“Này A Nan! Chư Thiên, nhân dân ở mười phương thế giới chí tâm nguyện sinh về cõi ấy có ba hạng: Bậc thượng phẩm là những người xuất gia, lìa tham dục làm Sa Môn, phát tâm Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, làm các công đức, nguyện sinh về cõi đó. Những chúng sanh này khi mạng chung, đức Phật A Di Đà cùng Thánh chúng hiện đến trước mặt, liền theo đức Phật sinh về cõi đó, tự nhiên hóa sinh trong hoa sen bảy báu, trí tuệ dũng mãnh, thần thông tự tại.”
“Bậc thượng phẩm là những người xuất gia, lìa tham dục làm Sa Môn”. Có người đọc đoạn kinh này cho rằng: cư sĩ tại gia chẳng thể sinh về Thượng phẩm, chỉ có người xuất gia mới làm được. Tuy nhiên, muôn ngàn lần quý vị đừng quên rằng, mở đầu bộ kinh này, đức Phật nói: “Lại có mười sáu vị Bồ Tát tại gia cùng tham dự pháp hội, tất cả đều vãng sinh Thượng phẩm”.Như thế, người tại gia vãng sinh Thượng phẩm rất nhiều.
Trong Phật giáo Đại thừa, chữ nhà (gia) có nhiều nghĩa. Thông thường, mọi người hiểu rằng đó là người có tài sản, nhà cửa, gia đình, thân nhân, quyến thuộc. Đây gọi là gia trạch, nhưng còn có nghĩa khác quan trọng hơn.
Phiền não vốn là nhà, vì chúng sinh luôn sống trong phiền não. Tam giới là nhà sinh tử. Như vậy, ra khỏi hai nhà này mới thật quan trọng. Ra khỏi (xuất) cũng có bốn nghĩa:
1) Thân xuất gia, tâm chưa xuất gia: Người này thân tướng xuất gia, nhưng nơi tâm vẫn ham muốn danh tiếng, lợi dưỡng, năm dục, sáu trần.
2) Tâm xuất gia, thân chẳng xuất: Bồ Tát tại gia, như 16 vị Bồ Tát tại gia cùng tham dự pháp hội nói kinh Vô Lượng Thọ này.
3) Thân tâm đều xuất gia: Người này là đệ tử xuất gia chân chánh, hoằng pháp lợi sinh.
4) Thân tâm đều chẳng xuất: Chẳng phải chỉ người thường mà chính là hàng Cư sĩ tại gia, thân và tâm đều chẳng muốn vượt thoát, như vậy chẳng có phần nơi phẩm Thượng.
Nếu thân chẳng xuất gia, tâm xuất gia thì vẫn được dự phần. Ví như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, phu nhân Vi Đề Hy là phụ nữ tại gia lại chứng đắc Pháp nhãn ngay trong hiện đời, Thượng phẩm vãng sinh; đủ chứng tỏ người vãng sinh bậc Thượng chẳng hạn cuộc trong hàng xuất gia, cũng như chứng tỏ diệu pháp Tịnh tông phá tan mọi quy cách, viên đốn tột cùng, chẳng thể nghĩ bàn.
“Lìa tham dục”. Dục là năm sự ham muốn (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ), là sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). Chẳng còn tham luyến chúng nữa, tất cả đều buông bỏ, đây gọi là xuất tam giới gia (ra khỏi nhà tam giới) và xuất phiền não gia (ra khỏi nhà sinh tử luân hồi).
“Làm Sa Môn”. Sa Môn vốn là cách xưng hô của người tu đạo thuở xưa ở Ấn Độ. Khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, nó trở thành cách gọi chuyên xưng cho người xuất gia. Thế nhưng, kinh này Phật nói tại Ấn Độ nên chẳng thể dùng nghĩa của Trung Quốc. Vậy Sa Môn tức là người tu đạo, ý nghĩa: “Siêng tu giới – định – tuệ; hay diệt tham – sân – si”, bao gồm cả hàng xuất gia và tại gia. Tuy nhiên, bậc vãng sinh Thượng phẩm tâm địa phải thanh tịnh, đối với pháp thế gian buông xả tất cả.
Về cương lĩnh tu hành, chủ yếu ở hai câu: “Phát tâm Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà”. Trong kinh chỉ dạy rất dễ dàng, điều cần thiết nhất chính là “một hướng chuyên niệm Phật A Di Đà” chẳng bảo phải niệm một vị Phật, vị Bồ Tát nào khác.
Trích Chánh Nhân Vãng Sanh
Pháp sư Tịnh Không giảng
Bài pháp hay quá ạ! Con xin Cảm ơn thầy ! A DI ĐÀ PHẬT !
Bạch thầy:
Bồ tát ĐỊA TẠNG nói:
Chúng sinh trong cõi diêm phù đề sanh tâm động niệm không chi là chẳng phải tội.
Câu này chúng con phải hiểu thế nào?
Trong con có rất nhiều câu hỏi về PHẬT GIÁO.
Khởi niệm tham, sân, si, mạn … thì gọi là tội. Người chưa tu thì luôn nghĩ mình tốt, mình đúng, người sai. Người có chút tu tập rồi luôn thấy mình đầy rẫy tội, luôn thấy mình sai; nhiều khi hổ thẹn buồn phiền vì thân mang nghiệp chướng nặng nề nên sinh vào thời mạt pháp, muốn một chút thanh tịnh mà cũng khó.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Còn niệm còn luân hồi, còn luân hồi còn tạo nghiệp, có nghiệp thì đầy tội
Cho con hỏi tiếp:
Rốt cuộc thì ai là người sung sướng nhất?
A Di Đà Phật.
Người sung sướng nhất có lẽ là người “biết quyết định” niệm Phật A Di Đà”, nhẹ lòng lưu luyến Ta Bà.
Trích dẫn – *** Kinh A Di Đà ***
Hán âm: “Tùng thị Tây Phương, quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc, kỳ độ hữu Phật hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp.”
Việt âm: “Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Ðà hiện nay đương nói pháp.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Theo bạn thế nào là sung sướng nhất ?.
Nếu nói như thế gian hạnh phúc là sự thỏa mãn các nhu cầu, nhưng nhu cầu thì tỉ lệ thuận với trí tuệ (thời ăn lông ở lỗ thì no là đủ rồi, nhưng ngày nay no chưa đủ mà ngon mới được )
Như vậy tôi nghĩ rằng ai có Trí Tuệ cao nhất người đó hạnh phúc nhất. Nhà Phật có câu Duy Tuệ Thị Nghiệp, lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp tu hành ( Trí Tuệ chứ không phải tri thức nhé, đừng nhầm )
Vậy theo bạn ai là người sung sướng nhất? Trong khi tất cả mọi người chúng ta đều có chung bốn cái khổ lớn là: Sanh, Lão, Bệnh, Tử.
Người sung sướng nhất chính là người đã nhìn thấu và buông xả. như phật thích ca Mâu Ni khi xưa vậy. Buông xuống thì tự tại. không còn chấp chước bất cứ vật gì nữa. tâm không phật hiện.ngoài thì tuỳ thuận phân biệt chấp chước của tất cả chúng sanh. trong tâm thì chẳng nhiễm mảy trần. đó chính là người sung sướng nhất. Học Phật chính là hưởng thụ cao nhất của đời người. A Di Đà phật. Đây là những ỳ kiến quê hèn của tôi. xem cùng chăng. xin chờ chỉ bảo._-_
Ai có thể tha thứ cho kẻ khác,thì người ấy là kẻ sung sướng nhất.ngay lúc bạn khởi lòng tha thứ thì phiền muộn trong lòng cũng lập tức tiêu tan(pháp sư CHỨNG NGHIÊM)
Chi’nh xa’c !
Con xin hỏi tiếp:
con cái gây gổ ,làm bậc cha mẹ sinh phiền não thì phải làm sao?
Với những người còn ở cõi Ta Bà này, chỉ có hạng người này mới là người hạnh phúc nhất. Đó là những người đã được Phật báo trước ngày giờ vãng sanh!
A Di Đà Phật
Con lại hỏi tiếp.
Tại sao cũng có người học PHẬT mà cõi lòng thì như sóng biển?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nhiệt Não,
Học Phật để phá mê-khai ngộ-lìa khổ-được vui-chuyển phàm-thành Thánh.
*Một niệm tham khởi lên đó là mê, bởi tham là cảnh giới của ngạ quỷ – nếu thường ngày niệm tham luôn trỗi dậy mà không tìm cách khống chế, triệt tiêu chúng, đồng nghĩa chúng ta đang chiêu cảm ngạ quỷ đến gần rồi kế đó xin làm đồ chúng của ngạ quỷ.
*Tham mà không được thoả mãn, không được đáp ứng sẽ khiến tâm chúng ta nổi Sân – sân là cảnh giới của địa ngục – nếu thường ngày chúng ta luôn sống trong sân giận, đồng nghĩa chúng ta đang chiêu cảm cảnh giới địa ngục và xin visa để về địa ngục.
*Sân mà không được thoả mãn, chúng ta sẽ tìm mọi cách để giải toả sân: chửi mắng, nhục mạ, đánh đập, phá phách, bêu xấu, hạ nhục… người khác cho thoả hận, đó là Si – si là cảnh giới của súc sanh – súc sanh vốn không có trí tuệ nên không biết mình đang làm gì, vì thế nếu hàng ngày tâm si luôn thường hằng, đồng nghĩa chúng ta đang chiêu cảm cảnh giới súc sanh, làm visa để trở thành súc sanh.
Như vậy bạn có thể nhận ra: một niệm Tham khởi lên thôi thì 3 nghiệp tham-sân-si đã đồng thời dấy khởi và chiêu cảm 3 cảnh giới: địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh. Trong đạo gọi là đó là mê. Mê là không ngộ – ngộ là giác. Giác điều gì? Nhân-quả vốn tuần hoàn, không sai lệch; Đời là sanh-lão-bệnh-tử, là vô thường trong từng hơi thở. Nếu ngay lúc này bạn không lý giải được những điều quan trọng và tối thiểu nhất đó, khi vô thường ập tới – một hơi thở dứt là kết thúc sự sống, 3 nghiệp thường ngày thường trực trong tâm bạn sẽ chiêu cảm 3 cảnh giới tương đồng và ngay ngay lập tức khi hơi thở dứt – bạn sẽ đi vào cảnh giới đó.
Ngộ (giác) được điều đó, bạn phát tâm tu đạo, phát tâm sám hối, bỏ ác, hành thiện, phát tâm niệm Phật nguyện vãng sanh Cực Lạc… đó là bạn đã, đang, sẽ phá mê để khai ngộ. Nhờ phá mê-khai ngộ, tâm bạn luôn sống trong an lạc nên bạn lìa khổ-được vui. Khổ là tâm chúng sanh: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước; ngược lại luôn giác, luôn an lạc đó là tâm Thánh. Thánh-Phàm tuy hai mà một, tuy một mà hai. Một-hai, hai-một vốn ở sự giác ngộ chính từ nơi bạn.
Do vậy „người học Phật mà tâm còn như sóng biển“, bởi họ chưa nhận ra được sóng tử đâu khởi, đó là mê, vì mê nên thích sống với mê nên tất có ngày bị mê nhận chìm. Thấy người khác mê, bị sóng nhận chìm – sóng có thể dụ cho biển mê của chúng sanh chúng ta, mà mình không kịp tỉnh giác để tránh, để vượt sóng – mình và người đều mê, đương nhiên đều bị sóng nghiệp nhận chìm cả.
Chúc bạn thường tỉnh giác và tinh tấn.
TN
Vì còn ngã chấp, ngã lớn thì lòng như cơn bão có sóng lớn, ngã nhỏ thì lòng như con sóng nhỏ,lăn tăng gợn sóng . Ai xô bỏ được ngã thì sóng sẽ mất đi, tâm thường thấy Tây phương, tâm thường thấy cõi Phật.
Nam mô a di đà phật.
Con cám ơn các thầy đã chỉ dạy.
Con xin dừng tại đây.
Bạch thầy!
Người không xuất gia nhưng biết quy y giữ giới và tụng kinh niệm phật(vào 1 khoảng thời gian ngắn trong ngày) thì có chắc được vãng sanh tây phương không?hay còn phụ thuộc vào điều gì nữa!?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Sen Hồng,
Xin bạn tham khảo
* a. Người niệm PHẬT phải nên:
Giữ một câu Nam mô A DI ÐÀ PHẬT như dựa vào núi Tu di, lay chuyển chẳng động (Tức là dù cho có ai bài bác, phá hoại thế mấy đi nữa quyết cũng chẳng nghe). Thường nhớ, thường niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm…
Tâm niệm PHẬT chẳng bỏ qua, câu niệm PHẬT chẳng rời lòng.
Mỗi giờ, mỗi khác, cũng nhớ niệm, niệm hoài không bỏ lỡ, giống như gà ấp trứng phải thường cho hơi ấm tiếp tục thì trứng mới nở con. Còn niệm Phật hoài mà không bỏ qua thời giờ gọi là “Tịnh niệm tương tục” ắt bông sen của mình sẽ mau nở vậy.
b. Chuyên lòng xưng danh hiệu PHẬT, nhứt tâm, nhứt ý nắm giữ một câu A DI ÐÀ PHẬT.
Bởi vì:
– Chỉ một NIỆM này tức là PHẬT A DI ÐÀ.
– Chỉ một NIỆM này là viên mãnh tướng (tướng mạnh) phá địa ngục.
– Chỉ một NIỆM này là thanh gươm báu chém bầy ma, tà.
– Chỉ một NIỆM này là ngọn đuốc sáng phá cảnh tối tăm (Vô minh).
– Chỉ một NIỆM này là con thuyền to vượt qua biển khổ.
– Chỉ một NIỆM này là thuốc hay trị dứt bệnh sanh tử.
– Chỉ một NIỆM này là đường tắt mau ra khỏi tam giới.
– Chỉ một NIỆM này là tự tánh DI ÐÀ.
– Chỉ một NIỆM này là duy tâm Tịnh độ.
Giữ chắc một câu NIỆM: Nam mô A DI ÐÀ PHẬT này đừng cho quên mất…
– Có việc cũng niệm như vậy.
– Không việc cũng niệm như vậy.
– Có bệnh cũng niệm như vậy.
– Không bệnh cũng niệm như vậy.
– An vui cũng niệm như vậy.
– Buồn khổ cũng niệm như vậy.
– Sống cũng niệm như vậy.
– Chết cũng niệm như vậy.
cứ NIỆM NHƯ VẬY mãi thì cần chi phải hỏi ở nơi người khác để tìm ra đúng đường về ư ?
(Ưu Ðàm đại sư dạy).
——–
* Nên biết pháp môn TỊNH ÐỘ này chẳng cần lựa chọn kẻ trí, ngu, sang, hèn, nghèo, giàu.
Cũng chẳng cần phân biệt kẻ nam, nữ, già, trẻ, tăng, tục.
Chẳng luận kẻ mới tu hay tu lâu.
Tất cả đều có thể niệm PHẬT được.
Hoặc niệm lớn, hoặc niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm, vừa lạy vừa niệm, nghiên cứu mà niệm, nhiếp tâm mà niệm, quán tưởng mà niệm, lần chuỗi mà niệm, vv…
Giữ câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT liên tục không dứt như dòng nước chảy mà niệm, cho đến đi cũng niệm, đứng cũng niệm, ngồi cũng niệm, nằm cũng niệm, ngàn muôn niệm (đời lộn xộn) đều gom về nơi một câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT như thế…
Niệm theo cách nào cũng được, điều cốt yếu là giữ cho lâu bền đừng lui sụt (đây tức là HẠNH đó), phát lòng TIN quyết định đừng cho bị lay chuyển (đây tức là TÍN đó).
Nếu quả thật hành trì câu niệm PHẬT được đúng như thế, thì cần chi tìm bậc tri thức để hỏi đường (nào về Cực lạc) ư!
(Tông Bổn đại sư dạy).
——-
*Người tu pháp NIỆM PHẬT, dù cho đang khi làm công việc nặng nhọc chi, song TRONG TÂM LÚC NÀO CŨNG KHÔNG QUÊN CÂU NIỆM PHẬT… Giả sử như lỡ có quên thì phải cảnh tỉnh ngay lập tức và nhiếp tâm niệm trở lại… Tập như thế lâu ngày thành quen…Ðến khi gần lâm chung thì dù cho thân có bị bịnh khổ dày vò, đau đớn, nhưng tâm vẫn KHÔNG QUÊN câu niệm PHẬT…
Khi vừa tắt thở thì thần thức liền nương theo câu niệm PHẬT ấy mà đi, quyết định sẽ được vãng sanh về nơi CỰC LẠC…
(Tuân Thức đại sư dạy).
——–
*Ðức PHẬT (Thích Ca và A DI ÐÀ) xót thương, khuyên TA nên chuyên xưng danh hiệu A DI ÐÀ Phật.
Bởi vì phép niệm “Xưng danh hiệu A DI ÐÀ PHẬT” này rất dễ, nếu có thể giữ mãi mỗi niệm nối nhau như thế, lấy suốt cả đời mình để làm hạn định, thì:
Mười người tu, mười người vãng sanh.
Trăm (ngàn) người tu, trăm (ngàn) người vãng sanh.
Tại sao vậy?
Bởi vì:
Không có duyên tạp (Không có suy nghĩ điều chi khác hết) nên được CHÁNH NIỆM.
Hạp với bản nguyện của Phật A DI ÐÀ (Ðại nguyện thứ 18, 19, 20).
Vì không trái với lời kinh (kinh vô lượng Thọ, kinh Thập lục Quán, kinh Phật thuyết A DI ÐÀ v.v…).
Vì thuận theo lời PHẬT dạy, cho nên dễ vãng sanh.
(Liên Tông nhị Tổ – Thiên Ðạo Ðại Sư dạy).
—–
Chúc bạn tinh tấn hành trì theo lời Chư Tổ dạy, một đời này chắc chắn vãng sanh Tây Phương!
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Hữu Nghĩa:
“Hoặc niệm lớn, hoặc niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm, vừa lạy vừa niệm, nghiên cứu mà niệm”,
Nghiên cứu mà niệm nghĩa là sao vậy? Tôi có nghe nói”Tâm vô nhị dụng”, nghiên cứu học tập cần phải tập trung nay kèm theo niệm Phật nữa liệu có hợp lý không vậy?
A di đà phật
A Di Đà Phật
Bạn Xuân Lâm,
Đọc lời khai thị của các vị Tổ, các bậc Thánh hiền, chúng ta nên nắm đại ý tòan cục, không nên chấp trước vào văn tự, từng câu từng chữ. Đại ý ngài Tông Bổn khuyên chúng ta phải giữ được câu A Di Đà Phật luôn tương tục không rời, bằng nhiều cách khác nhau tùy căn tánh hoàn cảnh mà niệm, có thể “Hoặc niệm lớn, hoặc niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm,…” đều được, để giữ được sự tương tục.
Theo ngữ cảnh ở đây, “nghiên cứu mà niệm” có thể hiểu nôm na là vừa nghe Pháp vừa niệm, vừa đọc sách thánh hiền vừa niệm … tức là vừa nghiên cứu giáo lý vừa niệm, chứ không phải lúc nào chúng ta cũng được hoàn cảnh phước báu để “nhiếp tâm mà niệm”, cốt là để duy trì câu A Di Đà Phật được liên tục dù chúng ta đang làm gì.
Lời khai thị của Ngài cũng cùng ý với Ngài Thiện Đạo
“Tuyệt ý danh lợi
Niệm Phật không rời”
Vài chia sẻ đến bạn. Chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Sen Hồng,
Người muốn vãng sanh, cần có đủ Tín, Nguyện, Hạnh. Bạn hãy tìm hiểu cho thấu đáo ba yếu tố này, rồi chuyên tâm hành trì thì tự bạn có thể trả lời được cho chính mình. Có người giữ giới, tụng kinh, niệm Phật mà vãng sanh, cũng có người giữ giới, tụng kinh niệm Phật mà chẳng vãng sanh.
Đức Thế tôn có dạy như sau trong kinh A Di Đà, nếu bạn làm được như lời ngài dạy thì chắc chắn được vãng sanh.
“Xá- Lợi- Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá- Lợi- Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn.
Thời người đó đến lúc lâm chung Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo liền được vãng sanh về cõi Cực Lạc.”
Nếu bạn đủ dũng mãnh, làm được như lời kinh dạy, chắc chắn sẽ vãng sanh.
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật.
SEN HỒNG hãy tham khảo tài liệu
Pháp Tu Để Vãng Sanh
Thế Nào Gọi Là Tin Sâu Và Nguyện Thiết Trong Pháp Môn Tịnh Độ
Tịnh Tông Nhập Môn
https://www.youtube.com/watch?v=yXsYwkE0qF0
Nam mô a di đà phật.
Và còn điều nữa ,bạch thầy:
Con muốn xuất gia, nhưng ở giữa ba với mẹ không có con ở giữa xoa dịu 2 bên và lo lắng việc khác thì sẽ rất căng thẳng với nhau,tuy vật chất sẽ vẫn đầy đủ nhưng thâm tâm sẽ luôn khổ não,chị gái cũng đang cần phải có con(thúc ép việc học (học bằng đại học)),vậy con có nên xem tất cả chỉ là vô thường và nhứt tâm đi tu không?
A Di Đà Phật
Về vấn đề xuất gia-tại gia bạn có nghe khai thị của HT.Tịnh Không dưới đây để tham khảo.
https://www.youtube.com/watch?v=jN3srL2FsuY
Kinh Tịnh Danh là Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh. Trưởng giả Duy Ma (Vimalakīrti) cũng là Như Lai hóa thân, nói rõ: Tu hành thì xuất gia và tại gia trọn chẳng sai khác. Chúng ta mong tu hành chứng quả, vãng sanh bất thoái, tại gia và xuất gia chẳng khác gì nhau! Nếu chỉ đơn thuần nói theo phương diện vãng sanh bất thoái, nói thật ra, tại gia đâm ra còn [thành tựu] dễ dàng hơn xuất gia. Đặc biệt là trong thời cận đại, có thể thấy sự thật này rất rõ rệt. Chúng ta đọc Vãng Sanh Truyện thời cận đại, hoặc những ghi chép về chuyện vãng sanh, thậm chí ngay trong tỉnh này (Đài Loan), chúng tôi đích thân mắt thấy, tai nghe những người niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ, thật sự là chúng tại gia đông hơn hàng xuất gia. Đã thế, tại gia nữ chúng lại còn đông hơn tại gia nam chúng. Điều này cho thấy: Đối với chuyện tu hành chứng quả, tại gia có thành tựu y hệt [như người xuất gia]. Vì sao phải phát tâm xuất gia? Xuất gia có công đức xuất gia, rốt cuộc công đức xuất gia là ở chỗ nào? Chúng ta biết: Trong một đời này, nếu chẳng nghe Phật pháp, chẳng thể nghe Phật pháp thù thắng bậc nhất như vậy, chúng ta quyết định chẳng thể thành tựu trong một đời này. Tu học bất cứ pháp môn nào mà mong thành tựu ngay trong một đời thì gần như là chẳng thể được. Dẫu vào thời cổ, xét theo tỷ lệ số lượng thì cũng rất ít. Nguyên nhân ở nơi đâu? Đoạn phiền não khó khăn, trừ vọng tưởng khó khăn! Sở dĩ pháp môn này thành tựu dễ dàng là vì chẳng cần đoạn phiền não, chẳng cần trừ vọng tưởng, thường nói là “đới nghiệp vãng sanh”, dễ dàng hơn các pháp môn khác quá nhiều. Vì thế, cổ đức gọi pháp môn này là “vạn người tu, vạn người đến”. Đạo lý ở chỗ này!
Chúng ta nghe biết [Phật pháp] như thế nào? Cần phải cậy vào những người xuất gia đời đời truyền thừa, chúng ta mới có thể tiếp xúc, mới có thể nghe pháp môn này. Phật pháp nếu chẳng có ai truyền, đương nhiên là pháp này cũng tiêu mất trong thế gian này, người đời sau chẳng có cơ hội nghe pháp môn này nữa! Do vậy, công đức xuất gia chẳng có gì khác: Đời đời truyền thừa pháp môn này, giới thiệu, phổ biến pháp môn này với quảng đại quần chúng, khiến cho hết thảy mọi người có cơ hội gặp gỡ, có cơ hội nghe thấy, có cơ hội học tập. Đấy là trách nhiệm của người xuất gia. Do đó, người xuất gia phải gánh vác gia nghiệp của Như Lai, gánh vác là đảm đương trọng trách ấy. Gia nghiệp của Như Lai là gì? Là hoằng pháp lợi sanh. Trong hết thảy các pháp môn, hoằng pháp thật sự lợi ích chúng sanh, thật sự khiến cho chúng sanh đạt được lợi ích chân thật, chỉ có pháp môn này! Trừ pháp môn này ra, nói thật ra, lợi ích đạt được đều hữu hạn. Vì sao hữu hạn? Chẳng thể liễu sanh tử, chẳng thể thoát khỏi tam giới. Tuy gieo một chút thiện căn trong tám thức điền, vẫn y như cũ chẳng thể tránh khỏi luân hồi, lợi ích rất hữu hạn! Chỉ có pháp môn này là có thể thoát khỏi tam giới theo chiều ngang, vãng sanh bất thoái thành Phật, thành tựu ngay trong một đời, cho nên pháp môn này cũng gọi là “đương sanh thành tựu pháp môn” (pháp môn thành tựu ngay trong một đời). Công đức xuất gia là ở chỗ này.
Do vậy, chúng ta cũng hiểu: Nếu xuất gia mà chẳng thể hoằng pháp lợi sanh, chẳng bằng làm người tại gia! Vì sao? Kẻ tại gia chẳng tiếp nhận mười phương cúng dường, dựa vào sự lao lực của chính mình để sống, tay làm hàm nhai, niệm Phật cầu vãng sanh sẽ dễ dàng hơn nhiều! Người xuất gia tiếp nhận mười phương cung kính cúng dường. Cổ đức có nói lời cảnh cáo: Người xuất gia “đời này chẳng liễu đạo, mang lông, đội sừng đền”. Người xuất gia thiếu nợ thí chủ quá nhiều. Nếu quý vị chẳng nghiêm túc tu hành, một bát cơm của người xuất gia sẽ rất khó nuốt! Còn khó nuốt hơn kẻ ăn mày ôm bát xin cơm ở ngoài phố rất nhiều! Đối với kẻ ăn mày, người ta bố thí cho hắn một bát cơm, tuyệt đối chẳng mong báo đáp. Thí chủ cúng dường một bát cơm, trong lòng họ, “quý vị là phước điền chân chánh, tôi cúng dường để được phước”, họ mong cầu được báo đáp. Chúng ta hãy ngẫm xem: [Bản thân chúng ta] có phải là phước điền hay không? Có thể cho hết thảy chúng sanh gieo phước hay chăng? Hai chúng xuất gia (tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni) hãy phản tỉnh thật sâu chuyện này. Đã phát tâm xuất gia, nhất định phải gánh vác gia nghiệp của Như Lai.
Nói thật thà, người tu hành hiện thời, xuất gia chẳng bằng tại gia! Người xuất gia nghe lời này sẽ rất bực bội, dường như tôi nói quá đáng, tâng bốc người tại gia. Trước đây, người xuất gia có hoàn cảnh tốt đẹp hơn người tại gia, nay thì hoàn cảnh của người xuất gia chẳng bằng kẻ tại gia, nguyên nhân là ở chỗ nào? Đạo tràng hiện thời có bản chất khác với trước kia. Đạo tràng xưa kia chẳng dựa vào tín đồ. Đạo tràng ở Đại Lục tự mình có núi non, ruộng nương, cho nông dân thuê cày cấy để thu tô, dùng hoa lợi ấy để có cái ăn, cái tiêu, nuôi sống đại chúng. Vì thế, cuộc sống của họ kham khổ một chút, nhưng chẳng phải cầu cạnh ai. Không cầu cạnh kẻ khác, sẽ chẳng phải dòm chừng vẻ mặt của tín đồ, tự mình có thể nghiêm túc tu tập.
Đạo tràng hiện thời chẳng có tài sản, phải trông cậy tín đồ. Phải trông cậy tín đồ thì cũng chẳng dám trái ý tín đồ, phải thường bợ đỡ tín đồ, tâm tư khó chịu lắm! Quý vị tại gia tu hành, ứng phó nhiều nhất là người nhà, họ hàng, quyến thuộc của chính mình. Người nhà, thân thích, quyến thuộc năm sáu mươi người là đông lắm rồi! Quý vị ở trong đạo tràng, chùa càng to, tín đồ càng đông, quý vị phải ứng phó mấy trăm người, mấy ngàn người, mấy vạn người, khổ chết luôn! Đó đều là chướng ngại, là nguyên nhân khiến chẳng thể thành tựu.
Có rất nhiều người phát tâm xuất gia, vì sao quý vị muốn xuất gia? Quý vị xuất gia để làm gì? Quý vị ở nhà cảm thấy khổ sở, sau khi xuất gia sẽ cảm thấy khổ hơn, sẽ hối hận. Bản thân chúng ta phải nhận biết rõ ràng hoàn cảnh hiện thời khác với hoàn cảnh xưa kia, thật sự tự mình muốn tìm một chỗ để sống yên ổn thì hiện thời là đời loạn, nói thật thà thì sẽ tìm chẳng ra! Đến đâu để tìm đây? Phải có đại phước báo, hãy xem bản thân chúng ta có giống như người có phước hay chăng? Có phước báo to ngần ấy hay không? Chẳng có phước báo ấy thì có nơi chốn ấy, quý vị ở nơi đó cũng ở không được! Phước địa phước nhân cư, ta chẳng có phước, không thể ở yên nơi đó được! Do vậy có thể biết, để sống yên thân thì phải tu phước tu huệ. Có phước có huệ, nơi nào cũng đều là đạo tràng, nơi nào cũng là nơi tốt đẹp. Nếu nói theo Phong Thủy thì chỗ nào cũng đều có Phong Thủy tốt đẹp, ngày nào cũng là ngày tốt lành, giờ nào cũng là giờ tốt, có phước có huệ mà! Đấy mới là trọng yếu.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào bạn,
Mình và chắc có lẽ mọi người đều rất tán thán tâm nguyện xuất gia của bạn. Người xuất gia là những người thật có phước báu lớn.
Việc bạn hỏi có nên xuất gia lúc này không, giữa lúc còn nhiều gia duyên cần mình giúp sức? Tất cả nằm ở chữ Duyên bạn ạ. Khi thời tiết nhân duyên đến thì không việc gì để phải chần chừ. Vậy thì thời tiết nhân duyên đã đến chưa? Điều này thì chắc người trong cuộc biết rõ hơn người ngoài. Hãy nghe lời trái tim mách bảo. Lúc này bạn nên thường cầu nguyện Tam Bảo, Chư Phật Bồ Tát gia hộ độ trì, trong tâm nguyện tự đáy lòng mình có như thế nào cứ chân thành tách bạch hết ra trước Tam Bảo, cầu xin các Ngài từ bi gia hộ để cho con có quyết định đúng đắn.
Một chia sẻ nữa là, dù sau này bạn có xuất gia hay còn tại gia thì mấu chốt vấn đề vẫn là làm thế nào để được Liễu thoát sanh tử ngay trong đời này. Đây là vấn đề cốt lõi của người Tu Đạo. Luân hồi này thật quá đáng sợ với mọi chúng sanh. Con đuờng Tây Phương là lối thoát duy nhất. Thời gian mấy mươi năm một đời người không phải là dài, thời gian rất quý. Nên đừng vòng vèo, từ lúc phát tâm nên chuyên tu Tịnh Độ, thật vì sanh tử, đây là cốt yếu, những cái khác chỉ là phụ yếu trợ duyên cho cái này. Nên nếu xuất gia bạn hãy nên tìm đến một ngôi chùa chuyên tu Tịnh Độ, chuyên hoằng dương chánh pháp Tịnh Độ mà thọ Giới, tìm cầu học Đạo. Tất cả là vì đại sự liễu thoát sinh tử. Đời này chúng ta chỉ cần có thế, chỉ như thế là đủ. Chúng ta không ai có dư thời gian cả, dù già hay trẻ, phát tâm sớm hay muộn. Bạn nên nhớ kỹ điều này. Một đời này thoát được kiếp sanh tử là mình đã hoàn thành Đại sự học Phật, đã đáp đền được Bốn Ân trên, tương lai dưới cứu độ bốn đường. Sau này hoằng pháp lợi sinh vì người diễn nói cũng giúp họ, trợ duyên cho họ chính yếu vấn đề này.
Chúc bạn sở cầu như ý!
Nam Mô A Di Đà Phật
Bài khai thị về vấn đề tại gia-xuất gia của Hòa Thượng Tịnh Không mà liên hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT trích dẫn rất hay !
Chào bạn Sen Hồng,
Trước hết xin được tán thán hạnh nguyện xuất gia của bạn, dẫu chưa thật xuất gia, nhưng người có tâm nguyện như vậy thật là đáng quý.
Dẫu rằng trên một phương diện nào đó, ở một thời điểm nào đó, kết quả tu hành của người xuất gia và tại gia là như nhau, nhưng nếu như vậy tại sao đức Thế tôn khi thành đạo lại không sống đời cư sỹ tại gia, và tại sao lại có tăng đoàn. Cho nên việc xuất gia rất đáng quý, xin hãy cẩn trọng khi so sánh việc tu học giữa xuất gia và tại gia.
Bạn Sen Hồng, nếu quả thật bạn khát khao thoát khỏi luân hồi sanh tử, và bạn có bản lĩnh đi con đường tu tập đến cuối cùng, xin hãy xuất gia. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ, có thể bạn sẽ gặp những trở ngại như môi trường tu tập không thích hợp, hoặc chúng đồng tu có người chưa thanh tịnh,..xin bạn đừng nản lòng, hãy nhớ và giữ giới luật cho thật chắc, nhớ tu tâm, phòng ngự, giữ tâm của mình cho chắc chắn, thì không có việc gì bạn phải ngại. Xin hãy cố gắng hết sức mình để không uổng phí đời tu bạn nhé.
Những trở ngại trong gia đình của bạn không phải là việc lớn, nên chắc là bạn đừng ngại. Hãy trình bày cho cha, mẹ bạn biết ý định của bạn, xem họ có đồng ý không nhé. Với người đi tu chân chính, tất cả chúng sanh đều là cha, mẹ, anh, chị, người thân của mình, chứ không riêng gì gia đình thế tục của mình.
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Chúc bạn thân tâm được an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật chia sẻ bài Pháp của minh sư HT Tịnh Không về vấn đề tại gia-xuất gia rất hay. Chắc chắn giúp ích được cho nhiều người, trong đó có Lamay.
Xin tán thán công đức của thiện tri thức HNADĐP !
Chúc bạn sen hiền HNADĐP an lạc,một đời này thành tựu vãng sanh Cực Lạc !
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Chào liên hữu Sen Hồng. Liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật đã trích dẫn rất rõ ràng về v/đ xuất gia, mình xin bổ sung một số ý mong LH tham khảo thêm.
Xuất gia và tại gia chia làm 4 hạng:
– Thân xuất gia, tâm không xuất gia là những người ở trong chùa, ăn cơm chúng sinh nhưng giải đãi lười biếng, chẳng y giáo phụng hành, không giữ giới, lạm của thường trụ hoặc mới đầu còn y cứ theo giới luật nhưng sau do phải dựa vào sự cúng dường của chúng sanh nên bị chúng sanh sai sử (tức bị chúng sanh độ, không thể độ mình nói gì độ chúng sanh). Nếu bạn đã nghe chuyện về ngài Thập Đắc (hóa thân của Phổ Hiền Bồ Tát) rồi thì sẽ hiểu. Xin kể sơ qua, lúc ngài Thập Đắc ở trong chùa ngài chỉ làm những việc bổ củi, nhặt rau, nấu nướng trong nhà bếp nhưng hôm chùa tổ chức lễ thọ Bồ Tát giới ngài chạy ra đồng lùa trâu về chật kín cả chùa làm ai cũng trách cứ, ngài nói “ra mà xem, nhiều chuyện hay lắm” thế là các vị chư tăng ra xem. Ngài bèn đọc từng tên các vị tăng đã viên tịch ở các chùa trong vùng, khi đọc một tên thì có một con trâu bước lên vài bước cúi mặt xuống ra vẻ ân hận, ngài nói “những con trâu này là các vị tăng khi tu không giữ giới, lạm của thường trụ bị đọa làm trâu trả nợ cho thí chủ. Xin kể lược vài dòng để thấy rằng ngày nay việc xuất gia thật ẩn chứa nhiều rủi ro lớn.
– Thân xuất gia, tâm cũng xuất gia là những vị tăng, ni y theo giáo pháp của Như Lai mà tu hành tinh tấn, trước độ mình được thành tựu đạo quả, sau tự chúng sanh biết đức độ của các vị mà quy y. Thời nay những vị tu hành như thế rất hiếm hoi. Mong liên hữu đừng nhìn vẻ bề ngòai đầy uy nghi của các vị tăng ni mà dễ ngộ nhận.
– Thân không xuất gia, tâm xuất gia là các vị cư sĩ tại gia biết được luân hồi sinh tử là ngôi nhà lửa hiểm nạn nên quyết chí tu hành. Xin trích một đọan trong kinh Niệm Phật Ba La Mật nói về cư sĩ Diệu Nguyệt “Lúc bấy giờ, trong hàng Ưu-bà-tắc có một vị trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt, trú ngụ tại thành Vương-Xá, từng quy y Tam-Bảo và thọ trì năm giới cấm, cùng đến dự pháp hội. Vị Trưởng-Giả này từ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp quá khứ, từng gần gũi thừa sự cúng dường vô lượng vô biên muôn ức hằng hà sa đức Phật, y theo Chánh pháp tu hành. Hiện tại làm thân cư sĩ, vợ con đông nhiều, nhà cửa nguy nga, kho đụn đầy rẫy. Tuy ở giữa cảnh ràng buộc mà vẫn trưởng dưỡng tâm trí giải thoát.
Tuy hưởng dụng ngũ dục thế gian, nhưng vẫn hoài bão đại nguyện độ sanh của chư Đại Bồ-Tát. Tuy ở trong chốn bùn lầy dơ bẩn mà vẫn saün sàng xả ly thân mạng tài sản, quyến thuộc để gieo trồng hạt giống Bồ-Đề. Tuy ở trong căn nhà lửa chập chùng hiểm nạn, mà vẫn thực hành Tuệ-giác Vô-lậu, hết lòng thương tưởng chúng sanh như con một, thể hiện Pháp thí oán, thân bình đẳng.”
– Thân và tâm đều không xuất gia là nói về người của thế gian đang bị ngũ dục lục trần, tham sân si mạn mê hoặc điên đảo.
Chính vì thời nay hàng xuất gia rất khó thành tựu đạo quả cho nên các vị Đại Đức cao Tăng thường không nhận người xuất gia làm đệ tử, điển hình có Ấn Quang Đại sư (Tổ 13 Tịnh Độ Tông) hay gần đây hơn là ngài Tịnh Không Pháp Sư, một cao tăng thời hiện tại cũng không nhận chúng xuất gia làm đệ tử.
Mong liên hữu Sen Hồng xem xét thấu đáo trước khi quyết định con đường tu hành của mình. A Di Đà Phật
Con xin cảm tạ những lời dạy của các thầy,xong,con muốn giãi bày nữa,con muốn quyết định tu hành vì con sợ bỏ lỡ cơ hội giãi thoát của kiếp người này,và,vì con biết con sẽ bỏ hết được mọi thứ ở trần tục,thân xác này cũng không còn quan trọng,quên đi thân mình chỉ tu ,niệm phật để vãng sanh,và con có thể buông bỏ mọi sự như về chuyện gia đình,chuyện học của chị(như con đã nói ở trên) không nghĩ tới vì con nghĩ tất cả chỉ là vô thường,nhưng con không biết con không nghĩ tới như vậy là có đúng không,có lỗi gì không,có đúng là chỉ vô thường không,có đúng người xuất gia là người có đại phước đức không,và có đúng là với 1 người dám đi xuất gia thì nên xuất gia là việc tốt nhất nên làm có đúng như vậy?!
Sen Hồng xuất gia đi, đảm bảo da, răng trắng hơn còn tóc khỏi gội luôn, chứ giờ Sen Hồng đi lấy chồng cũng chỉ kiếm được người vừa già, vừa thấp lại mê gái đẹp, thích gái đần phục vụ thôi. Tích cực góp ý.
A Di Đà Phật
Bạn Sen Hồng,
Mình nghĩ thời tiết nhân duyên của bạn đã đến, hãy quyết định đi, chẳng cần chần chừ nữa.
Gia đình mà có người xuất gia là gia đình đó có phúc lớn, bố mẹ có được người con xuất gia là họ có đại phúc. Nên bạn cứ yên tâm, không phải bận lòng vì chữ Hiếu đâu. Bạn xuất gia, sau này sẽ rất thuận lợi để trợ duyên cho bố mẹ, người thân, dòng họ quyến thuộc trên con đường Đạo cầu giải thoát. Như thế là một người con đại hiếu với bố mẹ, tổ tiên rồi. Ngoài đời mình gặp nhiều trường hợp này rồi, gia đình có người xuất gia sau này bố mẹ người thân được nương nhờ rất nhiều, họ rất thuận lợi trên con đường tu tập. Rất nhiều, nương nhờ rất nhiều.
Trước khi ra đi hãy nói một lời chân thành xin cảm tạ ân nghĩa sinh thành dưỡng dục của bố mẹ, con nay có chí nguyện xuất gia hành Đạo xin bố mẹ hãy thuận ý với tâm nguyện của con. Con luôn ghi nhớ công ơn trời bể của bố mẹ.
Mình không biết bạn ở đâu, ở TPHCM có rất nhiều chùa chuyên tu Tịnh Độ, có rất nhiều Sư Thầy Đại Đức Cao Tăng đức cao vọng trọng để mình thọ trì nương tựa trên con đường Bồ Đề.
Vài dòng chân thành gửi bạn. Chúc bạn Tâm cầu Đạo hợp!
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Sen Hồng,
Mong bạn hoan hi chía sẻ đôi lời thắc mắc của TN để TN cùng các liên hữu cùng tỏ tường về ý định xuất gia của bạn:
*Thân xác này không quan trọng?
*Chỉ có người xuất gia mới có đại phước đức? Phước-đức là gì? từ đâu tới? Nhờ đâu bạn có?
*Khi bạn xuất gia bạn có chắc sẽ bỏ hết được trần tục không?
*Có thật tất cả chi là vô thường nên với bạn mọi chuyện không còn gì quan trọng nữa?
TN tri ân công đức.
TN
Chào bạn Sen Hồng,
Có vẻ như bạn muốn xuất gia, nhưng không chắc chắn lắm về quyết định đó, mà cần có sự đảm bảo nào đó?
Bạn Sen Hồng, xuất gia là việc rất lớn, nếu bản thân bạn không chắc chắn về những điều liên quan đến giáo lý Phật dạy (vô thường,..), cũng như việc xuất gia thì hãy nên cẩn trọng suy xét. Nếu bây giờ các bạn sen ở đây góp ý rằng..đúng rồi, vạn pháp là vô thường, người xuất gia có đại phước đức, đó là việc nên làm,…nhưng sau khi bạn xuất gia, lại thấy giới luật sao mà khó, thấy vạn pháp đều chẳng phải vô thường, tu hoài mà phiền não còn y nguyên,…thì lúc đó bạn sẽ lại như thế nào?
Cho nên, ý của PH ở đây là tự bạn phải rất rõ ràng, tin chắc về việc xuất gia, chứ không phải nhờ vào sự góp ý, đảm bảo của người khác. Còn nếu bạn không chắc chắn lắm, thì hãy khoan, nên suy gẫm cho thật thấu đáo rồi hãy quyết định.
Phước đức của người xuất gia chính là do giữ giới luật kỹ càng, luôn nỗ lực tinh tấn tu hành, tâm không phóng dật mới có được, nghĩa là phải nỗ lực, vất vả hơn người tại gia gấp bao nhiêu lần, chứ không phải xuất gia rồi tự nhiên được phước đức. Người xuất gia mà lơ là bổn phận tu học, trì giới của mình thì không khéo lại bị đoạ.
Huynh TN có những thắc mắc rất đáng quý, chính là vì bạn mà có những thắc mắc đó, bạn hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình để các bạn sen được rõ hơn, có như vậy các bạn sen mới góp ý được xác đáng.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Xin tán thán quyết tâm và hạnh nguyện cuả liên hữu Sen Hồng. Với một quyết tâm tu hành để liễu sinh thoát tử và độ sanh lớn như thế thì liên hữu có thể thành tựu đạo nghiệp cuả mình. Trên bước đường tu hành, nếu có những trở ngại thì LH hãy nhớ lời dạy cuả Pháp Nhiên Thượng Nhân:
71. Đã tu Tịnh-Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm-Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm-Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.
Sống một mình không Niệm-Phật được thì ở chung mà Niệm-Phật. Sống chung không Niệm-Phật được thì ở một mình mà Niệm-Phật. Tại gia mà không Niệm-Phật được thì xuất gia mà Niệm-Phật. Xuất gia mà không Niệm-Phật được thì tại gia mà Niệm-Phật. Sống giữa đời không Niệm-Phật được thì trốn đời mà Niệm-Phật. Trốn đời không Niệm-Phật được thì sống giữa đời mà Niệm-Phật.
Chúc liên hữu đạo nghiệp viên thành. A Di Đà Phật.
Con xin cảm tạ!!con cũng xin được chia sẽ tâm ý của mình.
Đúng thật đối với con ngộ được thân xác này chỉ là giả tạm,nên nếu phải quên mình thì mới đúng thật là tu thì con sẵn sàng dùng thân xác này làm “công cụ”để cứu thoát linh hồn mình khỏi sinh tử,nghĩa là con không để cho thân mình được chìm trong sung sướng,không coi trọng và thõa mãn nó nữa.
Còn phước đức từ đâu tới,con hiểu là phước đức từ tiền kiếp mình đã tạo dựng mà có ,và người xuất gia có thời gian để gần phật và tu mình hơn rất nhiều,sẽ đạt thành quả lớn và rất ít người làm được nên phải là người có phước lớn theo con nghĩ.
Con chắc chắn bỏ hết được trần tục,vì con hiểu bản thân mình,chỉ cần con xác định điều gì đùng,cần cho mình thì không bao giờ con buông bỏ,con sẽ chịu đựng tất cả,lao tác mệt nhọc,quên đi thân xác mình con làm được chỉ cần con nghĩ tới những điều mình đang trãi qua sẽ đạt thành quả nào đó rất lớn,rất cần thì con chỉ kiên nhẫn chờ tới ngày đó chỉ vậy thôi.
Bây giờ đối với con không còn gì quan trọng nữa,con có thể không nghĩ tới chuyện gì ở trần tục con bỏ hết được nhưng chỉ khi con khẳng định được con làm vậy là đúng,không mang tội lỗi với gia đình con,vì con cứ sợ mình có lỗi khi bỏ mặc gia đình với những rối rắm,buồn ohiền,căng thẳng trong cuộc sống mà con không giúp sức được,nhiều khi con nghĩ hay mình cứ để gia đình ra sao cũng được,dù gia đình có sống trong buồn phiền khổ não lo âu thì mấy chục năm nữa rồi cũng không còn trên thế gian này,chỉ là vô thường mà thôi,nhưng con lại không dám chắc mình nghĩ ,mình để như vậy ,làm như vậy có đúng không,có tội không,có lỗi không.con xin dám chắc 1 điều rằng,nếu con không có vướng bận gì gia đình như vặy,chỉ 1 mình bản thân con thôi thì chắc chắn con đã xả bỏ hết không còn 1 chút lưu luyến gì mà xuất gia thôi không chần chừ và sẽ nhẹ lòng hơn,con mong lắm con không bị vướng bận gì nữa chắc con vui sướng lắm để con xuất gia cho được thuận lợi,con chỉ cần vậy thôi !
A Di Đà Phật
Bạn Sen Hồng,
Xin bạn đọc tham khảo kỹ bài này nhé để khỏi phải băn khoăn
http://phatgiao.org.vn/hoi-dap/201305/Vao-chua-xuat-gia-co-bat-hieu-hay-khong-10969/
Chúc bạn nhiều nghị lực!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Sen Hồng,
Ý chí của bạn thật đáng tán thán. Mong rằng trên con đường tu học của mình, bạn vẫn giữ vững ý chí mạnh mẽ như vậy. Có một ví dụ nho nhỏ như sau. Khi bạn xuất gia rồi, trong lúc đang hành trì, ví dụ là đang niệm Phật, thì thấy Phật hay Bồ tát xuất hiện, hào quang rạng ngời thật đẹp và bảo bạn rằng…Con đã hiểu sai lời ta dạy, con chỉ biết ích kỷ nghĩ đến bản thân mình, không lo báo hiếu cho cha, mẹ, lại làm cha mẹ phiền lòng, người con bất hiếu như vậy mà mong đạt đạo quả thì không thể nào, con hãy trở về nhà làm một người con có hiếu trước đã, việc xuất gia hãy để sau vậy.. Nếu có sự việc như vậy, bạn sẽ xử lý thế nào?
Trước khi xem tiếp những dòng bên dưới, bạn hãy quyết định xem mình sẽ hành động ra sao, rồi hãy xem tiếp nhé.
-Có người sẽ nghĩ lời Phật dạy vừa rồi là đúng.. ta phải báo hiếu cho cha, mẹ đã.. Và người đó hoàn tục, sống cùng gia đình, và làm các việc cha, mẹ muốn để báo hiếu.
-Có người sẽ nghĩ..lời này có đáng tin không, mình vì hiểu đời là vô thường, mong cầu giải thoát, mà đi xuất gia, nay vì việc xuất gia của mình mà lại làm một người con bất hiếu. Mình phải làm thế nào đây, hoàn tục hay không?.. Và người này sẽ phải nhờ người khác giải đáp cho họ, tùy theo lời giải đáp của người khác mà họ sẽ có quyết định tương ưng.
-Có người sẽ nghĩ…Ta biết chắc đời là vô thường, chính ta hiểu rõ như vậy (chân lý), chứ không phải vì đó là lời Phật dạy mà ta tin theo, ta cũng hiểu rõ nay ta cắt ái ly gia đi theo con đường chánh pháp Phật dạy thì sẽ có ngày thoát luân hồi sinh tử khổ. Ta hiểu rõ những mối liên hệ gia đình đều do duyên hợp thành. Cha, mẹ ta buồn khổ vốn vì cha, mẹ ta còn vô minh, chưa hiểu được lẽ vô thường duyên hợp. Ta phải gắng tu làm sao thoát cho được luân hồi sinh tử, rồi sẽ giúp cha, mẹ ta cùng tất cả chúng sanh đều được thoát khỏi luân hồi… Người đó sẽ nói với chư Phật, Bồ tát rằng..Không biết chư vị muốn thử lòng tôi hay là ma giả dạng, nhưng lời của chư vị dạy không đúng chánh pháp, vì như vậy chẳng phải đức Thế tôn là người con không tốt ư, dù chư vị có dạy thế nào chăng nữa, tôi quyết tu để thoát luân hồi, hơi thở ra không hít vào là đã qua đời khác rồi, không lo tu học ngay bây giờ thì hối không kịp…
-Có người biết rõ là các pháp từ tâm của họ sanh ra, vốn là huyễn, nên cũng không để ý làm gì, chỉ chú tâm vào câu Phật hiệu.
Bốn cách hành xử trên, không có đúng, sai, tùy theo nghiệp, trí tuệ của từng người mà có hành xử khác nhau. Người hành xử cách 1,2 thì không hiểu rõ, cũng không chắc về việc mình làm, cần phải có thiện tri thức giúp đỡ, sách tấn, nếu chẳng may gặp thầy tà, bạn ác thì dễ thối thất. Người hành xử cách 3,4 thì hiểu rõ vô thường và chắc chắn về việc mình làm, họ sẽ it bị thối thất, tự mình bước đi vững vàng.
Hy vọng giúp được bạn chút ít. Rất mong nếu bạn xuất gia, sẽ là bậc đáng nhận cúng dường, thật tu, thật chứng để PH và mọi người nương nhờ tu học.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Sen Hồng,
Xuất gia thời nay có nhiều thành phần:
1. Vì hình tướng xuất gia mà xuất gia
2. Vì yếm thế (thất vọng, chán đời, thất tình, không lẽ sống) mà xuất gia
3. Vì bị xã hội, người thân ruồng bỏ, vì trốn tránh trách nhiệm hình sự và dân sự mà xuất gia
4. Vì nghèo đói, túng quẫn, khổ sở mà xuất gia
5. Vì tự giác, giác tha mà xuất gia.
Nếu lựa chọn của bạn là số 5, TN nghĩ bạn chỉ cần nói rõ quan điểm với cha mẹ, cha mẹ đồng ý là bạn có thể xuất gia được. Quan trọng: Phải tìm cho được nơi chốn thật thanh tịnh, nơi giúp bạn có thể vững bước trên đường tu học, giác ngộ và giải thoát.
TN chúc bạn thật tỉnh giác và dũng mạnh thành tựu trên đường tu học.
TN
Con xin cảm tạ các thầy!
Kính bạch thầy!
Con thật không biết nên bỏ lại sau lưng tất cả để xuất gia bây giờ,hay cần giúp sức với gia đình sau khi mọi việc ổn thõa rồi xuất gia.?
Chào bạn Sen Hồng,
Người tại gia hay xuất gia đều phải có khả năng tự mình ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Đây là điều cần thiết để mỗi người trưởng thành và tiến bộ. Cho nên bạn cũng nên tập cho mình có được khả năng đó nhé. Xin được chia sẻ vài điều cần lưu ý về việc này.
-Khi ra quyết định: Bạn cần cân nhắc xem quyết định, hành động của mình có đi ngược lại với các luật lệ của xã hội hiện hành, và các giới, hạnh (các giới hạnh mà cá nhân đó đã thọ) hay không. Bạn cũng cần xem xét quyết định của mình có lợi cho mình và lợi cho người hay không. Nếu quyết định đó chỉ có lợi cho mình mà hại cho người thì là một quyết định không tốt. Ngoài ra, nói về lợi, hại thì cần xét thêm về lợi thế gian và xuất thế gian, trong đó lợi xuất thế sẽ là ưu tiên.
-Chịu trách nhiệm: Nghĩa là chúng ta sẽ không còn tư tưởng “đổ thừa” cho những cá nhân khác, hoặc hoàn cảnh khi ta bị thất bại, hay chịu khổ sở vì những quyết định, hành động của mình. Ta sẽ tự nhận trách nhiệm, chịu tất cả những quả tốt, xấu do quyết định của mình. Điều này giúp ta nhìn thấy cái không đúng, không hay của mình, từ đó sẽ phấn đấu, tinh tấn để tốt hơn.
Cho nên bạn hãy tập quyết định và tập chịu trách nhiệm về quyết định của mình nhé. Đây là bước căn bản giúp mỗi người tiến bộ. Tuy nhiên, cần phải tự mình phân tích lợi-hại, suy gẫm cho chín chắn, nếu không chắc thì hãy suy gẫm thêm, suy gẫm thêm cho đến lúc bạn biết rõ mình cần phải quyết định như thế.
Ví dụ như tình huống này, những lời PH góp ý, chưa chắc là đúng, hoặc đúng với PH, nhưng có thể không đúng với bạn, nên bạn cần phải suy gẫm để quyết định có nên nghe theo hay không, không nên tin và nghe theo mà không có sự suy gẫm, đánh giá của bản thân mình.
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Chào bạn Sen Hồng.
Xuống tóc đi tu thì việc ấy cũng dễ dàng, nhưng khi vào chùa xuất gia thì giới luật oai nghi rất nghiêm túc. Xuất gia nhập vào Tăng đoàn Phật giáo, mang chiếc áo cà sa không dễ dàng tu hành như bạn nghĩ đâu. Bạn nên tìm kiếm và tham khảo thêm qua những các vị Thầy Cô đã trải nghiệm đi trước.
Ba của Huệ Tịnh có nói câu này sau khi đi xuất gia: “Đứng bên ngoài thì ai cũng thấy vậy, nhưng khi vào chùa đi xuất gia rồi thì không còn thấy như vậy”.
Khi còn sống tại gia, giúp sức với gia đình thì cũng cố gắng nhớ niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vào chùa xuất gia, giữ giới tu hành thì cũng cố gắng nhớ niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
Tuy có khác nhau về hình thức, nhưng cái tâm bạn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” vẫn cố gắng nhớ như vậy.
Như Tổ Ấn Quang Đại Sư có nói: “một pháp Trì Danh chính là cửa mầu vào đạo, con đường thẳng tắt đến quả Bồ Đề.”
Đôi lời chia sẻ, tùy duyên mà cố gắng nhớ niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh
Ba của bạn cũng xuất gia rồi sao?
Ba bạn bị bệnh nan y sức khoẻ giờ ra sao rồi?
A Di Đà Phật.
Chào bạn Hoa Sữa.
Ba của Huệ Tịnh cũng có gặp duyên qua nghe đĩa giảng video “Lời Cho Mái Tóc Xanh” của HT Thích Tâm Thanh giảng mà phát tâm xuất gia một thời gian. Nhưng sau đó một khoảng thời gian khi gặp duyên khác thúc đẩy đã hoàn tục lại.
Ba của HT cũng đã hơn 80 rồi, tuổi già bị bệnh là chuyện bình thường. Thân có khỏe mà tâm không khỏe, cái thân khỏe chỉ là tạm thôi. Bổn phận làm con lo lắng được ngày nào thì hay ngày đó. Lâu lâu tùy duyên nhắc nhở cha mẹ nhớ cố gắng niệm Phật để tranh thủ thời gian, tích lũy công đức trở về cố hương Tây Phương Cực Lạc. Nếu công đức tích lũy của cha mẹ không đủ thì mình cũng cố gắng nhớ niệm Phật tích lũy công đức để hồi hướng trợ giúp thêm vậy.
Khi những đứa con sinh ra đời, thì cha mẹ chăm sóc lo lắng cho ăn học nên người. Bây giờ lập gia đình hết rồi, muốn chăm sóc lo lắng lại cho cha mẹ theo ý muốn thì không phải dễ dàng thuận tiện nữa. Nó khác xa khi còn độc thân, vô tư hơn nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật.
gửi bạn sen hồng .
Tôi kể cho bạn nghe việc này có thực ,khoảng mười mấy hai mươi năm trước,tôi có người em gái của chồng xuất gia ,cha mẹ không đồng ý cô cũng chẳng màng , sau khi xuất gia cô lên tổ đình có hòa thượng đã thế phát cho cô để tu học [ trước khi xuất gia cô đi làm ], tôi không nhớ rỏ cô tu học bao lâu , thời gian đó cả gia đình tôi đi hành hương có ghé qua nơi cô tu học , cô khóc lóc nói với người nhà xin cho cô về, cô chịu cực không nổi [ tôi nhớ như vậy , tôi sợ nói láo mang tội ,thật sự sợ nói láo ] người nhà xin với hoà thượng[ đã thế phát cho cô] đồng ý , thế là cô hoàn tục
Cô trở lại gia đình sống với ba mẹ chồng tôi và đi làm trở lại, cũng vẫn ăn chay trường . Cô có bịnh viêm gan siêu vi B , bên nước ngoài báo hằng tuần người ta cho miển phí nếu bạn có mua hàng của siêu thị đo’ , sau khi trả tiền mua hàng thì xin 1 tờ về coi [ lúc chưa nghe hoà thượng Tịnh Không gỉang pháp , 1 tuần tôi ngốn hết 4 tờ báo , nghĩ lại rùng mình ]. Cô em chồng tôi coi báo [ trong báo thì nói đủ thứ , cũng có mục sức khoẻ , cô rửa tay tối ngày [ vì lo sợ cái bịnh viêm gan B , cô sợ lây mọi người , suốt ngày rửa tay [ cô tin khoa học , tin bác sỉ vì coi báo mà , hoà thượng gỉang kinh có nói báo chí , truyền thông nó hại cái tâm của mình , bây giờ học Phật tôi thấy hoà thượng nói 100% là chính xác , nên tôi chỉ muốn nghe 1 mình ngài gỉang thôi [ chỉ 1 thầy là hòa thượng Tịnh Không ] .
Cô em chồng tôi không ăn chay nửa , cô ít thân mật , học Phật cũng ít chia sẻ cho mọi người , cô đi chùa [ tôi ít đi chùa ] , cô bị bịnh ốm nhom nhìn như bà già ,thấy sợ lắm , không nói chuyện với ai , chị dâu trưởng nói cô ăn mổi bủa chỉ có 3 muổng cơm , gia đình đưa cô đi binh viện tâm thần , vô thăm cô trong binh viện thật là tội nghiệp , những người bị bịnh thật thấy thuương làm sao , tôi cũng khuyên cô , lúc đó gia đình nhờ chùa khi xưa cô đã xuất gia cầu an [ chùa cũng có tu niệm Phật ] , cô cũng tỉnh ra , chồng tôi thăm cô , cô đòi về , cô tỉnh nhiều , đòi chồng tôi bảo lảnh cho về , cô lần lần hồi phục .
Cô niệm Phật mà ít chịu nghe pháp , cố chấp , chỉ cho mình là đúng
bây giờ cô hết bịnh rồi .
Tôi chia sẻ với Sen hồng câu chuyện này , muốn nói với bạn là xuất gia phải nên cân nhắc kỹ , mình xuất gia thì thân xuất gia , tâm cũng phải xuất gia , muốn hoằng dương Phật pháp cứu độ chúng sanh . Trước khi xuất gia phải học Phật , nghe pháp , thấu hiểu rồi xuất gia cũng chưa muộn , bây giờ bạn nghe hoà thượng Tịnh Không giảng kinh Vô Lượng Thọ , niệm Phật , khuyên người có duyên niệm Phật .
Bạn xuất gia là điều tốt , nếu làm không được mà bạn thọ nhận của đàn na tín thí 1 hạt gạo thì hạt gạo đó lớn như núi Tu Di vậy , nếu không đắc đạo mang lông đội sừng trả
Cư sỉ Diệu Âm [ người tại gia ] giảng kinh rất hay , dể hiểu , người nghe giảng rất nhiều , người hành theo rất nhiều [ cư sỉ cũng chưa xuất gia ] . Khi thấu đáo rồi xuất gia cũng chưa muộn .
Tôi không có ý khuyên bạn đừng xuất gia , vài lời chia sẻ cùng bạn
Con xin cảm tạ các thầy đã quan tâm nhiều!
Nam mô a di đà phật!
Kính bạch thầy!
Con không hiểu tại sao 1 người đã quyết bỏ hết để xuất gia,nhưng khi xuất gia lại không chịu được cuối cùng quyết định hoàn gia,phải chăng môi trường,cuộc sống tu hành quá khổ?
Chào bạn Liên Trúc,
Có một số người xuất gia với một số mục đích nào đó, đến lúc vào chùa tu học lại thấy không thể đạt mục đích đó nên hoàn tục. Ví dụ, muốn được làm một ông sư được trọng vọng, muốn không làm gì vất vả mà được hưởng của cúng dường, trốn quân dịch,..số này không nhiều, bạn có thể thấy là mục đích xuất gia của họ không chân chánh nên hoàn tục là điều tất yếu.
Hoặc một số người, dù xuất gia với mục đích thoát sinh tử khổ, nhưng ý chí lại kém, không vượt qua được một số vất vả của một người xuất gia (ví dụ như phải dậy sớm tu học, ngủ ít, ăn ngày một bữa ngọ, ngồi thiền,..) nên lại hoàn tục.
Lại có một số người không chịu nổi chuyện thị phi, lại hoàn tục. Chúng ta cần phải biết môi trường nào, dù là môi trường tu học, thì cũng có ít nhiều những chuyện đụng chạm qua lại, không vừa ý mình,…một trong những mục đích của việc đi tu chính là rèn luyện cái tâm mình để có thể bình yên trước những chuyện như vậy. Tuy nhiên, có người không chịu rèn tâm mình mà cứ thấy người sai thì chuyện hoàn tục phải xảy ra thôi.
Xuất gia tu học, thanh lọc thân tâm là cả một quá trình miệt mài, tinh tấn. Môi trường xuất gia có thể vất vả, nhưng với người thực tu và tu đúng thì sẽ ngày càng thảnh thơi chứ không thấy khổ (vất vả nơi thân, nhưng tâm dần được thanh tịnh). Con đường đó dù vất vả, nhưng là sẽ đi đến quả giải thoát.
Chúc bạn tu học tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thu bui ơi,mình làm được,mình đã ko còn cần gì nữa mà,mình có thể thán và tâm đều xuất gia,nhưng mình buồn quá mình còn gia đình,mình chưa mạnh dạn và lạnh lùng từ bỏ gia đình,mình đắn đo quá,sợ có lỗi,và trong tâm mình không an tâm nếu bỏ mặc gđ,mình thương gđ.
Gửi bạn Sen Hồng,
“mình có thể thân và tâm đều xuất gia”.
Nhưng Vô ưu thấy tâm bạn vẫn chưa xuất gia đâu. Vẫn nặng lòng với gia đình,vẫn lo cho gia đình lắm !
Bạn Sen Hồng
Thực tế mà nóí việc xuất gia hay tại gia trong mệnh cuả bạn đã có sẵn. Theo mình thì bạn nên tuỳ duyên ở giữa đời vui đạo: xuất gia cũng tốt, tại gia cũng tốt miễn là TÂM PHẢI XUẤT GIA. Bạn hãy coi NHỮNG CHƯỚNG NGẠI BẠN GẶP Ở TRONG ĐỜI ĐỀU LÀ THỬ THÁCH TỐT thì như vậy việc tu hành cuả bạn sẽ gặt hái được thành công. Còn nếu bạn cứ sống với tâm bao chao như vậy thì không tốt đâu bạn ạ.
Theo mình thì bạn nên xem bài giảng Kinh cuả quý Thầy, một lựa chọn tốt cho người học pháp môn Tịnh độ là các đĩa giảng kinh cuả Pháp sư Tịnh Không. Bạn vừa xem giảng Kinh vừa niệm Phật thì bạn sẽ ngộ ra nhiều điều giúp bạn có được quyết định sáng suốt nhất. Chúc bạn thành công.
(Bạn có thể vào trang này tải về http://www.tinhtong.vn/video/Kinh-Vo-Luong-Tho/ )
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Sen Hồng,
Tâm bạn còn đang phân vân giữa đi hay ở. Thôi thì tốt nhất lúc này bạn hãy chuyên tâm hành trì ở nhà một thời gian cho tâm lắng dịu lại đã. Bạn hãy chuyên tâm niệm Phật, đọc kinh, nghe Pháp, đọc sách học Phật…Một thời gian khi tâm thanh tịnh trở lại rồi tính tiếp, nên đi hay ở. Đây là một việc quan trọng, là một bước ngoặc của đời người, không nên vội vàng hấp tấp mà chi.
Vả lại chúng ta bắt tay vào tu tập ngay từ lúc bắt đầu phát tâm, giác ngộ. Chúng ta không nên đợi hoàn cảnh nào thuận tiện mới bắt đầu tu. Nay bạn đã phát tâm tu hành giải thoát, vậy nên không phải đợi đến lúc xuất gia vào chùa rồi mới bắt đầu tu tập. Thay vào đó đừng lãng phí thời gian vào việc suy nghĩ cân nhắc nên đi hay ở lại, mà hãy bắt đầu bằng những thời khóa tụng Kinh, niệm Phật, lạy Phật hàng ngày tại nhà mình. Như thế thì được lợi ích hơn nhiều đúng không? Bởi suy cho cùng thì tu ở đâu thì mục đích tối thượng vẫn là như nhau, đó là hướng đến sự giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Tâm quyết định của bạn cần là trong một đời này phải làm được điều này – Liễu thoát sanh tử, những thứ khác chỉ tùy duyên mà sống mà tu tập cho mục đích này. Bởi thế việc đi hay ở bạn cũng nên tùy duyên thôi. Nghĩa là thế nào? Nghĩa là khi tâm còn vấn vương thế sự gia duyên thì nên ở tại gia mà tu tập. Khi mà tất cả việc dù lớn bé thế nào đi nữa, có quan trọng hay không quan trọng đi nữa cũng chẳng làm mình bận tâm, chẳng chi phối mảy may gì đến quyết định xuất gia của mình thì hãy ra đi. Lúc đó có thể gọi là duyên đã chín muồi. Điều này có thể đến sớm hay muộn, cũng có thể chẳng đến nữa. Nhiều khi sau một thời gian sống và tu tập tại gia, bạn lại cảm thấy thật dễ chịu thấy hứng thú, chẳng còn có ý định xuất gia nữa. Điều này thì chẳng biết được. Tất cả nằm ở chữ Duyên. Cứ tùy duyên mà sống tu tập cho tốt, chuyện gì đến ắt sẽ đến. Đừng khởi tâm động niệm làm gì thêm phiền não.
Vài dòng chia sẻ đến bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Trích từ * Bài Thơ Phí Nhàn Ca Của Ngài Hám Sơn Đại Sư *
Phiên âm:
Xuất gia dung dị thủ quy nan
Tín nguyện toàn vô tổng thị nhàn
Tịnh giới bất trì không phí lực
Túng nhiên lạc phát dã đồ nhiên
Diễn nghĩa:
Xuất gia thì dễ nhưng gìn giữ thanh quy pháp tắc trong chùa là việc rất khó
Tu hành mà không tín tâm không nguyện lực thì chỉ là việc vô ích
Người tu mà không nghiêm trì giới luật thì tu hành làm chi cho phí sức
Cạo đầu như vậy thì có ích gì
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Sen Hồng,
Khi gặp duyên mà phát khởi cái tâm xuất gia, nhất thời cũng không khó. Nhưng khi tu hành, giữ vững tâm Bồ Đề thì thật sự không phải đơn giản như phát tâm ban đầu vậy.
Nếu việc hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ trước mắt của một người con mà chưa cố gắng làm trọn bổn phận cho OK thì bạn suy nghĩ lại làm sao mình làm được việc gì? Nói chi bàn đến việc vào chùa xuất gia tu hành?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật!
Mình mấu chốt ở đây ko phải là mình ko dẹp bỏ đc mà là mình ko biết mình bỏ như vậy có bất hiếu ko,hay có hiếu là phải giúp gđ thâm tâm đc thoải mái,vui vẻ.nếu là ko bất hiếu,ko có lỗi thì mình sẽ dẹp bỏ ko màng tới nữa.
A Di Đà Phật.
Nếu bạn Sen Hồng nhìn thấu thì sẽ tự kiểm điểm lấy mình, chẳng cần phải hỏi người khác nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Sen Hồng,
Bạn hãy bỏ chút thời gian đọc kỹ lại phúc đáp của mọi người, câu trả lời cho bạn đã có ở đó rồi.
Theo bạn, đức Phật Thích ca đã bỏ cha, vợ, con để đi tu học, ngài có phải là một người con, một người chồng, một người cha không tốt? Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Chúc bạn tu học tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Sen Hồng!
Nếu bạn đang chuyên tu Tịnh độ, nhưng tại gia khiến bạn không niệm Phật được thì hãy xuất gia niệm Phật.
Xuất gia nhưng còn tình chấp, vì luyến ái mà sanh phiền não không niệm Phật được thì ở nhà với người thân mà niệm Phật.
Xuất gia hay tại gia vẫn còn là việc của tương lai, còn hiện tại cứ giữ chắc câu A Di Đà Phật. Nếu mãi phân vân xuất gia- tại gia mà không lo công việc trọng yếu trước mắt: niệm Phật; ngộ nhỡ vô thường đến thì hỏng hết rồi.
Nam mô A Di Đà Phật
Thế này nhé sen hồng, đừng lăn tăn vấn đề xuất gia hay không xuất gia, bạn hãy học theo hạnh của Bồ Tát, ta đi đến đâu thì đem lợi lạc đến đó cho người, phần ta thì nổ lực giữ vững đạo tâm, tin tấn tu học cho trí tuệ khai sáng, tuỳ duyên mà hành trì Phật sự, bất luận là xuất gia hay tại gia chi cũng được, miễn sao ráng giữ cái tâm cái hạnh cho thật cao thật tốt. Tại gia mà còn nhiều phiền não thì nên tránh những chuyện thị phi, tránh nghĩ nhiều tiếp xúc nhiều với mấy điều không hay, ráng giữ cái tâm đừng để nó chạy rong, cứ niệm Phật học Phật, tự áp dụng trên thân tâm mình rồi theo dõi sự chuyển đổi, khi đi đúng đường thi tự khắc biết mình nên làm gì, từ từ sẽ hiểu lời Phật nói, khi đã hiểu rồi thì vấn đề xuất gia hay tại gia không quan trọng nữa đâu, lúc đó trong nhà ngoài chợ hay trong chùa bạn đều có cái tâm như nhau.
Xin cám ơn các bạn !!