Cảm ơn người hủy báng ta. Họ hủy báng ta, hãm hại ta, tại vì sao họ không hủy báng người khác hãm hại người khác? Cho nên chúng ta nhất định phải chính mình phản tỉnh, chính mình tư duy, quả báo này ắc có nhân trước. Nhân phía trước, hoặc giả là ngay trong đời quá khứ ta đã từng dùng thái độ này đối với họ, ngày nay nhân duyên hội đủ họ hồi báo đối với ta, ta hiểu rõ ta phải nên thừa nhận, không nên so đo, ân oán của chúng ta liền được hóa giải ở ngay đây.
Phật dạy cho chúng ta “oan gia nên giải không nên kết”, đây là khai thị rất là quan trọng. Chúng ta quyết định không nên kết oán với người, bị oan ức quyết định không nên né tránh, vì sao vậy? Trong đời quá khứ đến nay ngu si không biết, chúng ta đã kết oán với biết bao nhiêu chúng sanh, ngày nay bị những tai nạn này nghĩ lại phải nên chịu, không có lời gì để nói. Cho nên ở ngay trong tất cả nghịch cảnh không được như ý, chúng ta liền thản nhiên tự tại mà trải qua, cũng hoan hỷ tiếp nhận, đây chân thật gọi là tiêu tai giải nạn, nghiệp chướng của bạn, tai nạn của bạn cứ như vậy mà tiêu trừ, đời sau? Đời sau thì không còn nữa, đã trả hết nợ rồi, cái điểm này rất quan trọng.
Cho nên người học Phật nếu muốn học Bồ Tát quyết định không nên kết oán thù với tất cả bất cứ chúng sanh nào, chúng ta chỉ có hóa giải, quyết định không nên tạo thêm oán kế tiếp. Bất cứ tai nạn gì, bất cứ khổ báo gì đều chấp nhận. Đại Sư Ấn Quang gọi là, “cho dù người khác ngũ mã phân thây, hình phạt tàn khốc mà chết cũng không có chút tâm oán hận”. Không những không có ý niệm báo thù, một ý niệm oán hận cũng không có, cho nên Phật nói đó là hiện tượng nhẫn nhục Ba La Mật viên mãn.
Do đó, người khác vô duyên vô cớ đến hãm hại chúng ta, đó chẳng phải là thành tựu nhẫn nhục Ba La Mật cho chúng ta hay sao? Nếu bạn hiểu rõ được đạo lý này, không những không có tâm oán hận mà còn cảm tạ, cám ơn họ đã tạo cơ hội để cho ta tu nhẫn nhục. Nếu như không có những người ác và nghịch cảnh dày vò thì nhẫn nhục Ba La Mật của ta không có chổ để tu. Hiểu rõ cái đạo lý này, thấu đáo chân tướng sự thật này, thì những người này là đại thiện tri thức của chúng ta, là đại ân nhân của chúng ta, làm sao chúng ta có thể dùng tâm ác để đối đãi với ân nhân chứ ? .
Cũng cùng đồng một đạo lý, Phật dạy: Người khác đối đãi tốt với ta, thường hay chăm sóc ta, quan tâm đến ta đó là thuận cảnh, thuận cảnh cũng phải nhẫn nhục Ba La Mật, tại vì sao vậy? Nếu như không tu nhẫn nhục bạn sẽ tăng thêm lòng tham, bạn sẽ sanh tham luyến, tham luyến là sanh phiền não tạo nghiệp. Nghịch cảnh sanh sân hận, thuận cảnh sanh tham luyến, đều đọa lạc. Các bạn không nên cho rằng, người ác đáng ghét, người thiện cũng đáng ghét! Nếu bạn không có trí tuệ, hai bên đều đọa lạc, không phải đọa lạc bên đây thì cũng đọa lạc bên kia, thuận cảnh luôn luôn dẫn đến đọa lạc lớn hơn rất nhiều so với nghịch cảnh, bạn phải hiểu đạo lý này.
Cho nên, đời người đích thực là hiểm đạo, trong thuận cảnh phải nắm chặc lấy chính mình, quyết định không thể đọa lạc, không thể khởi lên tâm tham luyến, trong nghịch cảnh không nên nổi tâm sân hận hay oán hận, vậy thì bạn mới có thành tựu hạnh nhẫn nhục Ba La Mật.
Hòa Thượng Tịnh Không
Nam mô a di đà phật
Con năm nay 21 tuổi. Trong thời gian gần đây con bị rối loạn lo âu. Luôn luôn lo lắng về nhiều điều như sức khỏe của con, của gia fđình con, rồi lo lắng đủ thứ đến mức bị stress và tim đập nhanh đổ mồ hôi rất nhiều. Có phải con đã làm nghiệp xấu nên gặp báo ứng không ạ. Con có tìm hiểu và mẹ con cũng rất tin vào phật pháp nên con thường xuyên niệm nam mô a di đà phật và gần đây 1 ngày 2 lần con đều lên phòng thờ cúng của nhà để niệm chú đại bi trước tưọng quan thế âm bồ tát mà mẹ con đà thỉnh về. Con làm như vậy có được không ạ. Quả thật là từ khi niệm chú đại bi thì thay vì trước đây con hay cãi bướng với mẹ và ít phụ mẹ thì bây giờ con lại không cãi lời mẹ nữa mà rất hòa thuận với mẹ. Mẹ con bị bệnh tim con rất lo lắng cho mẹ con nhưng con không biết làm cách nào để giúp mẹ cả. Nên kể từ khi biết niệm chú đại bi, con cố gắng duy trì 1 ngày 2 lần quỳ trưóc tượng phật bà quan âm để niệm. Cầu mong bệnh tình của mẹ con thuyên giảm. Con làm vậy có đúng không ạ và hằng tháng con ăn chay 2-4 buổi để giảm nghiệp và cầu nguyện cho mẹ con như vậy đưọc không ạ. Con mong mọi người có thể giải đáp giúp con ạ. Hiện giờ con đang bị rối loạn lo âu và đồng thời cũng lo lắng cho sức khỏe của mẹ con nhiều lắm. Nếu có cách nào để con có thể giúp được mẹ con. Mong mọi người chỉ giáo. Con thành thật xin lỗi nếu thắc mắc của con có gì sai sót ạ.
Cảm ơn mọi người
A Di Đà Phật.
“Nên kể từ khi biết niệm chú đại bi, con cố gắng duy trì 1 ngày 2 lần quỳ trưóc tượng phật bà quan âm để niệm. Cầu mong bệnh tình của mẹ con thuyên giảm.”
Bạn Phan Thiên Hương niệm chú Đại Bi xong cũng nên tri ân mà niệm danh hiệu “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” ít nhất 21-108 lần mỗi thời khóa, vì Ngài mà chúng ta mới có duyên biết đến chú Đại Bi vậy.
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh
http://www.dharmasite.net/daibidalani1.htm
“Hiện giờ con đang bị rối loạn lo âu và đồng thời cũng lo lắng cho sức khỏe của mẹ con nhiều lắm. Nếu có cách nào để con có thể giúp được mẹ con.”
Trì tụng chú Đại Bi cầu nguyện cho mẹ là chuyện bổn phận cố gắng hết sức của bạn làm. Còn nghiệp chướng bệnh tình của mẹ bạn tiêu trừ ra sao thì cứ tùy duyên để lòng thành tin tưởng của bạn trì tụng chú Đại Bi lo liệu đừng nghi ngờ mất sự lợi ích công năng và oai lực của thần chú Đại Bi.
Cố gắng lên!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
Dạ con cảm ơn sư rất nhiều ạ. Vậy thì những điều con đang làm là đúng, là bổn phận của con đối với cha mẹ, với gia đình con, con sẽ cố gắng duy trì ạ.
Còn một điều này con còn khúc mắc ạ. Là trong thời gian gần đây cứ 4h30 sáng là con hay tỉnh giấc và tim đập mạnh lo lắng nhiều thứ, ban ngày hay ban đêm đôi khi con hay lo nghĩ rất nhiều điều. Con đọc trên mạng thì đây như 1 hiện tưọng rối loạn lo âu, con hay sợ ở nhà một mình và vào lúc nằm nghĩ ngơi hay nghĩ linh tinh vẩn vơ về những điều tiêu cực rồi tim đập nhanh và bồn chồn sợ hãi. Những lúc như vậy thì con phải làm gì ạ.
Con cảm ơn rất nhiều ạ.
A Di Đà Phật!
Tình trạng của Phan Thiên Hương là điều thường gặp ở cuộc sống nếu như chúng ta lo lắng quá nhiều điều. Bây giờ tôi xin hỏi bạn một câu nhé: “Khi bạn lo lắng thì những điều bạn lo đó có được giải quyết hay không?”
Nếu bạn thực sự tỉnh táo nhìn lại thì thật ra chúng ta quá lo lắng nên không bao giờ giải quyết được chúng cả mà lại làm cho mọi việc càng rối thêm và bạn càng lâm vào tình trạng khó kiếm soát được mình.
“hay nghĩ linh tinh vẩn vơ về những điều tiêu cực rồi tim đập nhanh và bồn chồn sợ hãi”
Cái này là vọng tưởng của bạn nhiều quá rồi. Bây giờ bạn hãy dùng một cách mà Hòa Thượng Tịnh Không hay chỉ dạy cho những người gặp hoàn cảnh này đó là dùng câu: “A DI ĐÀ PHẬT”. Mỗi lúc bạn nghĩ ngợi bạn liền niệm “A DI ĐÀ PHẬT” để chuyển đổi từ những suy nghĩ tiêu cực đó thành A DI ĐÀ PHẬT. Dần dần thời gian huân tập lâu dài bạn sẽ thấy có hiệu quả.
Chúc bạn sớm vượt qua hoàn cảnh hiện tại!
A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Con rất cảm ơn mọi người đã giúp đỡ con giải đáp các thắc mắc. Con cảm thấy bình tâm hơn rất nhiều ạ.
Con còn một điều thắc mắc nữa ạ. Là 1 ngày 2 buổi sáng và tối con đều đọc chú đại bi rồi niệm danh hiệu “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” và sau khi đọc xong con có thể tụng Nam Mô A Di Đà Phật nhiều lần sau đó mỗi tối con hồi hưóng công đức cho cha mẹ cùng các vị oan gia trái chủ được không ạ? Và con có thể đọc Nam Mô A Di Đà Phật bao nhiêu lần ạ?
Con thành thật xin lỗi nếu có gì trong thắc mắc chưa đúng ạ.
Con cảm ơn rất nhiều ạ
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật.
Khi bạn Hương trì tụng chú Đại Bi, lấy gì để dẫn đường, lấy gì để thúc đẩy?
Nếu tự biết lấy thì chẳng cần phải hỏi người khác nữa. Nếu không biết bạn nên thường trì tụng chú Đại Bi và niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát cầu nguyện Ngài âm thầm gia bị.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn Thiên Hương niệm Phật A Di Đà được càng nhiều càng tốt nhé,nếu thời gian cho phép.
Bạn niệm Phật A Di Đà trước,rồi niệm Bồ Tát Quan Thế Âm,rồi niệm Chú Đại Bi.
Cuối ngày hồi hướng công đức cho cha mẹ cùng các vị oan gia trái chủ.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin chân thành cảm ơn công đức của mọi người chỉ dẫn ạ
A Di Đà Phật! Cho mình hỏi lúc lâm chung thấy nhiều người hiện ra thì không được đi theo chờ khi A Di Đà Phật tới mới đi theo, lúc đó mình “đi theo” bằng cách nào ạ! Y__Y
Chào bạn Vọng Tâm,
Lúc ta niệm Phật, ta niệm bằng tâm, chứ không chỉ niệm bằng miệng. Lúc lâm chung, “đi theo” Phật, cũng chính là tâm đi, chứ không phải xác thân này đi.
Chúc bạn luôn tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Trích từ *** Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân ***
48) Hỏi: Niệm Phật lúc lâm chung với Niệm Phật lúc bình thường, bên nào thù thắng hơn?
Đáp: Giống nhau!
49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.
50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
“Quang-minh biến-chiếu,
Niệm-Phật chúng-sanh
Nhiếp-thu bất-xả”.
(Tạm dịch: Ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới. Thu nhiếp chẳng rời chúng sanh Niệm Phật).
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Cảm ơn thầy Huệ Tịnh và thầy Phước Huệ nhiều ạ!
trong mộng ngủ thì sao lại đi khắp cả?
A Di Đà Phật! Cảm ơn bạn Nguyên ạ, vậy lúc đó mình không thể tự chủ được ạ, mình cũng sẽ đi lung tung giống trong mộng ạ. T.T Mình cũng hơi lo lo.
A Di Đà Phật.
Khi đối diện sự phiền não, khổ đau, nguy cơ… lấy ai ra để hỏi?
Nam Mô A Di Đà Phật.
cháu lấy 48 nguyện của PHẬT A DI ĐÀ để hỏi
A Di Đà Phật
LD xin chia sẻ vài mẩu truyện nhân quả.
Bị hủy đi công danh, phúc phận chỉ vì có ý nghĩ tà dâm.
Câu chuyện thứ nhất:
Tại Quý Khê có cậu thư sinh, lần nào đi thi cũng không đậu, không biết nguyên nhân là do đâu, cậu bèn cầu xin vị chân nhân họ Trương, thắp hương cầu khấn tra Thiên bảng. Thần minh cho hay rằng: “Kẻ thư sinh này, trong mệnh có công danh, do ý muốn xâm phạm tới người thím mà công danh bị tước bỏ”.
Trương chân nhân tra xong liền đứng lên nói lại nguyên văn như vậy. Cậu thư sinh nghe xong liền nói: “Tôi không hề mạo phạm thím!” Thế là cậu liền viết một lá thư ngắn, nói chuyện này cho thím nhờ thím giải oan giúp mình. Thần minh lại một lần nữa giải thích rằng: “Mặc dù ngươi không có hành vi mạo phạm thím, nhưng lại có ý nghĩ mạo phạm thím ấy!”.
Lúc này, cậu thư sinh mới cảm thấy vô cùng xấu hổ, nhưng hối hận cũng không kịp. Bởi vì thấy thím dung mạo xinh đẹp rung động lòng người nên trong đầu cậu đã khởi tà niệm muốn chiếm đoạt thím, chỉ là chưa biến thành hành vi mà thôi.
Câu chuyện thứ hai:
Thời cuối nhà Thanh, có một sỹ tử tới Bắc Kinh tham gia ứng thí, tá túc tại một quán trọ mà bà chủ phòng trọ là một phụ nữ mới góa chồng. Do tuyết rơi chắn đường, không thể đi tiếp nên cậu phải ở lại liền mấy hôm. Cô nam quả phụ ở cùng nhau, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, đôi bên nảy sinh tình ý. Sau khi nảy sinh ý niệm tà dâm, cậu sỹ tử đến trước phòng quả phụ định gõ cửa thì đột nhiên nghĩ ra: “Không được! Ta đi thi Trạng Nguyên, chỉ cần bước vào cửa là mắc tội tà dâm, Thiên đình sẽ gạch tên ta, nên về phòng thôi”.
tà dâm, quả báo, Bài chọn lọc,
Bên này cậu sỹ tử trở về phòng, bên kia người thiếu phụ lại động lòng, muốn tới tìm cậu. Vừa bước ra khỏi cửa, trong lòng nàng thầm nghĩ: “A, không được! Ta là một quả phụ, nên vì chồng giữ gìn trinh tiết mới đúng, sao có thể mới nhìn thấy cậu thanh niên này đã quên mất thân phận của mình, không được, về phòng thôi!”. Vì chồng thủ tiết, giữ thân trong sạch, sau này chết đi mới có thể về trời; nhưng nếu quả phụ này phạm tội tà dâm, thì tội ác này cũng đủ để nàng bị đọa xuống địa ngục. Người quả phụ nghĩ đến đây bèn quay lại phòng.
Chàng trai sau khi quay về phòng, không chịu được lửa dục vọng thiêu đốt, lại đến trước phòng người phụ nữ gõ cửa. Người quả phụ dậy mở cửa, cậu lại chạy mất, bởi vì cậu biết là không được làm như vậy, sợ phạm tội tà dâm sẽ bị xóa tên. Cổ nhân nói rằng: Cho dù một người có học vấn cao, có số mệnh là Trạng Nguyên, một khi mắc tội tà dâm, hoặc làm điều ác, Thiên đình sẽ gạt bỏ danh phận Trạng Nguyên của người ấy. Cho nên ngay khi người quả phụ chuẩn bị mở cửa, cậu đã nhanh chóng quay về phòng. Nhưng nàng đã biết chuyện, bèn qua phòng cậu gõ cửa, nhưng trong lòng lại dằn vặt tự nói với mình, không được thất tiết, nên lại quay về phòng của mình.
Cứ như vậy đi đi về về hai ba lần. Lần cuối cùng, chàng trai trở dậy mở cửa. Hai người ngập ngừng đứng đó, vừa mong muốn, vừa nghĩ rằng không được làm như vậy.
Chính tại khi sự việc thành hay không, đột nhiên nghe vọng lại tiếng nói từ không trung: “Hai tên đốn mạt nhà ngươi, muốn làm lại không làm, khiến cuốn sổ công tội của ta gạch xóa nát như tương rồi!”. Nói xong liền quăng một thứ xuống dưới đất.
Hai người nghe thấy tiếng nói này thì run lên, vội vàng nhặt lên xem, hóa ra là một cuốn “Sổ công tội”, trong đó có ghi tên của họ: một người là Trạng Nguyên kỳ thi năm nay, phạm tội tà dâm bị gạch tên, đánh dấu x gạch chéo; một người là quả phụ thủ tiết, chết đi được lên trời, giờ mắc tội tà dâm, cũng bị gạch tên. Nhìn lại, lại thấy viết chữ “không phạm tội” đánh chữ v. Nhìn tiếp xuống bên dưới, lại thấy ghi một chữ “phạm tội”, lại gạch đi. Sau đó lại ghi “không phạm tội”, đánh chữ v, ghi “phạm tội”, lại xóa đi, khiến cuốn sổ công tội này gạch gạch xóa xóa, nát như tương, đến Thần linh cũng phải tức giận mà lớn tiếng quát mắng.
Hai người thấy vậy, ai nấy mau mau chóng chóng về phòng mình, thở phào nhẹ nhõm vì được thoát tội, từ đó không bao giờ dám có những ý nghĩ tà dâm nữa.
Làm việc thiện hóa giải tội tà dâm
Có một vị người ở Kim Hoa tên là Tề Vượng, đên 50 tuổi mà vẫn chưa có con cái, thầy tướng nói: “Trên mặt ông có ác khí, chắc chắn đã làm việc trái với lương tâm”. Tề Vượng nói: “Khi tôi còn trẻ đã từng lén lút vụng trộm với vợ người khác”.
Thấy tướng nói: “Phạm phải loại tội này, phải bị tuyệt tử tuyệt tông! Tội tà dâm là khó sám hối nhất, phải tích thiện nhiều thì mới có thể vãn hồi được!”.
Tề Vượng vì thế mà đã quyết định sám hối. Năm đầu tiên, khi người khác làm việc thiện, ông rất vui vẻ bố thí tiền của cho họ. Thầy tướng nói: “Ông làm vẫn chưa đủ!”. Thế là năm sau bất kể gặp việc thiện nào Tề Vượng cũng là người đầu tiên quyên tiền, số tiền ông quyên góp lúc nào cũng hơn một nửa, thầy tướng nói: “Ông làm vẫn chưa đủ”. Năm thứ 3 không cần ai bảo, Tề Vượng tự mình đi làm việc thiện. Thầy tướng nói: “Vận âm đức đã xuất hiện trên mặt của ông, ông không phải lo lắng về việc không có con cái nữa”. Sau đó Tề Vượng sinh được một cậu con trai, đến năm 70 ông có cháu trai.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Rất cảm ơn Đạo hữu!
A di đà phật!
Xin người dạy con 2 chữ buông bỏ, để tâm được trở về với thanh tịnh.
Chào bạn Huong,
Xin được chia sẻ với bạn theo pháp môn Tịnh Độ nhé. Buông bỏ, nghĩa là các căn khi tiếp xúc với các trần, ta không sanh tâm ưa thích hoặc chán ghét. Căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc; trần là đối tượng của các căn, là thứ mình nhìn, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm, và ý niệm (suy nghĩ). Buông bỏ phải đi với nhiếp thủ, nhiếp thủ cái gì? Nhiếp thủ Phật A Di Đà. Cứ mỗi mỗi niệm nắm giữ danh hiệu của ngài, không buông. Làm được như vậy hoài thì tâm sẽ thanh tịnh, lại đủ Tín, Nguyện thì chắc chắn vãng sanh.
Buông bỏ nói đại khái là như vậy, thực hành thì rất khó. Bạn cần hiểu rõ và chấp nhận các pháp trên thế gian đều là không thật. Ta thường nghe các pháp sư, các vị Tổ giảng như vậy, nghe vậy thôi chứ tâm ta không chịu tin hoàn toàn, ta thường thấy là thật nên chạy theo nó hoài. Để hiểu rõ và chấp nhận, bạn cần nghe giảng pháp, nghe hoài dần dần sẽ thấy đúng là không thật. Bạn có thể tìm nghe bài giảng kinh A Di Đà Yếu Giải của sư bà Hải Triều Âm, sư bà giảng rất dễ hiểu, hiểu xong rồi thì bạn sẽ buông được. Khi có cái tâm buông bỏ đó rồi thì phải tập từ từ, tập buông trong từng niệm một. Vì dù ta hiểu là vậy, nhưng do tập khí sâu dày, cứ quên cho nó là thật hoài, nên phải tập buông trong từng niệm một và dĩ nhiên là nhớ niệm Phật trong từng niệm một. Ngay khi thấy ta đang dính mắc, thì ngay lập tức quay về với câu Phật hiệu.
Một lời không thể nói hết được, bạn nên tự mình nghe thêm các bài giảng Phật pháp để tự mình hiểu rõ và thực hành.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con hiện đang trên đường tìm hiểu và tu tập theo phật pháp, nhưng có việc này con lăn tăn chưa biết tỏ cùng ai. kính mong các thầy giải đáp, chuyện là con đang ở chung với bố mẹ và anh chị chồng, sắp tới bố mẹ tính xây cho vợ chồng con nhà ở riêng, vấn đề là đất đó là đất ao do cha ông để lại, làng con cũng nhiều nhà vẫn xây ở trên đất ao, nhưng con được biết đất ao phải làm đề nghị chuyển mục đích sử dụng sang đất ở thì mới được xây, hiện nay thủ tục chuyển sang đất ở chưa được chấp thuận. nếu cứ xây ở thì họ vẫn làm ngơ cho xây nhưng thực ra là vi phạm luật đất đai. Bố mẹ con là người tốt nhưng vì muốn các con cái ổn định chỗ ở nên muốn cứ xây để cho vợ chồng con ở. Bản thân con cũng muốn ở miếng đất đó rộng rãi nhưng phải đúng thủ tục, nếu chưa được phép xây thì con vẫn muốn ở chung với bố mẹ anh chị như cũ tuy có hơi chật chội. Con có phân tích nhưng bố mẹ chồng con cứ nghĩ con quan trọng hóa vấn đề. Giờ con ngăn cản việc xây thì vợ chồng con lại làm phật ý, mất lòng bố mẹ chồng, còn cứ kệ bố mẹ và chồng con xây thì con ở không an tâm và lăn tăn vì ở nhà xây trái phép mặc dù ở làng nhiều người vẫn ở vậy. Cho con hỏi nếu cứ xây trái phép thì con ở có ảnh hưởng đến việc tu tập theo phật pháp ko ạ, có phải chịu nghiệp do việc xây trái phép này không, sau này nếu con phát tâm muốn làm ban phật trong nhà xây trái phép vậy có mâu thuẫn với giáo lý nhà Phật không ạ?
HÒA THƯỢNG HƯ VÂN KỂ CHUYỆN: PHÓNG SANH CÁ NƯỚNG
Ông kia rất giỏi, cần cù, siêng năng làm lụng, nhờ vậy mà trở nên giàu có. Sau đó ông cưới vợ, vợ ông rất đẹp lại trẻ trung. Chồng bà giàu nên bà ở nhà không đi làm gì cả, ông đi làm nuôi bà, lại rất thương bà. Bà ở nhà ngoại tình. Dắt trai về nhà. Ông biết được chuyện này. Ông tính tình rất hiền.
Một hôm ông giả vờ đi làm, sau đó về nhà để mong bắt tại trận vợ mình và gã tình nhân. Thấy chồng về, bà kêu gã tình nhân trốn trong tủ, vì chạy không kịp nữa. Ông về, ông bảo bà dọn cơm. Ông nói dọn ba cái chén, hôm nay nhà mình có khách. Bà nghe tới rất sợ hãi, nói với ông nhà mình làm gì có khách. Ông bảo: “Gọi hắn ra đây, không gọi thì tôi cho mỗi người một đao”. Thế là hắn ra. Ông mời gã tình nhân kia ăn cơm. Hắn kia rất sợ. Mình là người tội lỗi mà được mời ăn, sợ thuốc độc không dám ăn. Ông nói để tôi ăn trước, thế là ông ăn. Không có độc hắn kia mới dám ăn. Ăn xong ông quỳ xuống trước gã tình nhân của bà nói: chuyện đã ra nông nổi này, thôi thì tôi cho hết tài sản của tôi cho ông, hãy chăm sóc vợ tôi”. Gã tình nhân của bà không tin những gì ông nói, nghĩ là chắc ông bày mưu hại mình, nên không dám nhận tài sản. Ông nói: “Ngươi mà không nhận thì ta cho mỗi người một đao”. Gã tình sợ quá bèn nhận tài sản và vợ của ông.
Ông buồn quá, ông lên núi tu hành, xuất gia, công phu tinh tấn trở thành bậc cao tăng đắc đạo, có thần thông. Sau khi nhận tài sản, gã tình nhân của bà cờ bạc, không làm lụng, tài sản vì thế mà hết, bà và người tình gây gỗ, hắn bỏ đi. Bà nhớ ông, thấy thương ông, ông đối xử với bà tốt mà bà lại hành xử như thế.
Nghĩ lại năm xưa ông thích ăn cá chép. Bà nướng vài con, đem lên chùa cúng dường cho ông. Ông thấy vậy bèn nhận và nói : “tôi nhận tấm lòng của bà, nhưng về mấy con cá nướng này thì tôi xin phóng sanh”. Bà nói: “Cá nướng làm sao sống lại mà phóng sanh? Nghe vậy, ông liền thả mấy con cá nướng xuống sông. Mấy con cá sống dậy bơi lội tung tăng. Nhiều người chứng kiến.
Bài học rút ra: Nếu cuộc đời không éo le thì ông làm gì tu hành đắc đạo được, đôi khi phải cảm ơn nghịch cảnh. Nghịch cảnh chưa hẳn xấu, quan trọng là biến nỗi đau thành động lực vượt thoát sinh tử.
A DI ĐÀ PHẬT
(Nguồn: facebook Diệu Thúy)