Viện nghiên cứu Ung bướu Quốc gia của nước Mỹ có một nghiên cứu cho thấy: Các học giả nghiên cứu có thể đánh giá bệnh nhân chính xác trăm phần trăm, trong vòng một hay hai tháng, bệnh nhân có thể chiến thắng ung bướu hoặc bị ung bướu đánh bại. Chỗ căn cứ của họ hoàn toàn không phải là ung bướu lớn hay nhỏ, bộ vị thế nào, cũng không phải là kết quả kiểm tra của các máy đo, lại càng không phải là các con số trong phiếu xét nghiệm máu, mà hoàn toàn căn cứ vào tâm thái của người bệnh, tâm mới là căn nguyên.
Đã có nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, tâm bị áp lực khiến các tuyến ngực sẽ teo lại, tức là công năng miễn dịch bị yếu đi. Hơn nữa, các kết quả thực nghiệm cho biết sự nóng giận, âu lo và những trạng thái tình cảm khác cũng đều đưa đến việc công năng miễn dịch bị suy yếu, khiến cho bệnh ung bướu và sự cảm nhiễm dễ phát sinh, đồng thời cũng khiến cho việc trị liệu mất hiệu quả (nói về hiệu quả trị liệu cũng cần phải thông qua công năng miễn dịch của cơ thể thì mới được).
Điều này chứng tỏ tâm niệm có sức mạnh rất lớn. Cho nên cần phải lấy tâm niệm của chúng ta mà niệm Phật, vì Phật là an vui, vô tư, quang minh nhất. Niệm Phật thì tự nhiên có quang minh, an vui. Cái tâm niệm Phật thì không có độc tố của mọi thứ trạng thái tình cảm tiêu cực, lại có thể hóa giải mọi áp lực, tự cương tăng cường miễn dịch!
Nên biết, áp lực là do tâm tiếp nhận chỉ riêng tại đó, các sự việc gây quái ngại mới có thể có áp lực. Nếu cải biến quan niệm, không xem đó là áp lực thì áp lực cũng không còn nữa, cũng không có gì mà phải chịu nhận. Nếu quyết tâm chuyên chịu nhận Phật quang (niệm Phật), thì không có cái tâm nào chịu nhận áp lực. Cần phải luyện tập chịu nhận và không chịu nhận đều do tự tâm làm chủ.
Sự nghiên cứu khoa học cũng chứng tỏ rằng, khi người ta an vui, não cũng tiết ra các chất hóa học, như Endorphins và Enkephalins. Chất trước có thể gia tăng sản lượng tế bào T trong cơ thể (cũng như gia tăng số lượng cảnh vệ, quân đội); chất sau có thể gia tăng lực lượng tế bào T, chiến thắng các tế bào ung bướu (cũng như võ công cao cường), đồng thời cũng khiến cho tế bào T hoạt bát hữu hiệu được gia tăng. Có thể xem tâm niệm là vị tướng tổng chỉ huy, chỉ huy quân đội miễn dịch. Đây là kết quả thực nghiệm của khoa học, cũng chứng minh lời Phật dạy “mọi sự vật đều do tâm tạo ra” (vạn pháp duy tâm tạo). Người niệm Phật nguyện tâm thế giới Cực Lạc chính là nguyện không có chúng sanh nào chịu khổ mà chỉ thọ nhân an vui, cũng chính là nguyện cái tâm luôn ở trạng thái an vui. Đức Phật A Di Đà còn được gọi là “Hoan Hỉ Quang Phật”; thường niệm Phật thì thường hoan hỉ, thường tạo ra mọi chất làm gia tăng sức miễn dịch. Cho nên gọi Phật là “Vô Thượng Y Vương”. Hoan hỉ niệm Phật là liều thuốc bổ công hiệu nhất.
Các nhà tâm lí đã từng làm một cuộc thực nghiệm vào một tử tội. Trước hết chúng ta không phải lưu tâm về cuộc thực nghiệm của họ có nhân đạo hay không. Họ để tử tội nằm trên giường, bịt mắt anh ta lại, rồi sau đó nói với anh: “Chúng tôi cắt huyết quản ở cổ tay anh để cho máu anh chảy ra từng giọt, đến khi máu chảy ra hết thì anh chết”. Sau khi nói xong, họ giả làm như lấy cái gì đó mà cắt vào tay anh, thực ra da chưa bị rách, theo đó nhà tâm lí học lại dùng nước có nhiệt độ như nhiệt độ của cơ thể mà nhỏ từng giọt trên tay anh ta, khiến anh có cảm giác như máu ấm đang chảy. Họ lại dùng một thùng sắt để phía dưới hứng nước ấm ấy, để cho anh ta nghe âm thanh của từng giọt nước ấy, rồi họ lại nói với anh: “Máu của anh tuôn chảy, tuôn chảy không lâu thì hết, nay chỉ còn vài phút nữa thôi”. Quả nhiên sau đó, phạm nhân này đã chết vì sợ. Thực ra ngay một giọt máu của anh cũng không hề chảy ra, da cùng không bị rách chút nào, chỉ thuần túy là bị ngôn ngữ và huyễn tượng lừa dối, cho nên sợ quá mà chết. Tuy đây là một cuộc thực nghiệm tàn nhẫn nhưng cái sự thật muốn nói với chúng ta là tâm niệm và tín niệm có thể quyết định vận mạng của chúng ta. Có thể nói người tử tội ấy là một vị Bồ Tát, tuy anh ta phải chết vì quá sợ hãi, nhưng kết quả cuộc thực nghiệm này có thể khiến chúng ta có sự hiểu biết và tín tâm về ý nghĩa câu nói của nhà Phật “Tất cả đều do tâm tạo ra” (nhất thiết duy tâm tạo). Trước đây tôi thường kể cho bệnh nhân nghe cuộc thực nghiệm này. Họ vốn rất ưu sầu, nhưng sau khi nghe và hiểu rõ ý nghĩa này, họ biết rằng có thể dùng tâm niệm để biến đổi vận mạng của mình, không cần phải tự mình làm cho tự mình phải sợ hãi, không cần phải tự huyễn để cho mình phải sống một cuộc sống tối tăm.
Tôi còn nhớ hồi còn đang học tiểu học, tôi có đọc một truyện được dịch từ tiếng nước ngoài. Đọc xong tôi rất cảm động đến chảy nước mắt, đến nay vẫn còn giữ ấn tượng sâu sắc. Tác phẩm văn chương này nói về một người mang bệnh nặng, cảm thấy mình là một bệnh nhân không thể chữa lành được. Hàng ngày ông nằm trên giường nhìn ra cửa sổ, bấy giờ mùa thu gần qua, mùa đông sắp đến. Mùa đông ở nước ngoài trời rất lạnh, lá cây rơi lả tả. Người bệnh nhìn lá rơi mà trong lòng rất đau thương. Một tối nọ ông nằm mơ thấy có người bảo với ông: “Khi nào lá của cây ở ngoài cử sổ rụng hết thì sanh mạng của ông sẽ kết thúc”. Người bệnh tỉnh mộng thì rất buồn khổ. Hàng ngày đều chăm chú nhìn từng chiếc lá cây rơi, mỗi chiếc lá rơi xuống càng làm ông thêm lo sợ. Một vị bác sĩ nhân từ đến thăm ông, thấy ông buồn khổ nên hỏi chuyện, do đó vị bác sĩ này tìm cách giúp đỡ ông. Khi sắp đến những ngày tuyết rơi, một đêm kia trời gió rất mạnh, hầu như các lá cây đều rụng hết. Nhưng sau khi trời sáng, vị bác sĩ liền đến thăm ông, chỉ vào cái cây ở ngoài cửa sổ mà nói: “Ông xem, lá trên cành cây kia đều rụng hết, chỉ còn độc nhất một cành có vài chiếc lá còn nguyên. Hôm qua gió lớn như thế mà không làm rụng mấy chiếc lá ấy. Đây thật là một điều kì lạ; chứng tỏ rằng bệnh của ông nhất định sẽ có điều kì lạ xuất hiện, nhất định sẽ được lành trở lại!” Người bệnh nhìn ra ngoài cửa sổ, quả nhiên lá trên cây đều rụng, các cành trơ trọi chỉ cây này còn vài chiếc lá. Người bệnh thấy thế, lại nghe vị bác sĩ nói nên tinh thần phấn khởi, vui vẻ hẳn lên, chẳng bao lâu được hồi phục, rời phòng bệnh. Bạn biết tại sao câu chuyện này khiến tôi cảm động và có ấn tượng sâu sắc không? Vì mấy chiếc lá không rơi kia là do vị bác sĩ nhân từ muốn an ủi người bệnh, vào nửa đêm đã trèo lên cây gắn chặt những chiếc lá vào cành, để khiến người bệnh phấn chấn lên, tràn trề lòng tin, vui vẻ mà sống. Mấy chiếc lá không rơi ấy tuy là giả, nhưng lòng tin của người bệnh là thật, cái sức mạnh được sản sinh ra là thật. Từ sự thật này chúng ta có thể hiểu rằng, tín tâm có tác dụng quyết định, chúng ta có thể quyết định khi còn sống phải sống cho an vui, không chịu ảnh hưởng của bệnh tật. Như thế không ai có thể ngăn cản ta được.
Trích Liên Hoa Hóa Sanh
Pháp sư Đạo Chứng
Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn
Nam mô a di Đà phật. Bài viết hay quá.
A di đà phật.quy y tam bảo phải giữ 5 gjới trong đó gjới tà dâm mà cứ mỗi tuần thủ dâm một lần .và xem phim sex .là bị phạm giớj này rồi đúng không.
Gửi bạn Giấu tên,
Thủ dâm có phạm giới tà dâm ko ?
Ko biết tự chủ và chuyển hóa dục vọng,để dẫn đến tình trạng lạm dụng hay nghiện thủ dâm,thì đó chính là tà dâm.
Theo tinh thần giới luật Phật Giáo,thủ dâm thuộc vào nhóm những hành vi”phóng tâm,đắm sắc,nghĩ ngợi bất chính,buông thả phóng dật,cũng bị xem là tà hạnh”.
Lỗi tà hạnh này dù ko nghiêm trọng như ko chung thủy với ng bạn đời,nhưng cũng cần sám hối,và thực tập chuyển hóa để sống lành mạnh hơn.
(giacngo.vn)
Con mắt chỉ để nhìn những thứ thanh tịnh sạch sẽ. Nếu xem phim sex ,thì sau này,hoặc là những kiếp sau,có thể sẽ bị quả báo là đui mắt.
Nam mô A Di Đà Phật.
Trước đây mình hay xem phim sexx và rất hay thủ dâm nhờ lễ niệm phật A DI ĐÀ và niệm thánh hiệu Quan Thế Âm Thế Bồ Tát nay tạm rời xa được mấy thứ cấu bẩn đó khoảng 7 tháng có hơn rồi đấy thật thật vi diệu không thể nghĩ bàn
Thân gửi bạn Giấu Tên:
Bạn nên xem TÁC PHẨM: ÂM LUẬT VÔ TÌNH sẽ giúp bạn hiểu rõ các tội: thủ dâm, xem phim sex, ăn mặc hở hang, v…v… sẽ phải chịu quả báo gì nhé.
Cuốn ÂM LUẬT VÔ TÌNH hiện có cả file pdf và file video, bạn có thể tìm kiếm trên google.
A DI ĐÀ PHẬT!
Nam mô a di đà phật. Vạn ác dâm đứng đầu.
Có những người nổi tiếng lừng lẫy nhưng sa vào dâm dật thác loạn cuối cùng tự mình hại mình. Khi chẵng tự chủ nổi hãy cầu QUÁN THẾ ÂM gia hộ.
Ngày xưa mình chẳng cai nổi mình đã mang ảnh TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH ĐỂ TRONG PHÒNG.
Mỗi lần khởi lên thèm muốn thì ngước lên nhìn ảnh…còn dám lăng xăng bậy bạ ư?
Sau này khi có nhân duyên đọc qua PHẨM PHỔ MÔN.
Bồ tát QUÁN THẾ ÂM có nguyện.
Nếu ai dâm dục cung kính niệm danh hiệu tôi liền lìa dâm dục.
………
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Đa tạ sư huynh Nguyên.
A DI ĐÀ PHẬT! Các vị thiện tri thức cho mình hỏi, sao mình hay mơ thấy mấy giấc mơ bậy bạ về tình dục rồi trong lúc ngủ bất giác hay rờ vào nơi bất tịnh vậy, mặc dù ban ngày mình đâu có xem phim bậy hay có ham muốn với ai đâu.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mai,
*Tâm tà dục chẳng phải riêng kiếp này, trái lại nó huân tập từ vô lượng kiếp. Có thể ban ngày bạn không xem, nhưng những ý niệm dâm dục đã tròn đầy trong tâm bạn, nay chỉ cần một duyên nhỏ khởi lên thôi cũng đủ để nhân ấy trổ quả.
*Muốn trị được tâm dâm phải trị từ nhân dâm. Nhân khởi lên từ ý. Ý khởi dâm sẽ khiển thân, khẩu hành dâm. Khi các căn, tiếp xúc các cảnh trần, giả sử mắt nhìn thấy cảnh dục (trai, gái đẹp, ăn mặc hở hang, loã lồ, phim, ảnh…đồi truỵ), ngay lập tức ý khởi thèm khát, ham muốn dục lạc và thân, khẩu muốn hành dục lạc. Những hình ảnh đó được thâu vào bộ nhớ và tuy thân, khẩu chưa hành dâm vì duyên chưa khởi, nhưng khi bạn ngủ, chỉ cần khởi một niệm nhỏ thôi, lập tức những cảnh dâm loạn trên sẽ trình chiếu lại cho bạn xem. Đó là lý do tại sao ban ngày bạn không xem phim ảnh đồi truỵ, nhưng đêm thường mơ và hành lạc đồi truỵ.
*Đối trị: Phải thực hành nhiếp tâm niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh, đặc biệt khi đối cảnh mang tính gợi dục, ngay lập tức phải khởi quán đó là những thứ dơ dáy, bất tịnh và ngay lập tức niệm không ngừng A DI ĐÀ PHẬT. Công năng của 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT có thể giúp bạn phá mê-khai ngộ-lìa khổ-được vui-chuyển phàm-thành Thánh. Muốn vậy bạn phải phát tâm thực hành và phải sám hối để đoạn trừ tâm dâm.
Nếu bạn thực hành nhuần nhuyễn, mọi cảnh giới hiện ra trước mắt sẽ chỉ là ảo cảnh, chẳng thể làm khó tâm bạn. Khó-dễ, dễ-khó đều ở nơi bạn cả.
Chúc bạn chóng vượt tâm mê để về với chánh giác.
TN
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu Thiện Nhân đã chỉ điếm ạ, thú thật mình rất lo lắng, xin cảm ơn lần nữa, chúc đạo hữu an lạc.
A Di Đà Phật.
Trong giấc mơ của huynh TN, 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT khó hay dễ?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi HT,
Chẳng khó, chẳng dễ. Dễ-khó-khó-dễ vốn ở sự nhiếp tâm.
TN
A Di Đà Phật.
Huynh TN nhiếp tâm như thế nào mới chẳng khó, chẳng dễ trước mọi cảnh giới?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
@Gửi HT,
Nhiếp tâm có hai giai đoạn: Thô và Tế. Thô=còn thấy mình đang nhiếp. Tế=chẳng thấy nhiếp, chẳng thấy chẳng nhiếp. Chúng ta tu niệm Phật là tu từ thô đến tế. Thô: còn thấy miệng niệm, còn nghe thấy tiếng niệm, còn nhớ rõ hồng danh đang niệm=chẳng khó. Nhưng niệm tới khi vi tế niệm cũng không còn dấy khởi: tai-miệng-tâm tương thông đồng một thể tịnh lặng=chẳng dễ, nhưng năng tấn hành trì=chẳng dễ sẽ thành chẳng khó.
Chúc thường tinh tấn
TN
A Di Đà Phật.
Thank you huynh TN.
Chúc huynh thường hoan hỷ mà niệm Phật, niệm Phật mà hoan hỷ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hằng ngày tôi thường nguyện trong tâm những câu sau
Cầu mong cho tất cả chúng sinh đời đời kiếp kiếp hiểu đúng về Phật và biết cách tu hành thành Phật.
Cầu mong cho tất cả chúng sinh đời đời kiếp kiếp hiểu đúng về giác ngộ giải thoát và biết cách hướng về giác ngộ giải thoát đúng đường đúng hướng.
Cầu mong cho tất cả chúng sinh đời đời kiếp kiếp không bao giờ sợ chết, không bao giờ buồn dù biết mình sắp chết. Khi cái chết đến thì ra đi một cách nhẹ nhàng thanh thản an lạc dễ chịu thoải mái không chút đau đớn, không chút tiếc nuối, không làm phiền lụy bất kỳ ai.
Cầu mong cho tất cả chúng sinh đời đời kiếp kiếp sau khi chết được tái sinh về cõi có Phật có Bồ Tát, được Phật, Bồ Tát dạy dỗ, siêng năng thực hành theo lời dạy của Phật , Bồ Tát nên đạt được hạnh phúc vô tận, chấm dứt tất cả đau khổ.
Cầu mong cho tất cả chúng sinh đời đờu kiếp kiếp hiểu biết nhân quả nghiệp báo một cách tường tận cặn kẽ.
Cầu mong cho tất cả chúng sinh đời đời kiếp kiếp được sống trong hòa bình, an lạc, đầy tình yêu thương và hạnh phúc.
Tôi tin nhân quả vì tôi may mắn chứng nghiệm. Ý nghĩ của tôi mong cho người khác trở thành sự thật đối với bản thân tôi. Nếu bạn mong người khác trúng số độc đắc thì những phước bạn bố thí đủ nhân duyên sẽ hiện thành quả báo trúng số.
A Di Đà Phật!
Mê nhiều lạy bụi lạy bờ.
Mé vừa thì lạy miếu đền lộ thiên.
Bớt mê đến lạy chùa chiền.
Hết mê thì giữ gói điều PHẬT răn.
Cho con hỏi là nếu như người chết ở trên đường hay ở nơi khác không phải nhà của họ thì khi mà đưa thân xác họ về nhà thì hồn họ ở đâu. Họ có theo nghiệp mà đi hay không hay là vẫn còn trên nhân gian này???
Chào bạn TẤN THẮNG. Chúng ta thường chỉ biết là con người sống vòng đời trải qua 4 giai đoạn.
Sanh ra,già đi, bệnh tật,rồi chết.
Kinh nhân quả nói rất hay.
Muốn biết nhân đời trước.
Xem sự hưởng đời nay.
Muốn biết quả đời sau.
Xem việc làm kiếp này.
……….
Nếu ai biết hồn ở đâu thì họ chẳng còn là người thường rồi.
Nhưng y theo KINH ĐỊA TẠNG.Thì người mất trong 49 ngày luôn trông ngóng quyến thuộc làm công đức lợi lành để giúp tạo tiền đồ cho họ.
Bạn hãy chăm nghiên cứu kinh điển để tìm câu trả lời.
Hãy để cái tâm rỗng rang để tiếp nhận mọi cảnh thuận nghịch.
Bạn hỏi 2 lần rồi, tuy mình không giúp gì nhiều cũng xin bạn hoan hỷ
Cảm ơn đạo hữu!
Mình cũng gióng y như bạn Mai vậy đó trong giấc mơ lúc nào củng thấy mình làm những chuyện bậy bạ không à ghét nhất là nằm mơ thấy những chuyện dâm dục mà không hiểu sao cứ mơ là thấy mấy cái bất tịnh không à chán chết đi được ủa mà sao mình cũng có quán tưởng tới chư phật mà sao trong mơ không thấy được chư phật mà chỉ thấy toàn là ma quì ko là sao ta.. à mà có ai có quyển kinh A Di Đà bìa cứng ko cho mình xin 1 cuốn hay chỉ mình mua chổ nào đi kiếm hoài mà ko thấy mình muốn mỗi ngày đọc 1 quyển kinh A Di Đà để có phước nhìu hồi hướng vãng sanh cho nó chắc mà ko biết ỏ đâu bán cuốn có bìa cứng hết ai biết chỉ dùm mình ờ HCM ! Xin cảm ơn
A Di Đà Phật
Gửi bạn Khang,
Bạn thử đến nhà sách Mai Uyên trên đường Trần Nhân Tôn Q5, hỏi cô chủ tiệm tìm thử quyển kinh A Di Đà bìa cứng. Hôm bữa ghé thử mình có thấy quyển Vô Lượng Thọ in bìa cứng (màu nâu), không biết kinh A Di Đà thì thế nào. Bạn cử ghé xem nhé.
http://www.trangvang.biz/tp-hcm/quan-5/nha-sach-mai-uyen-689443.html
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật! Bạn Khang cũng thử ghé qua “Tịnh Xá Trung Tâm” TỊNH XÁ TRUNG TÂM
Địa chỉ: 21 Nguyễn Trung Trực, phường 5, quận Bình Thạnh, Tp. HCM.
Hồi trước mình ghé qua “Văn Phòng Tịnh Xá” kế bên Tịnh Xá thỉnh quyển kinh “Vô Lượng Thọ” về có được chú Phật tử cho xem quyển kinh “A Di Đà” mà không biết phải bìa cứng không, bạn cũng thử đến tìm xem, chúc bạn tinh tấn niệm Phật!
A Di Đà Phật. Hay bạn cũng có thể ghé qua Cửa hàng Phật Pháp Trang Nhã – 522 Ngô Gia Tự Q.5
http://diachiso.vn/ho-chi-minh/quan-5/ngo-gia-tu/522/phap-phuc-phat-giao-trang-nha.html
Sách gì cũng có, thứ gì cũng có. Hi. Chúc bạn tinh tấn!
Bạn có thể đến Cửa hàng Phật Pháp Trang Nhã, 522 Ngô Gia Tự, Q5.
http://trangnha.com.vn/
A Di Đà Phật
Tụng kinh niệm Phật, làm các công đức thì nên hồi hướng cho các vị oan gia trái chủ, mình cũng hauy nằm mộmg thấy những cảnh bất tịnh có đêm mình bị 3 lần liên, có tuần thì ngày nào cũng bị, giờ mình trước khi ngủ hay hồi hướng các công đức trong ngày cho các vị oan gia trái chủ và rất hiệu quả. Chúc các bạn luôn an lành trong giấc mộng, Nam Mô A Di Đà Phật
“Bịnh cùng ma phá, đều do túc nghiệp gây ra. Ngươi nên chí thành khẩn thiết niệm Phật, thì bịnh tự an lành, ma tự xa lánh. Nếu lòng không thành khẩn mà còn khởi ra niệm tà dâm bất chánh, thì tâm ngươi toàn thể đã sa vào nơi tối tăm, làm sao khỏi chiêu cảm loài ma đến khuấy rối. Từ nay sau mỗi thời khóa, người nên hồi hướng cầu nguyện cho oan gia đời trước, khiến bọn kia nhờ công đức niệm Phật của người mà được thoát khổ, sanh về cõi lành.”
Cám ơn bạn để mình ghé qua thử xem
khi chưa biết gì về phật pháp mình thường nghĩ rằng hay những gì trải qua trong cuộc sống của mình là 1 giấc mơ mà mình ko biết dù ngày xưa mình là 1 đứa trẻ nhưng mình rất hay nghĩ vậy, rồi buồn là lại nghĩ đến đức phật và nói với người rằng con muốn đc làm phật để cứu độ mọi người nhưng cái thân con con cũng chẳng cứu đc thì biết làm sao, rồi lại nghĩ sao con người cứ khinh rẻ nhau, con người hơn nhau ở cái phước đã tạo ở kiếp trước hết phước rồi thì còn gì mà tự hào và khinh rẻ người yếu thế hơn, người yếu thế hơn một ngày nào đó nhiều phước họ lại hơn người mạnh hơn, đáng ra con người phải đc công bằng mới đúng tự những người nhiều phước họ cho họ có quyền mới sinh ra bất công, đến khi gặp pháp môn tịnh độ mới thấy suy nghĩ của mình giống lời phật dạy quá, mới nghĩ rằng có lẽ kiếp trước mình cũng tu nhưng ko hiểu sao vẫn chưa đc thoát luân hồi, kiếp trước sai chỗ nào mà nay vẫn phải ở cõi ta bà này, chỉ biết phải cố gắng để ko bị rớt lại luân hồi thêm lần nữa. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn,
Muốn tăng Phước Đức không chi bằng niệm Phật. Và cố gắng đừng ‘sân’ vì sận thiêu đốt hết công đức. Người phải đầy đủ Thiện Căn -Phước Đức – Nhân Duyên mới được về Cực Lạc. Vậy nên phải cố gắng tích Phước cho đủ – siệng năng Niệm Phật, cầu vãng sanh. Chúng ta cố gắng ở đây là ‘quán trọ cuối’ trong chặng đường đi về Tây Phương nhé, đừng nghỉ chân thêm lần nào nữa.
A Di Đà Phật!
cảm ơn đạo hữu nhiều lắm, mình cũng đang rất chú trọng tới cái sân, hiện nay mình chỉ giảm bớt đc thôi chứ chưa diệt đc nó
A Di Đà Phật’
Mỗi ngày bạn nên kết hợp thêm Lạy Phật nữa, vừa lạy vừa niệm, giúp thân tâm an lạc, tiêu trừ nghiệp chướng, bớt ‘sân’ nhiều lắm. Hi
Chúc bạn tinh tấn!
A Di Đà Phật.
Tâm thường hướng về Tây Phương mà niệm Phật thì nghiệp chướng tiêu trừ, sân si tự giảm bớt rất nhanh. Không cần để ý tới cái sân, mà chỉ cần khi thấy sân hiện lên nên để tâm hướng về Tây Phương mà niệm Phật.
Tâm thường hướng về chúng sanh (Ta Bà) mà niệm Phật thì cái sân khó tiêu trừ, niệm Phật như thế rất nhọc nhằn mà cũng không chắc là mình có được vãng sanh hay không vì dễ dàng sanh tâm lý mặc cảm nghi ngờ vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cảm ơn đạo hữu Hữu Nghĩa và Huệ Tịnh mình sẽ thực hiện 2 phương pháp này
Nam mô a di đà phật
Con xin hỏi 1 việc là:khi tụng kinh nếu muốn tụng liền mấy lần quyển kinh đó trong cùng 1 thời khóa thi sau mỗi lần đọc song khi quay lại đọc lần tiếp theo co phải đọc lai phần nguỵên hương và kệ khai kinh nữa không hay đọc luôn vào kinh văn thôi ạ?
Mong mọi ngừơi hoan hỷ chi giúp cho nghi thức khi muốn đọc nhiều lần 1 quyển kinnh trong 1 thời khóa!
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật
Bạn muốn đọc tụng lập lại Kinh điển thì phải đọc lại từ đầu. Hoặc giả như đọc đến phẩm thứ 5, rồi dừng lại để thời khoá sau tụng tiếp, thì đến thời khoá sau cũng phải tụng nguyện hương, kệ,… (Nghi thức khai Kinh) rồi mới tụng tiếp phẩm thứ 6.
Nam mô A Di Đà Phật
Adidaphat!
Xin mọi người trả lời giúp con thắc mắc nêu trên với ạ!co hỏi đã lâu mà chưa có ai giải đáp giúp nên không biết hành độntri sao cho đúng ạ!
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật
Thật ra,là người tại gia thì việc tụng kinh thì phải biết tùy duyên hoàn cảnh của mình,nếu ko biết tùy duyên thì chắc chắn sẽ sanh phiền não
-Có người thì chỉ tụng 1 phẩm,có người thì 3 phẩm,….có người thì cả cuốn,…nói chung ko giống nhau,cho nên chẳng thể bắt buộc người ta phải tụng bao nhiêu phẩm vì hoàn cảnh mỗi người giống nhau
-Nghi thức thì mang tính chất tùy duyên.Còn cái bất biến không thay đổi của việc tụng kinh là gì,đó là trong lúc đọc phải nhiếp tâm,từng chữ phân minh rõ ràng.Tụng 1 phẩm thì từng chữ phân minh rõ ràng 1 phẩm,… tụng cả cuốn thì từng chữ phân minh rõ ràng cả cuốn.
-Sẽ có người,sau khi tụng lại lần thứ hai,họ sẽ ko đọc phần nguyên hương,khai kinh nhưng cũng sẽ có người sẽ đọc lại.Cho nên có những người sẽ cho bạn những ý kiến khác nhau,nhưng đó chỉ là nghi thức thôi.Đọc cách nào cũng được,miễn là bạn cảm thấy nhiếp tâm,ko có phiền não là được.Nếu đọc lại mà cảm thấy nhiếp tâm hơn thì chọn cách đọc lại,nếu ko đọc lại mà nhiếp tâm hơn thì chọn cách ko đọc lại,không nên vì vấn đề này mà loay hoay mãi.
Về vấn đề đọc kinh,bạn có thể tham khảo vài lời khai thị của HT.Tịnh Không dưới đây.
“Đọc kinh nhiếp tâm hết sức dễ dàng, nhưng phải chọn lựa kinh sao cho phân lượng thích hợp. Quá dài, người bình phàm chẳng dễ thọ trì. Quá ngắn, thời gian quá ít, chẳng thể hàng phục tập khí vọng tưởng của chính mình, chẳng đủ sức mạnh! Vì vậy, phải chọn lựa sao cho thích đáng. Cổ đại đức khuyến khích chúng ta đọc kinh Vô Lượng Thọ, vì kinh văn của kinh Vô Lượng Thọ dài ngắn tương đối thích đáng. Lúc mới niệm, niệm kinh ấy một lần từ đầu đến cuối ước chừng phải mất hai tiếng đồng hồ, sau khi đã niệm quen, đại khái là bốn mươi phút đã niệm được một lần. Nhưng khi niệm, bốn mươi phút khá nhanh, niệm chậm hơn một chút, tốt nhất là một tiếng, trong một giờ ấy, tâm chúng ta định, công phu khá đắc lực. Dùng phương pháp này để niệm trong ba năm hay năm năm, tâm thật sự định, định rồi bèn có thể sanh trí huệ. Sau khi tâm đã định, niệm Phật hiệu mới đắc lực.
Chúng ta phải huấn luyện chính mình chuyên tâm, hãy dùng phương pháp đọc tụng kinh điển này sẽ hết sức hữu hiệu. Tôi nghĩ mỗi người đều hy vọng chính mình có thể chuyên, nhưng chẳng chuyên được, nên có người nói: “Nghiệp chướng của tôi quá nặng”. Nghiệp chướng quá nặng thì có cách nào? Phải nghĩ cách tiêu trừ! Nghiệp chướng nặng nề cách mấy cũng tiêu trừ được, chỉ sợ quý vị chẳng chịu làm. Dùng phương pháp gì để tiêu trừ? Dùng phương pháp niệm kinh để tiêu trừ. Nếu quý vị niệm kinh thì niệm kinh phải đúng cách, phải biết niệm; chẳng biết niệm, sẽ chẳng có cách nào! Biết niệm là gì? Niệm nhưng chẳng mong hiểu, biết ta niệm kinh là tu Giới, Định, Huệ, đó là biết niệm. Vừa niệm kinh, vừa nghiên cứu điều này có nghĩa là gì, tức là chẳng biết niệm! Đó là vừa niệm vừa dấy vọng tưởng, suy đoán ý nghĩa của Phật, Bồ Tát, quý vị suy đoán cách nào cũng chẳng đoán được, đó là chẳng biết niệm. Nếu chúng ta hiểu rõ những chỗ này, tu tập đúng lý, đúng pháp, nghiệp chướng của quý vị sẽ tiêu trừ trong một thời gian ngắn!
Vì thế, đối với Tịnh Độ Ngũ Kinh Độc Bổn, chư vị đọc từ đầu đến cuối chẳng sót một chữ nào, tối thiểu là đọc ba lần; sau đấy, quý vị niệm Phật hiệu A Di Đà Phật bèn xứng tánh, câu Phật hiệu mới có thể đắc lực. Trong năm kinh, chọn ra một bộ để thường niệm, xem đó là thường khóa của chính mình. Suốt đời, quý vị niệm một bộ, được! Đó là biện pháp. Ta niệm một bộ ấy dăm ba năm rồi lại đổi sang một bộ khác cũng được, nhưng chẳng thể thay bằng kinh khác, chỉ là [giới hạn] trong năm kinh. Thí dụ như ta phát tâm niệm kinh Vô Lượng Thọ năm năm rồi lại phát tâm niệm Quán Kinh năm năm, rồi lại phát tâm niệm kinh Di Đà năm năm. Mỗi bộ quý vị đều phát tâm niệm năm năm, được! Phương pháp ấy áp dụng được! Quyết định đừng niệm kinh điển khác, đó là chuyên tu! Như vậy thì mới có thể tương ứng, hiểu rõ và thông đạt ý nghĩa trong kinh.
Trong mỗi câu Phật hiệu, Phật hiệu là tựa đề kinh, là tổng đề mục của cả năm kinh, chúng ta niệm một câu Phật hiệu là niệm trọn vẹn bộ kinh này. Nay quý vị niệm bộ kinh này, niệm từ đầu đến cuối tốn rất nhiều thời gian. Sau khi quý vị đã niệm thuần thục, niệm Nam-mô A Di Đà Phật là đã niệm trọn năm kinh Tịnh Độ, quý vị thảy đều niệm hết, lẽ đâu chẳng tương ứng? Quý vị chẳng đọc năm kinh, chẳng hiểu rõ, chẳng thông đạt ý nghĩa của năm kinh, quý vị niệm câu A Di Đà Phật này, rốt cuộc chẳng biết ý nghĩa là gì, vừa niệm vừa hoài nghi, làm sao có thể thành công cho được? Sau khi quý vị đã thông đạt, niệm Phật hiệu là niệm toàn bộ kinh, trong mỗi tiếng Phật hiệu trọn đủ công đức chẳng thể nghĩ bàn. Do vậy, [niệm kinh] vô cùng trọng yếu!
Khi niệm kinh bèn chuyên tâm, chuyên tâm là tu Định, nên đồng thời vừa là tu Giới vừa là tu Định. Khi niệm kinh, niệm rành mạch, rõ ràng, chẳng đọc sai chữ, chẳng đọc câu nào điên đảo, hoặc đọc thiếu, đó là tu Huệ. Huệ ấy là huệ gì? Là Căn Bản Trí. Căn Bản Trí là gì? Kinh Bát Nhã đã nói rất hay: “Bát Nhã vô tri, không gì chẳng biết”. Căn Bản Trí là vô tri, khi nó khởi tác dụng sẽ là không gì chẳng biết. Vì thế, khi đọc kinh là tu trí huệ gì? Tu Căn Bản Trí, tu vô tri. Tâm Kinh là tinh hoa và cương lãnh của kinh Bát Nhã; Tâm Kinh đến cuối cùng kết luận “vô trí mà cũng vô đắc”. Do đó, khi quý vị đọc tụng kinh điển, phải tu “vô trí mà cũng vô đắc”, tâm quý vị mới thật sự thanh tịnh, thanh tịnh đến tột bậc. Đó chính là tương ứng với trực tâm, trực tâm là Phật tâm, như vậy thì mới tương ứng.
Vì thế, đọc kinh thì mỗi ngày ta đọc một giờ, tức là ta tu một giờ, ta đồng thời tu Tam Học Giới, Định, Huệ. Trong một tiếng đồng hồ ấy, ta tu Giới, tu Định, tu Huệ. Đọc kinh quyết định chớ nên nghiên cứu! Quý vị nghiên cứu câu này nói như thế nào? Đoạn này có ý nghĩa gì? Thôi rồi! Tam Học Giới, Định, Huệ của quý vị thảy đều bị phá sạch. Quý vị đọc kinh mà coi như đọc sách thế gian, bèn đạt được Thế Trí Biện Thông. Căn bản là quý vị chẳng cầu lý giải, cứ cung kính niệm, sẽ đạt được Giới học, Định học, Huệ học, hoàn toàn khác nhau!
Trong Phật môn hiện thời, các đồng tu chúng ta, tại gia hay xuất gia, không ít người đọc kinh, nhưng họ đạt được gì? Thưa cùng chư vị, tuyệt đại đa số đạt được Thế Trí Biện Thông. Thanh Lương đại sư đã nói là “tăng trưởng tà kiến”. Kẻ không đọc sách, hằng ngày lạy Phật, lễ sám, niệm Phật, Thanh Lương đại sư nói là “tăng trưởng vô minh”. Không đọc kinh là “tăng trưởng vô minh”, đọc kinh mỗi ngày bèn “tăng trưởng tà kiến”, rốt cuộc là chuyện như thế nào? Nói cách khác, người ấy chẳng hiểu phương pháp tu hành. Vì vậy, hiểu phương pháp tu hành thì chư vị nhất định phải nhớ kỹ, chúng ta đọc kinh chẳng cầu hiểu nghĩa. ”
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi đạo hữu HNADĐP!
Đúng theo như ĐH nói: việc tụng Kinh nên tuỳ duyên do đó việc lựa chọn Kinh văn, và chọn đọc từng phẩm trong Kinh sao cho phù hợp hoàn cảnh, thời gian… Cốt yếu là nhiếp tâm.
Tuy nhiên theo vụng ý của MD chẳng nên bỏ qua phần nghi thức khai Kinh, cũng như phần hồi hướng. Lẽ nào khi hành giả tụng thêm nghi thức khai Kinh thì chẳng thể nhiếp tâm được hay sao? Hoặc tự nghĩ “ta không có thời gian” thì khi đó chúng ta đang mắc kẹt ở ý niệm này rồi.
Tụng Kinh, niệm Phật, trì Chú… thiết yếu ở sự nhiếp tâm, nhưng chúng ta cứ nhìn đúng thực tế lúc tụng niệm đã thực sự nhiếp tâm chưa? Chưa làm được mà chỉ là đang cố gắng, điều cốt yếu hơn mà chúng ta hành được là sự chí thành, cung kính. Hành giả chẳng thể đọc tụng Kinh điển với cái tâm “lấp hấp” vì thời gian eo hẹp, bỏ qua phần nầy phần kia mà gọi là chí thành được- như vậy thì chẳng tuỳ duyên rồi.
Đọc lời dạy của HT Tịnh Không, lựa chọn Kinh có phân lượng thích hợp là để hành giả “vừa sức” mà dễ chánh định. Còn khi chẳng có thời gian đọc tụng Kinh thôi thì một câu A Di Đà Phật đã đủ, cứ “loay hoay” thì sanh phiền não thật rồi.
MD có đôi dòng chia sẻ, đó là ý riêng nên chẳng tránh khỏi sai sót, HNADĐP hoan hỷ cho MD nhé!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô adidaphat!
Con xin cảm ơn các vị tiền bối đã trả lời thắc mắc của con.chúc mọi người ai nấy đều đầy đủ tín,hạnh,nguyện tự tại vãng sanh tây phương cực lạc thế giới, một đời thành phật!
Nam mô adidaphat!
A Di Đà Phật
Lời đạo hữu Mỹ Diệp nói cũng có lý,đạo hữu quảng phong nếu làm được như vậy thì cũng tốt
A Di Đà Phật
Con đọc phần phúc đáp của tiền bối HNPDĐ có trích đoạn bài giảng của pháp sư tịnh không rất hay. Cảm ơn tiền bối đã giành thời gian trả lời chi tiết cho con hiểu. Co chỉ thắc mắc sao người chỉ lạy phật sám hối Và niệm phật thì lại bảo là tăng trưởng vô minh ạ.trong khi co rất nhiều trường hợp hợp không đọc kinh chỉ chuyên niêm phật hiệu cũng tự tại vãng sanh tây phương mà.con vô minh không hiểu được đúng ý thầy giảng, mong tiền bối hoan hỷ giải thích giúp con với ạ!
Nam mô adidaphat!
A Di Đà Phật
“Kẻ không đọc sách, hằng ngày lạy Phật, lễ sám, niệm Phật, Thanh Lương đại sư nói là “tăng trưởng vô minh”. Không đọc kinh là “tăng trưởng vô minh”, đọc kinh mỗi ngày bèn “tăng trưởng tà kiến”, rốt cuộc là chuyện như thế nào? Nói cách khác, người ấy chẳng hiểu phương pháp tu hành”.
1. Không đọc kinh là “tăng trưởng vô minh”
-Phàm làm việc gì cũng có phương pháp của nó cả.Phải y pháp tu hành thì mới đạt lợi ích.Phật Pháp không có người chỉ cho,dù có thông minh cũng không biết được.Chẳng hạn như,thế giới Cực Lạc nếu Phật Thích Ca không nói ra thì ai biết được.Nếu chúng ta không đọc kinh thì làm sao biết được chuyện nay,không biết rõ tức là vô minh.Tuy có những người bên ngoài thì cũng lễ bái niệm Phật nhưng bên trong tâm không tương ứng với yếu chỉ Tín,Nguyện,Hạnh trong kinh nên dù có tu mà tham,sân,si vẫn cứ như thế thì vẫn là “tăng trưởng vô minh”.Những người như thế,cần phải đọc kinh,cần phải nghe giảng hàng ngày để biết rõ phương pháp.
-Có những người không đọc kinh nhiều,nhưng người ta niệm Phật đúng tông chỉ Tín,Nguyện,Hạnh.Bên trong và bên ngoài tương ưng nhau,thì tất nhiên người ta vẫn vãng sanh.
2. Đọc kinh mỗi ngày bèn “tăng trưởng tà kiến”
-Đây là những người đọc kinh nhưng lại không biết cách đọc nên “tăng trưởng tà kiến”
-Kinh thì có nhiều mức độ,nếu anh đọc những bộ kinh ở cấp độ cao,giống như học sinh lớp 1 mà đọc sách lớp 10,dẫn đến những cách hiểu sai lầm trở ngại cho chính mình,càng đọc càng hiểu sai.Xưa kia,có những vị đọc kinh Kim Cang,do không hiểu nên đã phỉ báng kinh Kim Cang, qủa báo là phải rơi vào tam ác đạo vì đã tạo cái nhân phỉ báng kinh Kim Cang
-Hoặc lại có những người đọc qúa nhiều loại kinh,họ đọc cả thiền,tịnh…Thiền,Tịnh phương pháp tu hành dường như khác nhau nhưng mục đích giống nhau,nhưng họ không hiểu rõ chuyện này,đọc thiền thì phỉ báng tịnh,mà đọc tịnh thì lại phỉ báng thiền,càng đọc càng tăng trưởng tà kiến,họ bị rối loạn
-Cho nên học kinh thì trước tiên phải biết chọn kinh mà đọc phù hợp căn cơ mình.Học tịnh độ thì nên chuyên đọc những kinh Tịnh độ.
3.Phương pháp niệm Phật
-Niệm Phật và đọc kinh đều có cùng phương pháp giống nhau cả.Phương pháp của niệm Phật đọc kinh đều là phá vô minh,ngăn lấp tà kiến.
-Muốn thế thì phải tương ứng với tự tánh Di Đà.Tự tánh ấy là Vô Lượng Quang,Vô Lượng Thọ. Vô Lượng Quang thì phá vô minh. Vô Lượng Thọ thì lấp tà kiến.
-Khi bạn đọc kinh thì mắt phải nhìn phân minh rõ ràng từng chữ,miệng đọc phân minh rõ ràng từng chữ,tai nghe phân minh rõ ràng từng chữ.Ba cái phân minh rõ ràng ấy chính là tương ưng với tánh Vô Lượng Quang.Nếu bạn nhìn không rõ ràng,đọc ko rõ,nghe ko rõ hoặc là buồn ngủ tức là đang rơi vào hang ổ của vô minh,trạng thái ko rõ ràng nửa tỉnh nửa mê là vô minh.
-Khi đọc kinh,bên ngoài thì phân minh rõ ràng như vậy,nhưng bên trong tâm thì không khởi niệm,chẳng nghĩ thiện mà cũng chẳng nghĩ ác,thiện hay ác đều là tà kiến,niệm thiện sanh vào thiện đạo,niệm ác thì trong ác đạo,đều là trong luân hồi cả.Không khởi niệm chính là tánh Vô Lượng Thọ.Nghĩa là lúc đọc kinh,bạn ko nên suy nghi lung tung,ý nghĩ câu kinh này là gì cũng phải buông xuống,không được cố học thuộc,cố ghi nhớ,…cứ để những dòng kinh chảy vào trong tâm mình một cách tự nhiên.Nếu có vọng niệm xen vào thì dòng kinh chảy vào sẽ bị vướng mắc,nếu ko có niệm xen vào thì dòng kinh sẽ thông suốt cả 3 đời qúa khứ,hiện tại,tương lại.Do thông suốt cả 3 đời nên mới có thọ mạng Vô Lượng,mới gọi là Vô Lượng Thọ
-Tóm lại là bạn đọc một mạch từ đầu đến cuối từng chữ rõ ràng,đừng nghĩ huyền nghĩ diệu gì cả.
-Bên ngoài thì phân minh rõ ràng,bên trong thì không khởi niệm.Phương pháp thì là như vậy,nhưng bạn cũng sẽ chưa thể làm như vậy được ngay đâu,vì nếu bạn làm luôn được như thế thì bạn là bồ tát,chúng ta chỉ có thể luyện tập dần thôi.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi Quảng Phong,
Khi liên hữu tụng nguyên 1 quyển kinh, nếu muốn lặp lại nhiều lần ta chỉ cần tụng từ cái tựa đề kinh trở xuống. Cứ 1 lần như vậy gọi là 1 biến. Tất cả các phần ở trước không cần lặp lại.
Chúc tinh tấn
A Di Đà Phật
Con cảm ơn các vị tiền bối đã hoan hỷ trả lời giúp con nhé.chúc mọi người luôn tinh tấn niệm phật!
Nam mô adidaphat!
Con xin hoi thêm 1 vấn đề: nếu gia đình con đã lập ban thờ phật tại gia nhưng do điều kiện công việc nên không thể thời khóa đều đặn được thì khi thắp hương con thắp đèn dầu,hết thời khóa con tắt đèn đi có được không ạ.con sợ tắt đèn ban thờ phật vậy sẽ có lỗi.các tiền bối cho con chỉ dẫn ve vấn đề này với ạ
Nam mô adidaphat!
A Di Đà Phật
Nghi thức thì tùy duyên thôi bạn ạ,nên làm đơn giản,nếu làm phức tạp lại chẳng có thời gian. Quan trong là ở tâm địa vì vị Phật thật sự là ở trong tâm ta mà,người niệm Phật trong cuộc sống nên phóng khoáng,tránh chuyện thị phi nhân ngã,giảm bớt dần tham sân si,đó mới là Quan trọng.
-Bạn chịu khó đọc hết lời giảng sau của HT.TK trong sớ sao diễn nghĩa sẽ rõ
“Thông thường, chúng ta cúng Phật bèn dùng hương hoa để cúng dường. Hoa biểu thị điều gì? Biểu thị “thất tịnh hoa”. Quý vị mỗi ngày đối trước Phật, Bồ Tát cúng hoa, chẳng biết hoa có ý nghĩa gì. Nói cách khác, quý vị cúng hoa mà chính mình chẳng được thọ dụng. Hoa nhắc nhở bảy thứ tánh cảnh giác của chính quý vị, gọi [chung] là “thất chủng tịnh hoa”. Bất luận quý vị cúng dường hoa gì, hễ thấy hoa [liền biết nó] biểu thị bảy ý nghĩa ấy, [bèn tự phản tỉnh] thất tịnh của chúng ta có hiện tiền hay không?
Do vậy có thể biết: Trong Phật môn, kể cả hình tượng Phật, Bồ Tát, hết thảy các thứ xếp đặt, thiết lập, đều nhằm biểu thị ý nghĩa về pháp để khơi gợi trí huệ quang minh cho chúng ta. Chẳng hạn như chúng ta cúng dường đèn, đuốc, nến. Nến tỏa ánh sáng, tượng trưng cho trí huệ Bát Nhã. Nến càng cháy càng ngắn dần, cháy đến cuối cùng chẳng còn gì nữa, biểu thị [ý nghĩa] “thiêu mình nhằm soi sáng người khác, bỏ mình vì người”, nhằm biểu thị ý nghĩa này. Vì thế cúng đuốc, hoặc cúng đèn dầu có ý nghĩa hết sức rõ rệt, đèn điện chẳng có ý nghĩa rõ ràng [như vậy]. [Cúng đèn nhằm biểu thị] dùng trí huệ và đức năng của chúng ta để phục vụ hết thảy chúng sanh, bỏ mình vì người, có ý nghĩa này! Thất Tịnh là…
Chư vị đồng tu phải ghi nhớ, Hoa có bảy ý nghĩa này. Mỗi ngày, khi quý vị cúng hoa, có nghĩ tới bảy thứ tịnh này hay không? Hoa là thất tịnh hoa, Quả là Niết Bàn quả. Quả là quả báo, hoa là tu nhân, tu nhân chứng quả. Chúng ta dâng trái cây cúng Phật, trái cây biểu thị quả báo. Tiểu Thừa có tứ quả, Đại Thừa có Bồ Tát, có Phật, đó là [những quả vị mà] chúng ta kỳ vọng. Chúng ta mong mỏi những quả báo ấy thì phải thật sự tu nhân. Hoa tượng trưng cho nhân, trước là nở hoa, sau là kết quả, biểu thị ý nghĩa này. Vì lẽ đó, hoa chẳng phải là để cho đức Phật ngắm, quả cũng chẳng phải là để cho đức Phật ăn. Phật không ăn mà cũng chẳng ngửi những thứ ấy. Vì vậy, cúng Phật, dâng cúng [những phẩm vật cúng dường] trước Phật, thứ nhất là để biểu lộ tâm ý cung kính của chúng ta đối với Phật. Cúng dường hoa hương để biểu lộ tâm ý cung kính. Dùng cái tâm kính Phật để kính hết thảy mọi người, kính hết thảy sự, kính hết thảy vật, đức Phật dạy chúng ta điều này. Chúng ta cung kính Phật mà chẳng cung kính người, sai mất rồi! Chúng ta bất kính người khác chính là bất kính đối với Phật, sự lễ kính đối với Phật hãy còn có khiếm khuyết, chẳng viên mãn. Thiện nhân thì phải kính trọng, nhưng ác nhân vẫn phải kính trọng, vì sao? Thiện nhân hay ác nhân đều là người, thiện nhân lẫn ác nhân đều có Phật tánh. Thiện nhân hay ác nhân trong tương lai đều sẽ thành Phật. Do vậy, lễ kính chẳng có giới hạn. Trong mười đại nguyện vương, điều thứ nhất là “lễ kính chư Phật”. Trong [điều thứ hai là] Xưng Tán Như Lai thì xưng tán có sai khác đôi chút. Như Lai và Phật [có ý nghĩa] khác nhau. Phật là nói theo tướng. Xét theo sự tướng thì bình đẳng, phải lễ kính bình đẳng; nhưng đối với xưng tán thì phải nói là Như Lai, Như Lai là nói đến Chân Như bản tánh. Tương ứng với tiêu chuẩn của Tánh Đức bèn khen ngợi, chẳng tương ứng với tiêu chuẩn của Tánh Đức thì chẳng khen ngợi. Lễ kính mà chẳng khen ngợi thì cổ nhân nói là “kính nhi viễn chi” (kính trọng nhưng tránh xa), Kính là chúng ta bình đẳng cung kính giống hệt như nhau, Viễn là chẳng khen ngợi, kẻ đó là người ác làm chuyện ác nên chẳng khen ngợi. Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần, đã làm mẫu cho chúng ta thấy. Thiện Tài đồng tử tham phỏng thiện tri thức, trong năm mươi ba vị ấy, có người học Phật, có [người là] ngoại đạo, nam, nữ, già, trẻ, các nghề nghiệp thảy đều có, có người làm chuyện tốt, cũng có kẻ làm chuyện xấu. Đối với Thắng Nhiệt Bà La Môn, Thiện Tài đồng tử lễ kính, nhưng chẳng tán thán. Đối với cô gái Phạt Tô Mật Đa, Thiện Tài đồng tử lễ kính, nhưng không tán thán. Đối với Cam Lộ Hỏa Vương, Thiện Tài đồng tử đến tham phỏng nhà vua, cũng là có lễ kính, nhưng không tán thán. Vì sao? Ba vị ấy tượng trưng cho tham, sân, si. Làm sao có thể tán thán tham, sân, si cho được? Chẳng thể tán thán! Vì vậy, phải lễ kính, chẳng thể tán thán! Tán thán là xưng tán Như Lai, chẳng nói là “chư Phật”. Nếu là chư Phật thì phải là bình đẳng, quyết định chẳng có sai biệt. Lễ kính chẳng có sai biệt, còn đối với xưng tán thì phải dùng trí huệ.
Nếu chúng ta bình thường cúng hoa, cúng quả mà biết điều này thì cúng hoa, quả sẽ đạt được vô thượng pháp hỷ. Cúng dường tượng Phật, hoa thơm, nước trong, cúng một chén nước trong rất trọng yếu. Người thật sự tu hành, giống như trong Niệm Phật Đường của Ấn Quang đại sư chẳng có hoa, mà cũng chẳng có quả, Ngài chẳng cúng những thứ ấy, vì sao? Chẳng có thời gian để lo liệu, cúng dường đơn giản nhất là hương và nước. Nước biểu thị cái tâm, tâm thanh tịnh, nước thanh tịnh. Nước bình lặng, biểu thị sự thanh tịnh, bình đẳng. Thấy một chén nước, bèn nghĩ xem cái tâm có giống nước hay không, nó biểu thị pháp. Tuyệt đối chẳng phải nước đã cúng dường Phật ấy uống vào có thể trị bách bệnh, [thế nhưng hiểu theo chân nghĩa thì] thật sự là trị bách bệnh! Chẳng phải là uống vào trị bách bệnh, mà quý vị hiểu ý nghĩa của nó: Tâm địa quý vị thanh tịnh, bình đẳng thì bệnh gì cũng đều chẳng có! Bệnh từ đâu ra? Tâm quý vị chẳng thanh tịnh thì mới sanh bệnh, tâm đã thanh tịnh, lẽ đâu sanh bệnh? Tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, sẽ không thể sanh bệnh. Nước biểu thị thanh tịnh và bình đẳng, hương biểu thị Giới Định Chân Hương. Hương cũng biểu thị Tín, [ta thường nói là] “tín hương”. Vì vậy, học Phật chẳng mê tín, quý vị cúng dường những thứ này thì phải nói được đạo lý [bao hàm trong ấy], kinh đã dạy rõ ràng!”
A Di Đà Phật.
Xin hỏi bạn HNADDP bảy ý nghĩa của hoa là gì vậy?
Và trên thực tế cõi vô hình thật có hưởng dụng hương hoa do con người cúng, ví dụ như trung ấm thân chẳng hạn nên nó còn gọi là hương ấm là vậy. Bạn có nghĩ vậy không?
A di đà phật
A Di Đà Phật
1. Bảy ý nghĩa của hoa là gì vậy?
-Nói về hoa mình cũng không biết nhiều,mình chỉ nhớ ngắn gọn là tự tánh khai giác là ý nghĩa hoa.Tự tánh thanh tịnh Quang Minh là ý nghĩa hoa sen.
-Xin trích 1 đoạn về hoa trong A Di Đà Sớ Sao
Tự tánh đang mê, giống như hoa còn búp
Chợt ngộ tự tánh, như hoa nở tung
Lại nữa, màu sắc nhiệm mầu rạng ngời, chẳng vẽ vời mà thành, mùi hương ngào ngạt, chẳng đi mà đến
Mưa hoa từ không trung, chẳng trồng mà sanh, chẳng ngắt mà rơi xuống, [biểu thị] tự tánh thần kỳ, linh diệu, thông đạt cũng giống như vậy đó
“Thần linh thông đạt cũng giống như thế”: Do y báo, chánh báo, sắc, tâm của mười pháp giới thuận theo nghiệp mà hiện ra, chẳng có kẻ chủ trì, chẳng có kẻ tạo tác, chẳng có kẻ chia chẻ, đều là do diệu dụng tùy ý vô tác chẳng thể nghĩ bàn của tự tánh là như thế đó
2. Và trên thực tế cõi vô hình thật có hưởng dụng hương hoa do con người cúng?
-Hương thì mình chưa nghe nói,mình mới chỉ nghe HT.TK nói về vấn đề vàng mã thôi,bạn nghe tham khảo
“Có những kẻ làm con, cảm thấy người già chết rồi sẽ làm quỷ, bèn đốt nhiều tiền vàng mã, đốt nhiều nhà giấy để họ có thể hưởng thụ trong cõi âm! Chư vị ngẫm xem, họ có thể hưởng thụ hay không? Dương thế và âm gian chẳng sai khác cho mấy, cõi trời cũng tương tự. Nói chung, chư vị phải hiểu rõ một đạo lý: Quý vị có phước, sẽ luôn được hưởng thụ. Quý vị thiếu phước, người ta tặng cho, quý vị vẫn chẳng thể hưởng thụ được! Quý vị đốt nhiều cách mấy, nếu người ấy chẳng có phước báo, chỉ sợ thiêu cho nhiều, vẫn bị kẻ khác cướp đi, đoạt mất; thậm chí đã thành quỷ vẫn bị kẻ khác mưu sát. Vì sao? Trong loài quỷ cũng có mưu mô chiếm đoạt tài sản mà hại tánh mạng, cũng có cường đạo, thổ phỉ! Quý vị chẳng có gì, họ chẳng tìm đến quý vị. Khi quý vị có gì đó, họ chuyên môn tìm đến. Không chỉ là chẳng có lợi lộc, mà ngược lại còn gây hại cho người [đã khuất] ấy. Quý vị hiểu đạo lý này: Tu phước là quan trọng nhất. Con người nhất định phải có phước báo! Không tu phước thì làm sao được? Tục ngữ có câu: “Nhân toán bất như thiên định” (Người tính chẳng bằng trời định). Trời định [có nghĩa là] trong mạng quý vị có hay không, chẳng phải do chính mình có thể tính toán được! Nhất định phải biết tu phước.”
A Di Đà Phật
Adidaphat!
Con cam on tiền bối HNPDĐ đã giành thời gian trả lời con chi tiết như vậy.
.chúc tiền bối luôn tinh tấn niệm phật,
Thường vì mọi người giảng nói chánh pháp. Đời này chỉ cần giúp 1 người thành phật đã thành tựu vô lượng công đức rồi huống chi là giúp nhiều người cùng hiểu và tu pháp môn tịnh độ 1 đời thành phật!
Nam mô adidaphat!