu Thắng!
Cực Lạc là cõi nước của Đức Di Đà, Ngài đã dùng công đức tu hành mà trang nghiêm nên. Khác với cõi Niết Bàn là nơi thanh tịnh dành cho những vị tu hành chứng đắc. Đức Bổn Sư đã nhập niết bàn, chứ không phải về Tây Phương Cực Lạc.
Niệm Phật thời niệm mọi lúc, mọi nơi. Nhưng khi đương lúc ăn mặc không chỉnh tề cũng nên niệm thầm. Khi bản thân tự cảm thấy mình ăn mặc loã lồ thì nên tự thay đổi sao cho phù hợp, bởi vì người tu hành thì phải có cốt cách trang nhã, ăn mặc giản dị, kín đáo, chớ phô trương, loè loẹt.
Mỗi người khi sinh ra không phải ai cũng có thiện căn, cũng tin Phật, niệm Phật, xuất gia tu hành. Giả như người không có chút thiện căn, gặp hình tượng Phật thì nghĩ đấy là giấy gỗ, là đấng thần linh ban phúc giáng hoạ. Người có thiện căn thì khi nghe đến chữ Phật liền sanh cung kính, quy mạng lễ. Do vậy, thôi thì ta tự lo liệu cho mình trước đã, bởi vì âu những người dân nơi bạn sống duyên lành của họ chưa đến. Chúng ta lo đến chuyện này là vượt quá khả năng mình rồi.
Người thân quyến thuộc chưa tin nhận Phật Pháp, sát sanh cúng tế người mất mình ngăn không được thì đó cũng là nghiệp của người mất vậy. Bổn phận làm cháu, bạn biết niệm Phật hồi hướng cho ông là rất tốt. Hằng ngày nên khuyên ông cùng niệm Phật để sớm được siêu sanh. Bạn có thể vì ông mà ăn chay, phóng sanh, làm các công đức. Được như vậy không những ông của bạn nhanh siêu thoát mà bản thân bạn sự tu hành cũng sớm viên mãn vậy.
A Di Đà Phật
Vì viết phúc đáp cho bạn bằng điện thoại nên còn sơ sài, chưa giải thích tường tận. Nếu còn vướn mắc mong nhận được hồi âm của bạn.
Nam mô A Di Đà Phật
1. Phật Thích Ca vốn dĩ thành Phật đã lâu, lần này thị hiện tại Ta Bà là lần thứ 8000 Ngài biểu diễn tám tướng thành Phật. Phật khi thị hiện nhập Niết Bàn, chính là vãng sanh về Thường Tịch Quang Độ, cùng ở một nơi với A Di Đà Phật và chư Phật mười phương. Thường Tịch Quang ko có bờ mé, ko phân biệt cõi nước, nhiếp trọn cả Phàm Thánh Đồng Cư, Phương Tiện Hữu Dư và Thật Báo Trang Nghiêm Độ ở khắp các cõi nước chư Phật mười phương, ko chỗ nào là ko thuộc Thường Tịch Quang Độ của chư Phật Như Lai.
2. Trời nóng niệm Phật trên giường thì phải niệm thầm bất kể bạn mặc đồ gì. Lạy Phật có hay ko có tượng Phật thì công đức là như nhau, hễ có 1 phần thành kính thì được 1 phần công đức, 10 phần thành kính thì được 10 phần công đức, ko có tâm thành kính thì ko có công đức.
3. Cậu niệm Phật hồi hướng cho ông là rất tốt, rất đáng quý. Ông sẽ nhận được một phần công đức niệm Phật của cậu. Còn việc ông có sanh Thiên hay ko là do phước phần của ông quyết định, giống như mình được sanh làm Người thì do phước duyên của chính bản thân mình đầy đủ, chứ ko ở người khác, người khác chỉ có thể trợ duyên cho bạn chút phước phần nào đó thôi mà thôi. Nói nôm na, bạn muốn mua 1 món đồ trị giá 10 đồng thì bạn phải để dành chí ít được 8 đồng trở lên, còn 2 đồng thì Mẹ bạn hỗ trợ cho bạn (nếu Mẹ bạn có tiền dư dả nhé). Phước đức của mỗi người cũng là như vậy, mà thật ra người khác có thể chia phước cho mình chứ ko chia cho ai khác thì đó cũng là Nhân Quả của chính mình biến hiện ra mà thôi.
Việc tu học thì bắt đầu từ sửa lỗi của bản thân và làm chủ được vận mạng:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Rảnh rỗi bạn cũng nên lên website duongvecoitinh mà học tập Phật pháp, sẽ được nhiều lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cho duyên hỏi là lỡ ng tu tịnh độ mà chết 1 cách bất đắt kỳ tử như đụng xe vv lập tức bất tỉnh thì làm sao niệm đc 10 tiếng danh hiệu vô lượng thọ phật ?
Theo như pháp môn tịnh độ thì chúng ta thường nguyện rằng giờ phút lâm chung đc thấy nghe chánh niệm hơn thường, thấy liên hoa đến và cảnh tịnh độ . Nhưng ý Duyên hiếu kỳ muốn hỏi về những ng nếu vừa biết tịnh độ công đức và liên hoa chưa viên mãn vậy gặp cái chết bất tử không thể niệm 10 tiếng thì tính làm sao nhỉ ?
vì duyên gặp bà cụ kia cứ đọc kinh di đà mà không chịu phát nguyện , duyên và mẹ kêu bà phát nguyện thì bà nói chừng nào tôi bệnh thì mới phát nguyện , duyên nói , trời lỡ chết bất đắt hoặc bệnh đến ý thức mơ màng lấy lòng thành kính đâu mà phát nguyện ?!
Chúng ta cho dù làm công đức nhỏ hay lớn đều phải đem trang nghiêm phật tịnh độ , vậy mà thấy có ng không phát nguyện mình khuyên không đc buồn quá, mình thấy lo cho họ thôi .
Với lại gia đình đó họ có rất nhiều kinh điển trong nhà nhưng thường để bừa bãi lại còn đem cho con nít chơi , duyên thấy rùng mình luôn! kêu mẹ liền khuyên họ phải kính trọng kinh điển mà họ lại nói phật chẳng trách con nít mà tội gì . trời đất, duyên bó tay với họ luôn . không biết mấy anh chị em có biết trong 3 tạng kinh điển , có kinh nào mà phật dạy chúng ta phải đối với kinh điển như thế nào mới đúng không?
Nếu có , thì mình sẽ cho họ đọc để họ sữa đổi chứ thôi mang tội bất kính thì tội nghiệp lắm.
7Hình như mình có đọc qua ở trang này có nói bình thường khi cây nghiêng về bên nào thì khi đổ nó sẽ đổ về bên ấy.bạn nên hỏi chú HUỆ TỊNH hay chú THIỆN NHÂN sẽ rõ.
Kinh điển nếu là mình mình sẽ xin họ.nếu không sẽ mua về.người ta ai trọng cái dì thì thường tìmcái đấy.ví như nguời thích rượu họ sẽ để bình rượu ngon trong nhà.kinh điển quý vô cùng ví như tấm bản đồ,khi lạc đường lại mở bản đồ ra xem lại.như người trong rừng hiểm muốn thoát ra ngoài mà có bản đồ để đi.công đức của kinh người bình thường chẳng dám nói.nhưng ở đâu có kinh ở đó luôn có sự gia trì của PHẬT,BỒ TÁT.THIÊN LONG HỘ PHÁP,NGAY QUỶ THẦN khi đến nơi đâu mà thấy nhà đấy có kinh đấy.chỗ đấy.v.v…thì đã âm thầm hộ vệ rồi.Đơn cử như kinh ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH,hay như kinh PHÁP HOA chẳng hạn
A Di Đà Phật. Chào bạn Diệu Duyên,
“Nhưng ý Duyên hiếu kỳ muốn hỏi về những ng nếu vừa biết tịnh độ công đức và liên hoa chưa viên mãn vậy gặp cái chết bất tử không thể niệm 10 tiếng thì tính làm sao nhỉ ?”
Câu hỏi của bạn không khác gì đem tâm phàm ra để suy lường hỏi giải những thắc mắc về Bổn Nguyện Phật Lực của Đức Từ Phụ A Di Đà thật không nên có tâm nghi ngờ như vậy. Pháp môn Tịnh Độ Ngẫu Ích Đại sư đã bảo: “Cầu sanh Tịnh độ toàn nhờ nơi tín nguyện, thiếu hai điều kiện này, dù niệm đến gió thổi không vào, mưa rơi chẳng lọt, chắc như tường đồng vách sắt, cũng không được vãng sanh.”
Thế thì nếu người mới phát tâm niệm Phật tuy chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng tín tâm chí nguyện của họ đầy đủ mà lỡ chết 1 cách bất đắt kỳ tử thì chúng ta vẫn tin rằng họ sẽ được Phật tiếp dẫn trong cảnh giới vô hình hay cõi âm vì tương ứng với Bổn Nguyện của Phật không thể nghĩ bàn đúng không? Cho dù họ không thể niệm Phật lúc chết nhưng chúng ta cũng còn duyên để niệm Phật hồi hướng công đức cho thần thức của họ được siêu sanh về Tây Phương Tịnh Độ kia mà. Tin công đức niệm Phật không thể suy lường là ở chỗ tuyệt đối đừng dùng tâm phàm ra để nghi ngờ Bổn Nguyện cho dù người niệm Phật đó chết như thế nào đi nữa. Nếu thấy cảnh chết như vậy mà sanh lòng nghi thì tự làm chướng ngại thôi, đáng tiếc không?
Trích từ Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
48) Hỏi: Niệm Phật lúc lâm chung với Niệm Phật lúc bình thường, bên nào thù thắng hơn?
Đáp: Giống nhau!
49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.
50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
————————–
Trích từ Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại Sư
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html?start=2
(1) “Đời nay, nhiều kẻ xem Kinh Phật như giấy cũ, trên bàn kinh để những tạp vật lẫn lộn, bừa bãi. Khi duyệt kinh, không rửa tay, súc miệng, có khi rung lắc thân mình, vắt tréo chân lên, thậm chí buông ra hơi dưới, chẳng kiêng sợ chi cả. Như thế đâu phải muốn diệt tội sanh phước, mà muốn cho loài ma vương phá hoại Phật pháp, chứng minh khen ngợi mình là “người bao quát dung thông, rất hợp với đạo mầu Đại thừa không còn chấp trước.” Hàng Phật tử chơn tu trông thấy chỉ còn lặng lẽ, thương buồn, thầm rơi lệ than thở cho cảnh ma quyến thịnh hành, không biết làm sao cứu vãn được!”
(2) “Dù rằng trong sự niệm Phật, tất cả thời, tất cả chỗ đều không ngại, nhưng cũng phải thường giữ lòng kính sợ, lại phải trọng tượng Phật như Phật sống, xem Kinh Phật lời Tổ như Phật, Tổ đối trước mình thuyết pháp, không dám có chút khinh mạn nghi ngờ. Lúc bình thường niệm Phật hoặc thầm hay ra tiếng tùy ý, song những khi nằm ngủ, đại tiểu tiện, tắm gội, rửa chân và đi ngang qua chỗ không nghiêm sạch, đều phải niệm thầm, nếu ra tiếng tức là không cung kính. Nên biết, niệm thầm công đức cũng đồng như niệm ra tiếng. Tôi thường nói: muốn được sự lợi ích thiết thật trong Phật pháp, phải tìm nơi lòng cung kính, có một phần cung kính thì tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phước huệ; có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phước huệ. Nếu không cung kính, tuy cũng gieo viễn nhân, nhưng ác quả của tội khinh lờn thật chẳng thể tưởng nghĩ! Người tại gia đời nay trong khi đọc Kinh Phật đều phạm bệnh này, nên với kẻ hữu duyên, tôi thường nhắc đi nhắc lại mãi.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kinh DUY LÂU LẶC VƯƠNG(KINH CHUYỂN HOÁ BẠO ĐỘNG VÀ SỢ HÃI)mỗi khi gặp vấn đề không thoải mái mình hay đọc.dao động cũng là tâm này.sợ hãi cũng là tâm này.hoan hỷ cũng là tâm này.ai cũng có nghịch cảnh riêng bạn ơi.trong PHẬT GIÁO nghịch cảnh là duyên giúp ích.có thể gặp mà chẳng thể cầu…nếu điều gì cứ thuận theo ý thì bạn làm sao có thể buông bỏ vạn duyên mà cầu sanh cõi CỰC LẠC được
Xin chào bạn Duyên.
Kinh Nhân Quả 3 đời có nói
37. Đời nay lùn bé do nhân gì?
Kiếp trước xem Kinh để dưới đất. (3)
http://www.dharmasite.net/KinhNhanQuaBaDoi.htm
A Di Đà Phật
Chồng tôi mất đã được ba năm. anh không chêt trong nhà tôi mà chết ở ngoài.Theo quan niệm dân gian thì linh hồn chồng tôi không thể trở về nhà tôi được mà sẽ lang thang vất vưởng . Tôi cũng đã hàng ngày chăm chỉ tụng kinh, niệm chú lấy công đức hồi hướng cho anh. Không biết tôi làm thế chồng tôi có được siêu thoát không,linh hồn anh có trở về nhà được không?
Nếu chị nghi ngờ xin giới thiệu chị kinh ĐỨC PHẬT NÓI VỀ SỰ CÚNG TẾ TỔ TIÊN VÀ NGẠ QUỶ chị rảnh thì vào mạng tìm đọc.
Trong Kinh Địa Tạng Phật dạy rõ là người sống nếu vì người mất mà tụng Kinh, niệm Phật, niệm chú rồi hướng cho họ thì người mất được 1/7 phước đức, người sống được 6/7.
Còn việc linh hồn chồng Chị có về nhà hay ko thì cũng là do nghiệp lực của chính chồng chị, chứ ko phải do Chị quyết định đâu. Đa phần đều là sẽ chuyển sanh đầu thai vào 1 cảnh giới nào đó trong lục đạo luân hồi, ko nhất định là phải về nhà.
Tốt nhất là chị hãy nên buông cái niệm lo lắng đó đi, việc nào cần làm thì mình làm, còn những việc mình ko lo được thì chẳng nên lo.
Ví dụ: Giống như trong đời thường, mình ban ngày đi làm, con cái thì đi học. Việc gì xảy ra với nó trên trường mình có lo được ko? Ko lo được, người sống cùng người sống chung 1 nhà mà ngay cùng 1 thời điểm mẹ con cũng là chả lo cho nhau được, huống chi âm dương cách trở?
Ngay cả bản thân mình bệnh, đau trong người thì có ai gánh thay cái đau bệnh của mình được ko? Hay chỉ chính mình tự cắn răn, mặt nhăn mày nhó, mà nhẫn chịu cơn đau? Người thương mình nhất cũng đành bó tay.
Phật mới mở bày cho chúng ta một sự thật trong Kinh Vô Lượng Thọ: Sanh cũng một mình, tử cũng một mình, khổ vui tự chịu, ko ai thế cho…
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT con xin cảm ơn mỹ diệp và tịnh thái đã hồi âm cho con. A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
Con xin được hỏi, con đang mang thai bụng to k thể quỳ lâu để niệm Phật,con đang tụng chú Đại Bi.vậy con có thể ngồi tư thế như nào để niệm ? Nhà con k có ảnh và ban thờ Phật, con ở trong phòng ngủ quay mặt ra hướng Tây niệm, vậy con nên niệm thầm hay niệm thành tiếng to ạ ? Con xin chờ câu trả lời. Con cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Bạn Hiền,
Trong thời gian mang thai niệm Phật, trì chú là rất tốt. Bạn có thể ngồi bán già hay kiết già mà niệm Phật, miễn sao thấy không khó chịu, thấy thoải mái và thể hiện được sự thành kính trang nghiêm. Nếu ở trong phòng ngủ thì nên niệm thầm, không nên niệm ra tiếng. Tốt nhất nếu nhà không có bàn thờ Phật thì bạn nên ngồi ở phòng thờ gia tiên, hay nơi nào đó thật trang nghiêm, niệm Phật ra tiếng. Khi ngồi niệm ra tiếng nhớ mặc áo quần dài trang trọng, mặt hướng được về Tây thì tốt không tiện thì thôi không nhất thiết phải vậy, nên thỉnh hay mua một hình Phật lớn để trang trọng trên cao, trước mặt lúc ngồi công phu. Nghi thức thời khóa hàng ngày bạn tham khảo ở đây
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Trong thời gian thai kỳ này nên tích cực niệm Phật, rất tốt cho hai mẹ con. Mỗi thời khóa nên dành 2/3 thời gian niệm Phật, phần còn lại niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, trì Chú Đại Bi (7 biến hoặc 21 biến). Ngoài các thời khóa chính thì lúc đi đứng nằm ngồi nhớ nhiếp tâm niệm Phật trong tâm.
Sau khi sanh bé, trong vòng bảy ngày mỗi ngày tụng một biến Kinh Địa Tạng, con cái sau này rất ngoan ngoãn dễ nuôi.
Trích Kinh Địa Tạng:
“SANH CON DỄ NUÔI. Lại vầy nữa, nầy Phổ-Quảng Bồ-tát! Về trong
thuở sau nầy, nơi cõi Diêm-Phù-Đề, trong hàng Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư Sĩ, tất cả các hạng người, và những dân tộc dòng họ khác, như có người nào mới sanh đẻ hoặc con trai hoặc con gái, nội trong bảy ngày, sớm vì đứa trẻ mới sanh ra đó mà tụng Kinh điển không thể nghĩ bàn nầy, lại vì đứa trẻ mà niệm danh hiệu của Ngài ĐịaTạng Bồ-tát đủ một muôn biến.
Được như vậy thời đứa trẻ hoặc trai hay là gái mới sinh ra đó, nếu đời trước nó có gây lấy tội vạ chi cũng đặng thoát khỏi cả, nó sẽ an ổn vui vẻ dễ nuôi, lại thêm được sống lâu.
Còn như nó là đứa nương nơi phước lực mà thọ sanh, thời đời nó càng
được an vui cùng sống lâu hơn. ”
—
Chúc mẹ con bạn sức khỏe tốt hạnh phúc!
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin đc góp thêm ý nhỏ,bụng to thì có lẽ ngay cả việc ngồi bán già cũng là khó,ko ngồi lâu đc. Nên bạn Hiền có thể ngồi xếp bằng mà niệm Phật cũng đc nhé.
A DI ĐÀ PHẬT.
Chào Thầy! Con xin thầy giải đáp giúp con. Niệm phật là muốn được về Tây Phương Cực Lạc thoát khỏi luân hồi.Con cũng muốn được phát nguyện về Tây Phương Cực Lạc. Nhưng khổ nổi,Ba,mẹ của con còn chưa giác ngộ, còn tham sân, si, còn đam mê nhiều thứ, còn tạo nghiệp nhiều lắm. Con và e gái con thương xuyên khuyên can va có cơ hội là nói về nhân quả, giao lý phật pháp cho ba va mẹ nghe, thấm đươc bao nhiêu tho thấm, hiểu được bao nhiêu thì hiểu. Hai c e cứ nghĩ nươc chảy đá mòn, thời gian qua ba, mẹ cung phân nao hiểu về phật pháp, biêt sợ nhân quả, nhưng vân con đam mê,sân si lăm. Con hàng đêm niệm phật hồi hướng cho ba,mẹ khỏe manh và giảm trừ nghiệp báo và hôi hướng cho linh hồn ông bà tổ tiên đươc sơm siêu thoát giảm trừ nghiệp báo. Con kg có phát nguyện cho con vê nơi cực lạc, kg phải con kg muốn,chính vì con tin tưởng Phật ADi Đà nên con muốn phát nguyên công đưc niêm phật cho ba, me va ông bà 2bên dòng họ con va bên chông con giảm trư nghiêp báo, giảm ít hay nhiều thì tùy vào duyên,con chỉ cầu mong sao ba mẹ 2 bên co cuôc sông an lạc vê già. Con làm như vậy có sai kg Thầy. Trươc giơ con luôn nghĩ là trong đầu mình muốn gì, xin gì thi con nguyện ra y như vậy, con kg biết nói văn, kg nói bài bản, chân thành phát nguyện là đươc. Con nghĩ như vây co đúng kg Thầy?
Con niệm phật cũng không dc lâu, nhưng con rât cô gắng môi ngày thêm ít,nhất là khi con co gi buôn phiền là niêm phật càng ít,con niêm phật kg bao giơ điếm đc bao nhiêu câu,con kg lần chuổi được, con thử mây lần rồi, thây khó hơn con chấp tay hướng về Tây phương niệm Nam mô A Di Đà Phật, cứ liên tục đên khi ngưng. Con làm như vây có sai kg Thầy. Con xin Thầy chỉ giúp con. Nam mô A Di Đà Phật.
Con luôn suy nghĩ mình còn trẻ thời gian còn dài, ông bà ba me mình già rôi, kg còn bao lâu thơi gian mà họ lại chưa ngộ ra nhiều thứ quá, con cứ lo sợ khi họ qua đời sẽ thọ hình đau khổ lăm, bây giơ con niêm hôi hương cho họ để sau này họ đc giảm bao nhiêu đỡ bây nhiêu, còn về phần con còn trẻ còn nhiêu thơi gian, sau này ba me trăm tuôi rồi thi con sẽ niêm phat nguyên cho con sau, đươc kg Thầy. Mong thầy chỉ giup con. Nam mô a di đà phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nhiêu,
Có vài ba điều TN muốn chia sẻ cùng bạn:
*Phật pháp là tuỳ duyên và phải tuỳ duyên chẳng thể cưỡng cầu được. Mỗi người có một phước-nghiệp khác nhau, những thành viên trong gia đình bạn cũng không ngoại lệ. Hai chị em bạn phước nhiều hơn cha mẹ, nên hai bạn ngộ đạo sớm, nhưng không có nghĩa hai bạn ngộ đạo thì cha mẹ cũng sẽ ngộ và phải ngộ như hai bạn mong muốn.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm ngài A Nan thưa cùng Đức Phật: Con thường nghe đức Thế Tôn dạy rằng: “Tự mình chưa được độ mà trước đã độ người, đó là sự phát tâm của chư vị Bồ-tát; tự mình đã giác ngộ viên mãn, rồi độ cho chúng sinh giác ngộ, đó là sự ứng thế của các đức Như Lai.”
“Tự mình chưa được độ mà trước đã độ người, đó là sự phát tâm của chư vị Bồ-tát” là gì? Câu này hiểu như thế nào cho đúng pháp? Mình chưa tự độ được mình, nghĩa là mình còn chưa giác ngộ thì làm sao độ người? Ở đây hàm ý Ngài A Nan nhắn nhủ chúng ta: Tâm độ người là đáng quý, nên có và phải có với một người phát tâm tu đạo (hạnh Bồ tát), tuy nhiên muốn độ được người bản thân mình phải giác ngộ trước, có giác ngộ trước thì lời nói và hành động của mình mới khiến cho người khác thấy an toàn, hữu ích từ đó họ mới noi theo được. Bản thân mình còn mê, còn biếng trễ, nhân quả còn lúc mờ lúc tỏ, quyết chẳng thể giúp người khác phá mê, khai ngộ được.
“Tự mình đã giác ngộ viên mãn, rồi độ cho chúng sinh giác ngộ, đó là sự ứng thế của các đức Như Lai” là gì?
Câu này hiểu giản đơn đi: Là khi mình giác ngộ, mọi hành vi động niệm có thể kiểm soát được, dẫu không cần nói thành lời nhưng những người xung quanh mình tự nhìn, tự cảm và sẽ chuyển hoá. Đó là biểu pháp của Phật và hoá thân Phật. Điều này chúng ta có làm được không? Dĩ nhiên là có thể. Việc bạn hàng ngày tu đạo, tu dũng mãnh, đúng pháp chính là những biểu pháp giúp cho cha mẹ nhìn thấy sự lợi lạc của Phật pháp, nhờ đó mà có sự nhìn nhận lại mình rồi tự chuyển hoá mình. Đó chính là ý nghĩa „tự mình chưa được độ mà trước đã độ người, đó là sự phát tâm của chư vị Bồ-tát“.
* Con hàng đêm niệm phật hồi hướng cho ba,mẹ khỏe manh và giảm trừ nghiệp báo và hôi hướng cho linh hồn ông bà tổ tiên đươc sơm siêu thoát giảm trừ nghiệp báo.
Đó là tấm lòng hiếu kính của bạn dành cho cha mẹ. Tuy nhiên ba mẹ bạn có khoẻ mạnh và tiêu nghiệp hay không vốn phải nương nơi chính bản thân, bởi phước ai nấy hưởng, nghiệp ai nấy mang. Do vậy việc hàng ngày bạn hồi hướng cha mẹ thì cứ âm thầm làm nhưng chớ nên quá vọng cầu cha mẹ sẽ tiêu nghiệp, bởi nghiệp do ai tạo, người đó phải tự chuyển hoá, bạn hay em bạn chẳng thể chuyển hoá giúp, ngoài việc hồi hướng giúp cha mẹ mau chóng hồi đầu để tu đạo.
* Con kg có phát nguyện cho con vê nơi cực lạc, kg phải con kg muốn,chính vì con tin tưởng Phật ADi Đà nên con muốn phát nguyên công đưc niêm phật cho ba, me va ông bà 2bên dòng họ con va bên chông con giảm trư nghiêp báo, giảm ít hay nhiều thì tùy vào duyên,con chỉ cầu mong sao ba mẹ 2 bên co cuôc sông an lạc vê già.
Như bên trên đã nói: Nghiệp của người thân bạn chẳng thể tiêu trừ nếu họ không chịu giác ngộ rồi tìm cách để hoá giải, do vậy tất cả chỉ là trợ duyên, bạn chẳng thể ăn thay, uống thay họ được. Điều này bạn phải giác ngộ kẻo sẽ vướng vào phiền não khi thấy mình miệt mài tu mà họ chẳng chịu thay đổi.
Quan trọng: Muốn cứu được cửu huyền thất tổ, đa sanh phụ mẫu… bạn phải được vãng sanh về Tịnh Độ, ngược lại bạn sẽ không đủ công đức và phước báu để độ người thân, nếu không nói chính bạn sẽ bị họ lôi kéo để cùng tiến về tam ác đạo.
* Con niệm phật cũng không dc lâu, nhưng con rât cô gắng môi ngày thêm ít,nhất là khi con co gi buôn phiền là niêm phật càng ít,con niêm phật kg bao giơ điếm đc bao nhiêu câu,con kg lần chuổi được, con thử mây lần rồi, thây khó hơn con chấp tay hướng về Tây phương niệm Nam mô A Di Đà Phật, cứ liên tục đên khi ngưng. Con làm như vây có sai kg Thầy. Con xin Thầy chỉ giúp con. Nam mô A Di Đà Phật.
Niệm Phật chớ nên trọng hình thức mà nên trọng nơi tâm. Chuông, mõ, lần tràng hạt, thập niệm ký số, niệm vài ngàn lần danh hiệu… chỉ là pháp trợ duyên. Nếu bạn thấy pháp nào hợp thì dùng, ngược lại phải tự tìm một phương pháp niệm Phật phù hợp với căn tánh bản thân. Khi mới niệm chúng ta thường trọng hình thức và hay đặt ra thật nhiều quy tắc hay phương pháp. Nhưng khi bạn ngộ được niệm Phật để làm gì? Tại sao phải niệm và thường xuyên niệm? Và lấy gì để niệm? Thì bạn sẽ có cách niệm cho riêng mình.
*Con luôn suy nghĩ mình còn trẻ thời gian còn dài, ông bà ba me mình già rôi, kg còn bao lâu thơi gian mà họ lại chưa ngộ ra nhiều thứ quá, con cứ lo sợ khi họ qua đời sẽ thọ hình đau khổ lăm, bây giơ con niêm hôi hương cho họ để sau này họ đc giảm bao nhiêu đỡ bây nhiêu, còn về phần con còn trẻ còn nhiêu thơi gian, sau này ba me trăm tuôi rồi thi con sẽ niêm phat nguyên cho con sau, đươc kg Thầy.
Bạn nên nhớ: mạng sống chúng ta nương theo từng hơi thở, bạn lấy gì để đảm bảo ngày mai bạn có thể thức dậy để niệm Phật mà cứu người thân? Do vậy muốn cứu người, ngay bây giờ, lúc này, trong từng niệm niệm bạn phải tự cứu mình đã.
Nguyên tắc là: Không thể đưa người qua sông khi mình chưa thể chèo đò.
Chúc bạn tỉnh giác.
TN
Con cám ơn hồi âm của Thầy,bây giờ con đã biết mình nên làm gì rồi.Con đọc rất kỹ va hiểu rõ ý nghĩa từng câu thầy chỉ bảo. Cám ơn Thầy,nam mô ADi Đà Phật.