Trong kinh điển chúng ta thấy đức Phật diễn tả cảnh sống của chúng sanh trong mười pháp giới, lục đạo rất rõ ràng. Ngài còn cho biết mối quan hệ nhân quả của những chúng sanh ấy rất minh bạch. Trong các sách vở của người xưa, đặc biệt bộ luật ký, cũng có ghi lại mấy mẫu chuyện nhỏ về nhân quả báo ứng rất rõ ràng. Hơn nữa, ngay cuộc sống hiện tại, chúng ta cũng chứng kiến không biết bao nhiêu sự thật nhân quả báo ứng, bản thân tôi cũng đã từng mắt thấy, tai nghe, đích thực là nhân duyên báo ứng một sợi lông, mảy bụi không thể sai được. Tuyệt đối đừng nhìn thấy một vài người làm việc tốt mà không được quả báo tốt; một số người làm việc ác mà không thấy bị quả báo ác, liền cho rằng không có chuyện nhân duyên quả báo, rồi không tin, lại cho rằng mê tín, nhạo báng, đó là một nhận thức sai lầm lớn.
Sự lý nhân duyên quả báo rất phức tạp, hơn nữa nó liên hệ cả ba đời. Chúng ta chỉ cần để tâm quan sát, sự thật này có thể thấy trước mắt. Cho nên, không phải là không có quả báo, chỉ là thời gian chưa đến mà thôi.
Đời nay làm việc ác mà vẫn hưởng được giàu sang phú quý là do phước báo đã tu tập đời trước chưa hưởng hết; đời nay làm việc ác nhưng quả báo ác chưa thành thục. Đời nay tâm tánh nghĩ điều thiện, làm việc thiện, mà vẫn bị nghèo khó bần cùng, cuộc sống vô cùng khốn khổ, là do đời trước họ không gieo trồng nhân thiện đời nay phải trả; dù hôm nay có nghĩ điều thiện làm việc thiện nhưng quả báo thiện chưa thành thục. Việc này nếu như để tâm quan sát thì không khó hiểu lắm. Sự thật này người xuất gia cũng không ngoại lệ. Trong cuộc đời tôi có gặp hai ba người bạn, tu hành rất nghiêm chỉnh, giữ giới rất nghiêm, công phu cũng không có gì sai sót. Nhưng trong quá khứ đã tạo một tội rất nặng, quả báo y nhiên không thể tránh khỏi. Vì đã tạo nghiệp quá nặng, nên dù công phu tu tập rất nghiêm mật mà vẫn không thể bù đắp lại lỗi lầm, do đó trong cuộc sống tu tập bị không biết bao nhiêu là bệnh tật dày vò, không thể tu hành tự tại được.
Bởi vậy, việc ác dù rất nhỏ cũng có quả báo xấu; việc thiện dù rất nhỏ cũng có quả báo tốt đẹp. Tuyệt đối không nên “vì việc thiện nhỏ mà không làm, thấy lỗi nhỏ mà phạm”. Như vậy mới tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Đối với chân tướng sự thật trong lục đạo, mười pháp giới đã hiểu rõ ràng, nhận thức đúng đắn rồi, thì mỗi khi khởi tâm động niệm, nói năng, tạo tác, tự nhiên chúng ta biết kiềm chế lại.
Người xưa có câu “trên đầu ba thước ắt có thần minh”. Câu nói này rất chân thật, không phải là hư vọng. Người xưa đã nói câu gì thì nhất định là đúng sự thật. Cuộc sống hôm nay khốn khổ, tuy có tâm tốt, làm việc thiện, nhưng không được như ý, thì nên biết rằng, quả báo mà chúng ta đang gánh chịu hiện nay là do cái nhân đã tạo trong quá khứ. Do đó, đừng vì những việc thiện mình làm hôm nay chưa có kết quả tốt thì thối tâm, mất niềm tin.
Cũng đừng nên nhìn thấy người ta làm điều ác mà vẫn được giàu sang phú quý thì làm theo. Nên nhớ rằng, hôm nay người ta giàu sang phú quý là do người ta hưởng phước đời trước. Vì vậy, chúng ta không nên ngưỡng mộ người giàu sang, cũng không nên mặc cảm tự ti bản thân mình, mà điều quan trọng nhất là phải phấn chấn tinh thần, thâm tín lời Phật dạy, thâm tín nhân quả, bỏ ác làm lành, chân thành niệm Phật, cầu nguyện được vãng sanh Tịnh độ. Sống được như vậy thì không gì so sánh bằng. Một mai nhất định công đức, quả báo không thể nghĩ bàn.
Trích Tâm Không Vướng Bận
Nguyên tác: Tịnh Không Pháp sư
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
Các huynh cho tôi hỏi, chồng tôi mỗi tháng đều đưa tiền lương cho tôi, lo chi tiêu trong gia đình, nhưng tôi chi tiêu tiết kiệm nên tiền dư ra tôi làm từ thiện.Vậy chồng tôi có phước báu sau này không? chông tôi không biết tôi làm từ thiện nhé.
Dạ!
Người bố thí tài trực tiếp, sinh ra đã khá giả
Người bố thí tài gián tiếp, phải lao động thì mới khá giả.
Trường hợp của chị là trực tiếp, còn chồng chị là gián tiếp.
Chị nhé!
Mình cho bạn tiền làm từ thiện được không? Đàn ông chi li tính toán lắm, sợ chồng bạn biết được thì gia đình lại lục đục. Cho mình số account bạn.
A Di Đà Phật
Bạn Mai thân mến,
Bạn đã hiểu lầm câu hỏi của Hương Sen.
1/ Nguyên văn: “Các huynh cho tôi hỏi, chồng tôi mỗi tháng đều đưa tiền lương cho tôi, lo chi tiêu trong gia đình, nhưng tôi chi tiêu tiết kiệm nên tiền dư ra tôi làm từ thiện.Vậy chồng tôi có phước báu sau này không? chông tôi không biết tôi làm từ thiện nhé”.
Hiểu đúng nghĩa câu hỏi: việc làm của bạn Hương Sen vừa có phước, vừa không có phước.
– Có phước nếu bạn Hương Sen khéo léo, thanh tịnh hồi hướng công đức cho pháp giới chúng sanh và cho chồng, nguyện cho chồng sớm hồi đầu hướng thiện, cùng kết duyên Phật pháp tu học để giải thoát.
– Vô phước nếu bạn Hương Sen chỉ lo tiết kiệm thật nhiều để làm phước thiện và khiến cho sinh hoạt của gia đình bị ảnh hưởng. Giả như: Mỗi bữa gia đình bạn sen phải ăn 1/2kg thịt hay cá. Nay vì tiết kiệm để bố thí, khẩu phần rút xuống còn 200-300g. Sự thiếu hụt này nếu thường xuyên sẽ khiến chồng, con bạn Hương Sen hoài nghi về sự chi tiêu. Khi được hỏi, nếu không có sự giải thích chính đáng, chắc chắn bạn Hương Sen sẽ bị chồng hiểu lầm và gây ra sự bất hoà. Trường hợp bạn Hương Sen có nói thật thì cũng không thuyết phục được chồng con vì họ không tin hiểu Phật pháp, từ đó sẽ dẫn đến lời nói, hành động phi pháp, gây tổn phước cho cả nhà. Như vậy việc làm phước thiện phải nên tuỳ duyên và đúng pháp thì mới có lợi ích.
2/ Bạn không nên nói “Mình cho bạn tiền làm từ thiện được không? Đàn ông chi li tính toán lắm”.
– Bạn có thể kết duyên bằng cách cùng Hương Sen, hùn tịnh tài làm từ thiện thì cả hai cùng lợi ích, nhưng nếu không khéo bạn sẽ khiến Hương Sen bị tổn phước, nếu tâm không thanh tịnh sẽ giống người mượn hoa cúng Phật vậy.
– Chồng bạn Hương Sen chưa hẳn đã là người chi li tính toán. Bạn phải khéo dùng lời kẻo khiến người khác bị tổn thương.
TĐ
Kính gửi bạn hương sen thân mến.
Bạn và chồng bạn đều có công đức.Bạn thì có phát tâm làm từ thiện chính cái phát tâm này cũng tạo nên công đức,còn chồng bạn không biết làm từ thiện nhưng cũng nhờ bạn dùng tiền của ông chồng làm công đức thì ông ấy cũng được hưởng lây công đức từ bạn làm,vì tiền là của ổng,ông không có tâm làm từ thiện nhưng ông tạo duyên cho bạn có để làm từ thiện nên cả 2 đều nhận phước báo như nhau,không sai khác.
a Di Đà Phật
Mình có phương pháp giúp khoẻ mạnh dẻo dai bằng cách thở bằng bụng.
Mỗi buổi sáng mọi người nên đứng hai chân song song.chân rộng bằng vai.hai tay đặt sau hai mông
Hít vào từ từ bằng mũi,đầu cúi xuống,phình bụng dưới ra rồi nín thở 30 giây.sau đó thóp bụng lại thổi hơi ra bằng miệng,bụng tóp lại. Rồi từ từ hít vào qua mũi như lúc đầu.mỗi sáng 30 lần.
Thở bụng giúp tăng thêm lực và sức chịu đựng lâu dài,vùng ĐAN ĐIỀN có huyệt KHÍ HẢI,QUAN NGUYÊN là nơi tập trung khí trong người.mọi người cứ tập xem.hay lắm
Xin cám ơn Thích Đại Thiên đã giải thích rõ cho tôi hiểu. Chúc các huynh tinh tấn niệm phật , cùng gặp nhau ở Tây Phương Cực Lạc nhé.
Lên thăm người thân ở bệnh viện việt đức về trong lòng cảm thấy không vui.giờ nhiều bệnh quá .mà người bệnh nếu không biết PHẬT PHÁP thì khuyên thật khó.bình thường chiếc áo cũ rách chúng ta vui vẻ ra chợ mua cho mình 1 chiếc áo mới toanh.còn thân thể mấy mươi năm dùng nó đến hư hoại thì cứ khư khư ôm lấy.tu hành vốn là của mỗi người.cứ ôm cái sai lầm của người khác làm chi?
Bạn có đang ôm cái sai lầm của người khác ko vậy? Tổ dạy tu hành là phải luôn thấy mình sai, mình là phàm phu còn mọi người là Bồ tát.
Cảm ơn chú PHÚC BÌNH.kì thực trước kia cháu rất tinh tấn.càng nghĩ lộn xộn càng cảm giác bế tắc. Giờ có ai trách móc gì cũng được. Lại phải gạt đi niềm xấu hổ mà tự vực mình thôi
A Di Đà Phật.
@Nguyên
Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại Sư Khai Thị
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html?start=3
“Phàm phu ở trong mê, lòng tin không vững, nên thường có những việc khi tu hành khi tạo nghiệp, thoạt tin tưởng thoạt nghi ngờ. Đó cũng bởi lúc ban sơ người dạy không biết cách, nếu trước tiên đem việc nhân quả thiển cận chỉ bảo lần lần, thì đâu đến đỗi có sự mê lầm trái ngược như thế! Nhưng tội đã qua tuy rất nặng, nếu hết lòng sám hối sửa đổi, y theo sự hiểu biết chơn chánh, chí quyết tu Tịnh nghiệp, lợi mình lợi người, thì tội chướng tiêu mòn, tâm tánh sáng tỏ.
Nên kinh nói: “Trong đời có hai bậc anh dũng, một là người không tạo tội, hai là kẻ đã tạo mà biết sám hối.” Một chữ hối phải tự đáy lòng phát lộ, nếu không thật tâm ăn năn chừa cải, dù nói lắm cũng là thừa. Ví như người đọc phương thuốc mà không chịu uống, làm sao bệnh được lành? Nếu có thể y theo cách trị dùng thuốc, chắc chắn bệnh sẽ tiêu trừ, thân tâm yên ổn. Chỉ lo cho kẻ lập chí chẳng bền, thành ra cảnh một ngày phơi nắng mười ngày để lạnh, rồi cũng luống có danh suông, không phần thật ích mà thôi!”
—————————-
Hãy cố gắng lên bạn à (Niềm TIN kiên cố), nghiệp lực (ma chướng) tuy mạnh nhưng không thể qua được Phật Lực, Nguyện Lực Đại Hải chư Đại Bồ Tát bất khả tư nghị, khi bạn có tâm quyết chí nương tựa oai thần nơi Tam Bảo.
TÁN PHẬT:
Pháp vương Vô-Thượng tôn
Tam-giới vô luân thất
Thiên nhơn chi Ðạo-Sư
Tứ-sanh chi từ-phụ
Ư nhứt niệm quy-y
Năng diệt tam-kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán-thán
Ức kiếp mạc năng tận.
(tư duy thật kỹ càng lại phần này)
Những gì bạn thân của bạn (29t còn trẻ) đã trải qua trong cuộc sống chưa thấm thía gì cả. Chính những sự trải nghiệm trong cuộc sống là bài học rõ ràng khi bạn biết lấy Phật Pháp ra để đối chiếu, tu hành (chuyển hướng đi ngược chiều) chứ có gì đâu mà bế tắc u sầu vậy? Nam nhi yếu đuối làm sao để trả hiếu ơn nghĩa sâu nặng cho cha mẹ nói riêng, Tam Bảo, chúng sanh nói chung đây?
Thực tế thì tất cả tùy duyên (căn lành), sau này trải nghiệm thêm bạn sẽ tự động thực sự hiểu ra.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Huệ Tịnh huynh!
“Pháp vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất
Thiên nhơn chi đạo sư
Tứ sanh chi từ phụ
Ư nhứt niệm quy y
Năng diệt tam kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán thán
Ức kiếp mạc năng tận”
Tổ Ấn Quang có lời chỉ dạy: Khi đọc tụng Kinh điển hiểu thì tốt, không hiểu thì cứ nhiếp tâm theo từng câu chữ, chớ nên suy diễn cùng dùng lý lẽ để hiểu.
Như vậy hai chữ “tư duy” mà HT huynh nói đến có phải là “quá” không?
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Mỹ Diệp thân mến, cảm ơn muội nhắc nhở huynh.
Lời của Tổ Ấn Quang Đại Sư huynh có thực hành theo, nhiếp tâm vào từng chữ từng chữ cố gắng không bị vọng niệm (chánh hay tà) lôi kéo. Nếu nhiếp tâm thanh tịnh được lâu thì có sự kết quả rất lợi ích. Huynh chắc chắn muội cũng được sự lợi ích chung như vậy.
Còn ý của huynh là nên bỏ ra một chút thói gian ngồi xuống Tịnh tâm để tư duy (quán) lại những lời dạy của Đức Phật và Sư Tổ “sau thời khoá nghi thức”. Nếu không hiểu thì nên đọc luận giải Tịnh Độ của các vị Sư Tổ để trợ duyên đôi phần khai tâm tăng thêm hai tư lương quan trọng “tín và nguyện” cho hành giả niệm Phật. Ngoài những thời đó ra lấy sự cố gắng nhớ siêng năng niệm Phật trong mọi lúc mọi nơi làm chánh hạnh thì cũng sẽ tự tăng thêm lòng tin. Nếu sự tư duy ấy tăng trưởng niềm tin giữa Phật và chúng ta, không làm chướng ngại cho sự niệm Phật thì cũng là phần trợ duyên tốt đẹp thôi.
Hễ làm chướng ngại cho sự niệm Phật thì cố gắng nên tùy duyên từ bỏ trong tâm không luyến tiếc vậy.
Huynh xin hỏi cái này nhe, “Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân” có khiến muội cảm nhận an tâm niệm Phật không?
‘Sống thì Niệm Phật tích lũy công đức.
Chết thì vãng sinh Tây Phương Cực Lạc’
(Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bởi có sự quý mến nên mới không ngần ngại hiển bày những chỗ vụng hiểu. Xin Huê Tịnh huynh hoan hỷ cho MD nhé!
Thực ra MD cũng có một cuốn Niệm Phật Tông Yếu do một đạo hữu gửi tặng, nhưng vẫn chưa đọc đến. May duyên gặp gỡ huynh, nhờ huynh “giới thiệu” mới bắt đầu lưu tâm mà tìm đọc. Không biết có cùng quan điểm cùng huynh HT chăng: những lời Tổ để lại tuy ngắn gọn nhưng hàm ý sâu xa, khiến hành giả khi đọc không bị cái nghiệp lười biếng cản trở vì vậy năng đọc, năng thực hành hơn.
Được có một người huynh, một đạo hữu như Huệ Tịnh – âu đó là sự gia trì của Từ phụ để giúp MD cũng cố lòng tin, ý nguyện cho sự niệm Phật vãng sanh. Thành thật cảm niệm những chia sẻ chân tình của huynh!
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Mỹ Diệp thân mến.
HT với MD muội cùng một chí hướng gặp được “Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân” và tín tâm thành thật tham khảo để thực hành không ngoài chữ “duyên”. HT thấy muội hoan hỷ tin tưởng những lời khai thị đơn giản ngắn gọn nhưng hàm ý sâu xa của Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân, huynh cảm thấy cũng hoan hỷ lắm vì trên đường về Tây Phương lại có thêm một bạn sen cùng ý chí với mình. 🙂
“Không biết có cùng quan điểm cùng huynh HT chăng: những lời Tổ để lại tuy ngắn gọn nhưng hàm ý sâu xa, khiến hành giả khi đọc không bị cái nghiệp lười biếng cản trở vì vậy năng đọc, năng thực hành hơn.”
Đúng rồi MD, HT cũng có cùng quan điểm như muội vậy. Càng đọc càng thực hành niệm Phật y theo lời Pháp Nhiên Thượng Nhân chỉ điểm thấy những vòng chữ ngắn gọn của Ngài bắt đầu nở ra ý nghĩa khiến huynh hoan hỷ an tâm, bớt thắc mắc nghi ngờ mọi việc trong đời sống và cái chết hơn nhiều. Như MD muội đã nói “khiến hành giả khi đọc không bị cái nghiệp lười biếng cản trở vì vậy năng đọc, năng thực hành hơn.” Theo huynh nghĩ “khiến hành giả” chắc có thể là vì có sự âm thầm gia bị của Tổ Thượng Nhân mà muội cũng đã biết là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát, dẫn dắt giúp muội tu tập pháp môn niệm Phật được lợi ích vậy. Cho nên huynh thường khi niệm đến danh hiệu Đại Thế Chí Bồ Tát là luôn luôn nghĩ đến ơn sâu dìu dắt của Tổ Thượng Nhân và Ấn Quang Đại Sư mà cung kính lễ bái tri ơn trong thời khoá hàng ngày. Huynh lại cũng càng tri ơn Quan Thế Âm Bồ Tát vì đã gia bị giúp HT gặp gỡ bài pháp Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân, rất toại sở nguyện khi đọc qua khiến huynh giật mình lại những gì đã tham khảo qua bấy lâu nay đối với pháp môn Tịnh Độ. Vì vậy mà HT sẽ cố gắng tùy duyên giới thiệu, chia sẻ những gì huynh hạng hẹp đã biết trong bài pháp Niệm Phật Tông Yếu.
MD muội nhớ để thuộc lòng tham khảo cho kỹ vài phần này trong bài sẽ tùy duyên niệm Phật bình tĩnh ứng phó mọi việc trong cuộc sống nhé.
41) Chẳng cần để ý là tâm mình thiện hay ác, tội chướng nặng hay nhẹ, mà chỉ nên dùng miệng xưng NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và phát khởi cái tâm quyết định! Nương Phật Thệ Nguyện chắc chắn vãng sinh!!!
50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
56) Hễ có tín tâm thì tội lớn cũng diệt, không có tín tâm thì tội nhỏ vẫn còn. Nên hổ thẹn là mình không có tín tâm!
58) Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.
(Phần này khó tin, khó hiểu, khó thực hành nhất)
75) Tu Thánh Đạo Môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh Đạo Môn thì trau dồi trí tuệ, giữ cấm giới, rèn luyện tâm tánh làm tông chỉ.
Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh.
Hoan-hỷ biết bao: Hiện đời được gặp Bổn-Nguyện của Đức A-Di-Đà.
Đi, đứng, nằm, ngồi đều xin báo-đáp ân-đức của Ngài. Lời dạy mười niệm càng để làm bằng cớ; Tất được vãng-sinh, tin lại càng tin!
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
http://www.hophap.net/hp/M_Default.asp?15659=5&596=31&759=715&59615=4
(Vào trang số 5 ở dưới sẽ thấy hết toàn bộ phần từ 1-3)
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Những hữu duyên ở đất này đều là nhân để niệm Phật.
Hẹn gặp Huệ Tịnh huynh nơi miền quê Cực Lạc!
Nam mô A Di Đà Phật
Tâm lượng người đi trước thật rộng lớn. Người đi trước còn có thể bao dung,tha thứ huống chi là ruộng phước điền trong TAM BẢO.cám ơn chú HUỆ TỊNH và mọi người.
Bài học để quên …
Người con trai đưa cha già vào nhà hàng ăn tối. Người cha già nua yếu ớt khi ăn cứ làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo. Khách các bàn ăn chung quanh ai cũng liếc nhìn ông ta không dấu vẻ ghê tởm, nhưng chàng trai vẫn điềm tĩnh như bình thường.
Ắn xong, anh con trai không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha.
Khi họ trở ra, cả nhà hàng im phăng phắc nhìn hai cha con họ. Không hiểu sao lại có người có thể làm cho tất cả mọi người đều ngượng nghịu chung như thế.
Người con trai trả tiền bữa ăn xong, rồi dìu cha ra về.
Lúc ấy, một người đàn ông lớn tuổi trong số các thực khách buột miệng gọi với theo người con, ông ta hỏi: “Anh bạn trẻ này, anh có nghĩ là anh để quên cái gì đó ở đây không vậy ?”
Chàng trai liếc nhanh chỗ ngồi ban nãy rồi trả lời: “Không, thưa ông, cháu đâu có để quên gì ở đây ạ…”
Người đàn ông nhẹ nhàng bảo: “Có, anh có quên, anh đã để quên lại nơi đây một bài học cho tất cả những ai làm con, và để quên lại niềm hy vọng cho tất cả những ai làm cha”.
Nhà hàng chìm vào yên lặng…
(sưu tầm)
Nam Mô A Di Đà Phật.