Trên bước đường hành nghề bác sĩ, tôi đã gặp một vị Bồ Tát bệnh nhân. Tuy ông ấy là một đồ tể, nhưng bình thường ông đối với mọi người rất thành khẩn, khoan hậu. Giết heo là nghề mà cha mẹ truyền lại cho ông. Ông nói với tôi: “Chúng tôi cũng không tiện đổi nghề, cũng không biết phải nên thế nào để đổi nghề” Ông bảo rằng hồi ông còn nhỏ, có người bảo ông niệm A Di Đà Phật, cho nên từ nhỏ mỗi khi thấy tượng phật, ông liền chắp tay niệm ba lần A Di Đà Phật. Quí nhất là từ nhỏ ông không cầu xin gì cho riêng mình, mà cầu mong Đức Phật hộ trì cho mọi người. Ông nói: “Phật làm sao mà hộ trì cho một mình tôi được chứ?” Tôi nói: “Đúng thế! Quan niệm này của ông chính xác vô cùng”.
Tuy ông làm nghề giết heo đã từ rất lâu, nhưng ông đối với mọi người rất tốt. Bạn bè thân thuộc tới thăm ông, có rất nhiều người đã từng chịu ơn ông, cám ơn, ca ngợi ông. Trước kia ông không hiểu giết heo cũng là làm thương tổn chúng sanh, làm tổn thương chúng sanh là phải chịu quả báo thống khổ. Về sau ông bị hạch dưới cổ, trong vòng mấy năm, cả cổ họng bị hạch lan tới. Tuy ông đã chữa nhiều, nhưng rồi bệnh vẫn phát trở lại. Mỗi tối nằm trên giường ông thở rất khó khăn. Khi ông thở thì phát ra âm thanh như tiếng kéo cưa, đàm kéo nghẹn cổ; muốn nuốt, nuốt không vô; muốn nhả ra, nhả không được, giống như cổ họng bị dây thắt. Mỗi lần ông hít thở trông thật đau đớn, khổ sở. Trong lúc rất thống khổ như thế, ông bảo tôi giờ đây ông mới thấu hiểu được sâu sắc con heo bị giết thì nó đau khổ như thế nào. Ông chắp tay cung kính ngồi trên giường niệm Phật, chí thành, sám hối.
Vì ông hoàn toàn không có cách nào nuốt đồ ăn, chỉ phải nhờ một ống đưa qua mũi đưa xuống dạ dày để rót thức ăn. Tuy như vậy quan niệm của ông cũng được khai mở, lại còn phát được thiện tâm rất lớn, phát nguyện niệm Phật, cầu sinh thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, cho nên sắc mặt của ông rất tươi tỉnh, không giống như sắc mặt sầu muộn của các bệnh nhân khác.
Một hôm ông nói với tôi: “Bác sĩ Quách, cô xem thân thể tôi còn có chỗ nào dùng được không? Giác mô mắt của tôi có thể hiến cho người ta được không? Trái tim của tôi có còn tốt không? Có thể cho người khác được không? Nếu cho được thì hãy cho giùm tôi; vì hy sinh một mình tôi cũng không hề gì, chỉ mong sao cho người khác được khỏe mạnh là tốt rồi”. Nghe xong, tôi rất cảm động, khen ngợi ông: “ông xứng đáng là cái tâm địa của vị Bồ Tát!”
Nhưng vì ông là một bệnh nhân mắc chứng ung hạch, dù nay ông có thiện tâm từ bi rất lớn, mong muốn khi còn sống được lấy cơ quan trong người ông mà đem cho người khác, thì có ai dám nhận không? Phải chăng người nhận không ngại rằng do đó mà mình bị ung hạch? Tuy nhiên, phát tâm của ông thật là vĩ đại, thật khó có được. Tôi thật không muốn nói lời khiến ông thất vọng, cho nên tôi chuyển sang hướng khác mà khuyên nhủ ông.
Bấy giờ tôi bảo với ông: “Đời của mỗi người là một mô thức, cái tinh thần của ông có thể giúp cho rất nhiều người thay đổi tim, thay đổi mắt. Về xác thịt, đôi giác mô mắt của ông chỉ có thể cho một người, mà khi người đó đã có giác mô mắt, thì tuy người ấy mở mắt ra, nhưng hàng ngày vì mở mắt mà trông thấy các sự việc mà ưa thích hoặc nóng giận, như thế cũng chưa chắc là tốt! Cũng có người dùng đôi mắt ấy hàng ngày đều thấy những thứ khiến anh ta giận dỗi, hoặc buồn phiền. Nếu một người không biết làm sao để sử dụng đôi mắt cho tốt, thì dù có được đôi mắt, có được giác mô lành lặn, thì cũng không hề được hạnh phúc. Giả như một người không hiểu rõ đạo lý chân chính mà được giải phẫu thay tim thì cũng không hẳn người ấy có thể cảm thấy hạnh phúc đầy đủ. Trên đời, rất nhiều người có con mắt, có trái tim, nhưng vẫn bất mãn, thống khổ; cho nên điều quan trọng là mở rộng tim, mắt của nội tâm”.
Bấy giờ tôi khuyên ông: “ông đã có Phật tâm từ bi như thế, nếu ông dùng tim này mà niệm Phật thì có thể giao tiếp cảm ứng với Đức Phật. Nguyện lực của Đức Phật A Di Đà thì không thể nghĩ bàn, nếu nguyện lực này cùng với nhân duyên thế gian chưa dứt, thì người ta có thọ mạng chưa dứt cũng có thể tiêu trừ tai nạn, kéo dài thọ mạng, khiến thân tâm an lạc. Nếu người niệm Phật có thọ mạng đã dứt, thì Đức Phật A Di Đà sẽ từ bi tiếp dẫn đến thế giới Cực Lạc ở Tây Phương. Nay ông cứ niệm Phật cho tốt, thân tâm ông an lạc thì ông có thể an ủi, khuyến khích mọi người, đến lúc lâm chung cũng có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, nương theo nguyện mà trở lại, độ khắp chúng sanh.
Lúc lâm chung của người ta là một cửa sinh tử rất trọng yếu. Cửa này mọi người đều phải đi qua. Cửa trọng yếu này quyết định khi hơi thở này đã dứt, chúng ta đi lên hoặc rơi xuống. Nếu lúc ấy chúng ta sinh khởi niệm ác, thì có thể chúng ta bị đọa đia ngục mà chịu khổ. Niệm này quyết định tại một niệm của chính chúng ta. Nếu ông có thể nhân vào cửa này mà nỗ lực iệm Phật, dùng cái tâm nguyện đến Tây Phương thành Phật để chí thành niệm Phật, thì nhất định sẽ được Đức Phật tiếp dẫn lên đài sen của thế giới Cực Lạc. Như thế đời của ông chính là một mô thức, chỉ cần chính ông có thể an nhiên tự tại mà vãng sanh Tây Phương, thì có thể cứu được rất nhiều người. Ông không chỉ cho một người giác mô mắt hay trái tim mà thôi, ông còn thể nhân đó mà giúp cho rất nhiều người mở rộng mắt, tim của nội tâm, dứt từ sự sợ hãi sinh tử của mọi người. Như thế cũng giống như đem giác mô mắt của nội tâm mà cho rất nhiều người, giúp họ thấy thế giới Cực Lạc thanh tịnh. Nếu ông có thể đến thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, thì chính là ông đạt được quả báo thù thắng trang nghiêm nhất. Cho nên các bậc cổ đức trong khi khai thị đã nêu: thành tựu cho một chúng sanh vãng sinh thế giới Cực Lạc ở Tây Phương tức là thành tựu cho một chúng sanh thành Phật. Công đức ấy thật không thể nghĩ bàn”.
Tôi nói với ông ấy như thế không hề có ý không muốn cho người đang cần có các bộ phận để thay thế được khỏe mạnh, hạnh phúc, mà chính vì một mặt hạch u của ông đã ăn lan ra toàn thân; mặt khác việc hiến tặng các bộ phận thì không thể nói ra là làm ngay được. Vì quả thực khi phải chịu giải phẫu đau đớn, nội tâm phải rất an nhiên, tự tại, thì mới không sầu khổ và không ân hận. Điều này cần phải có công phu, sức nhẫn nại rất thâm sâu, đại lực từ bi rất thâm sâu, thì mới có thể thực hiện được; đây không phải là năng lực của người bình thường. Có người phát nguyện rất nhanh, lại rất dễ dàng, nhưng đến khi đao mổ cắt da thịt thì vì đau đớn, sợ hãi mà sinh ra lòng ân hận. Cho nên tuyệt đối không nên vì thừa hứng nhất thời, ưa làm anh hùng mà phát nguyện như thế; nên thành thực đo lường nguyện lực, nhẫn lực của mình để khỏi đến lúc thì tâm loạn, ân hận.
Ông ấy nghe xong thì chân thành niệm Phật. Có thể nói ông không cần phải dùng thuốc giảm đau cũng có thể cũng có thể hàng ngày được an vui. Ông nói với tôi rằng ông cả một đời giết heo, trước hết vốn là vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không giết heo thì không cách chi sinh sống. Về sau ngã bệnh, ông mới nhận ra rằng một đời ông giết heo, tiền dành được không đủ chi phí thuốc men, rốt lại còn mắc nợ, càng khó khăn trong cuộc sống.
Mọi người trong chúng ta thường nói câu: “Tôi không làm nghề này thì không có cách gì để sống!” nói như thế, tuy chúng ta biết rất rõ nghề ấy không hợp với Phật pháp, chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm. Cho đến một hôm, quí vị nhận ra rằng như thế là không được, quay đầu bình tĩnh mà suy nghĩ thì nhận ra cả một đời quí vị đã nhiều lần dùng những cách thức “không hợp với Phật pháp”; kiếm được một ít lợi danh, nhưng sau đó cái giá mà quí vị vun bồi và nỗi thống khổ vượt xa hơn nhiếu so với chút danh lợi mà quí vị kiếm được.
Khi vị Bồ Tát bệnh nhân ấy đang còn nằm trong viện, có nhiều Phật tử đến niệm Phật, giảng pháp cho ông. Sau khi ông xuất viện trở về nhà, trước mấy ngày lâm chung, ông tự biết thời gian đã đến, cuối cùng ông còn dăn người con: “Con nhờ bác sĩ Quách tìm một số bằng hữu tới niệm Phật cho ta”. Một số vị trong “Y vương Học xã” của học viện Y Dược Trung Quốc, lại có cả người chủ nhà của chúng tôi đều đến Bắc Cảng niệm Phật cho ông. Khi trợ niệm trở về, họ nói với tôi rằng lúc lâm chung, ông niệm Phật và vãng sanh nét mặt rất tươi. Mọi người càng niệm Phật thì ông càng mỉm cười. Tám giờ sau khi ông vãng sanh, sắc mặt vẫn tươi vui trước mọi người, các vị trợ niệm đều rất cảm động, khen ngợi. Nụ cười cuối cùng của đời người là nụ cười quí báu nhất, hiếm có nhất.
Bạn cứ một lòng chánh niệm, chúng tôi có thể giúp bạn sự bảo chứng của Đức Phật.
Trích Liên Hoa Hóa Sanh
Pháp sư Đạo Chứng
Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn
Xây dựng đường về cõi tịnh là để chúng ta tu học.một ngôi trường lớn như vậy .học xong ra ngoài thực hành.không hiểu lại vào.học tiếp thảo luận tiếp.bạn chớ coi thường thực lực của chính mình. Khả năng của bạn rất lớn .ai đã vô trường học này rồi sao đành.lòng bỏ nhanh vậy chứ? ĐỨC THẾ TÔN cả 1đời dạy học .lên lớp thấy vắng bóng rất nhiều.rất nhiều…các cô chú anh chị đã đỗ đạt rồi.thì càng phải truyền cho.thế hệ đi sau .còn thế hệ sau và sau nữa….
xin duongvecoitinh hoặc vị thiện tri thức nào đã đăng bài này về bồ tát pháp sư Đạo Chứng cho con hỏi. Con thấy trên mạng ghi bồ tát Đạo Chứng trước kia bị ung thư nhưng sau đó chính ngài đã tự chữa lành bệnh ung thư cho mình và còn viết sách chỉ dạy cho chúng sanh bị ung thư tự chữa hết bệnh. Vậy sau này do đâu mà ngài lại vãng sanh sớm vậy và khi vãng sanh ngài có biết trước ngày giờ không ạ vì con tìm trên mạng không thấy ghi hoặc do con tìm chưa được. Xin hoan hỷ dạy con xin cảm ơn. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Lên Youtube bạn tìm Quách Huệ Trân Vãng Sanh:
Vào đây xem:
A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật. Nghiên cứu gì thế bạn? Hãy mau niệm PHẬT.Cửu huyền thất tổ đang nhờ sục niệm PHẬT của bạn mà đang siêu thăng.có bao nhiêu đại đức phàp sư mà nghiên cứu cho hết. Được thân người khó hơn con rùa đụng trúng bọng cây giữa biển rộng bao la này. Tiền tài,nhân duyên đều có lúc tụ lúc tán.xin chớ luyến tiếc. Nguyện của PHẬT đâu có dạy bạn.luyến ái như bùn bầy nhầy thế này.PHẬT CÓ NGUYỆN TIẾP.DẪN BẠN CÓ NGUYỆN VÃNG SANH,sao ở nhà lửa chờ diêm vương gõ cữa thế này?
Con xin cám ơn duongvecoitinh, xun cám ơn hai vị thiện tri thức Nguyện và Liên Du, con là người vừa độn căn ngu tối vừa nghiệp chướng nặng nề lại thêm nguyện lực yếu kém, tâm nghi ngập đầy làm kẻ nghiệp nặng như con lại càng nặng nghiệp hơn. Con tuy may mắn có nhân duyên biết pháp môn tịnh độ nhưng niệm Phật không định tâm hay suy nghĩ lăng xăng, niệm Phật thì ít mà giải đãi lười biếng thì nhiều nên đã kém lại càng thêm kém. Con biết mình tệ nên đang cố gắng hơn nhưng tâm tà ngụy nghi ngờ cứ luôn hiện hữu trong con, con đọc những bài viết được đăng trên duongvecoitinh nhưng tâm thường hay thắc mắc nghi hoặc, con không được như người khác tin sâu nguyện thiết nghe thì tin ngay không nghi, tu hành thì định tâm tin tấn. Con nói đây là những lời thật không phải khiêm tốn gì cả, con nói ra để tự xấu hổ tâm nghi trong con. Ngay cả khi nghi ngờ việc gì đáng lý nên hỏi quý Thầy để được chỉ dạy mà con còn không dám hỏi vì sợ bị quở trách nên lên đây dấu mặt mà hỏi đủ biết con tu hành còn giả dối chưa thật tu gì cả. Vì tu mà còn sợ bị la còn sợ bị người ta biết mình tâm nghi còn nhiều quá thì thật quả là giả tu chứ không thể bào chữa cho mình được nữa. Con là phật tử tại gia, tu mà tham sân si còn tràn ngập không xả nổi, con tu mà gia đình chưa hoan hỷ việc tu của con, con chưa giúp được gia đình tin và niệm được câu A DI ĐÀ PHẬT, đủ thấy con tu còn kém còn quá tệ nên chưa thể xoay chuyển được gia đình con. Vì con nghe các Thầy dạy nếu mình thật tu thì sẽ có ngày mình giúp được gia đình mình cùng tu vì họ nhìn tấm gương tu hành tinh tấn của mình mà thấy được cái tốt ròi tu theo. Vì vậy con xin các vị thiện tri thức dùng tâm bồ tát mà thương những hạng người kém cỏi như con, dạy bảo sửa sai cho những hạng người như con để con có thể tiến bộ được chút ít hơn ngõ hầu ngày dài tháng rộng (hoặc chỉ còn sống một thời gian ngắn ngủi thôi cũng) sẽ giúp người kém cỏi như con từ từ sửa sai cố gắng tu hành để A DI ĐÀ PHẬT từ bi thương xót gia hộ giúp con khi cuối đời được Ngài tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thoát khỏi sanh tử luân hồi. Con xin sám hối, đây có thể cũng là giả sám hối chứ cũng chưa thành tâm thật lòng nhưng con nghĩ chắc có lẽ cũng có một phần rất nhỏ trong đó là thật sám hối của con. Con xin cám ơn.
A DI ĐÀ PHẬT! Kệ tâm nghi đi bạn, hãy cứ niệm Phật cầu đức từ bi gia hộ cho bạn tăng trưởng tín tâm nha ^^
Vạn lý trường thành cũng xây lên từ viên gạch đầu tiên.
1 hũ nước đầy cũng bắt đầu từ gáo nước nhỏ.
Nguyện của bạn ngày hôm nay chớ lo ngày mai không trổ.
người miền nam thật có phước, rất nhiều người tu tịnh độ thậm chí có nhiều gia đình phật tử ai ai cũng tu và thành viên trong gia đình ấy đưa người thân về cõi phật, là phật tử miền bắc mình thấy chạnh lòng vì người bắc ít người tu lắm, họ toàn coi việc học phật là mê tín đám tang hầu như là khóc lóc thôi, kính mong các bạn đồng tu người nam siêng năng hồi hướng công đức cho người bắc, xin cảm ơn các bạn
A di đà phật. Máu người thuần là màu đỏ.nếu khởi tâm phân biệt như vậy thì người miền nam máu đỏ còn người miền bắc chúng ta màu tím đen hay sao?mình cũng ở bắc nhưng KINH PHẬT giống nhau.nếu PHẬT chỉ rước người miền NAM thì không có lí này. Hễ niệm PHẬT thì PHẬT LAI NGHINH. Nếu đám tang bạn niệm 1 câu PHẬT. Thì 7phần công đức bạn hưởng 6 phần.1phần dành cho người mất.người ta bảo bạn sát sanh nhưng bạn không làm bạn đã tích phuớc rồi. Cái hòm kia không dành cho người mất hôm nay nằm.mà còn bạn và tôi đó.
A Di Đà Phật. Xin các vị thiện tri thức giúp con vấn đề này với ạ. con xin lỗi vì vấn đề không liên quan đến chủ đề trên ạ.
Tết này con không muốn ăn tết ở nhà, mà con mong muốn được đến một ngôi Chùa nào đó để sám hối, tĩnh tâm, học thiền, suy nghĩ về hướng đi của mình trong tương lai, được tìm hiểu về Phật Pháp.
Vậy các vị thiện tri thức và duongvecoitinh có biết ngôi chùa nào nhận vào không ạ? Điều kiện để đuợc vào tu tập ở chùa là như thế nào ạ. Ngôi chùa đó ở trên rừng núi thì càng tốt ạ.
Con là người miền Bắc ạ.
Con xin chân thành cảm ơn ạ !
theo mình nghĩ tu trước hết là tu tâm sửa tính và làm cho người thân của mình vui vẻ, đi chùa nhưng tâm vẫn chạy theo cảnh trần thì vẫn ko nên, bạn biết câu chuyện lan và điệp đấy, lan đi chùa nhưng tâm vẫn nghĩ đến điệp chẳng hề nghĩ đến phật chẳng nghĩ đến giải thoát, mặc dù tu nhưng cô ấy vẫn bắt bướm ép vào hoa vậy là cô ấy mắc nghiệp sát sinh chính vì thế chết cô ấy vẫn khổ, hãy tu sao cho mọi người thấy mình thay đổi tâm tính mà phát tâm học phật theo, vô chùa rồi cha mẹ đau buồn mà sợ phật trong khi mình thì ở chùa mà vẫn phiền não ko thanh tịnh thì ko nên, nếu thực sự buông xả hết dứt sạch phiền não và vì chúng sinh thì vô chùa ko thì ko nên, mình nghĩ thế cho bạn tham khảo thôi, chúc bạn an lạc
Bạn Minh thân mến,
Mình xin tán thán ý nguyện của bạn. Rất tiếc là mình ở rất xa nên không biết gì để giúp bạn; bạn thử liên hệ với hệ phái Thiền Viện Trúc Lâm của ngài Thích Thanh Từ thử xem. Theo mình biết thì hệ phái này hiện có nhiều thiền viện ở đủ ba miền Nam, Trung , và Bắc; mình nghĩ những nơi này rất thích hợp cho bạn đó.
Chúc bạn đạt được ý nguyện và thân tâm thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
@ hướng về tây phương: Theo mình hiểu thì ước nguyện của bạn Minh rất khác xa với tâm tư của nhân vật hư cấu “Lan” trong tiểu thuyết “Tắt Lửa Lòng” của nhà văn tiền chiến Nguyễn Công Hoan bạn ạ! Và “Chuyện tình Lan và Điệp” là chuyển thể cải lương từ tác phẩm ấy cũng chẳng phải là “khuôn vàng thước ngọc” gì đâu mà bạn lại lấy đó để so sánh, dẫn chứng! Mình có lần nghe quý thầy nói rằng câu chuyện hư cấu “Lan và Điệp” là một sự phỉ báng quý tu sĩ của đạo Phật.
Người ta phát tâm tu học mà bạn cố dùng lời lẽ để người ta thối tâm thì không chừng bạn bị mất phước nhiều lắm đấy! Xin bạn hãy cẳn trọng.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thành thật xin lỗi quý vị thiện tri thức, vì con hồi âm bị chậm. Con xin cảm ơn lời góp ý của vị thiện tri thức Hướng Về Tây Phương ạ. Mục đích của con lên chùa là như thế này ạ. Con cũng chỉ là một người bình thường cho dù cố gắng đến đâu thì từng phút giây cũng sẽ vô tình hay cố ý mà từ thân, tâm, khẩu, ý của con sẽ phạm tội. Do vậy con nhận thấy cần phải sám hối, để được thanh thản, con muốn lên chùa ở nơi thanh tịnh có sự chứng giám của Chư Phật để được sám hối.
Trong cuộc sống bộn bề hàng ngày, giữa những bon chen của cuộc đời, tâm con chắc chắn luôn dao động, cũng giống như mặt hồ có sóng vậy, chỉ khi nào mặt hồ tĩnh thì có lẽ con mới nhìn thấy được chính mình, Cũng từ đó con có thể tìm được hướng đi cho công việc của con.
Con không đủ phước đức để có thể cắt đứt nơi hồng trần quay về chốn thiền môn, vẫn biết rằng ” Đời là bể khổ, đi tu là giải thoát ” nhưng con không làm được. Đành phải sống nơi hồng trần mà tâm luôn hướng về Phật. Một lần nữa con xin cảm ơn lời góp ý của vị thiện tri thức Hướng Về Tây Phương ạ ! Chúc vị thiện tri thức Hướng Về Tây Phương thân tâm luôn an lạc. A Di Đà Phật.
Xin được cảm ơn vị thiện tri thức Nguyễn Thị Lựu. Quý vị chia sẻ như vậy là quý vị đã giúp đỡ được con rất nhiều đấy ạ. Con sẽ tìm hiểu trên Internet về Thiền Viện Trúc Lâm ạ. Một lần nữa con xin được chân thành cảm ơn vị thiện tri thức Nguyễn Thị Lựu ạ. Chúc quý vị thân tâm an lạc. A Di Đà Phật.
Bạn thử đến chùa SÙNG NGHIÊM( chí linh.hải dương)sdt nhà chùa:03203609220. Ngôi chùa sát chân núi.yên tĩnh.a di đà phật.cũng lâu rồi không lên
Xin chân thành cảm ơn vị thiện tri thức Nguyện ạ. Con có lấy số điện thoại, nhưng số điện thoại của nhà Chùa không gọi được ạ, có lẽ nhà Chùa đã thay số điện thoại rồi chăng. Nhưng không sao ạ. Con xin chúc vị thiện tri thức Nguyện thân tâm luôn an lạc ạ. A Di Đà Phật.
cảm ơn bạn làm mình bớt mất phước a di đà phật
A Di Đà Phật. Con nghĩ là không sao đâu ạ, bởi vì lời góp ý của quý vị xuất phát từ cái tâm đức luôn luôn mong điều tốt đẹp đến cho mọi người ạ.
Con niệm Phật , mà cứ khởi lên ý niệm bất kính với Phật , con sợ hok dám niệm luôn . Mà bình thường nó cũng xuất hiện . Càng sợ thì nó càng khởi . Con hok biết làm sao thật là đau khổ . Con càng tin Phật , thì dường như có 1 ý niệm xấu xa đó nó chống lại con . Chỉ cần khởi một niệm là thần Phật điều biết , kiểu này chắc con tạo tội ko biết bao nhiêu . Xin mọi người chỉ dẫn cho con !
Kính gửi bạn Trang
Lúc trước mình và cũng có nhiều người khi sơ phát tâm cũng giống bạn,cũng sợ đắc tội lắm nhưng thật ra những ý niệm đó chỉ là vọng bạn hãy cứ mặc kệ nó và tiếp tục tập trung vào câu Phật hiệu. Phật Bồ Tát hiểu cho bạn mà nên không sao hết. Hãy cứ bình tĩnh và tiếp tục niệm Phật
Chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật.