Nữ nhân hễ cấn thai chớ nên nổi nóng. Hễ nổi nóng đùng đùng sẽ bị sẩy thai; cũng như tánh tình ngang ngược, hung dữ ấy sẽ truyền qua đứa con khiến cho tánh tình nó trở thành hung ác. Thêm nữa, khi cho con bú, ắt phải tâm bình khí hòa. Nếu nổi nóng đùng đùng, sữa liền biến thành chất độc. [Trẻ bú sữa ấy] nặng là chết ngay, nhẹ là nửa ngày hay một ngày sau mới chết, quyết chẳng có trường hợp nào không chết! Nếu hơi nổi đóa thì chất độc ít, tuy con chẳng chết cũng sẽ sanh bệnh. Vì thế, con cái của nữ nhân ưa nổi đóa bị chết nhiều lắm, bệnh tật nhiều lắm! Chính mình cho con bú hoặc mướn vú em cho con bú đều giống như nhau. Hễ nổi nóng đùng đùng, muôn vàn chớ nên cho trẻ bú, trong lúc ấy phải nên buông xuống. Đợi cho tâm bình khí hòa, qua nửa ngày rồi mới cho bú.
Lúc cho bú, trước hết phải vắt sữa ra chừng nửa chén trà đổ đi, lau chùi đầu vú rồi mới cho trẻ bú [thì trẻ] sẽ không bị họa ương gì. Nếu trong tâm vẫn nóng giận bừng bừng thì cả ngày hôm ấy cũng không được cho trẻ bú. Cho bú thì trẻ không chết cũng bị bệnh nặng! Chuyện này sách y học xưa nay đều chưa chỉ rõ. Gần đây, do từng trải, tôi mới biết mối họa này!
Nữ nhân từ nhỏ phải học tánh nhu hòa, khiêm tốn; sau này sanh con ắt nó dễ tính, ắt hiền lành, ắt chẳng bị chết, ắt chẳng đổ bệnh. Phàm con cái chết từ lúc bé hay bệnh tật quá nửa là do mẹ nổi nóng mà ra, chỉ có một số ít là do chính số mạng nó phải chết sớm. Thiên hạ xưa nay do sữa độc giết hại con trẻ, chẳng biết bao nhiêu hằng hà sa số, chẳng đáng buồn ư?
Trích Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục
Con người lúc giận dữ, sợ hãi, sắc mặt bỗng chốc đỏ mặt tía tai hoặc nhợt nhạt, điều này đều do tinh thần bị kích động mà sản sinh độc tố, hiện tượng biến hóa trong máu. Độc tố này đối với phụ nữ còn phát sinh cả trong sữa nữa, nếu cho con bú sẽ nguy hiểm tính mạng. Trong Ấn Quang Đại Sư Văn Sao có kể câu chuyện thế này: có một phụ nữ người Âu, sau khi chăm chú nghe Ấn Quang đại sư khai thị lý giới sát ăn chay, bèn khóc rống lên. Bà ta đau xót cho hai đứa con trai của mình, chết do độc của sữa. Vốn là hai vợ chồng bà thường hay xảy ra bất hòa, cãi vã. Mỗi khi hai vợ chồng gầm thét như sấm, đứa bé sợ khóc thét lên. Là người làm mẹ, để con thôi khóc, lập tức vạch áo đút ngay núm vú vào miệng đứa trẻ, tuy đứa trẻ đã thôi khóc, nhưng từ đó cơ thể suy nhược dần, không bao lâu thì chết. Từ sự thật của hai câu chuyện này, có thể thấy: ăn chay không độc, thịt có độc. Tất nhiên, cần phải tức tốc giới sát ăn chay.
Trích Ăn chay sát sinh và quả báo
Tác giả: Thích Tâm Anh
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chúc quý Cô Chú Anh Chị một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc ?
A Di Đà Phật!
Nữ sắc thật đáng sợ. Phải luôn nhỏ nhẹ với những người phụ nữ.
Nam mô a di đà phật.
TÂY PHƯƠNG. Chẳng có người nữ. Và sanh ra từ hoa sen. Phải ra sức niệm PHẬT ngày ngày để tưới cho bông hoa sen càng ngày càng tươi tốt.
Thưa thầy. Sao TÂY PHƯƠNG không có người nữ ạ?
Nơi ấy thật tuyệt vời . Nhưng vì sao nơi này người đời ví phụ nữ như hoa thơm. Và cả đời đắm say mê mệt vì sắc ái vậy?
Con muốn dứt cái sắc.
Vì con thấy ràng buộc
Năm mới chúc các cô chú bên nước ngoài luôn luôn an vui. Ở nơi ấy khoảng cách địa lý xa,xôi nhưng câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì rất gần gũi.
Nhờ tìm hiểu PHẬT PHÁP mà con cũng gặt hái được rất nhiều.
Tuy áp dụng không được nhiều nhưng gia đình ai cũng khoẻ mạnh.có người đã thọ 100 . Nhưng thế hệ chúng con chẳng dám mơ thọ .chỉ mong bình an .ai cũng khoẻ mạnh
A Di Đà Phật!
Cảm ơn bạn Nguyên thật nhiều!
Chúc bạn và gia đình một năm mới thật nhiều sức khỏe, vui vẻ, an khang, và thịnh vượng nhé!
Các vị thầy cho con hỏi con tu tập bát chánh đạo nhưng con chỉ tu 7 chánh đạo có được kg ạ.vì cái thánh đạo cuối cùng là phải tập thiền mà con chưa bao giờ tập qua
Có lẽ bạn hiểu được một phần về thiền định. Bạn tu tập và thực hành bát chánh đạo chắc chắn bạn đã hiểu rõ phần nào về bát chánh đạo. Ở đây mình xin chia sẻ với về
– Chánh định: Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
Thiền định chân chánh:
– Bất tịnh quán: quán các pháp không thanh tịnh, để trừ tham dục, si ái v.v…….
-Từ Bi Quán : Quán sát tất cả chúng sanh đồng thể tánh thanh tịnh, không hơn không kém để tôn trọng, kính quý và đọan trừ tâm hận thù.
– Nhân duyên quán: Quán tất cả pháp đều do nhân duyên mà thành, không có một pháp nào riêng biệt trong thế giới tương tức tương nhập ( Kinh hoa nghiêm), không chân thật, không trường tồn, để đọan trừ ngu si thiên chấp.
– Giới phân biệt quán: Nghĩa là phân biệt và quán sát sự giả hợp của 18 giới ( 6 căn, 6 trần, 6 thức) để thấy không thật có ngã pháp và diệt trừ ngu si cố chấp.
– Sổ tức quán: Nghĩa là quán hơi thở, để đối trị tâm tán lọan để đi sâu vào thiền định.
Phật pháp có vô vàng pháp môn những ai có duyên với pháp môn Tịnh độ tông, Thiền Tông, Mật Tông,… thì tu tập theo những pháp môn đó. Nhưng xét kỹ thì chúng ta vẫn phải vận dụng các chi phần của Bát Thánh đạo.
Bát chánh đạo mà đức Phật dạy tập trung vào những điểm giáo lý cốt lõi nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật. Để hành giả đi đến gần hơn với con đường giải thoát và giác ngộ mà đức phật cũng như các bậc thánh đã chứng nhập.
– Thiền tông là một tông để hành giả thực tập để có được tâm thiền định, không chỉ riêng thiền tông mà đó cũng là mục tiêu của các tông phái trong phật giáo đều tu tập để có tâm thiền định. Tâm thiền là tâm bất động sống trong cảnh trần mà không nhiễm hay vướng mắc cảnh trần. Định là tâm gom về một chỗ hay đối tượng để tâm không còn vọng động bởi những vọng niệm nữa, điển hình như:
– Thiền tông quán về hơi thở,…
– Tịnh độ tông thì chú tâm vào câu phật hiệu A Di Đà Phật,…
– Mật tông thì thì chú tâm vào thân chú…
Ở đây không nói sâu về các pháp môn trong phật giáo, mà mình chỉ chia sẻ với bạn về chánh định thôi nhé.
Chúng ta có thể tu tập bất cứ pháp môn nào trong phật pháp mà trong đó lấy giáo lý bát chánh đạo làm nền tảng căn bản, thì vẫn phát triển được tâm thiền định. Mà trong các tư thế để tâm được tĩnh lặng thì ngồi là tư thế dễ gom tâm về một chỗ hơn các tư thế khác. Vì mới sơ cơ tu học nên chưa có định lực nơi tâm nhiều. Nên khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần thì dễ sinh ra vọng tưởng, phân biệt, khó được định tâm. Khi thực tập tư thế ngồi thiền là phương tiện cơ bản để phát triển định tâm. Và tất cả các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi nếu tâm ta giữ được tâm chánh niệm thì xem như đang tu tập theo chánh định rồi. Chứ không nhất thiết phải ngồi thiền thì mới tu theo chánh định được bạn nhé!
Chút ít hiểu biết về phật pháp xin chia sẻ cùng bạn!
A Di Đà Phật!
Xin cảm ơn liên hữu Bảo Cẩm !
Bạn Học Đạo thân mến
Chỉ cần bạn niệm Nam mô A di đà phật thì đã gồm đủ 8 chánh đạo trong đó rồi, một đạo cũng không thiếu, huống gì là 7 ư?
cho dù bạn muốn bỏ 1 còn 7 cũng không thể được, bạn nhé!
A di đà phật
A di đà phật
Năm mới đệ kính chúc quý sư huynh Ban biên tập cùng tất cả mọi người sức khỏe hạnh phúc, luôn tinh tấn niệm Phật an vui
năm mới chúc mọi người thân tâm an lạc. nam mô a di đà phật
Bồ tát Địa Tạng đổi mạng cứu sống đứa trẻ
Tại một ngôi làng nhỏ tên là Anwa có một người phụ nữ rất hiền lương mộ đạo, hết lòng sùng kính Bồ Tát Địa Tạng. Vì nhà nghèo cho nên bà luôn luôn ao ước và vẫn thường cầu nguyện làm sao có được một pho tượng Bồ Tát Địa Tạng để thờ phượng ở trong nhà. Một ngày nọ, trong khi đang giặt dủ ở giòng sông trước mặt nhà, bà nhặt được một pho tượng Địa Tạng bằng gỗ trôi tấp vào chỗ mình đang đứng.
Xiết đổi vui mừng, bà vội vàng mang pho tượng về nhà và từ đó ngày hai buổi sớm tối công phu thờ lạy Ngài rất nghiêm chỉnh. Vì chưa có con thế nên mỗi lần cúng lạy bà cũng không quên khấn vái cùng với Bồ Tát Địa Tạng giúp cho bà có một đứa con trai. Không bao lâu quả nhiên bà thọ thai và sanh được một đứa con trai. Nhưng bất hạnh thay, khi đứa bé tròn bốn tuổi thì người mẹ lâm bạo bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau đó thì người cha tục huyền với một người đàn bà khác. Bà này là một người rất hung dữ và độc ác và đứa con chồng thường xuyên là nạn nhân cho những cơn thịnh nộ của bà kế mẫu hung ác này.
Đứa bé ngay từ hồi nhỏ do đã chịu ảnh hưởng của mẹ trong việc thờ cúng Bồ Tát Địa Tạng, cho nên khi mẹ mất đi cũng không hề quên và xao lảng nghi lễ này, tuy nhiên do sợ bà mẹ ghẻ đánh chữi, nó đã phải làm trong âm thầm lén lút. Một hôm trong khi người cha có việc phải rời khỏi nhà đi ra tỉnh, nhân lúc bà mẹ ghẻ đang ngủ trưa, đứa bé vào bếp kiếm được một ít cơm nguội vội vàng đem dâng cúng lên bàn thờ của Bồ Tát Địa Tạng và mẹ mình.
Quỳ trước bàn thờ, lòng nhớ thương mẹ không nguôi đã làm đứa bé bật khóc lên nức nở. Tiếng khóc của đứa trẻ làm bà mẹ ghẻ tỉnh giấc và khi trông thấy đứa trẻ đang cúng lạy mẹ nó, bà liền nổi cơn thịnh nộ và trong khi điên tiết lên vì giận dữ, bà đã túm lấy nó quẳng vào nồi cháo heo đang sôi sùng sục trên bếp lửa.
Trong lúc này người cha đang đi đường bỗng dưng cảm thấy lòng dạ bồn chồn nóng lên như lửa đốt khiến ông không thể cất bước được nữa và như có điều gì thúc dục buộc ông phải quay trở về nhà. Đến đầu làng, ông bỗng gặp một nhà sư cõng một đứa bé ở sau lưng đang than khóc thảm thiết, tiếng khóc nghe rất quen thuộc. Không nghi ngờ gì nữa, đó là tiếng khóc của chính con ông!
Tuy vậy người cha vì chưa thấy mặt nên còn bán tín bán nghi hỏi nhà sư: “Thầy ơi, đứa trẻ nào đang khóc vậy?” Nhà sư trả lời: “Ta đã đổi mạng ta cho đứa trẻ này khi người mẹ ghẻ của nó đang tìm cách giết nó. Ngươi hãy tìm kẻ nào đáng tin cậy để nuôi dưỡng và giáo dục đứa bé này.” Nói xong nhà sư trao đứa bé vào tay của người cha đang kinh hoàng run rẩy. Mang ơn nhà sư, người cha vội hỏi “Thưa Thầy, Thầy đang trú trì ở chùa nào?” Nhà sư trả lời “Ta ở gần đền thờ vua Thập Điện”, xong biến mất.
Sau khi đem con gởi nhờ ở nhà ông bà nội, người cha quay trở về nhà và thấy bà vợ đang ra sức đun củi vào bếp, trên đó là một nồi nước đậy nắp đang sôi. Thấy chồng xuất hiện bất ngờ, bà ta có vẻ bối rối và tìm cách dập tắt ngọn lửa.
-Anh ta liền hỏi vợ: “Thằng con tôi đâu rồi sao không thấy?”
-Bà vợ gian hùng lúc này bèn giả bộ đau thương, sụt sùi kể lể : “Thấy không có ông ở nhà, thằng nhỏ bỏ chạy ra chơi ở cạnh bờ sông không may sẩy chân rớt xuống sông, nước cuốn mất xác rồi.”
Người chồng không nói gì vội tiến đến cạnh nồi nước và mở nắp ra. Nổi ở trên mặt nồi cháo heo đang sôi sùng sục là pho tượng của Bồ Tát Địa Tạng, pho tượng ở trên bàn thờ mà người vợ trước của ông đã thờ cúng hằng ngày! Bây giờ thì anh ta mới hiểu hết ý nghĩa lời của nhà sư nói “Ta đã đổi mạng ta” và biết rằng nhà sư mà ông vừa mới gặp không ai khác hơn chính là Bồ Tát Địa Tạng đã hóa hiện ra để cứu con mình. Chán nản trước tình đời, cảm động trước sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ Tát Địa Tạng, người đàn ông xuống tóc đi tu và trở thành một nhà sư suốt đời tận tụy thờ phượng Bồ Tát Địa Tạng.
Sưu Tầm