Ðại sư Quang Minh Thiện Ðạo, Tổ thứ hai Liên Tông nói: “Tu các pháp môn khác, quanh co rất khó thành; duy chỉ pháp môn này, rất nhanh siêu ba cõi”. Chúng sinh ở cõi Ta bà này, căn cơ ám độn, chướng nạn sâu dầy, người phát tâm tu hành rất ít, và những người phát tâm mà kiên cố bất thoái lại càng ít hơn. Hoặc vì quá trọng tấm thân năm ấm này, sợ khó khổ, trước tinh tấn về sau biếng nhác, nên công phu không đủ để tiến tới; hoặc vì hoàn cảnh xấu ác, duyên trợ đạo ít, duyên chướng đạo nhiều, vừa mới phát tâm tu hành thì gặp ngay những điều chướng ngại, không đủ sức đả phá bèn thoái sơ tâm; hoặc do tứ đại bất hòa, bệnh hoạn phát sinh liên tục; hoặc vì ngoại ma làm chủ, hiện muôn hình sắc để phá hoại, hoặc bởi nội ma nhiễu loạn, tin theo tà giải. Xưa nói: “Ðạo cao một thước, ma cao một trượng”. Những nhân duyên thoái đọa nhiều không thể kể xiết.
Cho dù một đời tinh tấn tu hành, nhưng khi duyên đời đã mãn mà đạo nghiệp chưa thành thì khi chuyển sang thân khác vẫn bị mê mờ, không nhớ nghiệp tu hành đời trước nên không thể tiếp tục. Hễ rơi vào cõi bụi trần, tham dục sinh thì vẫn cứ mãi trầm luân trong khổ hải, không thể siêu bạt. Hồi còn trẻ, tôi từng nghe kể một câu chuyện khá có lý, nay chép lại để chứng minh cho việc đạo nghiệp chưa thành, qua đời sau ắt sinh thoái thất. Tức chuyện Tô Ðông Pha, tương truyền là hậu thân của Thiền sư Ngũ Tổ Giới, tài hoa mẫn tiệp, sinh vào đường làm quan, từng cưới biết bao thê thiếp, chìm trong ngũ dục không biết tỉnh giác. Thiền sư Phật Ấn muốn độ Tô Ðông Pha. Một ngày, Thiền sư đến nhà ông tá túc, Tô Ðông Pha sai vợ lẽ hầu cận, nửa đêm Thiền sư bảo cô hầu lấy bảy cái lò, dùng than củi nhúm hết cả bảy, lại lấy một cái nồi đất đổ đầy nước bắc lên nấu, nước cạn, lại sai nấu tiếp, lần thứ hai, lần thứ ba, mỗi lần để trên một lò, thứ tự nấu hết đủ bảy cái. Cô hầu chẳng hiểu ý gì, Thiền sư thì an nhiên tĩnh tọa. Nồi đất nấu lâu không chịu được lửa vì nước đã khô tự bao giờ, bỗng rắc, rắc chiếc nồi vỡ toang. Thiền sư mỉm cười bảo nữ tỳ rằng: “Ðêm đã quá khuya, con về nghỉ được rồi”. Sáng dậy, Tô Ðông Pha hỏi vợ: “Ðêm qua Thiền sư có nói gì không?” Cô kể lại hết đầu đuôi. Tô Ðông Pha giác ngộ – nếu không đoạn dục ắt phải mất mạng như cái nồi đất trên lò lửa kia, nước khô ắt phải nứt bể. Từ đó Tô Ðông Pha tu tập thiền định.
Tu hành ở cõi này mà muốn bất thoái thật vô cùng khó. Bồ Tát tu tập ở địa vị thập tín, tiến lên thoái xuống gọi là phàm phu. Như sợi lông bay trong không trung, vì gió mà khi tung lên khi hạ xuống, phải trải qua một vạn kiếp tín tâm tu hành đầy đủ mới được thiện căn thuần thục, vào chánh định mới lên Sơ trụ, được quả vị bất thoái. Ðến thập hạnh được thập bất thoái, từ đó mặc ý tu hành, niệm niệm lưu nhập trong biển nhất thiết trí. Và pháp môn niệm Phật người xưa gọi là con đường tắt trong con đường tắt, nếu có niềm tin sâu xa, phát nguyện cầu sinh Tịnh độ, niệm Phật không ngừng thì lúc mạng chung quyết định vãng sinh, chứng đủ tam bất thoái. Kinh A Di Ðà nói: “Những chúng sinh sinh lên cõi ấy, đều là bất thoái chuyển”. Bất thoái có ba:
1. Vị bất thoái: Dự vào dòng thánh, không còn đọa lại phàm phu.
2. Hạnh bất thoái: Luôn thường độ sinh, không rơi vào nhị thừa.
3. Niệm bất thoái: Nhậm vận tăng tiến, chứng nhập Như Lai địa.
Chẳng phải là lên cõi ấy tu lâu mới được tam bất thoái, mà là chúng sinh hạ phẩm mới sinh lên cũng được tam bất thoái. Cho đến lúc lâm chung, mười niệm không rời, người đới nghiệp vãng sinh cũng đắc chứng tam bất thoái vậy. Phương tiện thù thắng như vậy, nếu không có đại nguyện của Phật A Di Ðà, công trì danh to lớn há đến được cõi ấy sao!
Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
Những bậc tu hành hiểu giáo lý lâu năm xin hãy nán lòng ở lại vì chúng sanh mà kết duyên lành với PHẬT ĐẠO. Cột đèn giữa đường chỉ biết thắp sáng xung quanh. Có người thấy cái ổ gà nhờ cái ánh sáng cột đèn mà thoát hiểm. Có kẻ ngông cuồng thấy cái ổ gà cứ nghĩ “ổ gà cứng hay cái đầu của ta cứng.”mà lao vào.cũng là nhờ ánh sáng của cột đèn. Cột đèn chẳng có phân biệt. Là kẻ dụng tâm chứ chẳng phải cột đèn
Hay quá sư huynh ơi. Xin tán thán.
Mình thấy cũng thường mà. Nói thế đc thì phải theo ánh sáng mà đi
nguyên gì mà tán mới thán. Mình nên đi ngay mới đúng.mặt mũi nào ở đây nữa. Nguyện cho các vị ấy trở lại đông đủ. Mình sẽ làm chưóng nạn mọi người nếu ở đây.
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Nguyên.
Trích từ *** 100 Bài Kệ Niệm Phật ***
Hán 76:
Nhứt cú Di Đà
Tưởng tịch tư chuyên
Vị ly Nhẫn độ
Dĩ tọa bảo liên.
Việt 76:
Một câu A Di Đà
Tâm lặng tưởng nhớ chuyên
Tuy chưa lìa Nhẫn độ
Đã ngồi tọa bảo liên.
Lược giải:
Bài kệ trên, hai câu trước ý nghĩa đã rõ ràng, duy hai câu sau, riêng một số độc giả chưa khỏi có điều nghi vấn. Theo Ấn Quang pháp sư, tác dụng nghiệp thức của chúng sanh không thể nghĩ bàn! Có người tuy còn ở Ta bà, mà một phần thần thức đã hiện thân ngồi nơi hoa sen cõi Tịnh độ. Có người đang còn sống mà nghiệp thức đã hiện thân thọ tội nơi địa ngục dưới Âm ty. Chuyện Cửu Pháp Hoa và Kinh Dương phu nhơn trong tịnh Độ Thánh Hiền Lục, thân chơi Cực lạc, thấy trước Dương Kiệt, Từ đạo cô, Tôn Trung, đã ngồi nơi hoa sen, là điều chứng minh cho hai câu: “Tuy chưa lìa Nhẫn độ. Đã ngồi tọa bảo liên” vậy. Nhẫn độ chính là cõi Ta bà, vì Ta bà có nghĩa “Kham Nhẫn”. Chúng sanh ở cõi này phải có sức nhẫn nại mới chịu đựng nổi với những cảnh chướng ác xung quanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chú HUỆ TỊNH thật uyên thâm giáo lý. …Nhẫn nại vẫn chưa đủ đâu à. Có nhẫn.đến thấu suốt thì tự nhiên người sẽ nhẹ nhõm vô cùng. Cháu còn 1 đống chướng ngại. Hì hì chắc phải dụng TÂM như dòng nước. Trông thì nó rất nhu nhược ấy thế mà nuớc thì rất khó ngăn ngại. Tuỳ cảnh thuận nghịch nó đều chảy thành dòng…
A Di Đà Phật.
Bạn Nguyên à. Uyên thâm giáo lý hay ngu si mù chữ không quan trọng. Điều quan trọng trong cuộc sống gia đình chúng ta phải cố gắng siêng năng niệm Phật để tiêu trừ bớt nghiệp chướng mới tự lợi lợi tha đối với vợ con và mọi người xung quanh. Nếu không siêng năng niệm Phật tích lũy công đức không thể nghĩ bàn của Đức Từ Phụ A Di Đà, thì tuy bạn đang lý cũng là một anh tràng quyến thuộc trong nhà giàu sang phú quý nhưng đáng tiếc vẫn là một gã cùng tử mà Đức Phật thí dụ trong Kinh Pháp Hoa.
Sau này khi đứa bé của bạn lớn lên một tí mà nó biết niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật đầu tiên, chú bảo đảm Nguyên sẽ là người cha hạnh phúc nhất. Cháu gái của chú nay 3.5 tuổi, được gieo hột chủng tử danh hiệu Phật vào tàng thức rồi chú rất an tâm. Nói chung gia đình chú từ vợ con trai (12t) cũng đã có duyên lành không nhiều cũng ít với Đức Phật Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm. Hãy cố gắng vượt qua mọi thử thách sóng gió nghiệp chướng gia duyên rồi sẽ bình an. Nhẫn nại riết cũng thành một thói quen, nhưng phải siêng năng tín tâm niệm Phật tiêu trừ nghiệp chướng vậy.
“41) Chẳng cần để ý là tâm mình thiện hay ác, tội chướng nặng hay nhẹ, mà chỉ nên dùng miệng xưng NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và phát khởi cái tâm quyết định! Nương Phật Thệ Nguyện chắc chắn vãng sinh!!!”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn Nguyên này thật giỏi tán thán, làm mát lòng người khác. Thật đáng tán thán!
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
“tuỳ cảnh thuận nghịch nước đều chẳng thành dònh”. Lấy nước tượng trưng cho chúng sanh, tất cả chúng sanh rồi sẽ lần lượt “chảy” vào dòng giải thoát, nhưng là đến bao giờ?…
_()_
Nam mô a di đà phật.
Xin hỏi các huynh đệ,các huynh đệ có biết chú nào mà trước khi
tụng kinh thì đọc chú đó,da cho hỏi chú đó là chú gì? Chú đó có tác dụng gi? Xin cảm ơn.
Ăn mặn rồi muốn tụng kinh,phải súc miệng,rửa tay,rửa miệng sạch,và tụng chú như sau. Tất được thanh tịnh không tội lỗi: Tịnh tam nghiệp chơn ngôn…UM! SOA PHA VA SUÝT ĐÀ,SẠT VÀ ĐẠT MA,SOA PHẠ VA SUÝT ĐA HÀM(7 lần)
aum!syabhava sudaha,sarva drama svabhàva suddhà hàma.
A DI ĐÀ PHẬT!
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chú. Mình cũng nhiều khi ăn mặn rồi niệm Phật. Biết là tu chưa tới nơi nhưng chưa thắng nổi chính mình. Nam mô a di đà Phật.
Chú HUỆ TỊNH là người thường xuyên nhắc nhở.mình. Thật đúng là: vô duyên đại từ, đồng thể đại bi. Mặc dù cháu vớ chú chẳng phải họ hàng quen biết hay thân thích vậy mà vẫn kiên nhẫn như vậy.: xét ra cháu đã có con đường thênh thang thoáng đãng để đi .vậy mà lại thành cái ngõ cụt này. Giống như kẻ tù sắp bị đưa ra xử bắn các nòng súng đang chĩa vào đầu chỉ chờ phán quyết của lãnh đạo cao nhất có cho chết hay không thôi.cháu sẽ gấp toàn bộ kinh,chú lại …và sẽ trì danh niệm PHẬT đến hết phần đời còn lại.
nguyỆn cho con chỈ niỆm (nam mô a di đà phẬt) mỌi lúc mỌi nơi chẲng cẦu chỨng đẮc chẲng cẦu tranh luẬn cẴng cẦn hình thỨc.trong bỐn oai nghi ,đi ,đỨng,ngỒi ,nẰm đỀu niỆm phẬt.nẾu hoa sen tây phương có tên con thì liỀn cẢm Ứng Ở ta bà này mẶt mũi đẸp tỐt.đi đẾn đâu con cũng cẢm Ứng thân thiỆn vỚi mỌi ngưỜi.nguyỆn cho con đưỢc phẬt báo trưỚc ngày giỜ đỂ con báo vỚi mỌi ngưỜi tin đỂ phá hẾt các nghi lẦm .dù con nghiỆp chưỚng thẾ nào chăng nỮa nương theo nghuyỆn thỨ mưỜi tám cũa phẬt a di đà.
con đã dỒn mình đẾn đưỜng cùng rỒi.xin chư phẬt rỦ lòng tỪ bi gia hỘ.Mọi người làm chứng cho con
A Di Đà Phật.
“Thật đúng là: vô duyên đại từ, đồng thể đại bi. Mặc dù cháu vớ chú chẳng phải họ hàng quen biết hay thân thích vậy mà vẫn kiên nhẫn như vậy.”
Bạn Nguyên niệm được 1 câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, chú cũng niệm được 1 câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Đó không phải đã có duyên với Đức Tù Phụ rồi hay sao lại thắc mắc nghi ngờ “cháu vớ chú chẳng phải họ hàng quen biết hay thân thích” chi cho chướng ngại?
Gia duyên đa sự chi phối làm mất đà niệm Phật, nhưng vẫn không nên thắc mắc, than phiền oán trách mà cố gắng nương theo câu niệm Phật Bổn-Nguyện của Đức Từ Phụ A Di Đà Phật đi về Tây Phương Cực Lạc vậy.
——————————–
*** DI-HUẤN CỦA PHÁP-NHIÊN THƯỢNG-NHÂN ***
Tin rằng ‘Tội tuy thập-ác, ngũ-nghịch cũng được vãng-sinh’ mà không phạm tội nhỏ. Kẻ ác còn được vãng-sinh, huống gì người lành.
Tin rằng ‘Niệm một lần hay mười lần vẫn được cứu’ mà niệm liên-tục suốt đời. Một niệm còn được vãng-sinh, huống gì nhiều niệm.
Đức Phật A-Di-Đà đã thành-tựu thệ-nguyện của Ngài, hiện đang ở cõi kia. Đến lúc lâm-chung chắc chắn Ngài sẽ lai-nghinh. Bổn-Sư Thích-Tôn cũng hoan-hỷ: ‘Tùy thuận lời Ta dạy, được lìa khỏi sinh-tử’. Mười phương Chư Phật cũng mừng vui: ‘Tin sự chứng-thành của chúng ta mà sinh về cõi Tịnh-Độ bất thối chuyển’.
Hoan-hỷ biết bao: Hiện đời được gặp Bổn-Nguyện của Đức A-Di-Đà.
Đi, đứng, nằm, ngồi đều xin báo-đáp ân-đức của Ngài. Lời dạy mười niệm càng để làm bằng cớ; Tất được vãng-sinh, tin lại càng tin!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật. Con xin cư sĩ hãy giúp con với, xin cư sĩ giúp con hóa giải sự ghen ghét với thành công của người khác. Con cảm thấy ghen tỵ hay là căm thù khi người khác thành công hơn con. Con biết thế là sai nhưng con không kìm chế được bản thân con. Mỗi khi con ghen tị với ai là con cảm thấy rất ghét người đó, những lúc như thế con đã niệm Phật để quên đi sự ghen ghét đó nhưng không được. Con xin cư sĩ hãy giúp đỡ con. Con cảm ơn cư sĩ.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Thoát Khỏi Hờn Ghen – Thầy Thích Thiện Thuận