Chuyện lớn nhất của đời người là luân hồi sanh tử. Dù rằng thực chất của nó vốn là mộng ảo, bao nhiêu thứ buồn vui sầu khổ mà chúng ta đang cảm thọ cũng đều là bọt bóng phù du. Nhưng một khi chưa dứt sạch hết những thấy biết sai lầm (kiến hoặc) và suy nghĩ sai lầm (tư hoặc), chưa vãng sanh Phật Quốc thì những thứ “mộng ảo bọt bóng” ấy, do nghiệp thức của chúng ta biến hiện ra đó nó hiển nhiên thành ra chân thật rỡ ràng.
Cho nên Đấng Đại Từ Phụ A Di Đà dùng thệ hải độ sanh, giúp bọn phàm mê chúng ta thẳng tắt thoát ra bể khổ. Chỉ cần tin sâu nguyện thiết một niệm, mười niệm là vượt khỏi trần lao, bước lên quả vị Bồ Đề, một phen “Buông dao sát sanh, tức liền thành Phật”. Quả là vi diệu thù thắng chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn!
Ôi! Lòng từ của Di Đà Thế Tôn và mười phương chư Phật vô cùng vô tận. Phật ân cao cả khôn lường, cho dù có tán thán trăm kiếp ngàn đời cũng không sao nói hết được.
Nhân vì hộ niệm tiễn đưa cha mẹ và những người thân khi lâm chung, chúng tôi có kể chuyện vãng sanh, đọc truyện vãng sanh, mở băng đĩa nói về vãng sanh cho người bệnh nghe, thì thấy thu được rất nhiều lợi ích. Do vậy, mà chúng tôi không ngần ngại, mạo muội sưu tập, trích tuyển từ sách, băng cũng như đến tận gia đình đạo hữu có người vãng sanh để ghi lại.
Năm 2008, chúng tôi đã nhờ anh Thiện Quang đọc Chuyện Vãng Sanh phần 1 ghi âm được 4 CD, giờ tiếp theo là phần 2. Hiện giờ do có nhiều bạn đồng tu hưởng ứng tham gia cộng tác nên cũng đã sửa chữa và bổ sung phần 1. Hôm nay đủ duyên, chúng tôi xin ra mắt cúng dường chư liên hữu khắp mọi nơi !
Việc làm này nếu có chút ít công đức nào, nguyện hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sinh đồng sanh Tây Phương, đồng thành Phật đạo!
Trích Chuyện Vãng Sanh Ở Việt Nam
Miền Nam, ngày 9 tháng 10 năm 2014.
Nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt thực hiện
Download sách:
Chuyện Vãng Sanh Ở Việt Nam (Tập I gồm phần 1 & 2)
Chuyện Vãng Sanh Ở Việt Nam (Tập II gồm phần 3 & 4)
Nam Mô A Di Đà Phật. Con vô cùng cảm ơn các vị đã đưa những câu chuyện vãng sanh này lên trang Web, thật quý báu vô cùng đã hỗ trợ cho con càng dõng mãnh tinh tấn niệm Phật cầu về Cực lac.
Pháp môn niệm Phật thật thù thắng. Con nguyện cầu nhiều người khi nghe những câu chuyện vãng sanh này sẽ tinh tấn niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! Kính gởi BBT ĐƯỜNG VỀ CÕI TỊNH! Con là thành viên trong nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt, hiện tại chuyện vãng sanh đã được bổ sung và chỉnh sửa lại rất nhiều. Nội dung chuyện được cập nhật hoàn chỉnh và phong phú hơn, mong BBT ĐƯỜNG VỀ CÕI TỊNH đăng thêm để cho mọi người được lựa chọn xem và nghe tốt hơn, hiện tại đã có sách nói đăng ở trang web RỘNG MỞ TÂM HỒN,được vậy con thành kính tri ân!
A Di Đà Phật. Cảm ơn liên hữu đã ghé thăm và xin hoan hỉ tán thán công đức liên hữu cùng chư huynh đệ trong nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt.
Phần ghi âm và sách đọc PDF ở trên được cập nhật theo thời gian là tháng 9 năm ngoái 2014. Chẳng biết sau đó các huynh đệ trong nhóm có cập nhật thêm chăng, xin hoan hỉ cho DVCT rõ?
A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
Nam mô quan thế âm bồ tát đã thành phật chưa sao không gọi quan thế âm phật, con biết năng lực của ngài vô cùng quảng đại chỉ thua phật a di đà một chút, ngài chứng lục thông tam minh thấy vô lượng quá kiếp chưa, nếu rồi gọi là phật chứ, nếu chưa thành phật tu bao lâu nữa mới thành phật.
Đọc những câu hỏi này mình giật mình nghĩ. CHÚ HUỆ TỊNH chỉ muốn dùng cái tông đánh vào mông mình 1 cái.ý muốn mình quay về NIỆM PHẬT.
PHẬT DI LẶC nói:”trong nhà mỗi người,có hai ĐỨC PHẬT,mà người không biết,cha mẹ hiện tại,tức là THÍCH CA,DI LẶC PHẬT vậy.Tại sao không cúng cha mẹ,lại cầu công đức ở đâu?”
Mình xin trích ra 3 đoạn ngắn trong phẩm PHỔ MÔN trong KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục,thường cung kính niệm QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT,liền đặng ly dục.
Nếu người nhiều giận hờn,thường cung kính niệm QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT ,liền lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si,thường cung kính niệm QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT,liền đặng lìa ngu si.
Mình chỉ có thể nói đến đây thôi.tuy chưa đúng câu hỏi
A DI ĐÀ PHẬT! chào bạn Nguyễn Hữu Thắng đức Quán Âm ngài đã thành Phật lâu rồi hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai và ngài thị hiện thành Quán Âm Bồ Tát để phổ độ chúng sanh thôi các vị thần thông quảng đại tùy theo chúng sanh mà các ngài thị hiện thân tướng để độ. ^^
A Di Đà Phật.
Trong Kinh Đại bi Tâm Đà Ra Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài Anan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta-bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.
Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ tát khác và Phật A Di Đà, trước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Di Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn…
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quán_Thế_Âm
11. Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện.
(Ở giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngài đã được cho biết trước là về sau Ngài sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó)
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
Mình có nghe nói Bồ tát Quan âm là hoa thân của đức Từ phụ A di đà.
Việc này là sao nhỉ?
Nam mô a di đà phật con xim cảm ơn
Các vị cho con hỏi lắm hôm con bận rộn thì con chỉ trì chú thầm khi làm việc.Điều đó có được chấp nhận không hay là k có nghi thức k có ngồi kiết già, lễ bái thì không được tính là đang trì chú ạ
Trong tâm có Phật, hết sức học Phật. Điều quan trọng là làm sao chúng ta có thể thấy rõ con đường giải thoát, tự điều phục được thân tâm, còn những việc xung quanh đều là trợ duyên không bỏ cũng không nên chấp nặng vào nguyên tắc mà sanh phiền não. Cứ thoải mái thong dong thực hành học theo lời Phật dạy. Tất cả giới luật, tất cả pháp là con thuyền giúp ta đi, dùng thuyền để đi tìm tự tánh, đừng chấp nặng mà sanh phiền não. Đôi dòng chia sẻ với bạn.
Chân thành cảm tạ các chư vị đồng tu đã tổng hợp những câu chuyện vãng sanh cực kỳ quý báu này để khuyến khích mọi người tu hành cùng vãng sanh Tây Phương cực lạc quốc. Con nghe mà cảm động và ngưỡng mộ vô cùng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho con hỏi có file dạng mp3 không để cho những máy điện thoại không hỗ trợ video có thể nghe được. Mong sớm nhận được phúc đáp
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở Tây Phương thế giới an lành
Nay con xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ
Nam MôA Di Đà Phật , xưa lúc chưa học Phật mình chưa biết Tỉnh và Mê . Khi biết Phật Pháp rồi mình mới hiểu thế nào Tỉnh với Mê , nay hơn năm năm học Phật vẩn thấy mình lúc Tỉnh lúc Mê Nam Mô A Di Đà Phật
Ai biết cách gì hay thì giúp với,chứ thực sự để mà tìm được câu trả lời trong bao nhiêu lời hỏi đáp vậy thực sự rất khó,hỏi xong cũng không tìm thấy câu hỏi mình ở chỗ nào,chưa nói trùng tên,ai biết cách gì tìm nhanh và chính xác thi giúp với ạ?
Cho con hỏi thêm,có phải lúc đọc kinh mà tâm không tịnh,có thể do ham muốn,phiền não trần tục. . .hoặc 1thứ gì đó chen ngang lúc đang đọc khiến mình cảm thấy khó chiụ thì có nên đọc tiếp hay đợi cho tâm thư thái trở lại rồi mới đọc tiếp ạ?
Con còn nhiều điều chưa thông,xin các sư chỉ ra giúp con ạ.con chỉ là 1đứa trẻ,nhưng khác với mọi người,lúc nào cũng lo nghĩ đủ truyện,hiểu những thứ mà tới giờ con chưa gặp ai hiểu được.con muốn giúp vì biết hậu quả của nó.nhưng người khác lại coi là nói linh tinh và tỏ ra khó chịu,vậy con có nên giúp nữa ko ạ?chẳng lẽ cứ để họ làm sai?
Khi con đọc Kinh Phật hay niệm A Di Đà Phật, nếu thấy tâm con có suy nghĩ bậy bạ, hay lung tung thì cứ lờ đi mà chú tâm vào Kinh Phật đọc tiếp, hay niệm Phật lớn hơn, nhiếp tâm lắng nghe từng câu A Di Đà Phật thì tự nhiên vọng niệm kia 1 lúc sẽ hết, tâm thái sẽ an ổn hơn.
Rảnh rỗi con cũng nên lên duongvecoitinh học hỏi Phật pháp nhé.
Cũng nên hạn chế việc xem phim, online xem những thứ vô bổ, độc hại…chúng chỉ khiến cho tâm con nghĩ xằng nghĩ bậy mà thôi.
Còn con nếu có gặp ai mà con có thể giúp đỡ họ thì con nên giúp tận tình. Hãy dùng lời nói nhẹ nhàng, chọn thời điểm thích hợp mà chia sẻ cho họ.
Cha Mẹ lỗi khuyên sửa lỗi
Mặt tươi vui lời êm dịu
Khuyên không được vẫn tìm cách
Đến phải khóc đánh ko than…
Là dùng phương pháp trên để khuyên nhủ mọi người.
Có những thứ người ta chưa có niềm tin, thì con chưa vội khuyên họ. Họ sẽ cần sự trải nghiệm, và con cũng cần sự trải nghiệm và xây dựng được niềm tin trong lòng họ, thì sau này những gì con nói, họ mới tiếp nhận. Đầu tiên phải chính mình làm được những gì mình nói, thì họ sẽ tâm phục khẩu phục.
Chúc con một ngày an lành.
A Di Đà Phật.
Kiếp trước con đã tạo ra bao nhiêu nghiệp vậy?chắc hẳn là nhiều lắm,cuộc sống với con giường như chẳng ngày nào được yên ổn,nó còn đáng sợ hơn cả cái chết vậy.cái gì cũng phải hoàn hảo tới 100% vậy.= ko sẽ gây ra 1hậu quả lớn
Chẳng bao giờ may mắn dù nhỏ nhất đến với con,nên con cũng chẳng hi vọng may mắn đến với mình.có may mắn chỉ có thể nói là con có những thứ người khác không có được.nhưng con cũng biết 1điều chẳng có 1thứ gì miễn phí cả.đổi lại là 1đống rắc dối mà nhữg khả năng đó gây ra.vô cùng phức tạp và gần như chẳng ai hiểu được hết.thật sự cuộc sống với con rất đáng sợ
A Di Đà Phật
Hỏi cho ra hỏi,trả lời cho ra trả lời,tâm sự cho ra tâm sự.Có gì thì cứ nói rõ hết xem nào.Mặc dù không biết bạn đang gặp chuyện gì nhưng tặng bạn ca khúc niệm Phật.
https://www.youtube.com/watch?v=4hSeXU7fwd0&index=1&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt
A Di Đà Phật
Chào các chú, cô và các anh chị em trong DVCT, con năm nay 34t con đã quy y Tam Bảo cách đây mấy năm rồi nhưng con chưa biết tu từ đâu chỉ biết đọc Chú Đại Bi. Cũng tình thật tình cơ vào mạng mà thấy được trang web DVCT và biết đến pháp môn tịnh độ thì mới được có gần 1 tháng nay và từ đó trở đi thì ngày nào con cũng vào xem các bài pháp và các phần trả lời của các cư sĩ sau đó con đã phát nguyện ăn chay và trì tụng Chú Đại Bi, Kinh A Di Đà. Ngoài thời gian đó lúc nào dảnh thi con niệm phật A Di Đà. Nhưng nhà con ko có bàn thờ phật nên con chí đọc tụng trước bàn thờ gia tiên. Vậy con làm như thế còn thiếu sót gì xin các cư sĩ hoan hỉ chỉ bảo thêm cho con, con xin hoan hỉ tiếp thu.
Nam mô A Di Đà phật
A Di Đà Phật
Gửi Trí Tịnh Lương
Người tu Tịnh độ thời nên thiết lập bàn thờ Phật (Thờ Tây Phương tam Thánh), nếu vì hoàn cảnh chưa có bàn thờ Phật thì chị vẫn có thể đọc tụng Kinh điển trước bàn thờ gia tiên, tuy nhiên về lâu dài nên thiết lập bàn thờ Phật.
Tịnh độ pháp môn lấy việc niệm Phật làm chánh, các công đức khác: tụng Kinh, trì Chú, lễ bái, ăn chay… đều là trợ hạnh, do vậy cần lấy việc niệm Phật làm trọng yếu (ưu tiên), không phải rãnh thì niệm Phật, không rãnh thì không niệm.
_()_
Trích Niệm Phật Tông Yếu- Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân
4) Để đời này thoát khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Để được vãng sinh Tịnh Độ, không gì hơn Niệm Phật.
5) Tu Niệm Phật để cầu vãng sinh Tịnh Độ, thì tương ứng với tâm của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà. Tu các hạnh khác để cầu vãng sanh Tịnh Độ thì mâu thuẫn với tâm của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà.
6) Để được vãng sinh cõi Cực Lạc, thì dù diệu hạnh gì chăng nữa cũng không hơn niệm Phật. Vì sao thế? Vì niệm Phật là hạnh tương ưng với Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà vậy.
7) Ngoài niệm Phật, tất cả hạnh khác đều chẳng tương ưng với Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà. Bởi vậy, tuy là diệu hạnh cũng không bằng niệm Phật. Muốn được sinh sang cõi nước đó, nên thuận theo Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà.
57) Người tu Tịnh Độ trước hết nên biết hai điều nầy:
“Vì người có duyên dù phải bỏ thân mệnh, tài sản cũng nên vì họ mà nói pháp môn Tịnh Độ.
Vì sự vãng sinh của mình, nên xa lìa mọi phiền nhiễu mà chuyên tu hạnh Niệm Phật”.
Ngoài hai điều trên không tính toán gì khác.
58) Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.
65) Thánh Đạo Môn (các tông phái khác) đều tu cái “nhân” của tam thừa, tứ thừa để được cái “quả” của tam thừa, tứ thừa. Do đó không thể so sánh với hạnh Niệm Phật. Còn trong Tịnh Độ Môn thì các hạnh (đọc tụng kinh điển, lễ bái, quán tưởng, quán tượng…) và hạnh Niệm Phật đều là “nhân” để vãng sinh nên có thể so sánh.
Nhưng các hạnh đều chẳng phải tương ưng với A Di Đà Phật Bổn Nguyện, do đó quang minh của Đức A Di Đà chẳng thu nhiếp, mà Đức Thích Ca cũng chẳng phó chúc. Bởi thế Thiện Đạo Đại Sư dạy: “Tất cả các hạnh khác tuy gọi là thiện, nhưng nếu so với Niệm Phật thì hoàn toàn không thể so sánh nổi”.
_()_
Chúc chị ngày càng thâm nhập pháp môn, tinh chuyên Tịnh độ, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Nam mô A Di Đà Phật
xin cảm ơn Mỹ Diệp đã hồi âm cho TTL, xin chỉ thêm cho TTL về cách lập bàn thờ phật tại nhà với.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào Trí Tịnh Lương!
Vấn đề bạn hỏi, MD xin được trích từ chương 10- sách Uy nghi dành cho phật tử tại gia- của Hòa thượng Thích Quảng Hướng. Đây là cuốn sách rất hay, tổng hợp chỉ dẫn một số điều căn bản dành cho người phật tử học phật (http://ebook.nguoiaolam.net/2013/02/sach-uy-nghi-danh-cho-nguoi-phat-tu-tai.html)
Chương X – THỜ PHẬT VÀ LẠY PHẬT
Nếu muốn thỉnh hình tượng Phật, Bồ-tát về nhà để thờ thì không nên chọn hình tượng có sơn phết màu đỏ lên môi, móng tay và móng chân của Ngài. Bởi vì nếp sống của đức Phật rất là giản dị, không bao giờ Thế Tôn ăn mặc lòe loẹt như vậy cả. Do một số nhà làm tượng không hiểu đạo lý, nên đã họa vẽ sai lệch, làm mất đi tính giản dị và uy nghiêm của Ngài. Vì vậy, nếu Phật tử muốn thỉnh tượng Phật về nhà thờ thì nên thưa trước cho Thầy biết, để quý Thầy hướng dẫn và làm lễ An vị.
Thiết kế bàn thờ Phật và Bồ-tát tại tư gia bao giờ cũng để trước hoặc trên bàn thờ tổ tiên. Bố trí bàn thờ không cao hơn đầu người đứng. Vì nếu quá cao thì khó khăn cho việc thắp hương và không thấy rõ bụi bặm để quét dọn lau chùi, cũng như leo lên, leo xuống khá nguy hiểm cho những người lớn tuổi. Mặt khác, thờ Phật quá cao thì ta ít khi để ý tới hình ảnh của Ngài hơn so với ngang tầm mắt. Nếu để hình tượng đức Phật ở những nơi mà hàng ngày ta dễ dàng tiếp xúc thì khi nhìn thấy hình ảnh của Ngài sẽ giúp ta rơi rụng những phiền muộn và lo âu. Do vậy, việc thiết kế và thờ phụng Tam bảo rất là quan trọng.
Nên thường xuyên lau chùi bụi bặm và rút chân nhang trên bàn thờ mỗi ngày. Khi vào nhà ai thấy có thờ Phật, Bồ-tát, chư vị Tổ sư thì nên chắp tay cung kính xá chào và chờ người chủ nhà mời thì mới ngồi xuống.
Khi đi vào chánh điện thì không đội mũ nón hoặc mang dép vào. Không cười giỡn, nói lớn tiếng, huýt gió, ca hát, gọi điện thoại. Mũ nón, áo ấm, túi xách, v.v… phải để đúng nơi quy định. Nếu đem hoa quả, hương đèn, các lễ phẩm đến chùa cúng Phật thì nên trao cho quý Thầy tùy nghi chưng dọn cho phù hợp, chứ không nên tùy tiện đặt để.
Nếu muốn cúng dường tiền bạc thì hãy bỏ vào thùng công đức. Không nên để lung tung trên các bàn thờ Phật hoặc nhét tiền lên hình tượng đức Phật, Bồ-tát và chư vị A-la-hán. Không nên lấy tay xoa vuốt trên hình tượng đức Phật, Bồ-tát và rồi bôi xoa lên thân thể của mình. Bởi vì hành động này, chỉ dành riêng cho những người thiếu sự hiểu biết và mê mờ, họ xem đức Phật như một vị thần linh có quyền năng ban phúc giáng họa, nên mới thể hiện hành động đó. Còn người Phật tử chân chính, hiểu rõ đạo lý nhân quả thì không bao giờ làm như vậy.
Không tùy tiện đánh chuông, trống hay bất cứ pháp khí nào ở trong chùa. Khi có người đang lễ lạy thì không nên đi ngang qua trước mặt. Khi đi ngang qua bàn thờ Phật thì phải cúi đầu thấp xuống. Không chắp tay sau lưng đứng trước tượng Phật và chư vị Bồ-tát.
Không dùng miệng thổi nhang hay đèn khi thờ Phật. Không cầm nhang vừa đi vừa đánh xa (vẫy tay). Mỗi lư hương chỉ cắm một cây nhang, nếu thấy trên lư hương đã có nhang rồi thì chỉ tới lễ lạy thôi chứ không nên đốt thêm nhang.
Khi lễ Phật thì áo quần phải chỉnh tề, trang nghiêm và thanh tịnh. Chắp tay ngang ngực, các ngón tay không so le, tay không cầm vật gì. Không đụng các ngón tay vào cằm hoặc vào lỗ mũi. Khi lạy, đưa hai tay lên ngang trán, rồi hạ xuống ngang ngực trước khi xòe hai tay sang hai bên và lạy xuống. Lạy Phật, năm vóc (đầu, hai tay, hai chân) phải sát đất. Hai bàn chân duỗi thẳng ra, mông áp sát xuống chạm vào hai lòng bàn chân. Tâm thành kính và đọc thầm danh hiệu của Ngài. Khi vừa mới ăn cơm no, thì không nên lễ lạy, vì không tốt cho hệ tiêu hóa.
Không nên xem đức Phật như một vị thần linh có công năng ban phúc giáng họa. Phải hiểu rằng, đức Phật là người cha lành của nhân loại, là bậc Thầy có đầy đủ từ bi và trí tuệ để cứu giúp cho chúng sinh thoát khỏi luân hồi sinh tử. Vì cảm niệm công ơn sâu dày ấy, nên chúng ta thành tâm cúng dường và lễ lạy. Mặt khác, lạy Phật giúp ta diệt trừ tham sân si, cống cao ngã mạn và tiêu trừ nghiệp chướng sâu dày, phước đức ngày càng tăng trưởng.
Là người Phật tử thì không lễ lạy cầu xin mua may bán đắt, xem xăm bói quẻ, nhảy đồng bóng, đốt giấy tiền vàng mã, tin ông này, bà nọ linh thiêng. Những hình thức như thế, chỉ là phương tiện ban đầu để dẫn dắt cho những người mê mờ đến với đạo, còn đối với người Phật tử chân chính thì phải tin sâu nhân quả nghiệp báo.
Người Phật tử đã quy Tam bảo rồi thì không quy y ngoại đạo tà giáo. Không nghe các học thuyết hoặc những huyền bí nào đó loan truyền một cách vu vơ. Những tác phẩm hoặc băng đĩa, v.v… không có ghi tên tác giả và chưa biết rõ nguồn gốc như thế nào thì không nên xem. Các vị cần phải thưa hỏi với quý Thầy về những ấn phẩm ấy, để cho việc tu học đúng với chánh pháp. Đức Thế Tôn đã từng dạy rằng, tất cả những việc tốt và xấu xảy đến với chúng ta ngày hôm nay, là do cái nhân ta đã gieo trồng từ trước mà có. Do vậy, người Phật tử chân chính thì tin hiểu nhân quả nghiệp báo, gieo nhân tốt thì gặp quả tốt, chứ không tin vu vơ rồi đi cầu xin ông này, bà nọ.
Là người Phật tử với nhau thì phải có bổn phận khích lệ và sách tấn các bạn đồng tu cùng nhau siêng năng đi chùa học đạo.
_()_
Nam mô A Di Đà Phật
xin cảm ơn MD. Chúc MD tinh tấn tu hành.
Nam mô A Di Đà Phật
kính thưa các liên hữu, mình mới đọc được 2 câu này, thấy cũng hay nên xin phép được viết lên đây ạ
1.mong cho chúng sinh có năng lực, có khả năng cứu giúp chúng sinh vượt qua mọi nỗi khổ.
2. mong cho chúng sinh có năng lực, có khả năng cứu độ chúng sinh chấm dứt mọi ác tâm.