Hòa thượng dạy: “Tôi đã niệm Phật hơn 50 năm, chủ trì các khóa tu Phật thất hơn 100 lần, nên đối với việc niệm Phật tôi có vài điều tâm đắc. Nay tôi muốn nói ra cho thính chúng nghe. Tôi đề ra 4 pháp niệm, tùy ai thích pháp niệm nào thì cứ theo pháp đó mà thực hành, đi đến chí thành tha thiết để được cảm ứng với Phật A-di-đà.
1. Dùng tâm bi thiết mà niệm Phật: (Như đang gặp nạn, xin Phật cứu ngay; gặp khổ, xin Phật rửa sạch oan khổ): giống như đứa bé bị oan ức, khóc to: “Ôi, mẹ ơi!” Nó rất thương tâm, gào khóc lớn xin mẹ giúp đỡ. Chúng ta niệm A-di-đà Phật cũng theo cách ấy. A-di-đà Phật! A-di-đà Phật! Niệm đến trào nước mắt, niệm đến đau khóc, nhỏ lệ, giống như đứa bé bơ vơ không nơi nương tựa, đem tất cả nỗi oan ức, đau thương giãi bày trước đấng Từ Phụ A-di-đà Phật, niệm hết mực thành khẩn để có thể rửa sạch sầu khổ trong lòng.
2. Dùng tâm hoan hỉ, bình an mà niệm Phật (như lúc thoát được khổ, lòng vui vẻ, hát một bài ca vui): giống như cách ca hát A-di-đà Phật! A-di-đà Phật! Niệm một cách hoan hỉ, giống như đứa trẻ đi lạc biết được đường về, đến quì dưới tòa Phật đài, trong lòng vừa bình an, vừa hoan hỉ.
3. Dùng tâm không hư mà niệm Phật: Tức là niệm cho được (cảnh giới) “người cũng không – ta cũng không”; Niệm cho được (cảnh giới) “tay cũng không – chân cũng không”; Niệm cho được (cảnh giới) “mọi cái đều không có”; Niệm cho được (cảnh giới) “không có sự phân cách, đối phó giữa người với ta”; Niệm cho được (cảnh giới) “không có sự khác biệt giữa yêu và ghét”. Niệm A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, tất cả thế giới đều không có, chỉ có âm thanh A-di-đà Phật vang xa vời vợi. Nếu bạn có niệm Phật thành thục Thánh hiệu A-di-đà Phật, niệm thành thục A-di-đà Phật mà quên đi cái tâm ta đang trì niệm, thì nhất định có thể thấy Phật.
4. Dùng tâm niệm thực tại mà niệm Phật: Khi ngồi bất kỳ nơi đâu (xe hơi, xe lửa…) đều có thể niệm được, không dùng tràng hạt đếm số cũng niệm được tự tại, vô ngại, vì các cột dây điện trên đường chính là tràng hạt của tôi. A-di-đà Phật! A-di-đà Phật! Từng gốc cây, từng gốc cây, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật… cũng là một câu Phật hiệu của tôi. Thậm chí, tôi lấy từng người từng người để niệm A-di-đà Phật, A-di-đà Phật. Núi, sông, đất đai, tất cả chúng sinh đều được dùng để niệm thành A-di-đà Phật. Trong A-di-đà Phật có ta. Ta với A-di-đà Phật tuy hai mà một, tuy một mà hai. Vui không gì sánh bằng.”
Nhận xét của tác giả Thích Nữ Tuệ Uyển: Hai cách niệm trên xếp vào Sự niệm. Hai cách niệm dưới thuộc về Lý niệm. Nay nói về cách niệm Lý, tức bát-nhã Tịnh độ. Bát-nhã từ duyên khởi mà rõ tánh Không. Trong tánh Không mà không ngoài duyên khởi. Tịnh độ tức tánh Không mà duyên khởi. Tuy “duyên khởi” mà không ngại “tánh Không”. Nay tuy “duyên khởi mà không ngại tánh Không”, nên niệm cho được trời cũng không – đất cũng không, người cũng không – ta cũng không, chỉ có một âm thanh A-di-đà Phật vang xa vời vợi. Nói khác hơn, nơi trì quán dù rõ, chỉ có phần ánh sáng của âm ba vang xa khắp nơi, giống như mùi hương là phần tinh túy của hoa, lan tỏa trong không gian. Xét phần “tuy tánh Không mà duyên khởi”, kinh Hoa nghiêm nói: “Danh từ thế gian bao nhiêu, hồng danh chư Phật đồng số đó”. Nên nói: “Một chiếc lá là một A-di-đà, Như Lai là mỗi hàm linh”. Lại như trong nhà thiền nói: “Ngàn thông xanh biếc mấy pho kinh” hay “Hoa vàng trúc biết phu màu Đạo”. Nơi đâu chẳng phải là Tịnh độ!
Trích Niệm Phật Thoát Sinh Tử
Thích Nữ Tuệ Uyển
A Di Đà Phật.
Các cô chú thân mến.
Hôm rồi con có đọc được bài “Khai thị cho đồng tu Tịnh Độ” của HT Tịnh Không, có vài đoạn con không hiểu lắm, xin các cô chú giải thích giúp con với ạ.
HT Tịnh Không có nói:
“Trên thế giới này loạn thì mặc cho nó loạn, Phật cũng không có cách gì, chúng ta có năng lực gì để giúp chứ? Cho nên trong những năm này, cứu chính mình là quan trọng”.
Tiếp đến thầy có trích di giáo sau cùng của lão cư sỹ Lý Bỉnh Nam:
“thế giới này loạn, Phật Bồ tát thần tiên hạ phàm cũng không cứu được, chúng ta chỉ có một đường sanh lộ, chính là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ”.
Sau đó trong phần pháp ngữ thầy có nói:
“Không luận tu pháp môn nào là vì chính mình, niệm Phật cũng là vì chính mình, tham thiền cũng là vì chính mình, mỗi niệm đều không quên đi chính mình, là tâm luân hồi /…/ Vì chúng sanh mà tu, không phải vì chính mình, vì Phật pháp mà tu, vì Phật pháp cửu trụ thế gian, vì tất cả chúng sanh được lợi ích Phật pháp. Ta vì những việc này mà sống, quyết không phải vì chính mình. Vậy mới đem tâm luân hồi chuyển thành tâm Bồ Đề.”
Chỗ này con hơi rối,chưa thông hiểu tường tận lắm ạ, có phải ý thầy là: không nên vọng tưởng huyễn hoặc, mình tự cứu lấy mình, nhưng lại không phải cứu mình là vì bản thân mình, mà cứu mình là vì chúng sanh? Thế giới này loạn cũng mặc, hiện giờ mình chẳng có năng lực giúp được gì, sau này thành Phật rồi quay lại độ tận chúng sanh?
Nhưng không phải trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn luôn cố gắng để có thể giúp đỡ mọi người xung quanh sao ạ?
Con quả thực thiển cận, nghĩ chưa ra, xin cô chú chỉ rõ giúp con với ạ.
Con cảm ơn ạ.
A Di Đà Phật
Hại Bụi!
Phật, Bồ Tát “giúp” chúng sanh chẳng phải các Ngài dùng thần thông đưa chúng sanh đến bờ giải thoát- Phật, Bồ Tát chẳng có năng lực này; vậy thì chúng ta càng chẳng thể. Phật, Bồ Tát giúp chúng sanh là cứu độ, là hướng dẫn chúng sanh tìm Chánh Pháp- từ đó tự thân chúng sanh thực hành theo Chánh Pháp Phật mà đặng giải thoát. Chúng ta là con Phật, đang thực hành lời dạy của các Ngài, muốn nhanh chóng giải thoát thì phải phát Bồ Đề tâm, tức là trên cầu đạo Bồ đề- dưới cứu độ chúng sanh. Đây mới chính là sự cứu giúp thực sự. Thực tế hằng ngày chúng ta gặp rất nhiều tình huống rất cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, khi đó ta đã quên mình, chịu thiệt về mình để giúp đỡ cho người chưa? Hoặc có người mắng oan ta, ta có thể quên mình, quên sĩ diện của mình mà tha thứ cho người chưa? Tu hành phải bắt đầu từ những vấn đề nhỏ nhất, nếu chẳng làm được, chẳng thể quên mình (vô ngã), tất cả chỉ lo cho tự thân (bản ngã) thì con đường đạo đi mãi sẽ chẳng đến đích.
Khi đọc, nghe Pháp có thể hiểu tường tận thì hoan hỷ mà niệm A Di Đà Phật.
Khi đọc, nghe Pháp mà chẳng thể hiểu tường tận cũng hoan hỷ mà niệm A Di Đà Phật.
Tất cả đều là trợ duyên cho việc niệm A Di Đà Phật vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
Bạn Hạt bụi thân mến, mình chưa đọc qua bài khai thị trên nên cũng không nắm rõ ý, nhưng theo ý nêu trên của bạn thì mình hiểu như thế này. Thứ nhất vì chúng sanh chưa biết đâu là khổ nên Phật Bồ Tát sẽ chỉ khổ cho chúng sanh thấy, sau đó khi đã thấy khổ và biết khổ rồi họ sẽ sợ và sẽ chịu tu học. Tiếp đến khi đã bước vào con đường đạo rồi nếu chúng ta chỉ học Phật vì bản thân mình thì sẽ dễ bị chướng ngại dẫn đến thành tựu sẽ khó khăn, chúng ta sẽ dễ rơi vào tự tư tự lợi sẽ lạc lối trong con đường tu học, cho nên đoạn sau ngài Tịnh Không nói phải đem tâm Bồ Đề mà học, học vì mọi người học vì chúng sanh vì khi bạn đem tâm đó vào học thì tâm bạn đồng với tâm Phật, tâm Bồ Tát, và các ngài từ lúc sơ cơ học cũng từ tâm Bồ Đề này mà thành tựu.
Muốn thoát khổ thì phải biết khổ là gì.
Muốn học tốt thì phải dùng tâm từ bi vì mọi người
Tâm Bồ Đề rất vĩ đại, sẽ xóa sạch được các phiên muộn, tội lỗi, sẽ làm cho tất cả chúng sanh an lạc, người thực hành tâm Bồ Đề là người đi trên con đường Phật đi, đến nơi Phật đến.
Trên là hai ý, ý thứ nhất là dùng dụ ý khuyên nhủ chúng ta tu học, ý thứ hai là chỉ hướng để ta đi đúng đường.
Theo mình hiểu đại ý của ngài Tịnh Không ở câu đầu là: muốn độ người trước hết phải độ mình cho tốt, phải tu tập cho tốt thì công đức mới đủ để vãng sanh Tây phương Cực lạc, thành Phật rồi mới quay lại độ thoát chúng sinh được. Con người thời kỳ mạt pháp phải biết tự lượng sức mình, phải biết tập khí rất nặng mà cố gắng tập trung tu bản thân trước, đừng chấp trước vào cái việc phải độ người ngay thì cuối cùng cả mình cả người đều không độ được. Nếu suy nghĩ như vậy thì câu sau ngài Tịnh Không nói cũng là đúng: mục đích cuối cùng của tu hành là để mình liễu thoát sinh tử, lục đạo luân hồi để thành Phật, Bồ tát cứu độ chúng sinh – nghĩa là mục đích cuối cùng vẫn là tu không phải vì mình. Người nào quá chấp vào việc tu chỉ để giải thoát mình cũng không thể trọn thành Bồ tát đạo hay Phật đạo. Điều này cũng có nghĩa người tu dù công đức ít ỏi cũng sẵn lòng hồi hướng, nguyện dành hết công đức của mình cho tất cả chúng sinh mà không chấp vào việc hồi hướng này, thì công đức tự nhiên ngày càng đầy vậy
A Di Đà Phật.
Cảm ơn giải đáp rất rõ ràng và thấu đáo của chị Mỹ Diệp, NguyenPhu và Diệu Minh ạ. Thì ra “giúp” và “cứu độ” cuối cùng là ý nghĩa như vậy.
Quả thật như chị Mỹ Diệp nói ạ, hôm rồi em có đi chùa, lúc vào em có đi cửa bên nhưng lúc ra vô ý lại bước ra từ cửa chính và bị khiển trách. Sau mới biết đi lễ chùa không được đi cửa chính. Vậy là về cũng tủi thân và buồn mãi, không biết mình có phạm phải tội nặng lắm ko?
Hạt bụi xin được hỏi một câu nữa ạ, Hạt bụi muốn nghe pháp của Ht Tịnh Không nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu, không biết nghe bộ giảng giải “Phật thuyết Thập thiện nghiệp đạo kinh” có bị quá sức ko ạ?
Chúc mọi người ngày càng tinh tấn tu hành. A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hạt Bụi,
*Chùa – Hiểu đúng nghĩa là Đạo Tràng – Đạo tràng là thanh tịnh – Thanh tịnh là chỉ nơi tự tánh của mỗi chúng sanh. Do vậy nếu nói chùa có cửa chính, cửa phụ là còn chưa hiểu rõ chùa là gì. Bởi sự thanh tịnh vốn không hình tướng, không sanh, không diệt – tướng đã không có thì lấy gì để phân định là chính-phụ? Giả sử nếu ngôi chùa chỉ có một cửa chính để ra-vào thì ai sẽ được ra, ai sẽ được vào? Do vậy người nói với bạn lời đó là chăng đúng, còn chấp pháp, chấp nơi hình tướng sanh-diệt, bạn chẳng nên phiền não về chuyện đó mà tự làm khổ chính mình.
*Tuy nhiên, khi đến chùa bạn cũng nên học hỏi và tôn trọng những nghi thức tối thiểu, ví thử:
– Không được ăn mặc hở hang, bởi sẽ tạo tội tà dâm và sẽ phải chịu những nghiệp báo sau này;
– Lễ vật mang tới cúng dường Tam Bảo không nên khởi tâm muốn được thụ hưởng sau khi cúng;
– Khi cúng xong tự ý mang về nhà, bởi làm thế là bất kính với Tam Bảo;
– Không nên để tiền cúng dường cùng các đồ dâng lễ hay nhét tiền vào tay Phật, Bồ tát hay chư Hộ pháp như nhiều người hay làm, bởi đó là tâm khinh nhờn, bất kính với chư Phật, Bồ tát và chư Hộ pháp;
– Không nên dùng cơ hội đến chùa để chuyện phiếm, nói chuyện thị phi, bởi đó là tâm tạo nghiệp, trái lại hãy ráng tận dụng cơ hội hiếm hoi đó để học đạo, tu đạo, làm những việc công đức để tích phước cho bản thân…
*Người đến chùa thời nay thì nhiều, nhưng đến để làm gì? và khi về đem được lợi lạc gì cho cuộc sống tâm linh, hầu như ít người trong chúng ta nghĩ tới.
*Người mới phát tâm học Phật chúng ta có lẽ hãy nên bắt đầu từ: Đệ Tử Quy để học về Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín; Kế đó là học Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và các Kinh về Nhân Quả Báo Ứng để nắm thật rõ về Nhân-Quả, khi dấn thân tu học sẽ không bị lạc đường. Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là con đường để vào cửa đạo, vì thế bạn nên lắng tâm nghe HT Tịnh Không giảng, rồi lấy đó làm hành trang mà tu đạo.
*Chúng ta đều là kẻ sơ phát tâm, vì thế phải từng bước, từng bước học Phật, bạn chớ nên cưỡng cầu hay đốt cháy giai đoạn, mê học chức đắc, thần thông mà lạc vào ma đạo.
TN nguyện chúc bạn tinh giác và dũng mãnh phát tâm tu học để chuyển hoá chính mình, từ đó có cơ hội giúp mọi người thân.
TN
A Di Đà Phật.
“Sau mới biết đi lễ chùa không được đi cửa chính.”
Tai sao vậy HB?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Hạt Bụi!
*”Đi lễ chùa không được đi cửa chính”, MD có một vài lần đi lễ chùa nhưng chỉ toàn vào cửa chính ở chánh điện không thôi, sự việc như HB nói MD cũng chưa biết.
*Khi đọc, nghe Pháp thời để tâm: có quá sức không, hiểu, chưa hiểu- thì tự sanh phiền não (chướng ngại) rồi.
Trích Niệm Phật Tông Yếu- Pháp Nhiên Thượng Nhân
58) Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.
————
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Thưa chú Huệ Tịnh,
Dạ chuyện là, hôm đó có 1 bác trong chùa nhìn thấy lúc bước ra (con đoán bác thường đến làm công quả) bác nói con ko hay được gặp quý thầy nên ko biết, bước vào chùa mà đi cửa chính như vậy là có tội, phải sám hối ngay chứ ko đc phép. Sau lại được biết do vậy nên một số chùa thường đóng cửa chính, chỉ mở cửa bên là vì thế.
Vậy nên con buồn quá, lại nghĩ mình có tội với Tam Bảo, chuyện này cứ luấn quấn trong lòng con mấy hôm rồi ạ.
Chị MD thân mến,
Ý HB là như chị MD ví dụ ở trên về thực tế cuộc sống hàng ngày, HB thấy rất đúng. Nên HB em thấy tự hổ thẹn vô cùng, người nói, trách mình có mấy câu mà đã phiền não thành cái dạng này, thật đáng xấu hổ.
HB ko có ý về việc chị MD từng nói đến việc đi chùa kia.HB sợ chị MD hiểu lầm, nếu ko phải chị MD cho HB xin lỗi.
Sau cùng xin cảm ơn chị MD đã cho HB lời khuyên. Chúc chị MD luôn an lạc.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Thưa chú Thiện Nhân,
Lúc mới đọc bài Khai thị này con cứ bị chấp vào câu “thế giới này loạn thì mặc cho nó loạn”, sau lại nghĩ ko lẽ HT Tịnh Không lại khuyên chúng ta bàng quan với cuộc sống hay sao? Vậy nếu đã “mặc cho loạn” rồi thì sao đến cuối cùng cũng vẫn là “vì chúng sinh”. Do đó mới sinh nghi hoặc ạ.
Con xin cảm ơn lời cảnh tỉnh và dẫn dắt của chú. Vậy lòng con được yên tâm rồi ạ. Về phần lễ vật cúng dường con xin phép được hỏi ở phúc đáp riêng sau.
Con xin chúc chú luôn an lạc. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi Hạt Bụi!
MD chẳng hiểu nhầm ý bạn. Phúc đáp của MD được đánh dấu *. 2 * tương ứng với 2 thắc mắc của bạn.
*đi lễ chùa không được vào cửa chính.
*Nghe pháp của HT Tịnh Không “Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo Kinh” có quá sức không.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
“bước vào chùa mà đi cửa chính như vậy là có tội, phải sám hối..”
Tại sao lại có tội vậy HB?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gởi bạn Hạt Bụi
Chúc mừng bạn đến với ĐVCT, bạn có thể bắt đầu việc tu học của mình từ wed này : tinhtonghochoioregon.org . Chúc bạn tinh tấn.
A Di Đà Phật.
Thưa chú Huệ Tịnh,
Hôm đó bác ko có giải thích rõ cho con là tội gì, lúc ấy con cũng bối rối vì thấy mình đang phạm phải điều sai nên ko dám hỏi nhiều, hơn nữa lại nghĩ bác đang truyền đạt lại ý của các quý thầy nên vâng lời. Tuy nhiên theo ngu ý của con đoán thì chắc ý là con đã phạm tội bất kính ạ.
Gửi chị MD,
Vậy may quá ạ, HB cảm ơn chị.
Gửi Cahoalong,
Chân thành cảm ơn Cahoalong đã chia sẻ trang nguồn cho HB. Chúc Cahoalong luôn tinh tấn.
A Di ĐÀ Phật
Chào cô chú. Cháu có 1 việc muốn hỏi. Cháu có 1 khoản tiền cho người khác vay nhưng laĩ suất cao hơn ngân hàng và thấp hơn ngoài. Như vậy có bị coi là cho vay nặng lãi hay không?
A Di Đà Phật
Bạn Hoa Sen!
Khi người khó khăn mới tìm đến ta mà vay mượn, lợi dụng khó khăn này của họ mà “kiếm chát” thì thật chẳng nên. Tốt nhất hãy cho họ mượn vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
“Kẻ ngu vì tham giàu
Hại mình và hại người
Ác nghiệp chưa chín mùi
Người ngu nghĩ là ngọt
Khi ác nghiệp chín mùi
Người ngu chịu khổ đau”. (Kinh Pháp Cú)
Mệt mỏi.nhức nhối ,nhìn mặt trong gương chẳng ưng tẹo nào. Phải chăng con chẳng học từ CĂN BẢN TRÍ. Nên giờ lộn xộn lung tung quá.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyên,
*Bệnh có thân bệnh và tâm bệnh. Thân bệnh dễ chữa, nhưng là chữa ngọn. Tâm bệnh khó chữa, bởi là chữa gốc.
*Muốn chữa tận gốc thì phải biết mình đang mắc bệnh gì? Tu mà không phát tâm, không dũng mãnh, sáng tu, chiều bỏ; mai tu, nay bỏ, không chịu thường quán chiếu tâm để sửa sai kịp thời thì đó là tu chơi, nhiều khi còn tạo thêm nghiệp.
*Nếu biết mình mất gốc bạn hãy dũng cảm xả bỏ bằng hết những gì đã, đang hiện có và còn bám víu trong tâm, rồi dũng mãnh, tỉnh giác làm lại từ đầu. Đó mới là thực tu, dám tu.
*Đừng tìm cầu pháp dược cao siêu làm gì, bởi pháp ở nơi ngay tâm của bạn. Tâm thường phóng dật thì đó là chúng sanh pháp; tâm thường quán chiếu, bỏ ác, hành thiện, giữ thanh tịnh, đó là Thánh pháp. Phàm-Thánh chi ở một niệm: Tu hay chẳng Tu.
Bạn đang tu hay chẳng tu?
TN
Không biết chú thế nào .chùa chiền còn im lắng chứ ở nhà đối cảnh tiếp vật thật sự là ồn ào .nháo nhào kèn trống đủ thứ náo loạn hết cả.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyên,
Cho phép TN được hỏi bạn đôi điều:
– Trong chùa và ngoài đường khác ở chỗ nào?
– Bạn tu cho mình hay tu cho đại chúng?
– Trước cảnh nhốn nháo đầy thị phi đó bạn dùng tâm nào để quán chiếu?
– Người tu và không tu có gì khác biệt?
TN tri ân công đức của bạn.
TN
Dạ trong chùa mỗi cành cây mỗi đoá hoa đâu đâu cũng cảm thấy nhế nhõm,yên tĩnh mọi suy nghĩ bậy bạ chẳng dám bùng ra.
Ngoài đường ngược xuôi.bận rộn không yên.
Trong chùa thầy dạy đạo.ngoài đường hơn kém so kè.
Con tu cho mình chẳng nổi vì mỗi hạt gạo .bát cơm .quần áo đều nhờ bốn ơn .
Tu cho đại chúng chẳng nổi vì một chút chuyện nhỏ ncũng lưu mãi trong lòng .lấy đâu tâm lượng để dung,nạp ai.
Trước cảnh nhốn nháo nếu chẳng tránh được thì con hùa theo.sát sinh,rượu thịt.dâm dật đủ thứ.
Có lẽ con là quyến thuộc của ma .làm sao mà nói được hết.mong mọi người quy y hết TAM BẢO.người con giờ như bốc hoả vậy.tinh thần khó chịu vô cùng.
A Di Đà Phật! Bạn Nguyên cố gắng nhiếp tâm niệm Phật A Di Đà mỗi lúc mỗi nơi xem! Cố gắng lên bạn.
A Di Đà Phật.
“người con giờ như bốc hoả vậy.tinh thần khó chịu vô cùng.”
Khi Nguyên đi ngủ vào giấc mộng, tinh thần của bạn có còn khó chịu không?
Sáng thức dậy mới biết là mình đã “nhắm mắt chiêm bao”, rồi chúng ta lại tiếp tục thêm một ngày bận rộn “mở mắt chiêm bao”.
“Dạ trong chùa mỗi cành cây mỗi đoá hoa đâu đâu cũng cảm thấy nhế nhõm,yên tĩnh mọi suy nghĩ bậy bạ chẳng dám bang ra.”
Nhưng khi đối diện một cô gái xinh duyên dáng đến chùa hay là khi ở ngoài đường phố thì tâm của Nguyên sẽ ra sao? Có sát na dính mắt, mất bình tĩnh trước cô gái để suy nghĩ bậy bạ không?
Phần đông chúng ta ai cũng bị chịu sự chi phối của nghiệp lực, nhất là cộng nghiệp sai khiến biệt nghiệp của mình khó mà suy lường được.
Cố gắng siêng năng nhớ niệm Phật trong mọi hoàn cảnh bận rộn, nhốn nháo đủ thứ không yên sẽ ok thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, người vô phước niệm Phật hoài có tăng phước chăng? Tôi đang vô sinh mà niệm Phật chắc khỏi đẻ luôn. Lấy chồng già nua, xảo quyệt nên giờ như cá mắc lưới chẳng biết ngày nào ra. Phiễn não vô biên, sĩ diện vô cùng, cái dáng xấu bẩn còi dín dịn…càng lúc càng đau khổ.
A Di Đà Phật
MD xin chia sẻ đôi lời cùng bạn, mong bạn hoan hỷ.
-“Người vô phước niệm Phật hoài có tăng phước chăng”
Người biết niệm Phật thì người này đích thực không vô phước mà là người đại phước.
Niệm Phật để cầu giải thoát thì có phước báo vô lậu, chẳng cầu giải thoát thì sẽ có phước báo hữu lậu. Những gì mà chúng ta thấy ở đây tài, sắc, danh, thực, thuỳ được sung mãn liền cho là phước, chẳng hay đó là cửa sinh tử.
-“Tôi đang vô sinh mà niệm Phật chắc khỏi đẻ luôn”
Bạn không sinh được con là do nghiệp báo. Nay nghĩ rằng nếu niệm Phật càng không sinh được con- lẽ nào niệm Phật khiến cho nghiệp càng nặng nề? Lời này bạn hãy mau sám hối.
-“Lấy chồng già nua, xảo quyệt như cá mắc lưới không biết ngày nào ra”
Thư trước bạn có nói: chồng là người đam mê sắc dục. Giờ đây bạn cũng “chê” chồng già.
Chúng ta bị đắm chìm trong dục vọng, không như ý liền thấy bức rức như cá mắc câu. Chẳng hay không chỉ hiện tại, đời này kiếp này mà từ vô lượng kiếp vì dục vọng, vì ngũ dục lục trần ta đã mắc câu, đã chim lồng cá chậu trong sinh tử.
-“Phiền não vô biên… càng lúc càng đau khổ”
Nếu ta không rước phiền não thì không ai có thể mang phiền não đến.
——
Nam mô A Di Đà Phật
Cháu xin hỏi cô chú năm nay bao tuổi.hi có nhiều người vẫn cao tuổi mà vẫn có con.Họ luôn vui cười. Mất tiền chỉ là mất vật chất ngoài thân.mất nụ cười mất niềm tin, nghị lực khổ lắm ạ.cô chú đi khám sức khoẻ xem ạ.
Chào bạn Nguyên,
Với người Phật tử sơ cơ như chúng ta, hoàn cảnh sống hết sức quan trọng, cho nên việc xuất gia là cần thiết để người sơ cơ có môi trường đủ thanh tịnh rồi từ đó tu học để thanh lọc thân tâm.
Người tu học tại gia để có thể tiến bộ, đòi hỏi người đó phải nỗ lực rất lớn, phải đủ khéo léo để không bị hoàn cảnh kéo mình vào nghiệp xấu ác.
Xin được phép góp ý với bạn vài điều. Bạn, cũng như PH và nhiều bạn sen khác, muốn tu nhưng cái thói quen gây nghiệp ác thì vẫn dày, hoàn cảnh thuận tiện nó liền bộc phát, mà chúng ta thì chưa đủ khả năng để dùng câu Phật hiệu mà tự tại trong mọi hoàn cảnh được, lúc có lúc không. Nên mình phải khéo léo thu xếp cho bớt những hoàn cảnh xấu, ví dụ như biết nói từ chối cho việc tụ tập ăn uống, nhậu nhẹt, tụ họp bạn bè, có thêm thời giờ niệm Phật, nên xem phim, xem tin tức giải trí ít lại,… Nói chung bạn sẽ tự biết mình cần xa lánh những gì làm tâm bạn bất an và dễ theo nghiệp xấu. Nếu không nỗ lực, kiếp sau biết có được làm người và được nghe chánh pháp?
Ngoài ra bạn nên nguyện Tam Bảo từ bi gia hộ cho hoàn cảnh sống được thuận duyên cho việc tu học. Thật tu thì chư Phật, Bồ tát sẽ ngầm ủng hộ.
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Chúc bạn tu học tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn Mỹ Diệp có lời hồi âm thật thấu đáo.Xin cám ơn Thiện tri thức đã khai thị. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Cho con hỏi sao niệm phật mà nhức đầu quá, nghỉ thì thấy giãi đãi, xin các cô chú đồng tu chia sẽ kinh nghiệm giúp con với, con xin cảm ơn!