Chúng tôi xin giới thiệu một người thật việc thật. Đó là một sự tin tưởng cảm ứng Phật lực của một cư sĩ hoa kiều ở Singapore là cư sĩ Lý Mộc nguyên. Ông đã lấy lòng tin và nghị lực vô cùng kiên cố mà niệm A Di Đà phật, đồng thời đem thân mình cống hiến cho chúng sanh, cống hiến cho Phật giáo, nhờ đó mà ông đã loại trừ được chứng ung bướu và bệnh tim rất nghiêm trọng. Không những ông không bị ma bệnh đánh ngã, mà còn dùng ung bướu làm động cơ, động lực, nỗ lực hoằng dương Phật giáo. Không những ông đã vạch ra con đường lớn trang nghiêm sáng sủa của việc học Phật, mà còn thúc đẩy chúng ta thêm nỗ lực, cho chúng ta sự khích lệ và niềm tin rất lớn.
Vị cư sĩ này là người chân tình, hào sảng, hăng hái, từ nhỏ đã thích đi tìm chân lý, bất cứ việc gì cũng tìm chứng cứ, tìm sự thật, không mù quáng tuân theo, không tùy tiện tin tưởng. Ông cũng rất có lòng hiếu. Khi mẹ ông bị ung bướu, tất cả những việc lặt vặt như cơm nước, dọn dẹp vệ sinh… cho mẹ đều chính ông lo liệu, chính tay ông làm. Ông săn sóc bệnh cho mẹ trong ba năm, có nhân duyên tiếp xúc với Phật pháp, tự thân thể nghiệm sự diệu dụng của việc niệm Phật. Mới đầu cha ông rất phản đối việc ông tin phật niệm kinh.
Tuy nhiên ông rất tế nhị, khi mang kinh ra, tụng kinh ông đều trải ra một tờ báo, giả như đang đọc báo, mà thật ra thì để tâm vào việc tụng đọc kinh Phật. Tuy ông có nhân duyên tiếp xúc với Phật pháp và cũng nhiệt thành vì Phật giáo mà phục vụ đại chúng, nhưng khi sư phụ khuyên ông ăn chay, ông lại bảo: “tôi rất ghét ăn chay, đường đường một con người như tôi mà phải ăn cỏ ư?” Ông xem trọng và ưa thích việc ăn mặn, thân thể béo mập nặng tới chín mươi ký, vòng bụng lớn bốn trăm tám mươi phân. Có người đùa ông bảo, mỗi lần mua quần áo ông phải mua hai cái, để mỗi bên mặc một cái.
Năm 1982, một buổi sáng nọ ông ho ra máu, kết quả kiểm tra của bác sĩ cho rằng ông bị bệnh lao phổi, nhưng sau thời gian trị liệu, bệnh tình của ông hoàn toàn không thuyên giảm. Ông lại được kiểm tra thêm một lần nữa thì mới biết ông bị ung thư phổi. Không những phổi bị ung bướu mà cả ruột cũng bị ung bướu, thậm chí các tạng phủ đều có hiện tượng di căn. Bác sĩ bảo ông rằng tình trạng vô cùng bi đát, có thể không quá sáu tháng nữa.
Ông là một người có trí tuệ lớn. Nơi cửa ải sinh tử này, ông cũng thể nghiệm được lòng tin tưởng sâu xa của ông đối với Phật lực. Sau khi ông ho ra máu, sư phụ muốn ông nghỉ ngơi, nhưng ông không chịu. Ông phát tâm vì đại chúng mà làm việc, dứt khoát không chịu nửa đường phế bỏ. Ông nói: “Tôi chẳng kể gì, tôi cứ niệm Phật!”. Ông biết rằng bệnh tình của mình rất nghiêm trọng, bèn giao toàn bộ sự việc cho vợ quản lý, kinh doanh, ngay cả thẻ tín dụng cũng trả lại cho ngân hàng. Sau đó ông toàn tâm toàn mạng cống hiến cho Phật giáo, sống một ngày cống hiến một ngày, yên tâm niệm Phật, quyết chí vãng sanh thế giới Cực lạc ở Tây Phương.
Phục vụ tại “Phật giáo cư sĩ Lâm”, phàm những công tác hoằng dương Phật pháp, lợi ích chúng sanh, ông đều xông xáo thực hiện không tiếc sinh mạng. Ông nói: “Tôi đem thân xác giao cho “Long Thiên Hộ Pháp”. Ông tin tưởng Phật pháp, tin rằng tâm thanh tịnh thì sẽ không có bệnh tật. Ông nghe theo lời dạy của sư phụ: “Cần phải kiểm thảo tâm niệm của chính mình. Nếu vì mình thì đó là ma, nếu vì đại chúng thì đó là Phật.” Ông tôn trọng nguyên tắc này để phục vụ đại chúng, kết quả là sáu tháng đã trôi qua, thậm chí sáu năm trôi qua, mười năm trôi qua ông vẫn không chết, vẫn không bệnh, cho đến giờ đây ông vẫn sống khỏe mạnh. Lại nữa, ông thường tổ chức các đoàn đi Đại lục, hộ trì Phật pháp ở Đại lục. Ông còn đảm nhận chức Lâm trưởng hội Cư sĩ Lâm ở Singapore, lễ thọ Pháp sư Tịnh Không hoằng dương chánh pháp Tịnh độ. Ông còn sáng lập ra thôn Di Đà, mỗi ngày đều rất rộn rịp đông người.
Năm 1988, do Tổng hội Phật giáo ở Singapore sắp truyền giới, sư phụ muốn ông nỗ lực phát động đại chúng thọ giới. Ông nghĩ, nếu muốn người ta thọ giới thì mình phải phát tâm thọ giới. Sư phụ bảo ông thọ giới Bồ Tát, nhưng bấy giờ ông vẫn thích ăn mặn, ăn chay tối đa là mười ngày. Khi ông đến giới trường, một vị sư phụ nghiêm nghị nói với ông: “Làm Bồ Tát gì mà còn ưa ăn thịt!” Nói ra thì thật là kì diệu, sau khi thọ giới, trước khi về nhà ông còn gọi điện thoại bảo người nhà nấu đồ ăn ngon (đồ ăn mặn) mà chờ ông. Nhưng khi về đến nhà, ông bỗng cảm thấy trong nhà có mùi hôi thối giống như mùi chuột chết, dù ông tìm mãi không thấy con chuột chết nào. Sau đó ông mới phát hiệ n mùi hôi thối đó té ra là mùi cá thịt mà ông thường thích ăn nhất. Từ đó về sau, chỉ ngửi thấy mùi thịt là ông có cảm giác đó là mùi chuột chết, và tự động không dám ăn. Ông nói: “Chính tôi cũng không dám tin, tôi đã là người thích ăn thịt như thế mà rốt lại chuyển sang ăn chay”. Đây là sự không thể nghĩ bàn của Phật pháp vậy.
Ông vốn không những bị ung bướu mà còn bị bệnh tim rất nặng, cao huyết áp, tiểu đường rất nghiêm trọng. Hơn nữa huyết quản của tim có ba đường bị nghẹt, trong đó hai đường bị nghẹt chín mươi lăm phần trăm. Bác sĩ bảo ông phải mổ vì bệnh rất nguy hiểm, lúc nào tim cũng có thể trơ cứng. Nhưng vào hôm ông sắp đến bệnh viện để mổ lại đúng vào lúc Phật giáo có việc rất quan trọng cần ông giúp đỡ. Ông nghĩ rằng đây là Bồ Tát bảo ông không nên đi mổ, do đó ông nói với Bồ Tát: “Tôi không muốn đi mổ nữa!” Do đó ông báo với y viện bãi bỏ việc mổ, và ông vì Phật giáo mà làm việc. Giữa “vì mình” và “vì Phật giáo đại chúng” ông đã chọn vì Phật giáo, vì đại chúng, buông bỏ lợi hại, được mất của cá nhân, buông bỏ sự sinh tử của cá nhân.
Mỗi ngày ông đêu niệm Phật, đem hết sức phục vụ Phật Giáo và đại chúng. Ông làm việc trong hội Cư sĩ Lâm, thư viện Phật giáo và ban bồi dưỡng huấn luyện hoằng dương Phật pháp. Từ việc dạy nhi đồng đọc kinh, đến vỗ về săn sóc người già, khuyên người già niệm Phật, thậm chí ông còn đến nhà lao thuyết giảng Phật pháp, hộ niệm, tắm rửa cho người chết. Chỉ cần việc gì có ích cho chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh học tập, ông đều xông xáo, nhiệt thành mà làm. Kết quả ông bị ung bướu cũng chẳng sao. Về sau kết quả kiểm tra cho biết ba đường máu bị nghẽn của tim rớt lại đã khôi phục như thường, hơn nữa, thân thể ông càng ngày càng cường tráng, mỗi ngày ông có thể bơi một ngàn năm trăm mét, thậm chí có lần ông bơi được năm ngàn mét. Mọi người đi thuyền đều chóng mặt, riêng ông là không bị; ông lại còn phụ giúp bác sĩ săn sóc những người kia. Khi đến Đại lục là nơi trời rất lạnh, ông ăn mặc sơ sài cũng không hề lạnh.
Nhiều người và cả bác sĩ đều cho rằng ông lành bệnh rất kì lạ. Nhưng lão Pháp sư Tịnh Không nói: “Chẳng phải lạ lùng gì, đây là hiện tượng bình thường. Chúng ta bị bệnh, già yếu là do trong nội tâm của chúng ta có các độc tố của tham, sân, si, đồng thời còn thêm các thứ ô nhiễm xấu ác bên ngoài, cho nên ai cũng vì thế mà bị bệnh, già yếu.” Lão Pháp sư cho rằng cư sĩ Lý Mộc Nguyên được lành bệnh là vì ông đã tiêu diệt được độc tố của bệnh ở nội tâm của ông, ông khiến trái tim khôi phục trở lại, thanh tịnh, chân thành, từ bi, do đó tế bào của toàn thân đều tự động tổ chức mới lại, thân thể tự nhiên được khôi phục, mạnh khỏe.
Ông dứt bỏ hết cái tâm tư suy nghĩ, tính toán của mình, lấy tâm mà niệm Phật, vì đại chúng mà nỗ lực phục vụ. Do đó mà ông cải biến được bệnh tật, khỏ e mạnh trở lại; hơn nữa, lại khắc phục được các khó khăn, chướng ngại của hoàn cảnh. Ông hết sức phục vụ vì Phật giáo, thế mà có người hiểu lầm ông, thậm chí còn vu oan ông tham ô, ông bị cục điều tra Singapore điều tra mười ba lần. Kết quả là người của cục điều tra chứng thực là ông không tham ô, đồng thời cũng cảm thông hoàn cảnh của ông, bảo ông làm đơn kiện ngược lại người vu cáo. Nhưng ông nói: “Tôi đã thọ giới Bồ Tát, tôi không nên làm như thế!” Ông một lòng chỉ muốn giúp đỡ mọi người học Phật, không muốn gây ác duyên cùng mọi người. Ông chịu rất nhiều lao đao, chướng ngại, nhưng vẫn không nản lòng, mà ngược lại càng dũng mạnh, tinh tấn, vì Phật giáo, vì chúng sanh mà phục vụ.
Ông cho rằng nghiệp chướng trong việc học Phật của ông rất nặng, cho nên cần phải chuyên cần niệm Phật. Vào hôm qui y ông đã gặp chướng ngại. Mỗi lần gặp chướng ngại, ông càng chứng thực được sức mạnh của việc niệm Phật là không thể nghĩ bàn, khiến ông lại càng có tín tâm đối với việc niệm Phật. Hồi ấy các trạm xăng dầu còn chưa có nhiều, mỗi lần lái xe, ông phải chuẩn bị một thùng xăng ở sau hòm xe. Sự an ninh ở Singapore rất tốt, nổi tiếng trên thế giới. Nhân viên cảnh sát luôn luôn chú ý đến sự an toàn của nhân dân.Hôm qui y, giữa đường ông gặp cảnh sát chận xe để kiểm tra, cảnh sát phát hiện thùng xe phía sau có một thùng xăng và một áo choàng đen, bèn nghĩ ông là kẻ đốt nhà, cướp của, do đó bắt ông về cục cảnh sát mà tạm giam. Cảnh sát nói với ông: “Hôm nay là thứ bảy, cảnh sát trưởng không đến, ngày mai chủ nhật, thứ hai là Quốc Khánh, thứ ba ông sẽ ra tòa.” Thế là ông bị tạm giam. Chỗ tạm giam đã có hai người lớn tuổi, đều là phụ xe ba gác, do đánh bạc mà bị bắt. Cư sĩ Lý nghĩ bụng, không biết làm sao cho phải, ông liền bắt đầu lớn tiếng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, đồng thời yêu cầu hai người phụ xe ba gác cùng niệm với ông. Hai người ấy không để ý gì đến ông. Ông càng niệm càng lớn tiếng, lại nghĩ đến lúc ông qui y, Pháp sư Diễn Bồi có nói: “Hôm nay là ngày 19 tháng 6, mọi người ngoài việc niệm Thánh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, cũng có thể niệm A Di Đà Phật.” Do đó ông lại lớn tiếng niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật … niệm tới 11 giờ thì có một người cảnh sát đến mở cửa và nói với ông: “Ông bước ra, cảnh sát trưởng gọi ông.” Ông lấy làm lạ, vừa rồi cảnh sát có nói hôm nay là thứ bảy, cảnh sát trưởng không đến, nay vì sao lại đến? Ông bước ra thì thấy ông Cảnh sát trưởng, trạc hơn ba mươi, hỏi ông vì sao bị bắt. Ông đáp: “Tôi để một thùng xăng trên xe, họ bảo tôi định đốt nhà. Tôi lại có mang theo một cái áo choàng đen, họ bảo tôi là ăn cướp.” Rồi ông phân trần với ông cảnh sát trưởng: “Ông xem! Tay của chiếc áo đen này rộng như thế, làm ăn cướp mà chạy thì rất khó, sẽ té ngã!” Ông cảnh sát lại hỏi ông: “Họ đối xử với ông có tệ không?” Cư sĩ Lý đáp: “Không.” Ông cảnh sát trưởng nói: “Ông có thể về nhà được rồi!” Ông lại còn bảo ông cảnh sát giúp ông bỏ thùng xăng lên xe. Trước khi ra đi, ông còn đặc biệt chạy trở lại chỗ tạm giam hai người phu lớn tuổi kia và nói: “Các vị xem! Tôi niệm Phật mà ra khỏi đây. Thế mà các ông không chịu niệm, không nghe lời tôi!”
Cư sĩ Lý suốt đời cứ lận đận lao đao, nhưng ông tin tưởng vào Phật lực, không hề buông xuôi, vẫn kiên trì dùng sự niệm Phật và nguyện lực để vượt qua nghiệp lực của ông. Có lần ông đến núi Cửa Hoa ở Đại lục, gặp một vị rất giỏi bói toán nói với ông: “Ông sẽ bị tê liệt, không thể đi được.”, và khuyên ông mau trở về. Ông nói: “Tôi tin Phật, Bồ Tát! Dù thế nào cũng chả sao!” Đâu đâu ông cũng chứng minh cho chúng tôi thấy rằng, sức mạnh của tín nguyện và niệm Phật nhất định thắng nghiệp lực! Chẳng những ông không bị tê liệt mà còn đi như bay! Tâm của ông cải biến thì thân thể cải biến, hoàn cảnh thế giới cũng cải biến.
Chúng ta cần phải hiểu rõ danh lợi, quyến thuộc ở thế gian là những thứ không mang theo được, chỉ có công đức phước báo của việc tu hành mới mang theo được, đem dùng được. Ông có sự phán đoán, chọn lựa rất trí tuệ. Ông quyết định buông bỏ cái lợi danh “không mang theo được”, quyết định dùng sinh mạng để trồng nhân lành, để tu các phước báo công đức “có thể mang theo được”. Nếu chúng ta trồng nhân lành vãng sinh Tây Phương thành Phật thì nhất định chúng ta cùng đại chúng sinh vào nước Cực Lạc, được thành phật, quả báo tốt lành nhất.
Phật A Di Đà, oai đức vô cùng. Một niệm tương ứng, phong quang động địa.
Trích Liên Hoa Hóa Sanh
Pháp sư Đạo Chứng
Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn
Dễ chừng phải đến hơn nửa năm rồi,ko thấy cư sĩ Viên Trí ! Chắc tại công việc bận rộn. Xin có lời hỏi thăm cư sĩ ! Huynh vẫn khỏe chứ ? Rảnh rỗi huynh lên duongvecoitinh nhé !
Chờ hồi âm của huynh !
Nkv(ng đã nhận đc nhiều trả lời của huynh mỗi khi có thắc mắc).
Con thấy hiện nay trên mạng cos tác phẩm “đường về cứ phật” con thấy hình như là tác giả có nói những cái không đúng . Nếu có ai đã đọc rôôi thì cho con hỏi phải đúng như vậy ko
Trong kinh ĐỊA TẠNG có nói:
Trong cõi DIÊM PHÙ ĐỀ,những người làm lành đến lúc mạng chung cũng còn có trăm nghìn quỷ thần ác đạo hoặc biến ra hình cha mẹ,nhẫn đến hoá làm người thân quyến dắt dẫn thần hồn người chết làm cho đoạ vào ác đạo,huống chi là Những kẻ lúc sinh tiền đã sẵn tạo nghiệp ác.
Kinh ĐỊA TẠNG rất hợp với cuộc sống của người tại gia từ lúc sinh cho tới lúc tử.thật là nhiều phương tiện,nhiều thiện căn,nhiều phước đức,nhiều nhân duyên.Nguyện cho mọi người được đọc KINH ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN. Nền móng vững chắc vậy mà bõ lỡ thì tiếc cho cả đời rùi
Bài giảng hay quá.tiếc là chỉ xem được đoạn đầu.đúng là lúc sống thì chuyện gì cũng có thể nói được,cái gì cũng có thể đảo lộn trắng đen.nhưng cơ 1 sự thật là ai cũng phải chết.thời nay ba nghiệp SÁT,ĐẠO,DÂM hừng hẫy quá.lòng người chai sạn.bản thân luôn bị 6 căn làm giặc cướp hết của báu trong nhà.chú huệ tinh nhắc cũng khéo lắm.
A Di Đà Phật.
“thời nay ba nghiệp SÁT,ĐẠO,DÂM hừng hẫy quá.lòng người chai sạn.”
Thành ra phải có ĐẠO HẠNH mới hy vọng khắc phục đôi phần phiền não và tập khí nghiệp chướng (SÁT,ĐẠO,DÂM).
ĐẠO HẠNH ngắn gọn, dễ thực hành thù thắng nhất là NIỆM PHẬT. Tuy nói là ngắn gọn, dễ thực hành nhưng lại khó hiểu, khó tin khó thực hành chân chánh.
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân:
“Hễ có tín tâm thì tội lớn cũng diệt, không có tín tâm thì tội nhỏ vẫn còn. Nên hổ thẹn là mình không có tín tâm!
Trước đây có một vị sơn tăng hỏi tôi rằng: “Tôi học pháp môn Tịnh Độ đã lâu, hiểu được đôi chút nhưng chưa phát khởi được tín tâm. Phải dùng phương tiện gì để thành lập tín tâm?”. Tôi đáp: “Hãy cầu nguyện Tam Bảo gia bị”. Vị tăng kia tuân theo lời dạy. Một hôm ông ấy đến chùa Đại Đông, gặp lúc đang gác cây đòn dông ở chánh điện. Ông bèn đứng xem, bỗng nhiên tín tâm phát khởi rồi tự nhủ rằng: “Nếu không có sự tính toán khéo của người thợ thì làm sao cây đòn dông lên đó được?! Người thợ tầm thường còn vậy huống gì sức thiện xảo không thể nghĩ bàn của Như Lai! Mình có cái chí nguyện vãng sinh, Phật có lời thề tiếp dẫn. Vãng sinh Tịnh Độ hẳn nhiên là tương ứng!”
Từ đó không còn tâm nghi ngờ nữa. Sau nầy ông có đến cho tôi biết. Ba năm sau thì được vãng sinh, điềm lành rất nhiều. Bởi thế nên thường cầu nguyện Tam Bảo gia bị.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bài giảng hay quá.cám ơn chú