Đây chính là thắc mắc của hầu hết các đồng tu niệm Phật. Có rất nhiều người tuy rằng niệm Phật đã lâu, dụng công cũng rất chăm chỉ, nhưng mãi vẫn chẳng nghe chút tin tức gì về việc vãng sanh của mình, họ đâm ra nghi ngờ công phu của chính mình. Hoặc cũng có 1 số ít người thì đâm nản lòng thoái chí vì nhìn thấy con đường vãng sanh phía trước vô cùng mờ mịt, chẳng biết bám víu vào đâu để mà tiếp tục cố gắng phấn đấu và hy vọng. Điều này hết sức tai hại, nó làm ảnh hưởng rất nhiều đến thanh tịnh tâm, làm chướng ngại công phu của chúng ta. Ngay khi ta vừa khởi lên sự thắc mắc đó trong tâm, là ta đang khởi lên vọng tưởng làm chướng ngại cho chính mình rồi đó, vì thế không nên thường thường nuôi dưỡng những vọng tưởng này ở trong tâm. Chúng ta chỉ cần niệm Phật cho thật tốt là được, cứ đặt hết niềm tin của mình vào A Di Đà Phật. Phật nhất định không bao giờ bỏ rơi bất cứ 1 chúng sanh nào muốn tìm về bên Ngài cả.
Muốn biết được mình có bao nhiêu cơ hội để được vãng sanh khi mình còn sống, thì trước hết phải xem công phu và Định lực của mình đã đạt đến đâu rồi. Nếu đã có thể đạt đến tầng công phu Bất Niệm Tự Niệm, thì xem như ta đã nắm chắc chiếc vé về Cực Lạc trong tay rồi đó. Sanh vào Trung Phẩm Liên Hoa-Phương Tiện Hữu Dư Độ.
Vậy trạng thái Bất Niệm Tự Niệm ra làm sao? Bất Niệm Tự Niệm hay gọi là công phu thành phiến, là trạng thái tâm thức luôn niệm Phật mà chẳng cần ta phải khởi lên ý niệm niệm Phật. Dù bên ngoài hình tướng ta đang làm bất cứ việc gì, nói bất cứ lời gì, đều không ảnh hưởng đến cái tâm đang niệm Phật này. Câu Phật hiệu trong tâm luôn niệm suốt ngày đêm, cả khi ta đang ngủ nó vẫn niệm. Người đạt đến tầng công phu này, có thể nói là Định công đã vô cùng kiên cố, làm chủ được thân và tâm mình rất tốt, luôn kiểm soát được tâm thức của mình và luôn tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh. Người bình thường dù cho khi thức họ sáng suốt cỡ nào, nhưng khi đi vào giấc ngủ, thì họ liền bị mê theo các cảnh trong mơ, chẳng còn sáng suốt được nữa, vẫn là tuỳ theo giấc mơ mà tạo đủ thứ tạo tác trong đó. Nhưng người đạt được Bất Niệm Tự Niệm thì chẳng những họ tỉnh thức khi thức, mà khi đi vào giấc ngủ họ cũng vẫn duy trì được sự tỉnh thức này. Khi vừa đi vào giấc mơ, họ liền lập tức nhận ra đó chỉ là giấc mơ mà thôi, khi vừa nhận ra thì giấc mơ liền không còn nữa, tâm họ liền trở lại với trạng thái sáng suốt, Định tĩnh. Tuy rằng bề ngoài nhìn vào là họ đang nằm ngủ đó, nhưng bên trong tâm thức của họ chẳng hề ngủ. Sau khi thức dậy, trong người chẳng nghe có chút mệt mỏi nào, mà còn cảm thấy hết sức sung mãn, tinh lực dồi dào, tinh thần no đầy.
Khi đạt đến trình độ Bất Niệm Tự Niệm này, thì tuy rằng vẫn chưa thấy Phật đến thọ ký báo cho biết ngày giờ vãng sanh, không sao, cứ tiếp tục cố gắng gia công thêm, chờ đợi ngày Phật đến thọ ký cho mình.
Còn 1 trường hợp nữa là mặc dù mình chưa đạt đến tầng công phu Bất Niệm Tự Niệm, nhưng mình đã có thể làm chủ thân và tâm của mình, Định lực lúc này đã kiên cố, dù gặp phải hoàn cảnh nào là thuận cảnh hay nghịch cảnh, tâm mình vẫn chẳng bị lay động theo cảnh, câu Phật hiệu có thể dễ dàng đề khởi bất cứ lúc nào, chẳng có trở ngại. Trong tâm chỗ mong cầu đó đều là mong cầu về Cực Lạc mà thôi, ngoài ra chẳng ham luyến bất cứ thứ gì của thế gian. Khi tâm khởi dậy vọng tưởng, liền dùng câu Phật hiệu này thành công đem vọng tưởng vứt sang 1 bên. Đạt đến trình độ này, thì xem như cũng đã nắm chắc phần về Cực Lạc rồi. Tuy nhiên, chúng ta phải ghi nhớ 1 điều, với trình độ công phu ở mức này vẫn có thể bị mất như thường, nếu như không khéo tiếp tục dụng công nữa. Do đó, khi đạt đến trình độ công phu này đừng vội vui mừng, thoả mãn mà nới lỏng việc phòng bị, không cố gắng dụng công nữa. Chúng ta phải biết rằng chẳng có gì bảo đảm khi ta đứng ở ngưỡng cửa này cả, phải tiếp tục cố gắng hơn nữa để đi đến Bất Niệm Tự Niệm. Khi đạt được tầng công phu này rồi thì mới có thể bảo đảm công phu của mình không bị mất đi.
Nếu như đã cố gắng rất nhiều mà vẫn chẳng thể đạt đến Bất Niệm Tự Niệm, thì cũng đừng thất vọng. Cố gắng duy trì công phu hiện có của mình, đừng để mất đi hay bị lui sụt mất cho đến cuối đời, thì chắc chắn đến lúc lâm chung có thể nương nhờ 10 Niệm Nhất Tâm Bất Loạn mà vãng sanh về Cực Lạc, sanh vào Phàm Thánh Đồng Cư Độ, Hạ Phẩm Thượng Sanh.
Giang Thanh
Cho con hỏi trong đạo Phật có nói vấn đề con người có ba hồn bảy vía không hay đó là của các đạo khác không phải đạo Phật. A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Minh !
Đạo Phật ko có khái niệm “ba hồn bảy vía”,bạn nhé !
Đó là quan điểm của đạo Giáo.
Cái mà dân gian vẫn gọi là linh hồn, hồn phách, 3 hồn 7 vía v.v… thực chất chính là thần thức trong nhà Phật. Để biết thêm về bản chất và hoạt động của thần thức, bạn có thể tham khảo những bài viết này nhé:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/03/su-kien-quan-trong-nhat-trong-cuoc-doi/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/07/vi-sao-co-nguoi-chet-hon-49-ngay-van-chua-di-dau-thai/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/03/sau-diem-nong-quyet-dinh-nguoi-chet-tai-sanh-ve-dau/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/08/nhung-bieu-hien-ve-canh-gioi-tai-sinh/
Xin mọi người giúp con, cứ đến tầm 5, 6 giờ là con biết mình nên niệm Phật vì trong ngày con chỉ rảnh mỗi lúc đó nhưng con lại không cưỡng được việc lên internet, tivi hoặc đọc sách, rồi cứ thế hưởng thụ, lúc nhận ra thì quá muộn, nên con càng hưởng thụ hơn, Mong mọi người giúp con.
Rồi nhân duyên khiến bạn tinh tấn hơn sẽ đến với bạn thôi.
Mình cũng giống bạn ở điểm nghiện lên mạng đọc báo , dù biết là mấy thứ này chả có lợi ích gì về mặt vãng sanh nhưng vẫn cứ thích đọc , mình có xem video ” Mau chóng thành Phật ” của HT Tịnh Không, trong đó ngài có nói internet là đạo tràng của Ma Ba Tuần, mình nghe xong cũng khá sợ , giờ mình đang cố hạn chế dần rồi cố gắng k đọc nữa, nhưng chắc cần nhiều thời gian đây. Cùng cố gắng nha bạn ơi.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Quý Dậu,
*Lời HT Tịnh Không không sai, sai ở nơi người đọc và thọ nhận. Chẳng cứ Internet mà sách báo, phim ảnh, truyền hình, video, đối người, tiếp vật đều là Ma ba tuần cả. Tại sao lại là Ma? Bởi chúng ta không chịu tu, không biết tu, nên mọi khởi tâm động niệm đều là duyên theo cái ác, cái bất thiện. Phật dạy: bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh, nhưng chúng ta chỉ thích duyên theo cái ác, cái bất thiện, đương nhiên chúng ta đã là đồ chúng của Ma ba tuần rồi.
*Trong 3 nghiệp thân, khẩu, ý – 3 nghiệp tạo phước cũng nhiều mà gây hoạ cũng lắm, thì ý nghiệp là nhân gây hoạ lớn hơn cả. Vì sao? Vì hễ thấy người, thấy cảnh mà dấy khởi: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước rồi bị cảnh lôi cuốn, chi phối tới điên đảo, thì đó là ý mình tạo nghiệp chứ người, cảnh không tạo nghiệp. Do vậy khi quán chiếu, phải dụng ngay cái tâm (ý) vô minh và phiền não của chính mình chứ không nên đổ lỗi cho người và cảnh.
*Học pháp, nghe pháp trên mạng là vô cùng tiện lợi, nhưng trong lợi có hại. Lợi là muốn nghe pháp nào chỉ cần click là đã có trước mặt. Hại, vì quá nhiều pháp, quá nhiều người thuyết pháp nên không biết pháp nào, ai sẽ là Y Chỉ Sư giúp mình, hợp với căn cơ của mình để tu đạo nữa. Vì thế nhiều khi chúng ta pháp nào cũng biết, thầy nào cũng hay, nhưng rốt cuộc chẳng tu được điều gì cả, thậm chí còn lạc vào tà đạo mà không hay biết. Như vậy Ma hay Phật vốn ở chính mình, chẳng ở nơi người, vật.
Điều này người muốn học Phật pháp không thể không biết.
TN
Hòa Thượng Tịnh Không sắp sang thăm VN.
http://phatgiao.org.vn/trong-nuoc/201603/Hoa-thuong-Tinh-Khong-se-tham-Viet-Nam-21558/
Con xin cám ơn cô Ngân ạ, nhưng có vấn đề là con nghe bộ ÂM LUẬT VÔ TÌNH của Thượng Quan Ngọc Hoa rất tin tưởng nhưng có một chỗ thắc mắc là trong sách có nói những người khi còn sống chưa chết mà phạm tội tà dâm thì âm phủ sẽ bắt 1 phần hồn trong ba hồn bảy vía của người đó xuống địa ngục để trừng phạt, lúc đó trên dương thế họ vẫn sống nhưng cảm thấy cơ thể đâu đớn… để họ không dám phạm ta dâm nữa. Điểm này là con không hiểu nhất xin cô và các vị hiểu biết chỉ dạy con ạ, con cám ơn.
Chào bạn Minh,
Về bộ ALVT, dù nói về nhân quả, nhưng bạn cần lưu ý đó không phải là kinh Phật, cho nên sẽ có những điều đúng, và không đúng trong đó, nên thông tin trong đó chỉ mang tính chất tham khảo thôi bạn nhé. Nếu bạn mới học Phật, bạn hãy tìm hiểu về Tam Quy, Ngũ Giới, và những điều căn bản khác trong những quyển Phật học phổ thống do chư vị tăng, ni biên soạn.
Ba hồn bảy vía là tín ngưỡng nhân gian, không có trong đạo Phật. Như bạn Ngân đã chia sẻ, bạn hãy tìm hiểu về thức để có hiểu biết đúng đắn về vấn đề mà bạn hỏi.
Chúc bạn tu học tinh tấn theo chánh pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cho con hỏi là lời khai thị này của hòa thượng nằm ở bài giảng kinh nào, tập bao nhiêu ạ
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật! Cho mình hỏi tí, mình hay nghe mọi người nói, lâm chung thấy Phật hãy đi theo ngài, rồi thấy ai cũng không được đi theo, vậy “đi theo” là sao ạ, sao mình tự đi được ạ, lúc đó tứ đại phân ly mình đang bị khốn khổ vậy thì làm cách nào “đi theo” được ạ!
Bạn Nguyễn Vân nói đúng rồi đó !” Ba hồn bảy vía” là quan điểm của đạo Giáo.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giải thích chuyện 3 hồn 7 vía :
“Nguyên do của ba hồn bảy vía là ở đâu? Tại sao đàn ông chỉ có “bảy vía” mà đàn bà lại ” chín vía”? Đó là những câu hỏi không dễ giải thích ngọn ngành,chỉ biết rằng từ xưa người Việt đã có quan niệm như vậy. Tìm về với tôn giáo,chúng ta thấy sáng rõ được nguồn gốc của quan niệm trên. Thật ra,đó là xuất phát từ quan điểm duy tâm của đạo Giáo”.
http://www.baomoi.com/GS-Nguyen-Lan-Dung-giai-thich-chuyen-3-hon-7-via/c/6904758.epi
Dạ con xin cám ơn cô chú và cư sỹ Phước Huệ. Cho con hỏi Hòa Thượng Tịnh Không ngài thường nhắc đến quyển sách :” Chư kinh Phật thuyết niệm Phật thập yếu”. Ngài nói mọi người nên đọc sách này để cảnh tỉnh bản thân. Con xin cô chú nào biết sách này mua ở đâu chỉ con với để con đi thỉnh về đọc ạ, con cám ơn.
Dạ con ghi sai “Chư Kinh Phật thuyết Địa Ngục thập yếu” do một nhóm cư sỹ tập hợp lại ạ.