Chữ Phật có nghĩa là giác ngộ. Học Phật có nghĩa là học làm người giác ngộ, tức là “phá mê khai ngộ”. Tâm giác ngộ là tâm Bồ Tát, ngược lại, cái tâm mê hoặc điên đảo là cái tâm sinh tử luân hồi. Dùng cái tâm sinh tử luân hồi mà tu tất cả các pháp thiện thì cũng vô ích, cũng không thể thoát khỏi luân hồi. Tuy nhiên vẫn có được phước báo. Phước báo đó, theo như trong kinh nói, sẽ được sinh vào một trong sáu nẻo luân hồi nằm trong ba cõi, mà phước báo cao nhất là được sinh vào cõi Đại phạm thiên. Vua của cõi trời Đại phạm thiên vẫn là phàm phu, cũng không có cách gì để có thể thoát khỏi sự trôi lăn trong sáu nẻo. Hưởng hết phước báo rồi lại bị đọa lạc, luân hồi. Cho nên, làm Thượng đế cũng không phải là cứu cánh.
Học Phật cần phải có một cái tâm giác ngộ. Tâm giác là tâm thanh tịnh. Cho nên, người học Phật phải luôn luôn giữ cho cái tâm của mình được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh chính là tâm giác ngộ, trong tâm không có nghi hoặc, không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, luôn luôn sống với cái tâm thanh tịnh, bình đẳng. Trong cuộc sống hằng ngày, bất kể chúng ta làm việc gì, ở đâu, tiếp xúc với ai, đều phải giữ cái tâm không nghi hoặc, không vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, sống với cái tâm thanh tịnh. Giữ được cái tâm thanh tịnh như thế thì đó chính là “lục độ vạn hạnh” của Bồ Tát tu tập. Điều đó cho thấy Bồ Tát tu tập không tách rời cuộc sống, từ trong cuộc sống này mà tu tập thành tựu hạnh nguyện Bồ Tát một cách viên mãn. Không cần phải thay đổi cách sống và môi trường làm việc, đó mới là tinh thần của Phật giáo Đại thừa.
Trong kinh luận Đại thừa thường nói “lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”, chúng ta phải lãnh hội cho được ý nghĩa của câu kinh này. Hoàn cảnh xã hội, môi trường làm việc, tính chất công việc, phương pháp làm việc của mỗi người có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có thể thực hành tu tập hạnh nguyện của Bồ Tát và thành tựu đạo hạnh như các bậc Bồ Tát. Thực hành được như vậy chính là thể hiện tinh thần “lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”.
Tâm của Bồ Tát là chân thành, thanh tịnh, từ bi; hạnh của Bồ Tát là lìa tất cả các tướng, tu tất cả các điều thiện. Tu tập được như vậy thì có được an lạc, hạnh phúc mỹ mãn ngay trong hiện tại. Chỗ khác biệt giữa phàm phu với Bồ Tát là: phàm phu thì chỉ biết lo cho bản thân mình, còn Bồ Tát thì trong mỗi ý niệm đều nghĩ đến cứu độ chúng sanh, vì tất cả chúng sanh mà phục vụ. Dù làm tất cả những việc ấy, trong tâm của Bồ Tát vẫn không phân biệt, chấp trước, cho nên “làm mà coi như không làm, không làm mà làm tất cả”. Điều đó có nghĩa là tuy làm mọi công việc, nhưng trong tâm thì coi như không làm việc gì hết. Vì vậy mà tâm của các ngài luôn luôn thanh tịnh, trong sáng. Đó là chỗ khác biệt giữa phàm phu và Bồ Tát.
Kẻ phàm phu thì làm việc gì cũng đắn đo, phân biệt, chấp trước, có tu có được. Trong tâm chỉ có một ý niệm mê mờ, luyến ái, chấp thủ. Vì không thể nào thoát khỏi ý niệm vô minh, luyến ái, chấp thủ cho nên mãi mãi bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi, không bao giờ thoát khỏi tam giới, không bao giờ tu hành được chứng quả. Đừng nói đến là quả vị của Bồ Tát Đại thừa, mà ngay cả quả vị đầu tiên (sơ quả) của Tiểu thừa cũng không đạt được, niệm Phật cũng không thể vãng sinh. Điều kiện cần và đủ để người niệm Phật có thể vãng sinh là thân tâm phải thanh tịnh. Trong tâm nếu còn một chút tham đắm, luyến ái đối với hoàn cảnh thế giới, với tất cả mọi việc trong sáu nẻo không thể nào buông bỏ được thì không bao giờ được vãng sinh. Điều này những người mong muốn cầu vãng sinh không thể không biết. Cho đến những vấn đề như cuộc sống trong tam giới, trong lục đạo so với cuộc sống siêu thoát ngoài tam giới, ngoài lục đạo khác nhau như thế nào, chúng ta đều phải biết một cách thấu đáo, rồi sau mới làm phát khởi cái tâm từ bỏ luân hồi, cầu thành Phật đạo.
Con người nếu không thoát khỏi được tam giới thì phạm vi cuộc sống của họ chỉ luẩn quẩn trong sáu nẻo luân hồi, không gian cuộc sống rất nhỏ bé, và đương nhiên cuộc sống cũng rất khổ đau. Thí dụ, cuộc sống của trời Phạm Thiên vương, mặc dù phạm vi sinh hoạt của ông ta là bao quát cả lục đạo, nhưng nói cho cùng thì cũng chỉ trong ba cõi mà thôi, không thoát ra ngoài sáu nẻo luân hồi được. Ngày nay chúng ta được làm thân người, sống trong lục đạo cũng rất đáng thương! Phạm vi cuộc sống của chúng ta không ra khỏi quả địa cầu này. Nếu như sinh vào đường súc sinh, thí dụ làm một con chó người ta nuôi trong nhà chẳng hạn, thì phạm vi sinh hoạt của nó không ra khỏi ngôi nhà của chủ. Chúng ta phải hiểu điều này, trong lục đạo, địa vị và phạm vi sinh hoạt của chúng ta rất nhỏ bé, rất đáng thương! Đó là nguyên do vì sao đức Phật dạy chúng ta phải cố gắng tu tập thành Phật, thành Bồ Tát. Mục đích là muốn chúng ta có một không gian cuộc sống bao la không giới hạn.
Trong đời này, chúng ta chỉ có một điều duy nhất để nắm giữ, một việc lớn nhất để làm, đó là cầu nguyện được vãng sinh sang thế giới Tây phương cực lạc. Sau khi sinh sang thế giới Tây phương cực lạc, phạm vi không gian cuộc sống của chúng ta, giống như trong kinh “Vô lượng thọ” đã nói, là tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, giống như thế giới của các chư Phật. Trong mười phương quốc độ của chư Phật, nghĩ đi liền đi, nghĩ về liền về, rất tự do tự tại! Còn trong sáu đường luân hồi thì rốt cuộc không thể thoát khỏi quả báo sinh tử ‘xả thân thọ thân’, nghĩ đến thật nói không hết khổ!
Được sinh sang thế giới Tây phương cực lạc thì tuổi thọ vô lượng vô biên, mãi mãi không bị sinh tử luân hồi. Tướng mạo thân thể thì tùy theo ý niệm của tất cả chúng sanh mà biến hóa ra, giống như trong kinh Phổ môn đã nói: “Chúng sinh muốn được độ bằng hình thức thân thể như thế nào, liền hiện ra thân như thế ấy để độ”. Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa, người đời ai nấy đều ngưỡng mộ, trong khi đó thần thông biến hóa của chư Phật, Bồ Tát thì vô lượng vô biên, không giới hạn, không phải tư duy, tưởng tượng của con người có thể hiểu hết được, lại còn có quả báo rất thù thắng và cuộc sống hạnh phúc rất mỹ mãn, tại sao chúng ta lại không muốn? Nếu như thật sự muốn vãng sinh sang thế giới ấy thì nhất định phải đem cái tâm niệm tham luyến thế giới này buông bỏ hết, lấy cái tâm thanh tịnh chân thành niệm Phật. Trong một đời này nhất định thành tựu, tuyệt đối không quá.
Trích Tâm Không Vướng Bận
Nguyên tác: Tịnh Không Pháp sư
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
Thân con dù nát trong cõi đời
Dù còn tăm tối phận ngu si
Cũng quyết một lòng về Cực Lạc
Cầu Phật xót thương chẳng bỏ rời
A DI ĐÀ PHẬT
Hành giả niệm Phật nếu đã buông bỏ được thế giới này không còn tham luyến gì cả nhưng gia đình vẫn còn luyến ái chưa muốn cho mình đi như thế thì Phật có đến tiếp dẫn mình hay không ? hay là đến lúc thọ mạng hết Phật mới đến rước . Xin thiện tri thức giải thích cho con được rỏ
Đi hay không là do mình chẳng phải do người nhà bạn ạh, nếu bạn còn vương vấn thì bạn còn ở lại, vì tâm bạn không thanh tịnh. Đi sớm hay muộn cũng do tâm mình, nhưng nếu để tình cảm gia đình chi phối thì chắc chắn bạn sẽ không thể về Tây Phương.
Bạn Phú , ở đây mình muốn hỏi lòng từ bi của Phật có tiếp dẫn mình trước thọ mạng trong khi người thân còn thương mến mình , yêu thương mình hay không? Còn hành giả niệm Phật thì có công phu và tự tại rồi .
Khi nào bạn tu tập đạt đến như những gì bạn hỏi, nghĩa là tự tại, buông xả, không còn vướng mắc gì thì bạn sẽ tự có câu trả lời
a di đà phẬt, viỆc đi hay không là do mình, dù ngưỜi thân còn luyẾn ái thì đó là viỆc cỦa hỌ, khi đỦ nhân duyên phẬt sẼ đẾn tiẾp dẪn, còn cẢnh giỚi tỰ tẠi vãng sinh thì mình sẼ làm chỦ muỐn đi thì đi muỐn Ở thì Ở. cái chính là bẠn có thỰc sỰ buông hay chưa mà thôi
Các vị đạo hữa cho hỏi làm sao tu thập nhị nhân duyên để đắc quả vị duyên giác ạ.biết pháp duyên giác cái này sanh ra cái kia nhưng không biết tu như thế nào
Mô Phật! Mô Phật!
Bạn Dương Tử không nghe qua câu kệ này của Diên Thọ Ðại Sư – Liên Tông Lục Tổ hay sao vậy.
“Không Thiền, không Tịnh Ðộ
Giường sắt, cột đống lửa!
Muôn kiếp lại ngàn đời
Chẳng có nơi nương tựa.”
Một khi mất thân người này, ái dục còn chưa dứt e rằng khó có ngày không vào ba đường ác. Không đáng kinh sợ hay sao vậy bạn?
“Ái hà thiên xích lãng
Khổ hải vạn trùng ba
Dục thoát luân hồi khổ
Tảo cấp niệm Di Ðà.”
Dịch:
“Sông Ái dài muôn dặm
Biển mê sóng vạn tầm
Muốn thoát luân hồi khổ
Hãy gấp niệm Di Đà.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Có vẻ như đạo hữu tu theo Nguyên Thuỷ. Từ Bổn xin mạo muội có ý kiến như sau (xin vắn tắt vì đây là website của pháp môn Tịnh Độ). Vòng xích 12 nhân duyên sẽ vỡ tung nếu một trong 12 mắt xích bị đứt. Theo ý riêng của Từ Bổn, chỗ yếu nhất là đoạn xúc – thọ – ái -thủ. Nếu thọ mà quán chiếu thấy nó vô thường, khổ, vô ngã thì sẽ không sinh ra ái, và vòng xích sẽ đứt. Cũng theo kinh nghiệm riêng của Từ Bổn thì hành thiền Tứ Niệm Xứ là cách không để cho thọ chuyển sang ái một cách rất hiệu quả. Tinh thần yểm ly (chán Ta Bà cầu Vãng Sanh của pháp môn Tinh Độ) cũng trong cái ý ngăn không cho thọ chuyển sang ái. Vài lời về pháp tu Nguyên Thuỷ mong các đạo hữu Tịnh Độ hoan hỷ nếu có sai sót.
Bạch thầy! Con đã nghiên cứu về pháp môn tịnh độ và con có một thắc mắc là chúng ta phải tu thế nào để khi vãng sanh được một trong ba phẩm vị là thượng phẩm thượng sanh, thượng phẩm trung sanh và thượng phẩm hạ sanh và người tu tại gia có thể khi vãng sanh đc phẩm vị thượng sanh hay không? Mong các thầy hãy khai thị giúp con!!
A Di Đà Phật
-Người tại gia vẫn được vãng sanh thượng phẩm nhé.Trong quán kinh Vô Lương Thọ,đương cơ là bà Vy Đề Hy và 500 thị nữ,họ đều là người tại gia.Đối tượng chính của kinh này vốn dành chính tại gia,còn người xuất gia chỉ là kèm theo.Trong kinh nói rõ có 3 bậc thượng phẩm,Phật nói chủ yếu là hướng tới người tại gia,nếu người tại gia ko được thượng phẩm thì Phật nói làm gì về bậc thượng phẩm,Phật chẳng nói những điều thừa. Trong pháp hội, bậc đương cơ nghe pháp và hàng vãng sanh bậc thượng chủ yếu là những người tại gia như Vy Ðề Hy phu nhân… nên Phật ứng theo cơ duyên ấy chẳng nói đến chuyện xuất gia trong phần giảng về thượng phẩm vãng sanh.
-Còn vê tu thượng phẩm hay hạ phẩm thì có đều tuân theo tông thú là phát Bồ Đề Tâm,nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật,nguyện sanh trọn vẹn 4 cõi tịnh độ chóng lên ngôi bất thoái.Tùy theo công phu niệm Phật định hay tán mà phẩm vị cao hay thấp.
-Trong Tứ Thiếp Sớ, đại sư đã luận như sau:
‘Lại xem phần Ðịnh Thiện trong Quán kinh và ý nghĩa kinh văn ba bậc thượng, trung, hạ thì toàn là sau khi đức Phật nhập diệt, phàm phu ngũ trược chỉ do gặp duyên sai khác nên đến nỗi có chín phẩm sai biệt.
Vì sao? Người trong ba phẩm trên là phàm phu gặp duyên Ðại Thừa. Người trong ba phẩm giữa là phàm phu gặp duyên Tiểu Thừa. Người trong ba phẩm hạ là phàm phu ngu ác, ác nghiệp, lúc lâm chung nhờ bạn lành, nương nguyện lực của Phật bèn được vãng sanh; đến khi hoa kia nở thì mới phát tâm, chứ phải đâu là người mới học Ðại Thừa (cổ đức bảo bậc hạ là người mới học Ðại Thừa). Nếu hiểu như thế thì mình lầm, làm người khác lầm, tai hại quá sức!’.
-Còn vê tu thượng phẩm hay hạ phẩm thì có đều tuân theo tông thú là phát Bồ Đề Tâm,nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật,nguyện sanh trọn vẹn 4 cõi tịnh độ chóng lên ngôi bất thoái.Tùy theo công phu niệm Phật định hay tán mà phẩm vị cao hay thấp.
-Ngài Ngẫu Ich Đại sư nói
(Giải: “Tín, nguyện, trì danh” là tông chỉ trọng yếu của bộ kinh này. Tín và nguyện là Huệ Hạnh, trì danh là Hành Hạnh. Được vãng sanh hay không hoàn toàn là do có tín, nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp, hoàn toàn là do trì danh sâu hay cạn. Vì thế, Huệ Hạnh để hướng dẫn, Hành Hạnh là hạnh tu chánh yếu. Giống như mắt và chân cùng vận dụng vậy).
A Di Đà Phật
mới có 32 tuổi biết bao giờ đến ngày được giải thoát đây, sống ở nơi ko muốn sống cũng là khổ, nơi đây quá nhiều phiền não,được sống nơi nhiều người tin phật phiền não có lẽ ít hơn, sống nơi chẳng ai tin thấy chán quá mất thôi, vì con người ít thấu hiểu cảm thông cho nhau
Bạn hãy dùng tâm chân thành niệm Phật với tín, nguyện, hạnh lâu ngày chày tháng tâm sẽ được thanh tịnh. Ráng niệm phật mọi lúc mọi nơi đi, đứng, nằm, ngồi. Một câu A di đà niệm tới cùng.
Phúc Bình xin gửi bạn câu chuyện sau , hy vọng bạn có thể suy ngẫm được điều gì đó:
Thái tử Sỹ Đạt Đa sau khi thành đạo, trở về quê hương độ người thân. Vua Tịnh Phạn và các quần thần cùng đến gặp nhưng thấy Thái tử thì không ai cúi mình đảnh lễ. Lúc này Đức Phật Thích Ca hiểu rằng: với họ thì Phật Thích Ca vẫn đơn giản chỉ là một thành viên trong Hoàng tộc mà thôi. Khi đó để hóa độ gia tộc mình, Phật liền trổ thần thông bay lên không trung, tỏa hào quang sáng chói … Vua Tịnh Phạn và quần thần lập tức bị nhiếp phục, đồng gieo mình đảnh lễ Phật Thích Ca, từ đây bắt đầu thời gian hóa độ của Đức Phật nơi quê hương.
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Gửi bạn huệ tịnh.đúng là mình đang muốn thoát luân hồi cho nên mới hỏi các vị đạo hữu làm sao tu thập nhị nhân duyên để đắc quả vị duyên giác mà.biết thập nhị nhân duyên mà không biết tu như thế nào để đắc qủa.pháp môn niệm phật thì hiểu rồi.alahán kiết sử cũng hiểu
A Di Đà Phật.
TDT: “pháp môn niệm phật thì hiểu rồi.alahán kiết sử cũng hiểu.”
Nói thiệt ra pháp môn niệm Phật học cả đời cả kiếp cũng không hiểu, vi chỉ có Phật với Phật mới hiểu. Chúng ta hiểu là chỉ hiểu theo cái kiến thức phàm phu phân biệt hữu hạng thôi. Khi nào chúng ta thực hành niệm Phật cả đời mới hy vọng sẽ hiểu sơ sơ vậy.
Có nhiều kiến thức thì cũng dễ, nhưng khi có rồi lại muốn buông xả ra thực là khó. Ngoài đời có cái tự trói buộc của đời. Trong đạo có cái tự trói buộc của đạo. Sau này bạn sẽ tự hiểu biết ra 1 câu niệm Phật có công năng thù thắng nhất giúp bạn tháo gỡ những dây trói buộc mà với sức lực hữu hạn, thất thường, bất định, mâu thuẫn của bạn không thể làm được. Tu hành để thoát khỏi cái ngã, phần đông chúng ta không thể thoát khỏi cái ngã trong 1 kiếp con người vô thường hữu hạn này.
“Để đời này thoát khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Để được vãng sinh Tịnh Độ, không gì hơn Niệm Phật.
Tu Niệm Phật để cầu vãng sinh Tịnh Độ, thì tương ứng với tâm của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà. Tu các hạnh khác để cầu vãng sanh Tịnh Độ thì mâu thuẫn với tâm của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà.” (Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Đạo hữu và Quý vị hãy nghe cái đĩa này HT Tịnh Không giảng về cách tu Tịnh Độ rất hay, chí lý (mình nghe rất nhiều đến năm bảy chục lần rồi vẫn chưa đã)
http://www.tinhkhongphapngu.net/video/Tinh-Do-Dai-Kinh-Khoa-Chu-giang-lan-thu-4-nam-2014/Tinh-Do-Dai-Kinh-Khoa-Chu-giang-lan-thu-4-nam-2014-Tap-13B/875/
A Di Đà Phật
A di đà phật
“Tu các hạnh khác để cầu vãng sanh Tịnh Độ thì mâu thuẫn với tâm của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà”.
Vì sao Các hạnh khác lại mâu thuẫn, đạo hữu có thể giải thích được không?
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Phong Lan.
Trong kinh A Di Đà đức Phật Thích-Ca đã ân cần khuyên dạy cõi Cực Lạc công đức trang nghiêm không thể nghĩ bàn, nên tin mà niệm Phật phát nguyện sanh về rõ ràng kia mà. Các đức Phật nhiều như cát sông Hằng, đều hiện tướng lưỡi rộng dài khen ngợi ở khắp cõi nước mười phương, lẽ nào chúng ta phàm phu đầy nghiệp chướng lại không thuận theo đi nghi ngờ?
Luận Tỳ-bà-sa của Ngài Long Thọ nói: “Phật pháp có vô lượng môn, như những con đường ở thế gian có khó có dễ, đi bộ thì khó ngồi thuyền bè thì dễ. Muốn dễ đi mau đến phải nên niệm Phật, phải nên xưng danh hiệu Phật A-di-đà thì mau được đạo giác ngộ Chân Chánh Vô Thượng”.
Luận Thập Nghi của Đại sư Trí Giả nói: “Ở đời ngũ trược cầu quả vị không thối chuyển rất khó được, ví như người què đi bộ một ngày không quá mấy dặm. Nếu tin Niệm Phật Tam-muội nương nguyện lực của đức Phật ấy nhiếp trì, chắc chắn được vãng sinh, như ngồi thuyền gặp gió xuôi, chỉ trong khoảnh khắc vượt xa ngàn dặm. Lại như kẻ thấp hèn theo vua Chuyển Luân một ngày một đêm đi khắp tứ thiên hạ. Đó chẳng phải do tự lực mà bởi sức mạnh của vua Chuyển Luân, giống như đi xe ở thế gian”.
Nếu không tu niệm Phật (chánh hạnh) để cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, nương theo Bổn Nguyện Đại Bi của Phật Lực gia trì mau sớm ngày thoát ta khỏi sanh tử luân hồi, thì như vậy đối với bạn nên tu hạnh nào mới không mâu thuẫn trong thời mạt pháp ngũ trược ác thế đối với phần đông là hạng căn cơ, nghiệp nặng phước kém này? Bạn nghĩ phàm phuchúng ta có thể đi con đường tự lực Thánh Đạo Môn à?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trích dẫn “Thuyết chuyên tu và tạp tu tịnh nghiệp” của Đại sư Thiện Đạo:
Có người gạn: “Sao Hòa thượng không dạy người Quán tưởng Phật, mà chỉ bảo chuyên Trì danh?”.
Ngài đáp: “Chúng sinh đời này phần nhiều chướng nặng tâm thô, thức thần tán động, mà cảnh Tịnh độ rất tế diệu, nên Quán tưởng khó thành. Vì thế, đức Phật xót thương, khuyên thẳng nên xưng danh hiệu. Chính vì xưng danh là hạnh dễ làm, nếu cứ giữ mỗi niệm nối nhau tu như thế suốt đời, thì mười kẻ niệm mười kẻ được vãng sinh, trăm người tu trăm người về Tịnh độ. Tại sao thế? Vì không duyên tạp bên ngoài, nên dễ được chánh niệm. Vì cùng với bản nguyện của Phật hợp nhau. Vì không trái với kinh giáo. Vì thuận theo lời Phật”.
“Nếu bỏ chuyên niệm, tu xen tạp những hạnh khác, trong trăm ngàn người chỉ hy vọng được ba bốn kẻ vãng sinh. Bởi tại sao? Vì duyên tạp loạn động khiến cho mất chánh niệm; vì không hợp với bản nguyện của Phật A-di-đà; vì trái với kinh giáo và không thuận lời Phật; vì sự hệ niệm không nối tiếp nhau; vì tâm không thường nhớ báo đáp ơn Phật; vì tuy hành đạo mà thường tương ưng với danh lợi; vì thích theo duyên tạp, làm chướng chánh hạnh vãng sinh của mình và người. Mong tất cả mọi người khéo tự tư duy, khi đi đứng nằm ngồi phải cố gắng nhiếp tâm ngày đêm chớ rời Thánh hiệu, thề quyết giữ đến hơi thở cuối cùng. Như thế tới lúc mãn phần, niệm trước vừa thọ chung, niệm sau liền sinh Cực Lạc. Từ đây, vĩnh viễn hưởng sự vui pháp lạc vô vi cho đến khi thành Phật, há chẳng đáng mừng ư?”.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Vừa rồi tôi có được xem video của một ban hộ niệm ở Lâm Đồng. Ban hộ niệm đã hộ niệm cho một cụ bà quê mùa được vãng sanh.
Cụ bà cả đời chẳng biết đến kinh sách chỉ biết một câu: A Di Đà Phật.
Tại sao cụ chỉ niệm Phật mà lại được vãng sanh?
Câu trả lời là vì cụ có đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh, càng tu nhiều pháp môn thì khó mà chuyên nhất được, khi đó Tín, Nguyện,Hạnh không đầy đủ. Chẳng lẽ lúc lâm chung rồi vẫn phân vân: nên niệm phật hay trì chú…
Pháp môn thì vô lượng học cả đời cũng chẳng hết, chỉ có một cách là niệm phật để về Tây Phương, về đó học phật A Di Đà thì mọi pháp môn đề thông hết.
Pháp môn nào dễ thực hành và phù hợp với mình thì chọn, pháp môn nào giúp mình một đời thành Phật thì chọn, không có pháp môn nào là cao hơn hay thấp hơn cả. Thành quả cuối cùng mới là quan trọng.
Nam Mô A Di Đà Phật !