Trong kinh Kim Cương đức Phật dạy chúng ta phải nên “phát triển cái tâm không ở đâu cả”. Đây là nguyên lý quan trọng nhất của sự tu tập. Vì muốn dạy chúng ta từ khi mới phát tâm tu hành đi thẳng đến địa vị Như lai, phải rời bỏ nhị nguyên, không nên bám víu vào cái có hoặc cái không, cho nên mới nói: “chẳng phải tướng, chẳng phải không tướng”. Cho rằng có pháp là rơi vào một bên có, cho rằng không phải pháp là rơi vào một bên không, có – không gọi là nhị biên, cả hai phạm trù này đều không nên bám víu, chấp trước. Vậy phải làm thế nào? Đức Phật dạy chúng ta phải: “Phát khởi cái tâm không ở đâu cả mà làm bố thí”.
“Phát khởi cái tâm không ở đâu cả” có nghĩa là từ bỏ các khái niệm về có, không bám víu vào các hình danh sắc tướng, để cho tâm hoàn toàn vắng lặng, một sợi lông mảy bụi cũng không có. Đó chính là điều mà Lục tổ Hụê Năng gọi là: “Xưa nay không một vật” (bổn lai vô nhất vật).
“Thực hành bố thí” là ý nghĩa của sự không bị vướng kẹt vào ý niệm về không. Ý nghĩa của cả câu kinh là không bị vướng kẹt, không bám trụ vào ý niệm có và không. Chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của câu kinh này thì mới biết phương pháp tu tập.
Đức Phật thường dạy: “Hết thảy chư Thánh hiền đều dùng pháp vô vi mà có sai biệt”. Câu nói này có ý nghĩa rất quan trọng. Từ địa vị Sơ quả của Tiểu thừa đến địa vị Đẳng giác của Bồ tát Đại thừa, quý Ngài tu tập cái gì? Tu cái tâm “không ở vào hai bên” mà thôi! Bất kể quý Ngài dùng phương pháp tu tập gì, thủ đoạn thế nào, cho dù là tám vạn bốn ngàn pháp môn đi nữa, thì cái nguyên tắc tu tập căn bản đều không ra ngoài nguyên lý: “không ở vào hai bên”. Do đó, chúng ta có thể nói, người chân chính tu hành, học Phật, không có gì khác hơn là học tập và huấn luyện cái tâm “không ở vào hai bên”.
Bởi vì chấp có cho nên chúng ta mới không thể nào thoát ra khỏi Dục giới và Sắc giới; vì chấp không cho nên chúng ta không thể thoát ra khỏi Vô sắc giới. Nói cách khác, chấp có, chấp không là tạo nghiệp luân hồi. Ở trong cái có, cái không là ở trong cái tâm luân hồi. Lấy cái tâm luân hồi, tạo cái nghiệp luân hồi, thì làm sao ra khỏi lục đạo? Thế mới biết, một câu kinh của Phật có ý nghĩa biết chừng nào! Ngài chỉ dạy cho chúng ta một câu “đừng ở vào cái có – không”, là đã có thể đưa chúng ta thoát khỏi luân hồi, chứng nhập Vô thượng bồ đề. Đây gọi là pháp môn bất nhị.
Lặng lẽ phương Tây cõi niết bàn
Thảnh thơi thả gót rời có – không
Trích Tâm Không Vướng Bận
Nguyên tác: Tịnh Không Pháp sư
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
A DI ĐÀ PHẬT
Cho con hỏi mong các thầy và cư sĩ giúp con với.
Niệm phật mọi lúc mọi nơi, và đặc biệt nằm ở a oai nghi đi đứng nằm ngồi, con thắc mắc lúc nào thì nên niệm thầm và niệm có tiếng. Con biết niệm phật nằm có lỗi, bất kính. Và đi đứng thì có thể niệm phật có tiếng được,giả sử con đi bộ buổi sáng nhưng mặc không trang nghiêm cho lắm như mặc quần đùi vv…như vậy có niệm có tiếng có được không ạ hay niệm nhép môi, vì niệm phật mọi lúc mọi nơi được mà. Và hoàn cảnh con ngồi xếp bàng trên gường niệm phật có tiếng nhưng do trời nóng con mặc quần đùi có lỗi không ạ, hay chỉ nên niệm phật thầm hay nhép môi,con chỉ biết ngồi khi đi vệ sinh thì niệm thầm ấn quang đại sư dạy. còn khi ngồi dưới nền nhà hay ghế thì nên niệm phật có tiếng được không ạ,con không biết ngồi chổ nào thì nên niệm phật có tiếng, hay ngồi chổ nào thì nên niệm thầm nhép môi, giả sử ngồi được niệm phật có tiếng được do hoàn cảnh bên ngoài như tròi nóng con mặc quần đùi có lỗi không ạ.
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Phật dạy về 10 lợi ích niệm Phật lớn tiếng thì hẳn biết rõ niệm lớn tiếng vẫn đạt sự lợi ích hơn là niệm thầm, hơn nữa với những người hạ căn như chúng ta niệm lớn tiếng cũng là một cách để trừ bớt tạp niệm. Vậy khi nào nên niệm thầm, khi nào nên niệm lớn tiếng. Hành giả nên niệm thầm trong những lúc:
-Đang ở nơi bất tịnh.
-Đang lúc đại tiểu tiện.
-Đang lúc tắm rửa.
-Đang lúc nằm ngủ nghỉ.
-Ngoài ra những khi ăn mặc không trang nghiêm (mặc quần đùi, cởi trần như bạn nói) thiết nghĩ cũng nên niệm thầm, bởi vì có 1 phần kính sợ thì có 1 phần công đức, 10 phần kính sợ thì có 10 phần công đức.
Vậy ngoài trừ những trường hợp trên thì tất cả thời tất cả nơi đều có thể niệm lớn tiếng.
Giả như chúng ta giàu có, có thể đem vật chất mà bố thí cho người khác nhưng rồi cũng không bằng ta niệm lớn tiếng cho họ nghe được 1 câu A Di Đà Phật, bởi khi nghe được câu A Di Đà Phật, thì hạt giống Phật vĩnh viễn sẽ ở nơi tâm thức của họ, khi hội đủ duyên hạt giống ấy sẽ nảy mầm và đem lại sự thành tựu viên mãn (giải thoát) cho họ. Do vậy, niệm Phật lớn tiếng là một cách để ta gieo duyên cho người; công đức ấy rất to lớn.
Nam mô A Di Đà Phật
Cách niệm PHẬT dành cho người công việc bận bịu,chẳng có thời gian.
THỰC HÀNH PHÉP NIỆM PHẬT 10 HƠI
Hành giả sáng ngủ dậy và tối,đánh răng rửa mặt sạch sẽ,đầu tóc gọn gàng,rồi ra trước sân nhà tìm một chỗ đứng quang đãng thật sạch,hành giả quay mặt về phía TÂY(tức phía mặt trời lặn)chắp tay lạy PHẬT ba vái,rồi niệm “NAM MÔ. A DI ĐÀ PHẬT”.niệm đủ 10 hơi.(mỗi hơi trung bình từ 5 đến 7 câu tuỳ theo người hơi dài hay ngắn,đều tính một hơi.Vậy 10 hơi tất cả được 50 câu đến 70 câu) niệm xong 10 hơi đơc bài phát nguyện dười đây:
NGUYỆN CÙNG NGƯỜI NIỆM PHẬT
ĐỀU SINH VỀ CỰC LẠC
THẤY PHẬT THOÁT SANH TỬ
NHƯ PHẬT ĐỘ TẤT CẢ.
Đọc bài phát nguyện rồi,lễ tạ ba vái là xong khoá lễ.
Đó là một bài khoá thực sự ngắn gọn ,nhưng đầy đủ ý nghĩa,mặc dù ngắn gọn xong đừng thấy thế mà cho là kém phần công đức
(Sưu tầm)
A DI ĐÀ PHẬT,
con xin cảm ơn đã trả lời câu hỏi của con
Không dám ạ.nguyên mới 29 thôi.nếu cô chú anh chị có duyên thì cứ tha hồ hỏi đáp ạ.ở đây lắm thiện tri thức quá
thưa quý thầy, quý cư sĩ cho con hỏi ‘Đừng ở vào cái có – không’ là sao ạ?? vậy con nên để tâm chỗ nào ạ ?? kính mong quý thầy giúp con với
A Di Đà Phật
Chào Thu Hiền!
MD có đọc câu chuyện về một bà cụ ở Miền Tây Nam bộ, Việt Nam, bà cụ này không biết chữ do đó chẳng biết đến Kinh, Chú, các giáo Pháp, chỉ biết 1 câu duy nhất A Di Đà Phật. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là sau thời gian niệm Phật, bà bỗng nhiên biết chữ, từ đó bà có thể đọc được Kinh sách, tuy nhiên bà không đọc tụng gì khác, không biết thêm gì khác ngoài câu Phật hiệu, và bà đã tự tại vãng sanh lưu lại 40 viên xá lợi.
Với hạng sơ cơ như chúng ta, khi biết đến phương pháp niệm Phật, một lòng tin sâu trì danh hiệu Phật là quá tốt rồi, ngoài ra tất cả giáo pháp tùy duyên có biết, có hiểu thì tốt, không biết, không hiểu cũng chẳng sao; nếu chấp vào chuyện có- không này thì tự nhiên mắc kẹt, tự nhiên sanh phiền não và tự làm chướng ngại mình trên con đường giải thoát. Do đó tất cả pháp nên tùy duyên học hỏi, đừng ở vào cái có- không này, người tu tịnh độ thì chỉ cần giữ gìn thật chắc 1 câu A Di Đà Phật thì tự tại vãng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
‘Đừng ở vào cái có – không’ tức là trung đạo.Thiện trong thiện-ác,vui trong vui-buồn,yêu trong yêu-ghét,… đều là vọng tâm.Yêu thì nhớ,ghét thì hận,cả nhớ và hận đều là dính mắc,đã dính mắc thì chẳng tự tại.
Hữu niệm là Có,Vô niệm là không
Phàm phu nghiệp chướng sâu nặng như chúng ta thì không Hữu niệm thì Vô niệm,không Vô niệm thì lại Hữu niệm.
Muốn không kẹt ở Có-Không thì tâm phải tập chung vào danh hiệu A Di Đà Phật
Do liên tục niệm Phật không gián đoạn nên không kẹt ở Không
Do niệm Phật mà các vọng niệm khác bị nén xuống,tâm được rỗng rang nên không kẹt ở Có
-Xin trích 1 đoạn kinh niệm phật ba la mật
‘Lại nữa, không thể chấp trước nơi ngữ ngôn, văn tự, âm thanh, tri kiến, biện luận … mà bảo rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà là hữu niệm hoặc vô niệm. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu ấy chính là không tánh, là vô sở đắc, là vô sở ý, vô cấu nhiễm, là vô sở tương ưng, là vô sở bội nghịch, vô công dụng hạnh, là vô sở cầu hạnh. ’
A Di Đà Phật
Chào bạn Thu Hiền
Đừng ở vào có, không nghĩa là ta không có chấp trước (kinh thường nói là vô ngã), ta ở trung đạo, tùy duyên sao cũng được. Nếu ta chấp vào “cái có” dù là nhỏ nhất cũng sẽ sinh phiền não, còn nếu chấp “không” thì cái gì cũng không học, không tin dẫn đến bị vô minh. Mình lấy ví dụ thế này: khi làm việc ở công ty…mình để tâm vào cố gắng thực hiện công việc tốt nhưng vì sự cố nào đó bị cấp trên trách lầm, mắng chửi chẳng hạn thì mình thấy khó chịu, bực bội. Đó chính là cái tâm mình bị cột chặt vào công việc, tuy nhiên nếu không bỏ tâm vào công việc, lơ là, làm cho có, thiếu trách nhiệm thì lại càng đi quá xa tinh thần Phật pháp. Cái hay của Phật pháp là ở trung đạo, dùng tâm làm việc nhưng tuyệt đối đừng cột cái tâm vào bất cứ điều gì, là có nhưng cũng là không, như vậy thì mới không sanh phiền não được, như vậy trí tuệ mới tăng trưởng mà không bị chướng ngại. Pháp là có mà cũng là không, dùng pháp để tìm về tự tánh, tánh thấy rồi thì pháp lại thành không, nếu chấp nặng vào pháp thì tự mình chướng ngại mà sanh phiền não. Ở thế giới này ai ai cũng mỗi sự chấp khác nhau, sống chung với nhau mỗi sự chấp khác nhau đập vào thì mới xảy ra chuyện, nếu mình muốn không bị phiền não bủa vây thì tự nhắc lòng ” đừng để mình bị dính mắc vào điều gì”. Lục tổ Huệ Năng có nói, nếu chấp có thì sinh trưởng phiền não, còn nếu chấp không thì sinh trưởng vô minh.
A DI ĐÀ PHẬT, con xin được cảm ơn mọi nguời đã giải đáp. A DI ĐÀ PHẬT