Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy. Đức Bổn Sư nói kinh, ân cần khuyên niệm Phật A Di Đà để được sanh về Tịnh độ, mau chứng Bồ Đề. Đức Bổn Sư dạy niệm Phật A Di Đà như cha mẹ có nhiều con cái đang ở chỗ nguy hiểm, nhà lửa sắp cháy tan, con cái sắp bị chết thiêu, cần tìm cách cho con cái ra khỏi. Cũng vậy, Đức Bổn Sư vì Ta Bà trược ác không thể ở lâu, sợ e chúng sanh phải đắm chìm vào địa ngục, nên đem chúng sanh đồng về Tịnh độ, hưởng các điều vui, khỏi bị trầm luân, nên dạy nhớ niệm Phật A Di Đà, mà không niệm Bổn Sư. Phương pháp niệm Phật thành Phật không phải chỉ Đức Thích Ca niệm Phật Tam muội mà được thành Phật, mà Chư Phật ba đời trong mười phương đều nhơn niệm Phật tam muội mà được thành Phật. Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: “Chư Phật trong ba đời ở mười phương đều học niệm Phật tam muội, mau chứng vô thượng Bồ Đề.” Nên biết Chư Phật trong ba đời nhơn niệm Phật mà được thành Phật.
Chư Phật trong mười phương hiện tại, Phật A Di Đà là bậc tối thắng tối tôn bậc nhất. Trong mười phương Phật, Phật A Di Đà cùng chúng sanh kết duyên rất sâu dầy. Hiện tại Chư Phật trong mười phương, Phật A Di Đà có nguyện lực nhiếp hóa chúng sanh rất nhiều. Trong mười phương Phật, Tịnh Độ Phật A Di Đà rất tuyệt hảo. Tịnh độ Chư Phật trong mười phương thì Tịnh độ Phật A Di Đà rất gần. Danh hiệu mười phương chư Phật, niệm danh hiệu Phật A Di Đà công đức rất lớn. Vì lý do trên nên niệm Phật A Di Đà mà không niệm Phật khác.
Trích Niệm Phật Kính
Tuyển tập: Đại Sư Đạo Cảnh và Đại Sư Thiện Đạo
Dạo này làm công trình phải uống thêm rượu bia.suy nghĩ xằng bậy.thân thể bạc nhược quá.
A Di Đà Phật.
@Nguyên:
“Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.” [1]
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
————————————
[1] Nếu uống rượu bia nhiều làm chướng ngại cho sự niệm Phật thì lần sau nên quan hệ xã giao uống ít lại. Nếu uống ít vẫn làm chướng ngại cho sự niệm Phật thì nên từ bỏ. Cứ như vậy mà tùy duyên tùy thuận xử lý mọi việc cho tốt đẹp.
Sống tùy duyên càng bớt thắc mắc, nghi ngờ, bớt phức tạp xử lý mọi việc thì càng niệm Phật sẽ an lạc thảnh thơi hơn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tôi đang niệm Phật a di đà.xin hỏi làm sao niệm Phật nhất tâm .xin hoan hỉ chia sẻ
A Di Đà Phật
Chúng ta là hạng phàm phu nếu muốn niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn e là rất khó, vô vàng khó. Hai chữ “nhất tâm” dành cho hạng hạ căn như chúng ta được hiểu: dùng tâm này cho 1 việc là niệm Phật, còn mọi thứ trên thế gian này đều buông xuống, không phân biệt, không chấp trước- với chúng ta niệm Phật như vậy đã là thành tựu rồi.
Nếu quá chấp vào công phu, nhẫn đến phải đạt sự này- lý nọ thì sẽ tự gây chướng ngại lớn. Thôi thì chẳng cầu gì hết, chỉ cầu vãng sanh Tịnh độ sao cho thiết tha, quyết liệt, còn những vấn đề khác để Phật lo vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
Đến Mỹ Diệp,
Làm gì mà bạn nói đến ‘rất khó, vô vàng khó’ …khó nghe quá.
KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ! KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ!
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Phương pháp Niệm Phật là dùng tánh Nghe của mình nghe rõ phân minh từng âm chữ A Di Đà Phật,ai biết Nghe người ấy sớm thành tựu.
-Biết Nghe là như thế nào. Biết Nghe tức là Nghe là Nghe thôi,ngoài Nghe ra không có gì cả,miệng đọc tai Nghe rõ phân minh từng âm chữ A Di Đà Phật.Nếu trong lúc Nghe mà tâm khởi niệm thiện,ác,bất loạn hay ko bất loạn thì đấy là các huyễn tướng,các huyễn tướng này sẽ bao vây,che lấp tánh Nghe.
-Cho nên hễ khởi niệm là đang che lấp đi tánh Nghe.Cho nên Niệm Phật là miệng niệm ,tai nghe,thế thôi.
-Tai nghe rõ phân minh từng âm chữ A Di Đà Phật là đang tu trí huệ Bát Nhã.Ví như mặt trời chiếu soi rõ phân minh từng vật một,thì tai bạn cũng như vậy nghe rõ từng chữ phân minh.Người tu thiền chú tâm quán sát hơi thở,còn người niệm Phật chúng ta lắng Nghe tiếng niệm Phật.Một phép lắng Nghe là cực kỳ quan trong,nếu ta tập trung vào lắng Nghe thì niệm khởi sẽ ít dần đi,nếu ko tập trung vào lắng Nghe thì niệm khởi nhiều.Chúng ta Niệm Phật chính là lắng Nghe,chẳng phải là giảng kinh,thảo luận,suy nghĩ,hiểu kinh,….Nghe đơn giản là Nghe thôi.Vì đơn giản nên ko ai muốn học Nghe,chỉ muốn học nói,giảng,suy nghĩ ,hiểu thôi.Nhưng Lắng Nghe mới là Phật trí. Lắng Nghe phân minh từng âm chữ A Di Đà Phật là đang dần ngộ nhập Phật Tri Kiến.
-Trong lúc Lắng Nghe,tâm không khởi niệm.Không khởi niệm là Định, Lắng Nghe là huệ.Một pháp niệm Phật gồm luôn cả Định,Huệ thật là tiện lợi.
1.Nước chảy mãi cũng thành suối,thậm chí là thành biển.
-Cứ niệm và lắng nghe như vậy thì danh hiệu Phật như dòng nước chảy vào nơi ko cùng tận của tâm thức,tự nhiên đến lúc nó phải thành suôi,thành biển.Tuy nhiên nếu trong lúc niệm mà bạn khởi niệm nhất tâm hay ko nhất tâm,…. thì sự lắng nghe của bạn sẽ bị nhiễu loạn,dòng nước chảy vào trong tâm thức của bạn sẽ bị chảy chậm đi,thậm chí có thể là bị đóng băng luôn.
-Cho nên niệm Phật là chỉ nghe thôi,khi nào nó thành suối thành biển thì nó sẽ tự nhiên thành
-Pháp môn niệm Phật,ko yêu cầu phải tới mức nhất tâm,cho nên chúng ta ko bị nhiều áp lực như nhiều tông phải khác.Ap lực ấy vốn ko có,ko nên cố tạo ra áp lực này cho chính mình.Cứ theo tông thú tín,nguyện mà niệm Phât.
– Lắng Nghe niệm Phât, Lắng Nghe kinh thay nhau.Niệm Phật chán thì chuyển sang tụng kinh, tụng kinh chán thì chuyển sang niệm Phật,tất nhiên là nên chọn kinh Tịnh Độ.Dù là Niệm Phật hay tụng kinh thì đều dùng Lắng Nghe
A Di Đà Phật
Bạn HNADĐP,
Bạn nói hay lắm. Nhưng cho hỏi thật là bạn đã đạt được niệm Phật NTBL chưa vậy? Mình thì chỉ thích nghe người nào đã làm được rồi mới nói, nếu không thì phải dẫn đúng chính xác lời Phật, lời Kinh, lời Tổ. Còn ngược lại thì đó là vọng ngữ, không đáng tin.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
*Bạn VTB
Lúc còn đi hoc MD có nhớ bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào nùi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Cái dễ là vạn người ai ai cũng đọc được bài thơ, cái khó vô cùng khó là chẳng ai thực hiện được nội dung của nó.
Khi niệm Phật tu hành chúng ta nên biết “tự lượng sức”, cố gắng bằng ý chí, niềm tin chứ không phải là lý thuyết suông, cũng chớ nên đang học chương trình lớp 1 mà nghiên cứu giáo trình đại học- như vậy là không thực tế, không thể thành tựu.
Nam mô A Di Đà Phật
Đạo hữu VTB thích nghe thích tin hay ko là việc của đạo hữu,tôi ko quan tâm. Còn về phần tôi,tôi thích nghe& tôi tin.
Bạn mỹ diệp nói là đạo hữu Kiet”đang học chương trình lớp 1″. Nhưng Có khi đạo hữu ấy tu tập trước mỹ diệp ,tinh tấn hơn mỹ diệp đấy.
Mà 2 bài phúc đáp của mỹ diệp,bạn có dẫn đc kinh sách nào nói như thế ko ? Tôi cần bằng chứng xác thực lời nói của bạn.
A Di Đà Phật
-Lắng Nghe thật sự rất quan trọng.Máy niệm Phật,niệm 24h nhưng nó chỉ niệm chứ không biết Nghe,thế nên Máy niệm Phật ko thể vãng sanh Cực Lạc.Người niệm Phật chỉ niệm mà ko Lắng Nghe thì rách cả cổ họng cũng ích gì.Bạn có thể nhờ máy niệm Phật hoặc người khác niệm hộ bạn được,người khác niệm,bạn Lắng Nghe thì vẫn có ích.Nhưng bạn ko thể nhờ người khác Lắng Nghe hộ được vì Nghe vốn tự tánh sẵn có mỗi người,ko thể mang đi cho,biếu,ném đi,….
-Đừng nói đến NTBL cho xa xôi,ngay cả thành phiến mình cũng chưa làm được,thế nhưng vẫn mong cầu Phật rủ từ bi thương xót tiếp dẫn.Mong cầu như thế nào,thường xuyên đọc và lắng nghe đại nguyện thứ 18 là 10 niệm cũng vãng sanh.Mong câu thì phải lắng nghe.Muốn được Phật lắng nghe lời cầu nguyện của mình thì trước tiên chính mình cũng phải lắng nghe đại nguyện thứ 18 của Phật.Đó là Nhân Quả tương tác,mình muốn có Quả thì từ chính mình phải gieo Nhân,muốn người khác lắng nghe mình thì mình phải lắng nghe người khác trước đó.
– Lắng Nghe cũng tương tợ như hằng thuận.Phật và Bồ Tát biết Lắng Nghe chúng sanh nên mới thành Phật,nếu Phật ko Lắng Nghe khổ đau chúng sanh thì đã ko phát ra 48 đại nguyên.Phàm phu ko chịu Lắng Nghe nên cứ mãi là phàm phu.Trong kinh Phật nhắc đi nhắc lại là thời này dùng pháp môn niệm Phật,thế nhưng chúng sanh không Lắng Nghe,cứ dùng kiến giải của mình ra để suy luận,để mong cầu mà chẳng biết Lắng Nghe.Phật ba giác tròn đầy,cho nên lời nói của Phật là từ tánh đức viên mãn lưu lộ ra,nếu ta Lắng Nghe lời kinh thì cũng đang dần nhập Phật tri kiến.Bồ Tát tánh đức chưa viên mãn,cho dù thuyết pháp hay đến đâu thì vẫn là để cho chúng ta tham khảo,chỉ là giúp chúng ta tăng trưởng tín tâm,nói rõ cách hành trì cho ta biết.Còn nhập Phật tri kiến vẫn là Lắng Nghe viên âm Phật tức là kinh Phât,danh hiệu A Di Đà Phật
– Lắng Nghe có thể bao gồm cả tín nguyện hạnh trong đó vì không ai bỏ thời gian từ ngày này đến ngày khác để Lắng Nghe một điều mà mình ko tin cả
1.Những gì mình nói không phải tự ý nói ra,không nương theo lời Phật,tổ tự ý nói ra thì đồng với thiên ma ngoại đạo,chỉ có điều là cách trình bày của mình nó vụng về nên dẫn đến hiểu nhầm.
-Trong kinh Lăng Nghiêm,lựa chọn pháp môn nhập tánh viên thông,Văn Thù bồ tát cũng chọn nhĩ căn viên thông.
Con nay kính bạch Thế tôn
Phật ra đời ở cõi ta-bà
Thể chân thật của pháp môn trong cõi này
Thanh tịnh do ở nói và nghe
Muốn tu chứng tam-ma-đề
Thật nên do tánh nghe mà vào.
Rời khổ, được giải thóat.
Hay thay Quán Thế Âm!
Trong kiếp số nhiều như cát sông Hằng
Vào cõi Phật như vi trần
Được lực tự tại rất to lớn.
Nhiệm mầu là âm thanh của Quán Thế Âm
Âm thanh thanh tịnh như tiếng hải triều
Cứu độ thế gian, khiến đều được an lành
Xuất thế gian, được quả thường trụ.
Con nay kính bạch Như Lai
Như lời Bồ-tát Quán Thế Âm vừa trình bày
Ví như có người trong chỗ yên lặng
Khắp mười phương đều đánh trống
Mười xứ cùng lúc đều nghe
Đó gọi là hoàn toàn chân thật.
Mắt không thể thấy khi có chướng ngại bên ngoài
Thiệt căn, tỷ căn cũng như vậy
Thân, khi hợp mới biết xúc.
Ý căn, phân vân không manh mối.
Cách tường, tai vẫn nghe được tiếng
Xa gần đều nghe được
Năm căn so sánh thật không bằng
Thế mới chân thật thông.
Tánh của âm thanh, có động có tĩnh.
Trong tánh nghe thành có, thành không.
Khi không tiếng, gọi là không nghe
Chẳng phải thật là không có tánh nghe.
Không tiếng, tánh nghe đã không diệt
Có tiếng, tánh nghe cũng chẳng sanh.
Lìa hẳn hai ý niệm sanh diệt
Thế mới thường chân thật.
Dù đang lúc mộng tưởng
Chẳng phải do không suy nghĩ mà (tánh nghe) không có.
Tính giác quán vượt ra ngoài suy nghĩ
Thân, ý không so kịp.
Hiện tại cõi ta-bà
Thanh luận được biểu dương
Chúng sinh bỏ mất tánh nghe
Theo thanh trần nên bị lưu chuyển
A-nan tuy nhớ giỏi
Vẫn không khỏi mắc tà nạn.
Há chẳng phải tuỳ chỗ chìm đắm
Xoay ngược dòng, thóat khỏi hư vọng.
.
.
A-nan và đại chúng
Hãy xoay lại tánh điên đảo
Xoay tánh nghe trở vào để nhận ra tự tánh của mình
Nhận ra tự tánh, thành đạo vô thượng.
Thật tánh viên thông là như vậy.
-Còn đây là kinh niệm Phật Ba la Mật- QUÁN-THẾ-ÂM BỔ-TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG
Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.
-Trong cách tu trì của Ấn tổ cũng đặc biệt chú ý vấn đề nghe
A Di Đà Phật
Chúng ta công phu thành tựu là phải đạt tới Sự nhất tâm, Lý nhất tâm đó Quý vị nhé.
“Dùng Tín Nguyện sâu trì danh niệm Phật” – Ngẫu Ích Đại Sư
A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin cảm ơn liên hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT nhiều !
A Di Đà Phật
Chư Tổ có lời dạy “Hãy nghĩ đễn điều tốt, đừng nghĩ điều xấu; nhìn vào mặt tốt, đừng nhìn mặt xấu; cố gắng xét lỗi mình, đừng nói lỗi người. Giữ tâm thanh tịnh. Niệm Phật cầu vãng sanh”. Tâm thanh tịnh là tâm bình đẳng, không phân biệt, không chấp trước, nếu còn mong cầu thì đâu còn thanh tịnh nữa. Trong “Lá thư Tịnh độ” Ngài Ấn Quang đại sư có lời chỉ dạy cho các cư sỹ: niệm Phật trọng yếu ở tín, nguyện mà cầu vãng sanh, chớ sinh tâm mong cầu dù là mong cầu thấy Phật thì đó cũng là vọng tưởng điên đảo, sẽ bị ma dựa.
Ngài Pháp Nhiên Thựơng Nhân có lời dạy:
12.Niệm Phật không có hình thức. Chỉ cần biết rằng “hễ xưng danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì được sinh sang cõi Cực lạc”, do đó chí tâm niệm Phật để cầu vãng sanh.
22.Hỏi: tôi tuy niệm Phật mà tâm cứ tán loạn không biết làm sao đây?
Đáp: Chuyện đó thì Pháp Nhiên này cũng làm không nổi.
23.Tâm của hạng phàm phu làm sao mà không tán loạn được! Cũng chính vì thế mới gọi là pháp môn dễ tu.
24.Đã sinh làm cõi người trong cõi dục giới tán địa này thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sanh được thì thật là vô lý. Tán tâm niệm Phật mà được vãng sanh đó là chỗ đáng quý của bổn nguyện vậy
_()_
Chúng ta là hạng hạ căn, hạ trí văn tự ta diễn nói đều là kế thừa, học hỏi lời Phật, lời Tổ- lấy đó làm kiến thức áp dụng vào thực tiễn tu tập, tuyệt đối không dám nói bừa và càng không dám phán xét, chê bai công phu hay đạo hạnh của đạo hữu nào. Tuy nhiên nếu có gây ra sự nhầm lẫn chi thì đều là do nơi câu từ thô thiển của MD, xin hoan hỷ cùng vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Kiet: “Tôi đang niệm Phật a di đà.xin hỏi làm sao niệm Phật nhất tâm .xin hoan hỉ chia sẻ”
(Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói kệ:)
“Ít nói một câu chuyện, [1]
Nhiều niệm một câu Phật,
Ðánh chết được vọng niệm,
Pháp thân ngươi hiển lộ.”
[1] Muốn ít nói một câu chuyện bạn phải là người ngu si thì sẽ siêng năng niệm Phật, lâu ngày vọng tưởng khó có chỗ để sanh thì kết quả ra sao bạn cũng có thể hiểu đôi phần rồi. Khó ổ chỗ từ cái thông minh trở lại làm người ngu si để siêng năng bình an niệm Phật vậy.
Càng thông minh càng tri kiến thì càng thêm vọng niệm vô ích quá mà bấy lâu nay HT nầy bị mắc kẹt. Cái thông minh lại đi bị cái ngu si lừa gạt, buồn cười không?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, mình chỉ muốn khuyên các Quý vị về công phu tu tập như vậy thôi, có phương pháp hẳn hoi của Ngài Tổ, còn việc tin hay không là tùy duyên vậy.
Rất cảm ơn những kiến thức hữu ích mà các Quý vị đã tận tình chia sẻ để mọi người cùng biết.
Kính chúc các Quý Sen ngày càng tinh tấn, viên mãn thành tựu Phật Đạo!
A Di Đà Phật
Xin cảm ơn chia sẻ và hiểu biết của bạn Hãy Niệm A Di Đà Phật. Trước m cũng có nghe sư thầy giảng niệm thì miệng Niệm tai phải nghe rõ từng chữ. Khi A di Đà phật và tất cả nhấn câu Phật mong bản thân cũng trở thành Phật. Nghĩ bann HNADDP là vị sư Thầy nào đó
Vâng.đúng là đi vào nam có nửa tháng .nhưng vì muốn đạt được mục đích nên cứ phải nâng cốc.cháu nghĩ mình tiểu nhân quá.
Có rất nhiều việc đang chờ chúng ta ngoài kia.thuận ý người hay trái ý người thì cũng tốt.cái cảnh khi thấy người khác mất thì con cháu gào khóc thì cũng là nhân tốt để hôm nay dụng tâm đến lượt của mình. Tuy hôm nay mình nói với mọi người về bia rượu.phụ nữ. Nhưng thà cứ nói là mình như vậy .có cái nhân như vậy và gặp cái duyên như vậy .người khác có phỉ báng thì họ sẽ có lúc gặp trường hợp như vậy.quan trọng là sự(sự việc) có dùng lý để chuyển sự hay không.hay cứ để sự làm lu mờ lý.làm xoay chuyển lý.đa phần chúng ta bị sự việc dẫn dắt.
A Di Đà Phật.
Sao bạn Nguyên không mau lo niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để thoát nạn lửa địa ngục bia rượu, phụ nữ?
Trích từ – Diệu Pháp Liên Hoa – Quán Thế Âm Bồ Tát Phẩm Phổ Môn:
“Diệu âm, Quán Thế Âm,
Phạm âm, hải triều âm,
Tiếng hơn thế gian kia,
Cho nên thường phải niệm.
Niệm niệm chớ sanh nghi,
Quán Âm bực Tịnh thánh,
Nơi khổ não, nạn chết,
Hay vì làm nương cậy.
Đủ tất cả công đức,
Mắt lành trông chúng sanh,
Biển phước lớn khôn lường,
Cho nên phải đảnh lễ!”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Thật may mắn.đúng là ở nhà thì cọng rau cũng ngon.ra ngoài thì mâm thịt cũng khổ.bụng mấy hôm nay căng vô cùng.nghĩ lại nếu cứ phá giới thế này chả mấy chốc thân này đầy bệnh.cảnh ngoài thật lôi cuốn.
Xin cảm ơn những lời chia sẽ đúng đắn từ Hãy Niệm A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Gửi bạn VTB để tham khảo qua.
“Chúng ta công phu thành tựu là phải đạt tới Sự nhất tâm, Lý nhất tâm đó Quý vị nhé.”
NGẪU ÍCH ÐẠI SƯ PHÁP NGỮ
Luận về Trì Danh Niệm Phật cửu phẩm vãng sanh
“Nếu muốn mau thoát khỏi nỗi khổ luân hồi thì không gì bằng trì danh niệm Phật, cầu sanh thế giới Cực Lạc. Nếu muốn quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc thì lại không gì bằng lấy Tín để dẫn đường, lấy Nguyện để thúc đẩy. Tin xác quyết, nguyện khẩn thiết, dù tán tâm niệm Phật cũng chắc chắn được vãng sanh. Lòng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng dũng mãnh, dù nhất tâm bất loạn cũng chẳng được vãng sanh.
Thế nào là Tín? Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà. Hai là tin vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật. Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu phương chư Phật. Phàm là bậc chánh nhân quân tử trong thế gian còn chẳng nói dối, huống hồ là Di Ðà, Thích Ca, sáu phương chư Phật há lại vọng ngữ sao? Chẳng tin điều này thì thật chẳng còn cách nào cứu được nữa. Vì thế, trước hết phải sanh lòng tin sâu xa.
Thế nào là Nguyện? Trong hết thảy thời, chán ghét nỗi khổ sanh tử cõi Sa Bà, ưa thích, hâm mộ niềm vui Bồ Ðề cõi Cực Lạc. Làm bất cứ điều gì thiện hay ác, nếu thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, ác thì sám nguyện cầu vãng sanh, không còn chí gì khác. Ðấy gọi là Nguyện.
Tín – Nguyện đã đầy đủ thì Niệm Phật chính là chánh hạnh; cải ác tu thiện đều là trợ hạnh. Tùy theo công sức sâu cạn mà chia thành chín phẩm, bốn cõi Tịnh Ðộ, mảy may chẳng lạm. Chỉ cần tự kiểm điểm lấy mình, chẳng cần phải hỏi người khác nữa.
Nghĩa là: tín sâu nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật, tâm nhiều tán loạn thì là Hạ Phẩm Hạ Sanh. Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật nhưng lúc niệm Phật tán loạn giảm thiểu thì là Hạ Phẩm Trung Sanh. Tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật lại chẳng tán loạn thì là Hạ Phẩm Thượng Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh. Vì thế, tín nguyện trì danh niệm Phật sanh trong chín phẩm, đích xác chẳng lầm.
Hơn nữa, tín nguyện trì danh, tiêu phục nghiệp chướng, đới nghiệp vãng sanh chính là Phàm Thánh Ðồng Cư Tịnh Ðộ. Tín nguyện trì danh, đoạn sạch Kiến Tư Hoặc mà vãng sanh thì là Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Ðộ. Tín nguyện trì danh, phá tan một phần vô minh mà vãng sanh chính là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ. Tín nguyện trì danh, trì đến chỗ cứu cánh, đoạn sạch vô minh mà vãng sanh thì chính là Thường Tịch Quang Tịnh Ðộ. Vì thế trì danh sanh trong tứ độ cũng là điều đích xác chẳng lầm vậy.
Hỏi: Trì danh như thế nào để đoạn được vô minh?
Ðáp: Ðối với danh hiệu Phật được trì, chẳng luận là ngộ hay chẳng ngộ, không gì chẳng là “nhất cảnh tam đế” (9). Cái tâm trì niệm chẳng luận là đạt hay không đạt, không gì chẳng là “nhất tâm tam quán” (10). Chỉ vì chúng sanh vọng tưởng chấp trước, tình kiến phân biệt nên chẳng thể khế hợp viên thường. Nào có biết rằng [tâm] năng trì chính là Thỉ Giác. [Danh hiệu Phật] được trì (sở trì) chính là Bổn Giác. Nay cứ thẳng thừng mà trì thì ngoài chuyện trì niệm ấy không có Phật, ngoài Phật chẳng có trì niệm. Năng – Sở bất nhị thì Thỉ Giác hợp với Bổn Giác, ấy gọi là Cứu Cánh Giác.
Hỏi: Thỉ Giác đã hợp với Bổn Giác thì ngay đó chính là Thường Tịch Quang, sao còn nói là vãng sanh?
Ðáp: Nếu đã thấu đạt ngay đó chính là Thường Tịch Quang thì nói đến vãng sanh nào có ngại gì? Bởi vãng tức là chẳng vãng, không vãng mà vãng, sanh chính là vô sanh, vô sanh mà sanh. Văn Thù, Thiện Tài sanh về Tây Phương là bởi lẽ đấy.
Ôi chao! Nam tử! Ðừng mất công suy nghĩ nữa.
————————————-
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
70) Năm điều quyết định chuyện vãng sinh:
1) Bổn Nguyện của Đức A Di Đà quyết định.
2) Lời dạy của Đức Thích Ca quyết định.
3) Sự chứng minh của Chư Phật quyết định.
4) Giáo thích của Tổ Thiện Đạo quyết định.
5) Tín tâm của chúng ta quyết định.
Do năm nghĩa trên quyết định vãng sinh.
71) Niệm Phật là chuyện mình làm. Vãng sinh là chuyện Phật làm. Vãng sinh là do Phật Lực ban cho, lại cứ tính toán trong tâm mình thì đó là tự lực. Chỉ nên xưng danh để chờ Phật lai nghinh.
72) Tuy tam học “Giới, Định, Huệ” hoàn toàn đầy đủ, nhưng nếu không nương Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà mà xưng Danh hiệu Ngài thì không được vãng sinh. Tuy không có “Giới, Định, Huệ”, mà một mực xưng Danh thì chắc chắn được vãng sinh.
73) Hỏi: Vấn đề tự lực và tha lực nên hiểu như thế nào?
Đáp: Pháp Nhiên nầy, tuy không phải là loại căn khí, có thể ra mắt Điện Hạ (Thiên Hoàng) nhưng do Điện Hạ triệu vào. Hai lần vào ra mắt không phải là do khả năng của tôi, mà do sức của Thiên Hoàng, huống gì là sức của Đức Phật A Di Đà!
Chuyện Ngài lai nghinh để tiếp dẫn người xưng Danh là Bổn Nguyện của Ngài, điều nầy thật dễ hiểu.
Những người tội chướng vô trí, không nên hoài nghi vãng sinh. Nếu mà nghi ngờ là hoàn toàn không biết gì về Phật Nguyện cả. Bổn Nguyện được phát ra là để cứu những người tội chướng vậy. Bởi thế hãy nỗ lực xưng Danh chớ khá nghi ngờ. Chỉ sợ không ưa cõi Cực Lạc, không tin Niệm Phật thì sẽ chướng ngại vãng sinh.
Vì vậy gọi là “Tha Lực Nguyện”, là “Siêu Thế Nguyện”.
74) A Di Đà Bổn Nguyện phát ra không phải vì hạng thiện nhân có phương tiện, có thể dùng tự lực để thoát ly sinh tử mà là vì hạng ác nhân tội chướng không có phương tiện để giải thoát.
Những hàng Bồ Tát, Thánh Hiền cũng có thể nương vào đó mà cầu vãng sinh. Hạng thiện nhân phàm phu cũng hướng về lời nguyện nầy mà được vãng sinh, huống gì hạng ác nhân phàm phu lại càng nên nương vào Tha Lực nầy chớ nên hiểu sai lầm mà bám chấp vào tà kiến. Hãy nhớ A Di Đà Bổn Nguyện căn bản là vì hạng phàm phu mà gồm luôn cả Thánh Nhân nữa. Xin hiểu rõ lý nầy.
75) Tu Thánh Đạo Môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh Đạo Môn thì trau dồi trí tuệ, giữ cấm giới, rèn luyện tâm tánh làm tông chỉ.
Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Các thầy cho con hỏi, trước giờ có chuyện gì nan giải còn thường niệm Quán Âm Bồ Tát và thấy rất linh nghiệm, con có cảm giác dường như con có duyên với Quán Âm, hễ có thời gian niệm Phật thì danh hiệu niệm ra đầu tiên trong vô thức cũng là Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Hiện nay mỗi ngày còn tụng niệm 7 biến chú đại bi và 108 lần danh hiệu Quán Âm, Phật A Di Đà con cũng có niệm nhưng mà ít hơn, vậy con có thể về cõi tịnh độ được không ạ?
A Di Đà Phật.
“Hiện nay mỗi ngày còn tụng niệm 7 biến chú đại bi và 108 lần danh hiệu Quán Âm, Phật A Di Đà con cũng có niệm nhưng mà ít hơn, vậy con có thể về cõi tịnh độ được không ạ?”
Trong thâm tâm bạn Chánh Vũ có “Tin và Nguyện” tha thiết về cõi Tịnh Độ không?
Nam Mô A Di Đà Phật.
#Huệ Tịnh, mình có Tín và Nguyễn về cõi Tịnh Độ nhưng còn Hạnh thì chưa đạt tới nhất tâm bất loạn.
Hôm nay mình vô tình đọc được 2 chủ đề này:
http://tuvilyso.org/forum/topic/405-niem-chu-lay-vo-tai-hoa-xay-ra/
http://tuvilyso.org/forum/topic/7701-chia-se-kinh-nghiem-tri-chu-dai-bi/
Họ nói họ niệm chú Đại Bi thì gặp nhiều điều khó hiểu như mất ngủ, cảm giác như có người cõi âm theo, công việc trì trệ. Có người còn nói một số loại kinh như Hoa Nghiêm, Đại Bi chỉ nên tụng ở chùa không nên tụng ở nhà, khi tụng cần phải trì trai giới ăn chay.
Mọi người giải thích cho mình hiểu với họ nói vậy có đúng không.
Theo như mình đọc qua, mình góp ý cho bạn như sau, xin chư vi hoan hỷ bổ sung đính chính.
Bạn nên đọc qua 1 lượt kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni để hiểu rõ hơn về Đại Bi Chú, và xem thêm youtube thầy Thượng Toạ Thích Trung Đạo giảng kỹ về Chú Đại Bi vì mình thấy thầy gần như đã đạt mức tinh đắc pháp Đại Bi. Sau đó bạn sẽ tự giải thích đc những hiện tượng kia vì mình nói k bằng lời Mẹ Quán Âm đã dạy trong Kinh và người thật việc thật như thầy Thích Trung Đạo.
Vấn đề niệm Phật bạn nói Tín Nguyện đầy đủ thì vẫn chưa đầy đủ đâu, vì Tín Nguyện là k có lượng k có giới hạn nên đừng nghĩ đã đủ mà vẫn phải bồi đắp mỗi ngày. Cọn Hạnh thì Nhất Tâm Bất Loạn là cảnh giới chỉ ng đạt tới mới biết rõ, ta ko cần quan tâm, chỉ biết Thật thà niệm, Nhớ nhung niệm…Vậy là đã ổn, pháp sư Thượng nhân Tịnh Không cũng chỉ nói khuyên ta “Lão thật niệm Phật”, k nên nghĩ tới chuyện Nhất Tâm bất loạn hay Vô niệm hữu niệm.
Chúc bạn mau sớm thành tựu Đại Bi niệm Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Bạn Chánh Vũ đang bị kẹt trong tâm lý mà Pháp Nhiên Thượng Nhân gọi đó là “hạnh chướng ngại tín”.
Tuy bạn có hành nhưng tín tâm của bạn còn kém. Bạn còn tìm cầu giải đáp bên ngoài cho cái thắc mắc, nghi ngờ trong lòng chứ không chịu cần tự nghiền ngẫm cho chính mình. Đây là bệnh nghiệp tâm lý chung chứ không riêng gì bạn.
Huệ Tịnh chỉ khuyên bạn một điều này, tín tâm là nên từ đái lòng mà tăng trưởng chứ không phải từ cái bắt chước bên ngoài đem vô cho là có. Tín tâm từ bên ngoài mà có rất là lung lay dễ bị sụp đổ khi có biến cố, những thử thách (thuận nghịch) phải đối mặt trong cuộc sống xảy ra.
———————————-
“Nếu muốn mau thoát khỏi nỗi khổ luân hồi thì không gì bằng Trì danh niệm Phật, cầu sinh thế giới Cực Lạc. Nếu muốn quyết định được sinh về thế giới Cực Lạc thì lại không gì bằng lấy tín để dẫn đường, lấy nguyện để thúc đẩy. Tin xác quyết, nguyện khẩn thiết, dù tán tâm niệm Phật cũng chắc chắn được vãng sinh. Lòng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng dũng mãnh, dù nhất tâm bất loạn cũng chẳng được vãng sinh.” (Pháp ngữ của Đại Sư Ngẫu Ích)
“Tin thì tin một niệm cũng vãng sinh, mà hành thì siêng năng Niệm Phật suốt đời.” (Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Đôi lời chia sẽ, chúc bạn tín tâm vững chắc, tinh tấn tu tập tích lũy công đức vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thật sự là còn nhiều điều chưa thông, chưa hiểu, trước giờ chỉ biết niệm Phật vậy thôi, nhưng giờ lên mạng tìm hiểu thêm thì thấy cách tụng niệm, tu tập có nhiều khúc mắc quá. Mình lên trang thegioivohinh để xem các bác khác thế nào (vì biết ở forum này cũng có nhiều người tụng niệm chú đại bi) thì thấy nhiều người kể khi tụng niệm họ xuất hiện nhiều hiện tượng lạ như tay chân không điều khiển được, rồi như xung quanh có người, có người nói lúc tụng niệm chú đại bi thì luân xa mở để liên kết với cõi vô hình, phải liên kết được với chư Phật chư Bồ Tát mới hiệu quả, nếu không đúng cách thì liên lạc nhầm với cõi âm. Làm sao biết mình đã liên lạc được chưa và liên lạc với Phật hay với ai? Khi tụng phải có hương hoa, bàn thờ trang nghiêm nhưng có một số lúc mình rảnh tay trong lúc làm việc hay chạy xe mình cũng tranh thủ niệm thầm trong miệng lúc đó đang ở ngoài đường đâu có bàn thờ gì, cũng đâu có thể ngồi đúng tư thế được, lúc niệm thì miệng và tâm niệm nhưng tai và mắt vẫn phải để ý xung quanh vì đang chạy xe hay ở chổ làm mà, như vậy niệm Phật có hiệu lực không?
Mà trước giờ mình niệm Phật, trì chú thì chưa từng thấy hiện tượng gì xảy ra như những người khác, thế là thế nào nhỉ?
Mọi người giải thích giúp mình với, mình cảm ơn.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH CẢM QUẢNG ĐẠI BẠCH Y QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Mục đích của việc niệm Phật là để lúc lâm chung được Phật tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc, ngoài mục đích này ra nếu dụng công để mong cầu điều gì khác đều là ngoại đạo, không phải pháp môn Tịnh Độ bạn ạ.
Niệm Phật chỉ chú tâm lắng nghe từng câu từng chữ từ miệng đi vào tai, từ tai trở vào tâm rành rọt không mập mờ từng chữ. Nếu nghe chữ có chữ không tức là tâm đã rong ruổi nơi khác, liền nên kéo tâm trở về câu Phật hiệu. Niệm Phật không nên mong cầu có cảnh giới hiện ra, nếu có thì lâu ngày sẽ bị ma dựa hiện ra đủ thứ cảnh giới để đưa bạn vào. Lúc ấy thì dù Phật tổ hiện ra cũng chẳng cứu bạn nổi và bạn đã bị ma hoàn toàn khống chế, hay còn gọi là tẩu quả nhập ma. Chớ nên có tâm mong cầu này.
Tại Sao Có Cảnh Giới Ma? http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/02/tai-sao-co-canh-gioi-ma/
Người Niệm Phật Có Cần Phải Niệm Thêm Chú? http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/nguoi-niem-phat-co-can-phai-niem-them-chu/
Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Sẵn đây các đạo hữu cho mình hỏi về chuyện phóng sinh luôn ạ. Mình có phát tâm sẽ phóng sinh chim, cá vừa để giải thoát cho chúng khỏi cảnh khổ vừa để giảm ác nghiệp cho bản thân vừa hồi hướng công đức cầu cho gia đạo bình an, cha mẹ khỏe mạnh. Mình lên mạng tìm hiểu về vấn đề này thì thấy nhiều người nói mua chim cá phóng sinh là gián tiếp tạo ác nghiệp do có người mua phóng sinh thì mới có người bắt chim, cá nhốt lại để bán cho mình, với lại nước sông giờ ô nhiễm thả cá xuống chưa chắc chúng đã sống được, còn chim thì người bán vặt lông cánh hay cho uống thuốc để khi mình phóng sinh chúng không bay xa được người ta sẽ bắt chúng lại để bán cho người khác, mình định bụng sẽ thỉnh thoảng mua vài con chim mà mình thấy còn khỏe mạnh (gặp đâu mua đấy coi như là tùy duyên) rồi mạng về nhà mình thả do khu nhà mình có nhiều cây cối và người dân cũng hiền lành chắc không ai bắt chim đâu. Xin các đạo hữu cho ý kiến ạ, mình cám ơn.
Nam mô A Di Đà Phật
Sau khi xem qua những ý kiến của liên hữu, mình thật sự muốn hỏi bạn là bạn đã chân thật nghe lời mình góp ý chưa?
Mình vẫn khuyên bạn đọc Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Kinh Niệm Phật Ba La Mật và nghe giảng kinh của thầy Thích Trung Đạo thì những thắc mắc bạn đang rối rắm đó sẽ đc tháo gỡ.
Về chú Đại Bi, những vị trong thegioivohinh bạn nên cảnh giác, vì “thật tu” thi ít, ham thích “thần thông” thì nhiều, nên dễ bị ma dựa vong kéo. Chúng ta học Phật chứ ko cầu xin Phật ban thần thông linh điển. Chúng ta học cái gì, tánh từ bi, hạnh từ bi và nguyện độ mình độ tất cả. Niệm đại bi chỉ nghĩ ta đang niệm để giúp đỡ muôn loài thoát khổ đc an vui.
Về phóng sanh, ta tạo phước cứu chúng sanh là việc của ta, họ bắt giết là việc của họ. Bạn có thể phóng sanh 1 tháng 30 ngày để những ng kia đi săn 1 tháng 30 ngày đc hết sao? Họ làm ác có cái quả báo của họ, ta cứ làm lành cứu chúng không phân biệt, nhưng khéo léo hơn, bạn cứu thì cứu chung k phân biệt đó là tu tập hạnh bồ tát, hạnh bình đẳng.
Vẫn là câu nói trên, bạn nên nghe giảng Thầy Thích Trung Đạo, vị này từ “thực tế” giảng giải rất rõ, nên bạn có thể nhanh nắm bắt đc tinh tuý của việc học tụng kinh chú niệm Phật. Đây là dựa theo căn cơ thắc mắc của bạn mà khuyên chân thành, mong bạn bỏ chút thời gian tìm hiểu vị Thầy này bạn sẽ rõ đc những gì còn vướng. Đời Mạt Pháp, tà sư tà kiến vô lượng vô biên, nên nương theo 2 bảo, Pháp bảo (kinh sách của Phật và cổ đức đại sư) và Tăng bảo ( hoà thượng, đại đức…). K nên nương theo các diễn đàn để tâm vọng động làm chướng duyên học tập.
Kết luận, nhiều ng rất nhiều ng cứ nói rằng tôi theo Phật, tôi theo Đạo….nhưng đa phần chỉ là “bình phong che mắt”, vì sao, vì họ theo mà mục đích thì chẳng phải tông chỉ của Đạo mình đang học. Có mấy ai tự mình xét lại và hỏi, tại sao Phật hiện thế ở Ta Ba này, Và tại sao ta phải học Phật và ko học gì khác, và nếu đã học Phật sao những lời Phật nói, Tăng nói lại ko nghe ko tin ko thực hành, lại đi nghe đi tin “nhân gian”.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con có vọng tưởng sai biệt nào xin quý liên hữu cùng sư trưởng thương xót góp ý
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Đạo hữu Chánh Vũ phóng sinh rồi chỉ hồi hướng cho cha mẹ cầu khỏe mạnh,gia đạo bình an thì hạn hẹp quá. Nên hồi hướng cho cả oan gia trái chủ của bản thân,oan gia trái chủ của cha mẹ,cho cửu huyền thất tổ nội ngoại,cho khắp pháp giới chúng sinh nữa…như vậy thì công đức phước báo của bạn sẽ lớn hơn nhiều.
Chịu khó tìm sông hồ nào sạch sạch chút rồi phóng sinh.
Về việc mua chim phóng sinh thì gặp đâu mua đấy,khỏe cũng mua,yếu cũng mua,rồi đem về gần nhà bạn thả cho nó an toàn.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin thường niệm.
Cầu sanh Tây Phương của Đức Phật A Di Đà
Con người mình sống tranh đấu cũng chỉ vì hai bữa cơm qua ngày .Mỗi ngày trôi qua ,gây thêm nhiều nghiệp ,khi sanh ra không có gì ,chết cũng không đem theo được gì.Chỉ có nghiệp theo ta như bóng theo hình.Nghiệp lành đến cõi lành ,nghiệp dữ rơi vào đường ác.
Sống làm con người đủ thứ khổ .Như Đức Phật đã từng nói :cuộc đời là bể khổ.
Thời mạt pháp này ,chúng ta nên thường xuyên niệm Phật ,làm lành ,lánh dữ .
Hồng Danh sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật xin thường nhớ và niệm.
CHÚNG TA NIỆM A DI ĐÀ PHẬT LÀ DO CHÍNH ĐỨC THÍCH CA MÂU NI PHẬT KHUYÊN BẢO, CHÚNG TA KHÔNG TRÁI PHẠM LỜI GIÁO HUẤN CỦA NGÀI.
Trong khi tôi giảng đã nhiều lần nói rõ với các vị đồng học. Thế giới tây phương cực lạc là một cái đại học Phật giáo mà A Di Đà Phật là người sáng lập. Là trường đại học thì đương nhiên phải có học sinh, học sinh từ đâu mà có? Là do hết thảy chư Phật mười phương giới thiệu tiến cử đến ngôi trường này. Thế giới ta bà này của chúng ta vị giáo chủ là Thích Ca Mâu Ni Phật cũng khuyên chúng ta đi đến thế giới Cực Lạc. Năm 1977 tôi giảng kinh tại HongKong, khuyên mọi người niệm phật cầu sanh Tịnh Độ thì có người hỏi tôi; “Thưa Pháp sư! Vì sao Ngài không niệm Thích Ca Mâu Ni Phật? Tịnh Độ của Thích Ca Mâu Ni Phật gần, còn Tịnh Độ của A Di Đà Phật thì cách chúng ta đến 10 vạn ức cõi Phật, thật là quá xa, Ngài vì sao lại bỏ gần lấy xa?” Câu này rất có đạo lý.
Tôi nói là tôi nghe lời của Thích Ca Mâu Ni Phật, vị đó cho rằng chúng ta niệm A Di Đà Phật, mà không niệm Thích Ca Mâu Ni Phật là đại bất kính đối với Bổn Sư, lão sư của mình không niệm lại đi niệm người khác. Tôi nói không phải là như vậy, tôi nói Thích Ca Mâu Ni Phật dạy tôi niệm A Di Đà Phật, tôi niệm A Di Đà Phật chính là theo giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật, đây mới là tôn kính đối với Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu Ni dạy tôi niệm A Di Đà Phật, tôi lại không niệm A Di Đà Phật mà ngày ngày niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, thì Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ không hài lòng vì không nghe giáo huấn, không nghe lời của Ngài. Cho nên tôi nghĩ lại vẫn là nghe theo giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật vậy, Ngài dạy ta niệm A Di Đà Phật thì ta niệm A Di Đà Phật, Ngài dạy ta cầu sanh thế giới Cực Lạc thì ta cầu sanh thế giới Cực Lạc, vậy thì mới đúng, vậy thì mới không sai. Cho nên lời nói bên ngoài bạn vừa nghe có vẻ như có đạo lý, như đúng nhưng mà lại sai, không có đạo lý. Bạn mà không cẩn thận thì bạn đã bị mắc lừa, bạn sẽ đi sai đường, bạn sẽ đi vào trong ngã rẽ mất, vậy thì ta sẽ bị thiệt thòi rất lớn.
– HT. Tịnh Không.
Câu hỏi 13: Vì sao có lúc trong đầu có cảm giác như kéo tơ bóc kén, càng tịnh để niệm Phật thì hiện tượng này càng mãnh liệt? Tình trạng này thuộc về nghiệp chướng. Nếu gặp phải tình huống này hoặc tương tự thì không nên lo sợ, phải tập trung tinh thần ý chí, càng chăm chỉ nỗ lực niệm Phật, liều mạng mà niệm, phải đột phá chướng ngại này. Chướng nạn có thể dựa vào gia trì oai thần bổn nguyện cuả Phật Bồ Tát, chúng ta thành tâm thành ý niệm sẽ được Phật lực gia trì. Lúc đó dù không thể tiêu trừ nhưng nghiệp chướng nhất định có thể giảm nhẹ.
con xin hỏi :Câu hỏi 13: Vì sao có lúc trong đầu có cảm giác như kéo tơ bóc kén. vây cảm giác là thế nao(diễn tả rõ ” kéo tơ bóc kén” cho con hiểu) cảm ơn!
Mười phương chư Phật quá nhiều vì sao các bạn chỉ niệm A Di Đà Phật mà không niệm các chư Phật khác?
Tôi hỏi thử các vị, mọi người các vị ai có thể giải thích được vấn đề này rõ ràng ? Mười phương Phật rất nhiều, vì sao các vị chuyên niệm A Di Đà Phật ? Vì sao các vị không niệm mười phương chư Phật ? Có người nào có thể trả lời hay không ?
Trả lời đơn giản nhất, chính là chiếu theo trên kinh A Di Đà đã nói. Thích Ca Mâu Ni Phật ở trong kinh A Di Đà đã bốn lần khuyên bảo chúng ta niệm A Di Đà Phật.
Kinh A Di Đà có thể làm chứng minh là Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta thuận theo lời giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, đây là đáp án rất đơn giản, rất dễ dàng.
Thế nhưng vấn đề của người ta vẫn chưa được khai mở ra, vì sao Thích Ca Mâu Ni Phật muốn khuyên chúng ta niệm A Di Đà Phật ?
Không chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật, mà chúng ta thấy ở trong kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà là mười phương tất cả chư Phật Như Lai đều khuyên mọi người niệm A Di Đà Phật, đó là ý gì vậy ?
Nếu như bạn muốn hiểu vũ trụ, chúng ta gọi là vũ trụ, ở trong Phật pháp gọi là pháp giới, nếu như chân thật hiểu được rõ ràng chân tướng của vũ trụ nhân sanh rồi thì bạn liền biết được tất cả chư Phật vì sao bảo chúng ta niệm A Di Đà Phật.
Cho nên đây là một vấn đề lớn, không phải là vấn đề nhỏ. Các vị có đọc qua ở trong kinh đại thừa hay không ?
Trong khóa tụng sớm tối đã có, trong 88 vị Phật có Pháp giới Tàng thân A Di Đà Phật, cái ý này đã nói rõ rồi. A Di Đà Phật là tên gốc của pháp giới tất cả chư Phật, danh hiệu của tất cả chư Phật là biệt hiệu của Ngài, A Di Đà Phật là tên gốc của các Ngài, cho nên gọi pháp giới tàng thân.
Lão hòa thượng Tịnh Không
Các anh/chị cho em hỏi là khi niệm Phật A di đà phật, có cần niệm nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật, nam mô bồ tát quan thế âm không, có cần trí chú đại bi không? em cảm ơn các anh/chị.
A Di Đà Phật
Chào bạn Dương!
Danh hiệu A Di Đà Phật bao trùm tất cả các pháp, một câu A Di Đà Phật tiêu được trọng tội trong 80 ức kiếp sanh tử, công đức niệm Phật là bất khả tư nghì. Song nếu bạn phát tâm muốn trì chú Đại bi, niệm thánh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm… và cảm thấy trong tâm an lạc thì bạn nên hành vậy.
Hành giả tụng Kinh, niệm Phât, trì chú, làm các hạnh lành phải đem hết thảy công đức mà cầu giải thoát; nếu chỉ cầu quả báo hữu lậu thì đó là các hạnh ma.
Người tu hành chơn chánh luôn biết mình nên tu tập ra sao, niệm Phật thì cả đời mỗi một câu A Di Đà Phật không rời miệng “Đá có thể mòn, nguyện này chẳng đổi”- nhất định được vãng sanh, vĩnh viễn lìa khổ được vui.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Mỹ Diệp,
Trong thời khóa NĐ chuyên niệm danh hiệu A DI Đà phật, sau đó niệm danh hiệu Quán Thế Âm và Đại Thế Chí bồ tát có chút ít hơn.
Còn ngoài thời khóa, mọi lúc, trừ những việc cần phải dùng tư duy, suy nghĩ hay tập trung thì thời gian còn lại đều niệm danh hiệu Quán Thế Âm bồ tát. Cái này do có thói quen từ khi bắt đầu niệm phật, cứ tự nhớ nghĩ đến Quán Thế Âm bồ tát, không do huân tập mà cứ tự niệm Danh hiệu Quán Thế Âm bồ tát.
Vãng sanh Tây Phương thì nên niệm A Di Đà Phật là chính nhưng sao lại như vậy thưa Mỹ Diệp, những lúc tập trung thì niệm A Di Đà, còn không để ý là lại niệm Quán Thế Âm, nếu tiếp tục làm vậy có sai chánh pháp? liệu như vậy có được vãng sanh không ạ?
Mong MD giải thích cho NĐ đỡ lo lắng.
Kính thầy, con xin chân thành cảm ơn
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào đạo hữu Nguyễn Đạt!
Tóm lược câu hỏi của NĐ: niệm thánh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm có được vãng sanh hay không? Với một người “trẻ người non dạ” như MD thì câu hỏi này tương đối khó, không biết tiền bối Thiện Nhân, đạo hữu Hãy Niệm A Di Đà Phật… có phần giải đáp nào không, riêng MD chỉ có những chia sẻ nông cạn mong NĐ hoan hỷ.
*Cùng đọc lại 12 đại nguyện của đức Quan Thế Âm Bồ Tát, trong đó nguyện thứ 10 và nguyện thứ 11
Nguyện Thứ Mười: Tây Phương tiếp dẫn Tràng hoa thơm, kỹ nhạc, lộng tàn Tràng phan, bảo cái trang hoàng Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây.
(Nếu ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân này thì sẽ có phướng dài đi trước, tàng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương.)
Nguyện Thứ Mười Một: Di Đà thọ ký Cảnh Tây Phương, tuổi thọ khôn lường Chúng sanh muốn sống miên trường Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về.
(Ở giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngài đã được cho biết trước là về sau Ngài sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó.)
*13 vị Tổ Liên Tông Tịnh Độ đều khuyên chúng sanh niệm thánh hiệu A Di Đà Phật.
Đại Sư Ngẫu Ích dạy rằng “Nếu tín nguyện kiên cố, khi lâm chung niệm mười niệm hoặc một niệm cũng nhất định vãng sanh. Nếu không có tín nguyện, cho dù trì danh hiệu đến gió thổi không vào, mưa rơi không thấm, giống như tường đồng vách sắt, cũng không có lý nào đắc sanh. Người tu Tịnh nghiệp không thể không biết vậy”
Đại sư Tỉnh Am dạy “Niệm Phật mà không phát đại tâm Bồ đề thì không tương ưng với đại nguyện của đức A Di Đà, do đó rốt cùng không thể vãng sanh. Nhưng nếu phát tâm Bồ đề mà không chuyên tâm niệm Phật thì cũng không thể vãng sanh. Do vậy, lấy việc phát tâm Bồ đề làm chánh nhân, niệm Phật làm trợ duyên thì sau này mới có thể vãng sanh. Người tu Tịnh nghiệp không thể không biết điều này”. “Người niệm Phật phải nên tinh cần chuyên tâm”.
Triệt Ngộ Đại Sư dạy:
“Một là thật vì sanh tử mà phát tâm Bồ đề, đó là học đạo chơn chánh.
Hai là lấy tín nguyện thâm sâu, trì danh hiệu Phật làm chánh tông Tịnh độ.
Ba là lấy sự nhiếp tâm chuyên chú niệm làm phương tiện hạ thủ công phu.
Bốn là lấy việc chiết phục phiền não đang hiện hành làm sự tu tâm chính yếu.
Năm là lấy sự chuyên trì bốn luật nghi chính yếu làm chỗ căn bản nhập đạo.
Sáu là lấy các pháp khổ hạnh làm việc trợ duyên tu đạo.
Bảy là lấy sự nhất tâm bất loạn làm chỗ quay về của Tịnh độ.
Tám là lấy sự trông thấy các linh ảnh tốt đẹp làm chỗ nghiệm chứng vãng sanh.
Tám điều trên đây, người tu Tịnh nghiệp không thể không biết.”
Hòa Thượng Tịnh Không được goi là Vị Tổ Liên Tông thứ 14 cũng dạy: “Tâm Bồ đề giống như kim chỉ nam, phải có tín tâm kiên định, tâm nguyện kiên định, quyết không thay đổi, một đởi chỉ có một phương hướng, chỉ có một mục tiêu, mỗi niệm cùng A Di Đà Phật tương ứng, chắc chắn được sanh cõi Tịnh độ” “Người thật sự cầu vãng sanh, tất cả thế giới của thân tâm đều buông bỏ, trong lòng chỉ có A Di Đà Phật”
Ngài Ấn Quang Đại Sư dạy người niệm Phật khi bị tai nạn, bệnh khổ nên niệm Bồ Tát Quan Thế Âm, cứ niệm 10 câu A Di Đà Phật thời niệm 5 câu Bồ Tát Quan Thế Âm.
*Có rất nhiều người bảo rằng hồi giờ đã quen niệm danh hiệu các vị Phật, Bồ Tát giờ chỉ niệm A Di Đà Phật, có bị coi là bất kính không? Thật chính các tâm phân biệt này mà chính chúng ta ngăn thánh đạo; Phật, Bồ Tát chẳng có tâm phân biệt, chúng ta lại có tâm nghi ngờ không phải là đã mang trọng tội sao. Chúng ta có niềm tin với Phật Thích Ca, Bồ Tát Quan Thế Âm… dù không niệm danh hiệu các Ngài, hoặc niệm ít hơn thì niềm tin ấy cũng không hề mất đi; Chư Phật mười Phương ca ngợi tán thán A Di Đà Phật, các Vị Tổ là hóa thân của Phật, Bồ Tát đều khuyên niệm A Di Đà Phật thời chúng ta y cứ mà thực hành.
NĐ đã quen niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm thì cũng một lòng một dạ cầu xin Ngài tiếp dẫn về cõi Tây Phương vậy.
MD chỉ có vài dòng như thế, mong là NĐ sau khi tham khảo sẽ có sự điều chỉnh phương pháp tu hành sao cho lý- sự vẹn đường mà đặng vãng sanh. Kính chúc đạo hữu chí nguyện sớm thành!
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Mỹ Diệp,
Kính thầy,
NĐ vô cùng hoan hỷ và biết ơn trước lời khuyên của MD. Các vị sư tổ đã khuyên như vậy nên cũng đành y theo đó mà thực hành. Xin cảm ơn MD.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Hãy Niệm A Di Đà Phật,
NĐ còn mới tu học, công phu chưa đắc lực, hiểu biết chưa rộng vậy mong quý tiền bối chỉ bảo
Vậy NĐ có thắc mắc:
+) NĐ niệm phật, bồ tát như vậy (trong thời khóa niệm A Di Đà phật nhiều , và danh hiệu các chư vị bồ tát, phát nguyện vãng sanh với phật A Di Đà . Còn ngoài thời khóa lại chỉ quen, nhớ nghĩ, niệm Quán thế Âm bồ tát) như vậy có sai công phu không ạ? Liệu tiếp tục như vậy có vãng sanh không thưa HNADĐP?
+) Nếu không ổn mong HNADĐP giúp con chỉnh lại niệm trong và ngoài thời khóa như nào cho đúng.
Hiện tại con niệm Quán Thế Âm bồ tát thấy thanh tịnh và bỏ được nhiều niệm xấu như sân hận và tà dâm, cũng như tăng trưởng lòng từ bi và yêu thương mọi người, động vật. Trước kia con phát nguyện vãng sanh Tây Phương, nhất định theo Quán Thế Âm, hành đạo bồ tát cứu khổ cứu nạn.
Nhưng trước hết phải vãng sanh Tây Phương, mà các vị sư tổ khuyên niệm nhiều danh hiệu A Di Đà phật nên con chỉnh lại cách niệm như thế nào cho hợp lý ạ. Con xin chân thành cảm ơn ạ
Nam Mô A Di Đà phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Đạt,mình xin chia sẻ với bạn đôi điều:
1.Bạn Phải Tin Pháp Niệm Phật Là Thù Thắng Siêu Việt Nhất Để Cứu Độ Mình Nhanh Chóng
-Trong kinh A Di Đà,sáu phương chư Phật:Phật,Phật xưng tán nhau.Phật,Phật đạo đồng hiện tướng lưỡi rộng dài khuyên chúng sanh thọ trì pháp môn này.Có thể nói đây như chiếu chỉ của nhà vua,thần dân tốt nên thực hiện theo,không nên chen chân vào ý kiến thế này thế kia nữa,chấm dứt hết mọi nói năng,bàn luận
-Trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh,để hằng thuận chúng sanh,Phật nói nhiều pháp tu phước,13 phép quán.Nhưng đến cuối pháp hội,Phật chỉ phó chúc tôn giả A Nan pháp trì danh niệm Phật,có thể nói đây mới là tâm nguyện của Phật
Ðức Phật bảo Tôn Giả A Nan: “Này A Nan ! Ngươi phải trì lời này cho tốt. Người trì lời này tức là trì danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật”
-Kinh Vô Lượng Thọ,48 đại nguyện thì nguyện 18 được coi là siêu thế nguyện,nói về trì danh hiệu Phật
2.Khi nhân duyên đến,chuyển đổi lấy chọn pháp môn thù thắng là điều tất yếu:
-Kinh hoa nghiêm,Phổ Hiền Bồ Tát là trưởng tử,có thể nếu gọi Phật là vua,thì Phổ Hiền Bồ Tát là thái tử,là huynh trưởng của các vị bồ tát.
Vậy mà đến cuối pháp hội của Phật Thích Ca thì Phổ Hiền Bồ Tát đã chuyển hướng dẫn dắt tất cả các vị bồ tát khác về tây phương cực lạc,đến pháp hội của Phật A Di Đà
-Bồ Tát thì hành động theo lý trí,không tình chấp sâu nặng như chúng ta,không thể nói yêu Phật Thích Ca thì không muốn đến pháp hội Phật A Di Đà,mà là nơi nào giúp chúng ta thành tựu thiện nguyện sớm thì ta phải tìm cách mà đến
3.Phương Pháp Chuyển Đổi Pháp Môn
-Về mặt tâm lý,bạn phải vui vẻ sẵn sàng đón nhận sự chuyển đổi này giống như học sinh đi học hết lớp một thì phải chuyển lên lớp 2
-Việc bạn nhớ Quán Âm có lẽ bạn có duyên với Ngài,đây là một điều tốt.Hôm nay bạn biết tới Phật A Di Đà Đà thì lại càng tốt hơn nữa,giống như trước kia biết mẹ,nay lại được gặp cha.
-Cha mẹ thì hỗ trỡ lẫn nhau giúp cho con cái sớm thành tựu,không có chuyện cha mẹ gây chướng ngại cho con cái,vì thế không có chuyện bạn niệm Quán Âm Bồ Tát thì Ngài sẽ gây chướng ngại cho việc vãng sanh của bạn,chướng ngại hay không là do tự bạn chọn lựa,không phải là do bồ tát hay Phật
– Quán Âm Bồ Tát cũng khuyên bạn niệm Phật
-Việc thay đổi thói quen thì phải chuyển đổi từ từ,không thể cưỡng cầu trong một vài ngày được.Bạn không phải cố nghĩ cách quên đi bồ tát khi mà bạn đang rất nhớ,như thế có thể sẽ gây phiền não
-Mà bạn nên dành thời gian tìm hiểu ,nghe nhiều về sự tích về Phật A Di Dà thì lâu dần bạn sẽ tự nhiên nhớ Phật A Di Dà.Chuyện 10 năm mà bạn cứ đòi làm ngay trong một vài ngày thì làm sao được.Phương pháp ở đây là liên tục lắng nghe về Phật A Di Đà,đọc kinh,tụng kinh về Phật A Di Đà trên một vạn lần xem,khi đó bạn tự nhiên bạn sẽ cảm Phật A Di Đà gần gũi
4.Tại sao Phải Chuyển Đổi Pháp môn
Ngay cả nhưng người tu bên thiền nhiều năm,nhưng khi họ biết được lợi ích được pháp môn niệm Phật thì học cũng chuyển đổi pháp môn.Thiền và tịnh,phương pháp thực hành có những chỗ trái ngược nhau nhưng họ vẫn chuyển đổi được
-Huống hồ gì Phật A Di Đà và Quan Âm Bồ Tát không trái ngịch nhau,đều là tây phương tam thánh,cho nên có thể không khó chuyển đổi như bên thiền
5.Cuối Cùng:Bạn Phải Tin Rằng Phật Lực A Di Dà là siêu việt là không thể nghĩ bàn,nhanh chóng nhất,đơn giản nhất, để giúp thoát khỏi sanh tử.
Nếu bạn thật sự tin được điều này thì việc chuyển đổi là điều tất yếu.
A Di Đà Phật
Thế có cần niệm nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật không? cảm ơn Mỹ Diệp !chúc Mỹ Diệp luôn mạnh khỏe.
A Di Đà Phật
Chào Dương!
Nếu bạn thường nghe Pháp của Hòa Thượng Tịnh Không thì câu đầu tiên trong các bài giảng pháp là câu “A Di Đà Phật”, kết thúc buổi giảng vẫn là câu “A Di Đà Phật”. Nghe pháp của Đại Đức Thích Giác Nhàn thì câu đầu tiên nói với đại chúng là “Nam Mổ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật” và câu cuối cùng cũng là “Nam Mổ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật”. Vì Phật Thích Ca Mâu Ni kỳ thời là giáo chủ cõi Ta Bà nên có rất nhiều hành giả dù tu pháp môn nào cũng đều niệm danh hiệu của Ngài- đó là lý của chúng ta, sự của chúng ta, Phật không dạy như vậy.
Vì Trang nhà là nơi tu tập theo pháp môn Tịnh độ tức là niệm A Di Đà Phật nương theo nguyện của A Di Đà Phật về Tây Phương nên các hành giả đều niệm Phật. Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy chúng sanh niệm Phật trong rất nhiều Kinh điển mà đại biểu là Kinh Phật Thuyết A Di Đà Kinh, Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ… Danh hiệu A Di Đà Phật là danh hiệu chung của tất cả các vị Phật, khi đối trước Tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, chúng ta chắp tay niệm danh hiệu Ngài cũng được, niệm A Di Đà Phật Ngài lại càng hoan hỷ. Điều đáng sợ nhất ở đây là miệng niệm Phật, tâm không có Phật, nghĩa là niệm Phật nhưng mỗi ngày từ thân- khẩu- ý phát khởi đều không theo lời Phật dạy, đều hành nghiệp ác- cái này mới đáng lo, đáng sợ.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi Nguyễn Đạt,
Tông chỉ tông yếu tu học trong Kinh Vô Lượng Thọ là ” Phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Thế nào là “Nhất hướng” trong “Nhất hướng chuyên niệm”? Theo sách Chú Giải liễu nghĩa ra là “ngả theo một hướng mà tiến tới, lệch hẳn về một phía, một vị…”
Vậy chúng ta nên tu học hành trì như thế nào để chắc được thành tựu? Vâng, cứ y giáo phụng hành.
Chúc NĐ ngày càng tinh tấn nhé!
A Di Đà Phật
“Nhất thiết duy tâm tạo”, Cảm ơn bạn Mỹ Diệp nhé!
A Di Đà Phật…
Sư đệ Hãy Niệm A Di Đà Phật:
Hoan nghinh đệ trở lại trang duongvecoitinh. Xin chân thành cảm ơn sư đệ.
A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật,
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ tát!
Con thành kính trước danh Người bất tận
Quán Thế Âm, con dâng mãi khúc ca
Xưng tán Người, ôi công hạnh nguy nga
Như hoàn vũ, như trời mây rộng lớn.
Con thành kính trước trái tim vĩ đại
Thần oai Người cứu độ khắp chúng sinh
Trong huy hoàng đại định cõi tâm linh
Người ứng hiện, hóa thân nghìn muôn cõi.
Con thành kính trước dung nghi tuyệt đối
Thánh thân Người như núi báu tinh khôi
Hỡi mênh mông, ánh mầu nhiệm sáng soi
Cả trời đất như bồi hồi xúc cảm.
Con thành kính trước nguyện thề ấm áp
Người phát lên, chấn động đến vô biên
Quyết âm thầm dẫn lối kẻ lụy phiền
Về nương tựa, bóng Phật hiền cao cả.
Con thành kính trước đại từ, đại xả
Đại bi tâm, đại hỷ lực thiêng liêng
Bao đời rồi, chất chứa đến diệu huyền
Phước tuôn chảy thành linh thiêng chứng giám.
Con quỳ xuống, nhỏ nhoi nào đâu giám
Thấy mình hay khi tạo chút phước duyên
Hay tự hào vì tài trí luyên thuyên
Con xin nguyện cần chuyên gìn giới đức.
Con quỳ xuống, dâng Người niềm thổn thức
Lòng biết ơn như chất ngất, thiết tha
Vì hiểu Người là đồng đẳng chẳng xa
Với Chư Phật trong huyền không Vô Ngã.
Con quỳ xuống, nguyện theo Người nghìn ngã
Đem đạo mầu phổ độ cứu quần sinh
Đem yêu thương dập tắt những cực hình
Quyết dũng cảm dấn thân vào nẻo khó.
Con quỳ xuống, khát khao niềm nho nhỏ
Khởi lòng từ bao phủ cả trần gian
Góp đôi tay yếu ớt, tiếng dịu dàng
Xây thế giới đến một ngày rực sáng.
Con quỳ xuống, kính yêu và tán thán
Tạ ơn Người, đã đến với trần gian
Mật hạnh Người, còn lưu dấu thênh thang
Để bất diệt thành ánh dương chói lọi.
Con quỳ xuống, xin phép màu tỏ rọi
Đến muôn loài trong mạch chảy tử sinh
Cầu chúng sinh thoát khỏi những tội tình
Lạy danh Mẹ, xin ân tình cứu độ.
Quán Thế Âm, lời Người còn vang vọng
Chúng con nguyện, xin cất bước Đài Sen
Đến vô cùng, đến tuyệt đối vô biên
Phát đại nguyện, độ nhân thiên Giác Ngộ.
Ai muốn thấy, phép nhiệm mầu gia hộ
Hãy yêu thương, phụng sự khắp tha nhân
Hãy ân cần, tinh tấn đến vạn lần
Và thinh lặng, tọa thiền tìm Vô Ngã.
Bao phép lạ khởi nguồn từ tất cả
Điều thiện lành ta vất vả trồng, gieo
Với nội tâm thanh tịnh, chẳng bám đeo
Khởi một niệm, Quán Âm liền ứng hiện.
Sưu tầm
đây gọi là u mê, Tà Đạo
Kinh nào nói Đức Phật Thích Ca Nhờ Niệm Phật Tam Muội mới Thành Phật. Thật là ngu si mê lầm tà giáo.
Bạn hoan hỉ tìm đọc Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội sẽ rõ nhé. A Di Đà Phật.