Ông Phạm Ngọc Hòa sinh năm 1914, nguyên quán ấp Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ ông: Phạm Văn Sứ, làm Hội Đồng thời Pháp Thuộc. Thân mẫu là cụ bà: Mạch Thị Thảo. Hai ông bà sinh được năm người con, ông đứng thứ Tư trong gia đình.
Đến tuổi trưởng thành, ông kết hôn với bà Huỳnh Thị Mừng, sinh được một trai, bốn gái, cư ngụ tại ấp Tân Thuận, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Nghề nghiệp chính là làm ruộng.
Tính tình ông hiền hậu, thẳng thắng, siêng năng, nhẫn nhục, thích giúp người, đời sống kiệm ước và đơn giản từ miếng ăn cho đến tấm mặc. Đối với các con, ông dạy dỗ rất nghiêm khắc nhưng, cũng rất khéo léo từ việc ăn, ở cho đến mọi sinh hoạt đối nhân xử thế đều phù hợp với đạo nghĩa, biết nhận chịu thiệt thòi, không tranh đua với người.
Sau năm 1975, ông đã cảm nhận cảnh đời đầy khổ đau, vô thường, giả tạm, không chi bền chắc nên ông đã phát tâm trường chay, sớm chiều lễ Phật, dần dần giao phó hết việc nhà cho các con, còn phần mình chuyên tâm hành đạo.
Ban sơ, ông thường cùng với một số thiện tri thức như ông Hai Mù Tiễn.. đi đây đó để sách tấn mọi người làm lành, lánh dữ, chí tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương, đây là con đường thẳng tắt nhất để một đời liễu sanh thoát tử mà ai cũng có thể tu, không cần biết trí hay ngu, nghiệp nặng hay nhẹ, chẳng phân già trẻ, chẳng luận nghèo giàu, bất luận hoàn cảnh nào cũng có thể hành trì được cả!
Điểm đặc biệt là trọn đời, ông không hề mặc đồ tu như bao nhiêu đồng đạo khác, thích nhất vẫn là quần tây, áo sơ mi cũ màu. Các con ông thường phàn nàn:
– “Ba ăn mặc như vầy ra đường, người ta cười tụi con chết!”
Ông trả lời tỉnh bơ:
– “Có sao đâu!”
Về sau, ông thường chạy xe một mình đi các nơi để đắp đường, bồi lộ vì vào thời điểm thập niên 70 và 80, các tuyến đường giao thông nông thôn, toàn bộ là đường đất nên đến mùa mưa và mùa nước nổi, thường hay bị lầy lội, sạc lở. Trên chiếc xe hon-đa Đam, ông trang bị đồ dùng cá nhân như: quần áo, mềm mùng và một cái leng, một cái cuốc, một cái ky… Đến đoạn đường nào hư thì dừng lại, lui cui làm một mình, vừa làm vừa niệm Phật. Chiều tối thì tìm những nhà quen gần đó tạm nghỉ, làm năm, ba ngày xong thì đến đoạn đường hư lở khác làm tiếp tục.
Đôi khi, ông cũng tham gia cầu nguyện tuần thất và hay tìm đến các cháu phát tâm tu để khuyến tấn, nung đúc cố gắng nỗ lực hành trì.
Trải qua nhiều năm như vậy, các con ông thường than phiền:
– “Ba tu thì ba ở nhà ba tu. Chớ Ba đi như vậy, lỡ như bịnh hoạn, chết giữa đường giữa sá thì tụi con biết làm sao đây?”
Nhưng, ông cứ giả lã cho xong chuyện.
Đến năm 1990 (76 tuổi) ông mới cất một cái thất sàn nhỏ, ở phía sau nhà, chuyên lo niệm Phật, lễ Phật và nghiên cứu các kinh sách về Tịnh Độ như: Niệm Phật Thập Yếu, Tịnh Độ Chánh Tông…. Có điều kỳ lạ là, sau khi ông cất thất thì cây Bồ Đề mọc xung quanh thất của ông rất nhiều.
Thấy các con cứ mãi mê làm ăn, thỉnh thoảng ông cũng lên tiếng khuyên can bớt kinh doanh lại để có thời gian lo tu hành. Bởi vì trên đời này, cái gì cũng là tạm giả, từ nhà cửa, của cải, tiền bạc… cho đến cái xác thân của mình đang mang cũng toàn là đồ giả. Chết rồi không đem theo được thứ gì cả…!
“ Vạn vật vốn nhơn duyên tạo cấu,
Các việc đều Thành, Trụ, Hoại, Không;
Thân con người như thể cái bông,
Huê mỹ chỉ được trong ngày buổi.
Mọi sự của người đang cặm cụi,
Đều đi theo cái tuổi của người.
Phật ngàn xưa cũng đã cạn lời,
Rằng vạn sự trong đời là tạm.
Kẻ ngu xuẩn đến người bác lãm,
Ai cũng đều nhìn nhận thế ư!
Xưa sao thì nay cũng vẫn như,
Vật đã tạm bao giờ cũng tạm.
Giống tham ái cứ lo chăm bám,
Lửa tử sanh ngày tháng thiêu luôn.
Suốt cổ kim nhân vật quay cuồng,
Không tìm thấy con đường vĩnh cửu.
Mưu hạnh phúc ở nơi hình hữu,
Thất bại luôn thành tựu vẫn không;
Nào mấy ai được biết tỉnh lòng,
Cứ phí của phí công vào đấy.”
Các con ông lặng thinh lắng nghe, không lý sự gì với ông hết. Nhưng sau đó thì họ sầm sì với nhau:
– “Ba tu riết rồi Ba hết biết gì luôn rồi! Cái gì đâu mà giả! Tiền, anh cầm anh mua một lần hai, ba chiếc xe hon-đa… mua cái gì cũng được mà làm sao giả!”
Đến tháng 7 năm 1997, ông bị bệnh về đường tiêu hóa, gia đình đưa ông đến Bệnh Viện Hữu Nghị của huyện để điều trị khoảng một tuần lễ, nhưng có lẽ ông đã tự biết trước mình sắp phải ra đi nên ông đòi con cháu đưa về nhà để ông niệm Phật theo Phật. Trong thời gian còn ở bệnh viện, có nhiều đồng đạo đến hỏi thăm sức khỏe của ông ra sao, ông vừa cười vừa đáp:
– “Theo người đời… người ta thường nói: “Đứt bóng”. Có lẽ chuyến này, tui đứt bóng thiệt rồi!”
Về nhà, ông chỉ nằm im niệm Phật, mọi việc đều nhờ con cháu giúp đỡ. Trước đó ông đã âm thầm tự tay viết trên giấy cát-tông những bảng đề nghị:
– “Khi tôi bệnh, yêu cầu bà con, đồng đạo đến thăm thì đừng có hỏi thăm gì tôi hết, chỉ niệm Phật thôi! Có cần gì thì hỏi thăm gia đình tôi! Tôi rất là cám ơn!”
Rồi ông ký tên phía dưới và viết một bảng để nơi bàn vong, sau khi ông mất là:
– “Đồng đạo đến đây cầu nguyện thì tôi cám ơn. Đừng có lạy tôi!”
Ngoài ra, ông còn dặn dò và sắp xếp mọi thứ về hậu sự của mình để con cháu làm theo, vì lúc này con cháu của ông chuyên lo làm ăn chưa hiểu biết gì nhiều về Phật Pháp. Cũng trong thời gian này, vào ngày 22 tháng 8 năm 1997 gia đình y theo lời của ông, mời chư đồng đạo đến hộ niệm cho ông, theo các số điện thoại mà ông đã ghi sẵn. Hay tin ông mệt, chư đồng đạo gần xa đều kéo đến, luân phiên trợ niệm cho ông, suốt 13 ngày đêm. Lúc này ông vẫn còn ăn uống, tỉnh táo bình thường. Mỗi khi thấy các con mặc áo tràng vào hộ niệm cho mình, ông tươi cười, biểu lộ sự vui mừng vô cùng to lớn.
Hộ niệm đến ngày thứ 7 thì ông cự tuyệt mọi sự ăn uống, ngay cả nước lạnh, ông cũng không uống, chỉ nhiếp tâm niệm Phật. Thấy vậy, con ông liền hỏi:
– “Bây giờ, Ba tính tuyệt thực cho sạch sẽ đặng về Phật hay sao mà Ba không chịu ăn uống gì hết vậy Ba?”
Ông không trả lời mà chỉ gật đầu. Đây quả thật, là một quyết định phi thường:
“Thấy rõ cái xác phàm như áo.
Lành thì phải mặc rách thì phải tháo,
Không sợ lo không có tiếc than.
Chỉ bỏ thân tạm giả trần gian,
Chớ thân tướng kim cang còn mãi.
Thân ấy mới là thân tồn tại,
Nó mới là chính cái thân mình.
Còn cái thân khi chết thì sình,
Nó là bóng của thân chơn thật.
Bóng thì mất nhưng thân không mất,
Thế cho nên chẳng chút lo rầu.
Mượn giả thân để lập đạo mầu,
Xong rồi trả cho đâu ra đó.
Thân là bè trước sau phải bỏ,
Để lên bờ hầu có qui hương.
Bè rã tan người chẳng tổn thương,
Vì vậy rất coi thường cái chết.”
Trước khi mất 3 ngày, con cháu thấy thể trạng của ông quá khô gầy và cạn kiệt nên nóng lòng mời y tá gần nhà, truyền nước biển cho ông để ông có sức khỏe mà niệm Phật. Khi y tá đến nhà, định lấy kim để ghim vào mạch và truyền dịch thì ông vẫy chân không chịu. Y tá lầm tưởng là ông sợ đau nên nói:
– “Ông Tư ơi! Con lấy kim nhỏ để ghim, không có đau đâu, ông đừng sợ!”
Ông liền trả lời một cách thản nhiên:
– “Lúc này, không có kim nào bằng niệm Phật hết!”
Biết được sự quyết tâm mãnh liệt của ông nên gia đình cũng chìu theo. Qua đây, ta thấy được tín tâm và nguyện tâm của ông thật là sâu chắc và khẩn thiết.
Trong khi hộ niệm, mọi người quan sát thì chỉ thấy ông nằm im, mắt hơi nhắm, niệm Phật thầm trong tâm, ai cũng ngỡ là ông bị hôn mê, nhưng mỗi khi có cơn gió thổi tung tấm hình Đức Phật A Di Đà treo trước mặt, ông liền đưa tay giữ tấm hình lại không cho bay. Việc này khiến cho mọi người đều thấy lạ và thầm nể phục sự công phu của ông.
Vào khoảng hơn 12 giờ trưa, ngày 4 tháng 8 năm 1997, trong khi đang hộ niệm cho ông thì liên hữu Ba Mỏng đang nằm nghỉ trên gác nhà sau, bỗng ngửi được một mùi hương lạ mà không biết từ đâu đến. Một lát sau, vào đúng 15 giờ 7 phút thì ông an nhiên, tỉnh táo mà qua đời, không hề biểu lộ một chút gì là sợ hãi và đau khổ. Ông hưởng thọ 83 tuổi.
Qua 8 tiếng hộ niệm, mọi người đều thấy gương mặt ông càng lúc càng đẹp, càng hồng hào, càng đầy đặn, miệng mỉm cười vui tươi, trước đó thì gương mặt hốc hác, sạm đen. Chư đồng đạo khám nghiệm thì thấy toàn thân ông đều lạnh, duy chỉ có đỉnh đầu còn nóng, các khớp xương đều mềm dịu.
Sau khi ông mất, bốn người con lẫn dâu và rể nhận thấy rằng, suốt 13 ngày đêm, hộ niệm cha mình và những tuần thất kế tiếp sau đó, chư đồng đạo đã tận tâm giúp đỡ mà không có một điều kiện, một đòi hỏi, một tính toán… nào cả. Khác hẳn với tình đời, lúc nào cũng so đo, có qua, có lại…:
“Chợ đời đủ thứ ghen tương,
Đâu bằng cửa đạo yêu thương một tình.
Đời mưu lo sống riêng mình,
Đạo luôn xây dựng hòa bình sống chung.
Đời lo xác thịt thong dong,
Đạo ngoài xác thịt còn trong tinh thần.
Đời lo thân chẳng yên thân,
Đạo vui thể chất tinh thần cũng vui.
Đời sau khi chết là rồi,
Đạo sau khi chết còn ngồi tòa sen.”
Hơn nữa, ngày 30 tháng chạp sẽ đến! Mấy ai thanh thản, nhẹ nhàng tươi cười trước khi từ giã cõi bụi hồng nầy! Do đó, các con ông đồng phát tâm trường chay, buông bỏ mọi việc, một bề lo tu “Hai bên nắm hết không nên; Cái nào chân thật lâu bền thì theo”, hầu noi theo gương hạnh và cũng đáp lại sự mong mỏi của cha mình khi còn sinh tiền là: con cháu phải biết tu hiền lo ăn chay niệm Phật, đừng mải miết chạy theo những thứ bạc tiền giả tạm.
Điểm đặc biệt là, kể từ khi ông mất, trên phần mộ của ông mọc lên một cây Bồ Đề, rồi mọc lan ra khắp khu vườn mà gia đình vợ chồng người con gái thứ Tư đang ở. Điều đặc biệt lạ kỳ hơn, là sau mỗi cây Bồ Đề, đều có một cây sung mọc kế bên. Ngoài hai công đất của gia đình chú Tư ra tức là những mảnh đất bên cạnh không tìm thấy cây Bồ Đề nào mọc cả. Tin này được người ngoài lan truyền, lúc bấy giờ, có rất nhiều du khách các nơi đều đổ về đây để được tận mắt tham quan và chứng kiến điều kỳ lạ nầy.
Thuật theo lời của bà Phạm Thị Kim Mẵng và ông Trần Duy Hinh, con gái và rể thứ Tư của ông
Trích Chuyện Vãng Sanh Ở Việt Nam
Nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt thực hiện
Lúc chia ly tử biệt nếu người thân trong nhà không hiểu đạo.thì thật là mối oan gia lớn.vì đa phần muốn níu kéo lại.rồi chích thuốc.rồi kể lể những ông này bà kia để hỏi thăm ,thăm dò xem người bệnh còn minh mẫn hay cẩm cẩm.những việc làm này nếu là người bình thường thì xem như là hiếu.nhưng với người sắp mất chẳng khác nào cực hình.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô A Di Đà Phật!
Các Đạo hữu cho đệ hỏi về cách đọc Kinh ở nhà trong thời khoá hàng ngày trước khi niệm Phật:
1. Nếu đọc Kinh A Di Đà (bản Hán văn theo cách trì tụng của Tịnh tông học hội) đối trước ảnh Phật A Di Đà (chứ không phải bàn thờ Phật)mà không dùng pháp khí có được không?
2. Nếu đã thuộc thì nên nhắm hay mở mắt (mà không nhìn vào Kinh) khi đọc? Lúc đó có phải mở và lật trang theo trình tự đọc hay chỉ cần đặt Kinh ở trên giá trước mặt?
3. Khi đọc Kinh thì nên quỳ, bán già hay kiết già?
Hoan hỷ trước về những phúc đáp của các Đạo hữu!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Chào bạn Phạm Xuân Kiên,
Thấy bạn siêng năng tinh tấn trong tu tập và đã thuộc lòng Kinh A Di Đà, Huệ Tịnh xin tán thán tùy hỷ công đức. 🙂
“1. Nếu đọc Kinh A Di Đà (bản Hán văn theo cách trì tụng của Tịnh tông học hội) đối trước ảnh Phật A Di Đà (chứ không phải bàn thờ Phật)mà không dùng pháp khí có được không?”
Nếu bạn PXK chỉ tụng một mình thì không cần phải dùng pháp khí đánh chuông mõ.
Có thể tham khảo thêm trong trang này:
http://www.quangminh.org.au/index.php?option=com_content&view=article&id=311:tng-kinh-nha-co-cn-anh-chuong-mo-khong&catid=97:100-cau-hi-pht-phap-1&Itemid=20
“2. Nếu đã thuộc thì nên nhắm hay mở mắt (mà không nhìn vào Kinh) khi đọc?”
Nếu đã thuộc lòng kinh hay chú gọi là tụng chứ không phải đọc, thì nên nhắm mắt dễ nhập tâm cung kính hơn. Tuy nhiên nếu nhắm mắt bị hôn trầm, tán loạn thì nên mở mắt hơi hơi ra tí. Tùy duyên mà hành.
“Lúc đó có phải mở và lật trang theo trình tự đọc hay chỉ cần đặt Kinh ở trên giá trước mặt?”
Phần này Huệ Tịnh nghĩ tùy bạn thôi. Mở và lật trang kinh mục đích để làm gì?
“3. Khi đọc Kinh thì nên quỳ, bán già hay kiết già?”
Phần này cũng tùy bạn thôi. Nên tùy theo tâm thành kính, cảm thấy nên quỳ thì quỳ, v.v..
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật!
Đệ rất hoan hỷ vì huynh HT đã phúc đáp nhanh vậy. Đệ chỉ đơn giản nghĩ rằng nếu chúng sinh vô hình có duyên nào đó ở gần thì sẽ vừa nghe & nhìn theo thôi!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Chào đệ PXK,
Huynh nghĩ chúng sinh vô hình có duyên nghe cũng có phần lợi ích được chư Phật, Bồ Tát, thiên thần hộ pháp tùy duyên lo liệu phổ độ đúng không đệ?
Khi chưa thuộc lòng kinh bất đắc dĩ phải mở và lật trang kinh để đọc. Khi mở và lật trang kinh dễ khiến động tâm bị gián đoạn sự nhất tâm, thành ra khi thuộc lòng kinh là điều thuận lợi giúp đệ dễ nhập tâm cung kính tụng kinh hơn. Bổn phận của phàm phu như đệ với huynh là cố gắng giữ tâm thanh tịnh khi tụng kinh, trì Chú, niệm Phật vậy. Hình thức tuy quan trọng nhưng cũng tùy sức tùy duyên không nên chấp vào quá ma quên đi cái mục đích tâm nguyện của mình.
Xem ra hai huynh đệ mình cùng có duyên với kinh A Di Đà bản Hán văn. 🙂
Hào Quang Tỏa Sáng Khi Niệm Phật
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/01/hao-quang-toa-sang-khi-niem-phat/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Kính chào các quý Đạo huynh. Mong các đạo huynh giúp tôi một vấn đề .
Trong Lễ Dâng Y và Cúng Dường Trai Tăng, các Phật tử đến dự Lễ cũng tham gia cúng dường . Một số PT đã đổi Tiền mệnh giá nhỏ là 10 .000 đ để cúng dường. ( để vào phong bì cẩn thận – khoảng 50 chiếc ) Họ giải thích cho tôi là như vậy có thể Gieo Duyên với nhiều vị Thầy .
Tôi vẫn để tiền mệnh giá lớn nên chỉ Cúng dường có 3 vị thày thôi với tất cả Tấm lòng trân trọng
Xin các quý đạo huynh giúp tôi giải toả nỗi băn khoăn để lần sau làm cho đúng Pháp .
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Diệu Tiến,
Bạn và các bạn đạo đều hành đúng pháp nếu tâm cúng dường là cung kính và vị lợi lạc của tha nhân. Ngược lại nếu vì ít-nhiều, vì kẻ thân, người sơ mà khởi tâm hay phát tâm cúng dường thì bạn và bạn đạo đã bị kẹt vào hành vi cúng dường của mình, đương nhiên phước báu và lợi lạc sẽ rất nhỏ.
Chân cúng dường là: không có người dâng cúng, không có người thọ nhận, cũng không có vật phẩm cúng dường. Làm rồi thì xả cho kỳ hết, xả tới cả niệm phải xả cũng không còn thì mới thực là tâm cung kính cúng dường.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật dạy:
“Dẫu cho cúng dường hằng sa Thánh
Không bằng kiên dũng cầu chánh giác…”
Cúng dường là trợ duyên cho hành trình tu đạo còn gọi là tu phước, tuy nhiên tu huệ vẫn phài song song. Kiên dũng cầu chánh giác chính là lời Phật khuyến tấn chúng ta: phải phát tâm vô thượng chánh chẳng chánh giác, nghĩa là nguyện tu hành một đời được vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Do vậy Đạo hữu chớ vì năng cúng dường mà quên chuyện tu huệ. Được thế thật lợi lạc vô cùng tận.
TĐ
Nam mô A Di Đà Phật !
Xin cảm ơn đạo huynh Trung Đạo !
NAm mô a di đà phật
1. diêm la vương có thật không, thuộc cõi nào pháp giới,sau khi chết tùy theo nghiệp tái sinh hay gặp diêm la vương, diêm la vương không phải phật nên sống hữu hạn có có ngày chết phải không ạ
nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Diêm vương là vua cai quản trong địa ngục, Diêm vương sống hay chết đối với chúng ta tình hình cũng ko thay đổi,ko có vị Diêm vương này thì có vị Diêm vương khác xử tội.Đến lúc chết,tất cả thiện ác một đời hiện tiện,lúc sống có thể lừa dối nhau được,nhưng đến lúc chết thì kẻ đáng đọa địa ngục thì phải vào địa ngục,kẻ đáng đọa ngạ quỷ thì phải vào ngạ quỷ, kẻ đáng đọa súc sanh thì phải vào súc sanh, kẻ đáng sanh nhân thiên thì sẽ đến nhân thiên , người đáng vãng sanh Cực Lạc thì sẽ vãng sanh Cực Lạc
-Chỉ những vị từ A La Hán trở lên và phàm phu vãng sanh Cực Lạc là thực sự thoát khỏi Diêm vương
– Thân phận thật sự Diêm vương thì khó mà biết được,trong địa ngục cũng có bồ tát Địa Tạng Vương đang cứu khổ chúng sanh,nói thật ra nếu ko có bồ tát Địa Tạng Vương có lẽ chúng ta vẫn còn ở trong địa ngục chịu khổ
Muốn biệt về Diêm vương thì xem tại đây
https://www.youtube.com/watch?v=OQzldRGgFs4
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Thắng tham đề khảo qua.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
Quyển Trung – Phẩm Thứ Tám
CÁC VUA DIÊM LA VÀ QUYẾN THUỘC KHEN NGỢI
(Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật)
Thoạt nghe tới mấy tiếng “vua Diêm La” hẳn là mọi người ai nấy đều có cảm giác sờ sợ! “Diêm La” là phiên âm từ chữ “yama” của tiếng Ấn Ðộ; “vua Diêm La” là vị vua cai quản loài quỷ.
Chúng ta thường nghe nói tới “thập điện Diêm La,” tức là mười vị vua cai quản mười điện ở địa ngục. Tuy nhiên, theo văn nghĩa của bản kinh này thì ở đây không phải chỉ đề cập đến “thập điện Diêm La” của Nam Thiệm Bộ Châu, mà là bao gồm hết thảy vua Diêm La trên toàn vũ trụ. Mỗi thế giới đều có vua Diêm La, do đó có đến vô lượng vô biên vị vua Diêm La—vô cùng đông đảo. Có những vị vua Diêm La đến từ các thế giới khác như mặt trăng, các vì tinh tú …; và cũng có những vị đến từ các núi Thiết Vi của những nơi khác….
“Ngoài hiện tướng Quỷ Vương ác độc,
Trong giữ lòng Bồ Tát từ bi”
(Ngoại hiện ác độc Quỷ Vương tướng,
Nội tồn Bồ Tát từ bi tâm.)
http://www.dharmasite.net/KDTLGpham8.htm
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Vậy theo huynh HT thì khi đã thuộc Kinh thì cứ tụng mà không cần đặt trước mặt hay có đặt trên kệ (trước mặt) nhưng không mở Kinh ra?
Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Đệ PXK có thể xem qua video các Thầy để tham khảo qua.
Cong Phu Khuya Chua Vien Giac 20 09 2013 phan 1
https://www.youtube.com/watch?v=QbEKCkth3G4
Công Phu Khuya – Chùa Viên Giác 02
https://www.youtube.com/watch?v=0F_ca6Wcydk
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,bạn ơi,mình xem Phim hoạt hình”Niệm Phật thành Phật”có video tên là”niệm Phật lên liên đài” và video “niệm Phật kết thiện duyên”,nói về Tự giác thiền sư báo hiếu mẹ bằng cách khuyên mẹ niệm Phật và Tiên sinh Văn Ngạn Bát làm quan mà khuyên mọi người trong thành niệm Phật.2 video đó con xem hình như chưa có nếu trang nhà có thể tải lên youtobe cho mọi người xem được thì tốt quá…Adi đà Phật.