Chúng sinh tạo nghiệp tất phải theo nghiệp thọ báo là điều đương nhiên. Kinh Ðịa Tạng nói rằng: “Sức nghiệp rất lớn, nó có thể ngang bằng với núi Tu Di, sâu như biển, hay làm chướng ngại thánh đạo, cho nên chúng sinh chớ khinh việc ác nhỏ mà cho là không tội. Sau khi chết phải chịu quả báo, hào tơ cũng không tránh khỏi. Chí thân như cha mẹ cũng không thay thế cho được”. Nếu còn mang nghiệp thì không thể liễu sinh thoát tử.
Như pháp sư An Thế Cao, nhiều đời xuất gia tu hành, có một kiếp làm thái tử nước An Tức, lìa bỏ ngũ dục, xuất gia tu hành, hiện kiếp đắc túc mạng thông biết được đời trước thiếu nợ mạng người, người chủ nợ ở Trung Quốc. Thế là tiền thân An Thế Cao bèn đáp thuyền đến, tới Lạc Dương, đương lúc ngang qua cánh đồng trống, bỗng xuất hiện một thanh niên trẻ, lưng đeo bảo kiếm, từ xa thấy pháp sư đã nộ khí xung thiên, đến gần không nói không rằng vung gươm chém xuống. Sau khi chết, linh hồn pháp sư lập tức đến nước An Tức đầu thai, lại làm thái tử, lớn lên cũng phát tâm xuất gia tu hành, chứng túc mạng thông, biết đời trước đến Lạc Dương hoàn mạng, nay còn nợ một mạng cần phải trả cho xong, chủ nợ cũng ở Lạc Dương. Một lần nữa An Thế Cao (thân trước) lại đáp thuyền đến Trung Quốc, vào tá túc trong gia đình người đã giết pháp sư đời trước. Vì sao trước kia giết pháp sư, mà nay lại cho tá túc? Vì mạng đã trả xong rồi vậy. Lúc dùng cơm tối, tiền thân An Thế Cao hỏi: “Ông nhận ra tôi không?”. Chủ nhân đáp: “Không”. “Tôi chính là người mà ông đã giết ngày… tháng… năm… ở ngoài đồng ấy”. Chủ nhân thất sắc. Quái! Việc này làm gì có người thứ ba nào biết, chắc ông tăng này là quỷ đến đòi mạng rồi, bèn đứng dậy định bỏ chạy. Sư kéo tay bảo ngồi xuống, nói: “Chớ hốt hoảng như thế! Tôi không phải là quỷ đâu”. Sư nói rõ sau khi bị giết, linh hồn lại trở về nước An Tức đầu thai, lần này còn nợ một mạng muốn trả cho xong: “Ngày mai tôi sẽ bị người đánh chết, vì muốn đền trả nợ cũ, xin ông hãy làm chứng giùm, thay tôi nói với quan phủ rằng: Chính tôi muốn trả nợ, quan đừng bắt tội người vô ý giết tôi”. Hôm sau, hai người cùng ra phố, An Thế Cao đi trước, gia chủ theo sau. Phía trước, một nông phu đang gánh một gánh củi nặng, quang gánh trước bỗng nhiên rớt xuống, đòn gánh bật ngược ra sau, trúng ngay đầu tiền thân An Thế Cao vừa đi tới, chết ngay tại chỗ. Anh tiều phu bị bắt ngay lập tức. Gia chủ thấy hoàn toàn phù hợp với những gì đêm qua Sư nhờ vả, bèn thuật hết đầu đuôi cho quan phủ. Quan phủ nghe xong, tin nhân quả thật sự không lầm, bèn xá tội cho người tiều phu mặt đang xanh như tàu lá. Sau khi chết, linh hồn tăng nhân đến nước An Tức, đời thứ ba lại đầu thai làm thái tử, cũng xuất gia tu hành, là An Thế Cao thời nay vậy. Nghiệm đó thì biết, nghiệp buộc rất khó trốn chạy, như pháp sư An Thế Cao, hai đời trước từng là cao tăng, biết được việc đời trước mà còn không thể chuyển nổi các nghiệp tạo từ vô thỉ ấy, huống hồ gì phàm phu chúng ta. Và pháp môn niệm Phật có thể mang nghiệp vãng sinh, thù thắng biết dường nào.
Việc đới nghiệp vãng sinh của pháp môn niệm Phật, công năng thật khó nghĩ lường, nên xưa nay biết bao người hoài nghi. Xưa có vị quốc vương hỏi Na Tiên Tỳ kheo rằng: “Người niệm Phật có thể đới nghiệp vãng sinh à? Việc này khó tin lắm”. Na Tiên hỏi: “Này Ðại vương, tảng đá bỏ xuống nước có chìm không?”. Vua đáp: “Tất nhiên là chìm”. Na Tiên lại hỏi: “Nếu muốn đá không chìm, điều ấy có thực hiện được không?” Vua đáp: “Không thể được”. “Nếu đặt tảng đá ấy lên thuyền, được không?”. Vua lãnh ngộ: “Ðược”. Nên biết chúng sinh mang nghiệp, tất phải đọa lạc, như đá tất nhiên là phải chìm vậy. Người niệm Phật, nhờ vào nguyện lực của Phật A Di Ðà tiếp dẫn vãng sinh, nương vào chiếc thuyền đại nguyện của Phật nên được đới nghiệp, giống như đá được đặt lên thuyền chở đi khắp nơi vẫn không chìm vậy.
Lại dẫn thêm một chuyện để chứng minh đới nghiệp vãng sinh. Ngày xưa Trương Thiện Hòa sống bằng nghề giết mổ trâu bò. Một ngày, Hòa lâm bệnh, khi sắp mạng chung, thấy bầy trâu bò đến đòi nợ, con thì lấy sừng móc mắt, con thì dẫm đạp lên thân, con thì húc vào bụng, Trương sợ quá gọi vợ thỉnh chư Tăng cứu độ. Một cao Tăng được thỉnh tới bảo với Thiện Hòa rằng: “Ðừng sợ! Ông đời này nghiệp sát quá nặng, không có pháp nào khác cứu được ông, chỉ có xưng niệm “Nam mô A Di Ðà Phật” mới có thể giải oan cho ông, mới có thể làm cho ông thoát khổ, hãy niệm theo tôi!”. Tăng nhân niệm lớn “Nam mô A Di Ðà Phật”, Trương Thiện Hòa cầm hương niệm theo “Nam mô A Di Ðà Phật”. Niệm được mấy tiếng, Trương Thiện Hòa nói: “Trâu đi hết rồi!”. Tăng khuyên niệm tiếp cầu sinh Tây phương, Trương Thiện Hòa lại càng khẩn thiết, một lát nói lớn: “Phật đến tiếp dẫn tôi”, bèn cắm hương, chắp tay, niệm Phật mà tịch. Ðây tức chứng minh cho việc đới nghiệp vãng sinh, thiết tha khuyên mọi người, thấy được nhân duyên niệm Phật đới nghiệp vãng sinh, nên suy xét cho kỹ, chớ có hiểu sai. Nếu bảo niệm Phật có thể vãng sinh rồi lúc sống tha hồ tạo nghiệp, ỷ lại vào Phật, đợi lúc sắp mạng chung mới niệm Phật để cầu đới nghiệp vãng sinh, nhất thiết không được có tư tưởng như vậy. Nên biết niệm Phật lúc lâm chung là việc không dễ dàng, nếu không có thiện căn nhiều đời thì lúc lâm chung tuyệt đối không thể niệm Phật. Trương Thiện Hòa một đời sát sinh tuy ác nhưng chắc chắn đời trước có thiện căn; nếu không, thì không thể bảo vợ thỉnh Tăng cứu độ, cũng không thể gặp được đại cao Tăng dạy cho pháp môn niệm Phật. Mong chư hữu, trước cần ngăn ngừa điều ác, chớ đợi sau rồi cầu Phật, thường ngày nên niệm nhiều câu Phật hiệu, chớ chờ lúc chết mới cầu siêu. Lời xưa dạy rằng: “Cho ngựa phi nước đại, đến vực mới kéo cương; làm sao còn kịp nữa, người ngựa ắt như tương. Lại nữa lái thuyền ra, đến giữa dòng sông kia; mới bắt đầu vá lủng, thân mạng có toàn không”.
Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
thân người khó được.PHẬT PHÁP khó nghe. Thật là khó….
Xin các thầy dạy cho chúng con thế nào là LÝ TRỰC KHÍ HOÀ.
thầy ơi cho con hỏi, gia đình còn không theo tôn giáo,còn chưa quy y tam bảo,con cũng không biết tụng kinh luôn, nhưng trong lòng con vẫn luôn hướng đến với đức phật. Thỉnh thoảng còn có đi lạy phật, dâng hương,cúng dường đem công đức đó hồi hướng cho mình và chúng sanh đồng vãng sanh cực lạc.Và hàng ngày con niệm phật, tuy niệm không được nhiều lắm một ngày chỉ mấy chục câu niệm phật thôi.Như vậy đã được chưa thấy.
A Di Đà Phật. Liên hữu hãy nghiệm ví dụ này: một học sinh đang ôn thi để vào đại học, nhưng mỗi ngày chỉ dành 1-2 phút để học thi thì liệu xác xuất của học sinh ấy để đậu đại học được bao nhiêu? Cũng vậy, hành giả niệm Phật cầu vãng sanh về cõi Phật phải tinh chuyên mỗi ngày. Liên hữu hãy cố gắng bắt đầu bằng cách lập định thời khóa niệm Phật, mỗi ngày dành ra 10-15 phút để niệm Phật. Đừng vì lý do gì mà bỏ thời khóa và cố gắng hãy giữ đừng bỏ thời khóa cho đến ngày vãng sanh. Định khóa dần dần tăng thêm chứ đừng giảm xuống, nếu vì lý do bất khả kháng hôm nào không niệm đủ thời gian thì hôm sau phải niệm bù vào. Như thế thì cơ hội vãng sanh mới may ra có được.
Hành giả mới bước chân vào Tịnh tông bước đầu nên quy y để giữ giới, sau đó cố gắng nghe giảng pháp về Tịnh Độ (vị thượng thủ Tịnh Tông hiện nay là pháp sư Tịnh Không) để hiểu về pháp tu của mình và xem có hợp với căn cơ tu của mình không. Việc biết tụng kinh có hay không thì không quan trọng lắm, liên hữu hãy chú tâm vào việc niệm Phật và lấy đó làm chánh hạnh. Các việc khác như tụng kinh, trì chú, làm từ thiện… làm trợ hạnh trợ duyên cho hành giả niệm Phật.
A Di Đà Phật.
Cháu chào chú CƯ SĨ HỮU MINH.cháu mới có con được mấy ngày .khi ở nhà cháu không muốn ai sát sanh. Hôm nay bắt đầu đi làm khi làm về thấy con gà.em vợ mang lên hôm trước hôm nay đã bị giết thịt.không phải cháu tiếc rẻ miếng ăn miếng uống.chú có biết không ? Đứa trẻ khóc thét cả buổi chiều.từ lúc sanh ra hễ đưa cho bú thì nó liền khóc thét lên.cũng phải thôi mẹ vợ .mẹ chồng lúc nào cũng nghĩ phải thịt gà móng giò thì làm sao cản được. Cháu chắc cũng đã lớn lên như vậy. Đứa trẻ tuy không biết nói nhưng cháu chắc mẹ con đều tổn phước.cõi TA BÀ này tuy là nơi gửi lại thân xác nhưng bỏ thân xác này thì mỗi người một ngả. Cõi này là khổ.vì suốt ngày phải chụng kiến giết chóc.giận hờn. Rồi đến khi tai hoạ xảy đến mới chạy đến chùa chiền PHẬT THÁNH. Lại kêu khổ kêu sở. Nghe tiếng đứa trẻ khóc ré lên đều có nguyên nhân. Cháu không phải bác sĩ.làm sao mà cứu được . Mọi người sẽ trách cháu nhu nhược .Nhưng làm sao có thể suốt ngày ở nhà trông coi được. Mời được THỔ ĐỊA chẵng mời được lâu.nay cũng là cái nghịch cảnh của mình. Nguyện cho tôi học được thêm nghề thuốc.biết nấu ăn chay. Nếu chẳng được thì sáu căn cứ hư nát…thuốc men không cứu nổi.thầy thuốc không chữa nổi.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyên,
Vợ chồng bạn phải phát tâm tụng ngay Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện để hồi hướng cho cháu bé. Dưới đây là Phẩm Thứ Tám trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, bạn đọc thật kỹ để biết mình phải và nên làm gì nhé:
Phẩm Thứ Tám
CÁC VUA DIÊM LA VÀ QUYẾN THUỘC KHEN NGỢI
Lúc đó, trong dãy núi Thiết Vi có vô lượng Quỷ Vương cùng với Thiên Tử Diêm La đồng lên cung trời Ðao Lợi, đến chỗ của Ðức Phật. Ðó là:
Quỷ Vương Ác Ðộc,
Quỷ Vương Ða Ác,
Quỷ Vương Ðại Tranh,
Quỷ Vương Bạch Hổ,
Quỷ Vương Huyết Hổ,
Quỷ Vương Xích Hổ,
Quỷ Vương Tán Ương,
Quỷ Vương Phi Thân,
Quỷ Vương Ðiển Quang,
Quỷ Vương Lang Nha,
Quỷ Vương Thiên Nhãn,
Quỷ Vương Ðạm Thú,
Quỷ Vương Phụ Thạch,
Quỷ Vương Chủ Hao,
Quỷ Vương Chủ Họa,
Quỷ Vương Chủ Thực,
Quỷ Vương Chủ Tài,
Quỷ Vương Chủ Súc,
Quỷ Vương Chủ Cầm,
Quỷ Vương Chủ Thú,
Quỷ Vương Chủ Mỵ,
Quỷ Vương Chủ Sản,
Quỷ Vương Chủ Mạng,
Quỷ Vương Chủ Tật,
Quỷ Vương Chủ Hiểm,
Quỷ Vương Tam Mục,
Quỷ Vương Tứ Mục,
Quỷ Vương Ngũ Mục,
Kỳ Lợi Thất Vương,
Ðại Kỳ Lợi Thất Vương,
Kỳ Lợi Xoa Vương,
Ðại Kỳ Lợi Xoa Vương,
A Na Tra Vương,
Ðại A Na Tra Vương.
Những vị Ðại Quỷ Vương như thế, mỗi vị cùng với trăm ngàn tiểu quỷ vương, toàn cư ngụ ở cõi Diêm Phù Ðề, ai nấy đều có chức trách, đều có phần chủ trị riêng.
Các vị Quỷ Vương đó cùng với Thiên Tử Diêm La, nương oai thần của Ðức Phật và oai lực của Đại Bồ Tát Ðịa Tạng , đồng lên đến cung trời Ðao Lợi và đứng qua một phía.
Bấy giờ, Thiên Tử Diêm La quỳ gối chắp tay bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Nay chúng con cùng các vị Quỷ Vương nhờ nương oai thần của Ðức Phật và oai lực của Đại Bồ Tát Ðịa Tạng mới được đến đại hội nơi cung trời Ðao Lợi này, mà cũng là chúng con được thiện lợi vậy. Nay con có chút việc nghi ngờ, dám bạch hỏi Ðức Thế Tôn, cúi xin Ðức Thế Tôn từ bi tuyên thuyết.”
Ðức Phật bảo Thiên Tử Diêm La: “Cho phép ông hỏi, Ta sẽ vì ông mà nói rõ.”
Bấy giờ, Thiên Tử Diêm La chiêm lễ Ðức Thế Tôn và ngoái nhìn Bồ Tát Ðịa Tạng, rồi bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Con xem xét Bồ Tát Ðịa Tạng ở trong sáu đường dùng trăm ngàn phương chước để cứu độ những chúng sanh mắc phải tội khổ, chẳng từ mệt nhọc. Vị Ðại Bồ Tát này có những sự thần thông bất khả tư nghì như thế, nhưng chư chúng sanh vừa được thoát khỏi tội báo, chẳng bao lâu lại phải đọa vào ác đạo nữa.
“Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ Tát Ðịa Tạng đã có thần lực bất khả tư nghì như thế, cớ sao hàng chúng sanh chẳng chịu nương về thiện đạo để được giải thoát mãi mãi? Cúi xin Ðức Thế Tôn dạy rõ việc đó cho chúng con.”
Ðức Phật bảo Thiên Tử Diêm La: “Chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề tánh tình cang cường, khó điều khó phục. Ðại Bồ Tát đây trong trăm ngàn kiếp đã từng cứu vớt những chúng sanh đó, làm cho họ sớm được giải thoát.
“Những người bị tội báo cho đến bị đọa vào đường đại ác, Bồ Tát dùng sức phương tiện nhổ sạch cội gốc nghiệp duyên, làm cho họ hiểu được các việc đời trước. Nhưng vì chúng sanh trong cõi Diêm Phù Ðề kết ác tập nặng, vừa ra khỏi lại trở vào, làm nhọc cho Bồ Tát phải trải qua nhiều số kiếp để độ thoát.
“Ví như có người quên mất nhà mình, đi lạc vào đường hiểm; trong con đường hiểm đó có rất nhiều quỷ Dạ-xoa, cùng cọp, sói, sư tử, rắn độc, bò cạp. Người mê muội đó ở trong đường hiểm chỉ chừng giây lát là sẽ gặp các thứ độc.”
“Có một vị Tri Thức hiểu nhiều phép thuật, khéo ngăn trừ thứ độc đó, cho đến quỷ Dạ-xoa cùng các loài ác độc v.v…, chợt gặp người mê muội kia đang muốn đi vào đường hiểm, bèn vội bảo rằng: ‘Ô hay, ông kia! Vì cớ gì mà vào con đường này? Ông có phép thuật lạ gì có thể ngăn trừ các thứ độc chăng?’
“Người lạc đường chợt nghe lời ấy mới biết là đường nguy hiểm, liền lùi lại, muốn ra khỏi con đường đó. Vị Thiện Tri Thức kia nắm tay dìu dắt, dẫn ra khỏi đường hiểm, tránh khỏi các sự ác độc, và đến con đường tốt lành, làm cho được an lạc; rồi bảo rằng: ‘Này người lạc đường! Từ nay về sau chớ đi vào con đường đó nữa. Ai mà vào con đường đó ắt khó ra được, lại còn bị tổn tánh mạng!’
Người lạc đường đó cũng sanh lòng cảm trọng. Lúc từ biệt nhau, vị Tri Thức lại căn dặn thêm: ‘Nếu gặp người thân quen, cùng những người đi đường hoặc trai hoặc gái, thì hãy bảo với họ rằng con đường đó có nhiều sự ác độc, vào đó có thể mất cả tánh mạng. Ông chớ để cho những người ấy tự vào chỗ chết.”
“Vì thế nên Bồ Tát Ðịa Tạng đầy đủ đức đại từ bi, cứu vớt những chúng sanh mắc tội khổ, khiến cho họ được sanh trong cõi trời, cõi người, hưởng sự vui sướng vi diệu.
“Những kẻ có tội đó rõ biết sự khổ trong nghiệp đạo rồi, khi đã được ra khỏi, vĩnh viễn chẳng còn trở vào nữa; như người lạc đường đi lầm vào con đường hiểm, gặp vị Thiện Tri Thức dẫn cho ra, không bao giờ còn lạc vào nữa, gặp gỡ người khác lại khuyên chớ vào đường ấy, còn tự nói rằng: ‘Tôi bị mê lầm, nay được thoát ra rồi, không còn trở vào đó nữa. Nếu đi vào nữa và còn mê lầm, không biết đó là con đường hiểm nạn mà mình đã từng lạc vào, thì có thể đến phải mất mạng.’
“Như có những chúng sanh bị đọa vào ác đạo, Bồ Tát Ðịa Tạng dùng sức phương tiện khiến họ được giải thoát, sanh trong cõi trời, cõi người, nhưng rồi họ lại trở vào lần nữa; nếu kết nghiệp nặng nề thì họ phải ở mãi chốn địa ngục, không lúc nào được giải thoát.”
Bấy giờ, Quỷ Vương Ác Ðộc chắp tay cung kính bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Hàng Quỷ Vương chúng con số đông vô lượng, ở cõi Diêm Phù Ðề hoặc làm lợi ích cho người, hoặc làm tổn hại cho người, mỗi mỗi không giống nhau. Nhưng vì nghiệp báo khiến quyến thuộc chúng con đi khắp thế giới làm ác nhiều, làm thiện ít.
“Ði qua sân nhà người ta, hoặc thành phố, xóm làng, trang trại, vườn cây, buồng nhà, trong đó như có người nam kẻ nữ nào tu được thiện sự bằng mảy lông sợi tóc; cho đến treo một tràng phan, một bảo cái và dâng chút hương, chút hoa cúng dường tượng Phật cùng tượng Bồ Tát, hoặc chuyển đọc tôn kinh, đốt hương cúng dường cho một bài kệ, một câu kinh; thì hàng Quỷ Vương chúng con sẽ kính lễ người đó như kính lễ các đức Phật thuở quá khứ, hiện tại cùng vị lai.
“Chúng con ra lệnh cho các tiểu quỷ có oai lực lớn và thần Thổ Ðịa đều phải bảo vệ, che chở, chẳng để cho các việc dữ, các tai nạn bất kỳ, hoặc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo bất kỳ, cho đến những việc không vừa ý đến gần chỗ của các nhà đó, huống là để cho vào cửa!”
Ðức Phật khen ngợi Quỷ Vương rằng: “Lành thay! Lành thay! Các ông cùng với Vua Diêm La có thể ủng hộ các thiện nam thiện nữ như thế! Ta cũng bảo Phạm Vương, Ðế Thích hộ vệ các ông!”
Ðức Phật nói lời ấy xong, trong Pháp Hội có một vị Quỷ Vương tên là Chủ Mạng bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Nghiệp duyên căn bản của con là chủ về nhân mạng ở cõi Diêm Phù Ðề, khi sanh khi tử đều do con làm chủ. Bổn nguyện của con thì rất muốn làm lợi ích, nhưng vì chúng sanh không hiểu ý con nên đến nỗi khi sanh khi tử đều không được an ổn; tại sao thế?
“Người cõi Diêm Phù Ðề lúc mới sanh xong, không kể là con trai hay con gái, hoặc khi sắp sanh, chỉ nên làm thiện sự để thêm sự lợi ích cho nhà cửa, thì tự nhiên Thần Thổ Ðịa sẽ vô cùng hoan hỷ, ủng hộ cho cả mẹ lẫn con đều được sự an lạc lớn, hàng quyến thuộc cũng được lợi ích.
“Hoặc khi đã sanh rồi thì nên cẩn thận, chớ giết hại để lấy những vị tươi ngon cung cấp cho người sản mẫu, cùng nhóm họp hàng quyến thuộc lại để uống rượu, ăn thịt, ca hát, đánh đàn, thổi sáo; vì có thể khiến cho cả mẹ lẫn con chẳng được an lạc.”
“Vì sao thế? Bởi vì lúc sanh nở khó khăn đó, có vô số ác quỷ cùng vọng lượng, tinh mỵ, muốn tới ăn huyết tanh. Chính con sớm đã sai các thần linh của nhà cửa đất đai phải bảo hộ người mẹ và đứa con, làm cho họ được an vui mà hưởng nhiều sự lợi ích.
“Những người này thấy sự an ổn vui vẻ thì nên tạo phước để báo đáp các thần Thổ Ðịa, thế mà trái lại, họ còn giết hại, tụ tập quyến thuộc; vì lẽ này, hễ phạm tội tất phải tự gánh chịu, người mẹ và đứa con đều bị tổn hại!
“Lại ở cõi Diêm Phù Ðề, những người sắp mạng chung, bất luận là thiện hay ác, con đều muốn cho họ không bị đọa lạc vào đường ác; huống chi là kẻ tự tu thiện căn, làm tăng oai lực của con!
“Những người làm thiện ở cõi Diêm Phù Ðề, đến lúc lâm chung cũng còn có trăm ngàn quỷ thần trong ác đạo hoặc biến làm cha mẹ, cho đến hàng quyến thuộc, dẫn dắt người chết khiến cho lạc vào ác đạo; huống chi là những kẻ vốn đã tạo ác!”
“Bạch Ðức Thế Tôn! Những kẻ nam người nữ ở cõi Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung thì thần thức hôn ám mê muội, không phân biệt được thiện ác, cho đến mắt và tai đều không còn thấy nghe gì nữa.
“Hàng quyến thuộc phải nên thiết đại cúng dường, chuyển đọc tôn kinh, niệm danh hiệu của Phật cùng Bồ Tát; những thiện duyên như thế có thể khiến cho người chết thoát khỏi các đường ác, và các ma quỷ, ác thần đều phải rút lui hoặc giải tán.
“Bạch Ðức Thế Tôn! Tất cả chúng sanh lúc lâm chung nếu được nghe đến danh hiệu của một đức Phật, danh hiệu của một vị Bồ Tát, hoặc một câu hay một bài kệ trong kinh điển Ðại Thừa, con xem xét thấy hạng người ấy, trừ năm tội Vô Gián và tội sát hại, còn những nghiệp ác nho nhỏ đáng phải đọa vào đường ác thì chẳng bao lâu đều được thoát khỏi cả.”
Ðức Phật bảo Chủ Mạng Quỷ Vương rằng: “Ông vì lòng đại từ nên có thể phát đại nguyện, ở trong sanh tử cứu hộ chúng sanh như thế. Như trong đời sau có kẻ nam người nữ nào đến thời điểm sanh tử, thì ông chớ rút lại lời nguyện đó, mà nên làm cho họ thảy đều được giải thoát, mãi mãi được an vui.”
Quỷ Vương bạch cùng Ðức Phật rằng: “Xin Ðức Thế Tôn chớ lo! Trọn đời con luôn luôn ủng hộ chúng sanh ở cõi Diêm Phù Ðề, làm cho lúc sanh lúc tử đều được an vui. Chỉ mong các chúng sanh trong lúc sanh cùng lúc tử đều tin theo lời con, thì không ai là không được giải thoát và được lợi ích lớn cả!”
Bấy giờ, Ðức Phật bảo Bồ Tát Ðịa Tạng rằng: “Vị Ðại Quỷ Vương chủ về sanh mạng đây, đã từng trải qua trăm ngàn đời làm vị Ðại Quỷ Vương, ủng hộ chúng sanh trong lúc sanh và lúc tử. Bậc Ðại Sĩ này vì lòng từ bi phát nguyện hiện thân đại quỷ, chớ thật ra không phải quỷ.
“Quá một trăm bảy mươi kiếp sau, ông ấy sẽ được thành Phật hiệu là Vô Tướng Như Lai, kiếp tên là An Lạc, thế giới tên là Tịnh Trụ, thọ mạng của Ðức Phật đó đến số kiếp không thể tính đếm được.
“Này Ðịa Tạng Bồ Tát! Những việc của vị Ðại Quỷ Vương đó thì không thể nghĩ bàn như thế; hàng trời, người được độ thoát cũng đến số không thể hạn lượng.”
A Di Đà Phật
Bạn Nguyên!
Về tuổi đời lẫn gia cảnh có con nhỏ giống bạn nên MD có đôi lời chia sẻ cùng bạn!
Bé nhà bạn khóc thét có lẽ là do oan gia trái chủ đến quấy nhiễu. Hằng ngày ngoài việc niệm Phật hồi hướng cho bé, hồi hướng cho oan gia trái chủ của con ra, bạn nên tụng thêm Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni, bởi Kinh văn ngắn nên có thể đảm bảo được thời gian đọc tụng cho những người bận rộn.
Muốn gia đình “ủng hộ” cách nuôi con của bạn, trước hết bạn phải là người gương mẫu, hiếu nghĩa vẹn toàn thì lời nói của mình mới có “trọng lượng”, mới được mọi người tin nhận. Ta muốn là người “ảnh hưởng chúng” chẳng hề đơn giản và tất nhiên cũng phải trải qua thời gian- tất cả những điều này, một người tu học Phật như Nguyên chắc hẳn biết rõ mình nên như thế nào.
May mắn thay là gia đình MD ai cũng tin Phật. Ngày xưa chồng MD cũng không biết Phật pháp, sát sanh vô số kể. Từ khi quen biết MD, thấy MD đọc Kinh, xem Pháp, ngày ngày niệm Phật, thì anh ấy “tự nhiên” tin Phật, không dám sát sanh nữa. Nhờ vào sự gia trì của Phật, bé nhà mình luôn khỏe mạnh, lúc trước cho con ăn chay, giờ bé lớn hơn đã quá ngán với món ăn rau củ quả xoay quần nên MD cho con ăn chay ngày thập trai. Phật pháp quá nhiệm màu, nhờ công đức niệm Phật hồi hướng của MD, mà bé nhà mình luôn khỏe mạnh, điều đặc biệt là hễ đến nhà ai thấy trang Phật là bé liền chấp tay 🙂
Sau cùng MD cũng mạo muội có đôi lời nhắc nhở bạn Nguyên. Chúng ta là người tu học Phật, hơn nữa đang tập trung ý nguyện cho việc vãng sanh, khi chúng ta phát ngôn cũng nên xem chừng (chẳng hạn: nguyện học được thêm nghề thuốc, biết nấu ăn chay chẳng được thì sáu căn cứ hư nát; chết đi rồi thì nguyện thành súc sanh trả nợ…) dù biết rằng đó cũng xuất phát từ lòng từ bi, yêu thương chúng sanh, nguyện vì chúng sanh. Tuy nhiên, niệm niệm mong về Tây Phương liền được chiêu cảm, một niệm muốn vào tam ác đạo cũng được chiêu cảm- chớ nên xem thường.
Nam mô A Di Đà Phật
Con trói buộc TÂM mình rồi con sẽ tự cởi.hãy cho con thời gian.con biết rằng thà khuấy nước nghìn sông cũng không muốn vướng bận lòng người tu đạo. Hôm nay con cũng nguyện tiếp nếu vào trang duongvecoitinh xin cho con 1 góc về sức khoẻ.còn PHẬT pháp cho con nguyện có đôi tai thanh tịnh.con mắt sáng suốt để lắng nghe.nhìn nhận những gì cô chú và mọi người đã trãi qua.
A Di Đà Phật.
Trong giấc mộng mỗi đêm khi ngủ, có ai bao giờ biết trước lúc nào sẽ giật mình thức dậy tỉnh mộng hay không? Căn lành của mỗi người không thể nói hay suy lường trước được đâu.
Đứa trẻ còn biết niệm Phật, người lớn cả đời chưa chắc đã biết niệm Phật. Niệm Phật thì dễ nhưng cũng chẳng phải dễ vậy.
Tùy duyên nói dễ khó nhìn thấu.
Tín Nguyện lơ là khó tỏ thông.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cháu cám ơn chú THIỆN NHÂN. Hi vọng trên diễn đàn này luôn có mặt chú. Một người chuyên tâm vì PHẬT pháp. Cháu biết mình vô số phiền não.nhưng cháu rất hạnh phúc . Sự cảm thọ không giống như trước kia.xin chú đừng chấp nhặt. Y pháp bất y nhân. Xin chú đùng chấp nhặt.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyên,
*Muốn phiền não không sanh bạn phải chặt đứt duyên sanh phiền não, điều này hoàn toàn khác với việc để cho phiền não sanh mới lo, tìm cách lo chế phục.
*Sáu căn tiếp sáu Trần sao cho đừng sanh vọng Thức. Muốn Thức không sanh thì căn-trần phải tịch tịnh. Muốn có tịch tịnh thì phải thực hành: thấy như chẳng thấy; nghe như chẳng nghe; ngửi như chẳng ngửi; nếm như chẳng nếm; đụng chạm như không đụng chạm; khởi nghĩ chẳng khởi nghĩ.
Đó là 6 gút mở mà thắt, thắt mà mở. Mở-thắt đều do chính mình. Ráng lên nhé.
Chúc cả nhà an lạc.
TN
Đọc bài của chú .cháu bỗng nhớ bài viết về LỤC HOÀ mà chú viết ngày nào. Cháu chỉ biết ăn quả mà phụ người trồng cây quá.
A Di Đà Phật.
Nguyên: “Đứa trẻ khóc thét cả buổi chiều.từ lúc sanh ra hễ đưa cho bú thì nó liền khóc thét lên.”
Bé khóc khi bú sữa mẹ hay bình? Có xem cần thay tã cho em không? Chăm sóc cho mấy đứa trẻ cha mẹ mà mất bình tĩnh (không nhớ niệm Phật) phiền não sanh, dễ bực tức lên với con cái. Lúc đó, vợ chồng sẽ biến chuyện nhỏ thành chuyện lớn phiền phức lắm. Cho nên trong hai người (cha mẹ), một người phải giữ lấy sự bình tĩnh niệm Phật, điềm đạm chăm sóc cho bé khi nó khóc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mẹ cháu cũng nhiều sữa.nặn thì sữa nhỏ giọt.hút thì chảy thành tia.cháu bú sữa ngoài thì pha chẳng kịp.đói thì mới khóc.đại tiểu tiện mới ọ oẹ ngọ nguậy rồi khóc còn không mới ngủ. Nhưng nếu xem trong kinh thì chẳng nên sát sanh. Người nhà thì nói ra đủ thứ món ăn nào là chân chó.móng giò.chim hầm …Chắc cháu cũng lớn lên như thế.nên quan niệm và kinh nghiệm của các bà các mẹ.cháu chả có phần.mong sao mọi người khi mới sanh con tụng KINH ĐỊA TẠNG.và niệm danh hiệu ĐỊA TẠNG BỒ TÁT.sau này thế nào cũng mong chia sẻ cùng kinh nghiệm của cô chú.