Trong kinh Phật thường nói khích lệ mọi người phước huệ song tu. Sau khi tôi đã học Phật mới biết được bản thân ngày xưa hoàn cảnh nghèo khổ, cuộc sống khổ như vậy. Liền biết được trong đời quá khứ tôi cũng là tu huệ không tu phước, có một chút trí tuệ thông minh, không có phước báo, hơn nữa còn đoản mệnh. Đây thật là khổ. Biết bao người nói tôi thọ mạng 45 tuổi. Tôi tin bởi vì gia phổ chúng tôi, tôi nhìn thấy rồi. Trong nhà tôi đã có ba đời đều không qua được 45 tuổi. Cho nên tôi nghĩ điều này có lẽ là di truyền. Ngày trước còn trẻ, không hiểu những đạo lý này, nói đó là di truyền, tôi tin vậy. Bản thân tôi đem thọ mạng của tôi định chắc là 45 tuổi. Nghe được Phật pháp rồi, cầu vãng sanh, 45 tuổi cầu sanh Tịnh Độ. Năm tôi 45 tuổi tôi đổ bệnh, một tháng sau liền khỏi bệnh. Tôi không đi khám bác sĩ, cũng không uống thuốc, lúc đó trong lòng tôi rất rõ, bác sĩ chỉ có thể trị bệnh, không thể trị mệnh. Mệnh đến rồi, tìm họ làm gì nữa? Mệnh đến rồi tìm Phật A Di Đà mới đúng, không nên tìm bác sĩ nữa. Lúc đó đúng lúc tôi đang ở chùa Thập Phương Đại Giác giảng kinh Lăng Nghiêm. Giảng đến một phần ba thì ngã bệnh. Tôi liền biết được thọ mạng đã đến rồi. Sau khi khỏi bệnh liền tiếp tục giảng kinh. Đây là bản thân coi trong vận mệnh quá khứ khiếm khuyết điều gì thì bổ sung vào. Quá khứ không tu phước, Đại sư Chương Gia dạy tôi tu phước. Từ nhỏ tôi đối với những thứ tiền bạc đã không coi trọng, không để ở trong lòng. Đại sư Chương Gia bảo tôi, hoằng pháp lợi sanh vẫn không xa rời được tiền bạc. Nếu như quí vị không có phước báo, cũng không thể hoằng pháp lợi sanh. Quí vị chỉ có trí tuệ không có phước báo. Ví dụ không có phước báo, quí vị giảng kinh giảng rất hay, quí vị là một thầy giáo tốt, nhưng trường học người ta không cần quí vị, không mời quí vị, quí vị cũng hết cách. Chúng ta mới hiểu được phước báo cũng rất quan trọng. Cách tu như thế nào? Ngài liền nói với tôi: bố thí.
Tài từ đâu mà có? Trong số có tài vật. Kiếp trước bố thí tài sản nhiều, trong mạng mới có tài sản. Hiện tại trong mạng không có tài sản, vậy thì tu bố thí, bổ sung cho nó. Bố thí pháp được thông minh trí tuệ. Bố thí vô úy được sức khỏe trường thọ. Ngài dạy tôi tu ba loại này: tài, pháp, vô úy. Không có tiền, ngài hỏi tôi, một hào có không? Tôi nói một hào thì được. Một đồng có không? Một đồng cũng được. Ông cứ từ một đồng một hào mà bố thí. Phải luôn luôn có tâm bố thí, điều này rất quan trọng. Quí vị có tâm bố thí, yêu thích bố thí, tương lai trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, cần tiền của để dùng sẽ không thiếu thốn. Không dễ dàng gì. Tôi tu sáu mươi năm rồi, năm 26 tuổi học Phật, năm nay 85 tuổi rồi, đã 60 năm. Sáu mươi năm mới nhìn thấy hiệu quả. Đây là hiệu quả hiển thị.
Thế gian hiện nay rất nhiều người có phước, hưởng phước. Phước từ đâu mà có? Đều do đời quá khứ cúng dường Tam bảo, bố thí chư thiên nhân dân, quyên phi nhuyễn động, đều tu được từ đây. Hiện nay hưởng phước, nếu như không hiểu được đạo lý này, không tiếp tục tu phước, khi phước hưởng hết sẽ không còn nữa. Không như ngày xưa, quý vị xem Tam giáo ngày xưa, tam giáo Nho Thích Đạo thịnh hành ở thế gian, người người đều học, người người đều hiểu. Người tu phước họ có trồng phước, nên phước báo của họ hưởng hoài không hết, đời này truyền qua đời khác.
Con người bây giờ rất đáng thương, hưởng hết phước báo là xong. Quý vị quan sát tỉ mỉ nhiều người, không truyền đến được đời thứ hai, chỉ một đời là hết. Còn có rất nhiều người đến một đời cũng không có, hiện nay rất hưng thịnh, đến tuổi già là hết, đóng cửa, phá sản. Đến một đời mình cũng không giữ được, nguyên nhân gì? Vì phước đã hưởng hết, lại không tiếp tục tu, vì thế hưởng phước phải biết cách tu phước, không có phước càng phải biết tu phước.
Tôi là một người không có phước báo, lúc trẻ rất nhiều người xem tướng, tôi gặp rất nhiều người đều nói rằng: Tôi là người có số mạng bần cùng. Bần là không có của cải, cùng là không có địa vị, nguyên nhân gì? Học Phật rồi mới biết, do trong đời quá khứ không tu phước, cũng may có tu được chút trí tuệ. Nghĩa là trong ba loại bố thí chỉ thích pháp bố thí, lơ là việc bố thí tài và bố thí vô úy. Có được chút trí tuệ, không có của cải, thọ mạng lại ngắn. Học Phật gặp được đại sư Chương Gia, gặp được thầy Lý, những người này đều rất giỏi, vừa nhìn đã nhận ra. Nên dạy tôi tu phước, bổ sung điều còn thiếu! Đại sư Chương Gia dạy tôi phải tu tài thí. Số mạng con không có của cải, hóa độ chúng sanh vẫn cần tiền tài, nên tu như thế nào? Tu bố thí tài, dùng tài vật bố thí cho chư thiên nhân dân. Tôi thưa với đại sư, cuộc sống của con vô cùng khó khăn, tự nuôi sống mình cũng rất miễn cưỡng, thì tiền đâu mà bố thí? Đại sư hỏi tôi: Một hào có chăng? Tôi nói một hào thì được. Một đồng được chăng? Được, có thể, vậy thì con bắt đầu bố thí từ một hào, một đồng. Thực hành, luôn giữ tâm bố thí, có bao nhiêu bố thí bấy nhiêu, đừng suy nghĩ đến ngày mai, sang năm. Tôi là người biết nghe lời, nghe lời đại sư, đại sư dạy sao tôi làm theo vậy, tôi liền y giáo phụng hành. Quả nhiên, thu nhập đúng là ngày càng nhiều, càng nhiều càng bố thí, bây giờ đã làm được một năm bố thí một ngàn vạn tiền Mỹ, nằm mơ cũng không nghĩ đến! Nhưng tôi bố thí chỉ có ba hạng mục, thứ nhất là kinh điển, ấn tống kinh điển. Đây là bố thí pháp, khiến thông minh tăng trưởng trí tuệ. Thứ hai là phóng sanh, thứ ba là thuốc men. Trong bệnh viện tôi bố thí thuốc men, giúp những người nghèo khó trả tiền thuốc, không hề gián đoạn. Ngay nơi chỗ tôi ở, thành phố Đồ Văn Ba- Úc Châu, mỗi năm đều ủng hộ tiền thuốc men là 20 vạn tiền Úc, đây là bố thí vô úy, mỗi năm đều như vậy. Tặng học bổng cho nhiều trường học trên thế giới, giúp người nghèo khó. Bản thân tôi không cần gì cả, sinh hoạt vô cùng đơn giản, tất cả đều vì chúng sanh.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng
Nam Mô A Di Đà Phật! Chưa có phước đức sao đã đòi có công đức, đúng thay!
phước là buông xuống.
huệ là nhìn thấu.
Mô Phật
Bạn Nguyên,
1. phước là buông xuống? Đã buông nghĩa chẳng làm phước thì lấy đâu phước?
2. huệ là nhìn thấu? Nhìn thấu điều gì? và lấy gì để nhìn mà biết đó là huệ?
Mong bạn chia sẻ thật chi tiết để TĐ cùng các liên hữu đều tỏ ngộ.
TĐ
A Di Đà Phật.
Người nhìn thấu thì sẽ không nói trắng ra đâu.
Hãy cố gắng nhớ siêng năng niệm Phật là hơn cả.
Nam Mô A Di Đà Phật.
vâng ạ. như trên bài pháp kia câu cuối là( bản thân tôi không cần gì cả) là buông xuống.
không tìm bác sĩ mà tìm A DI ĐÀ PHẬT,GIẢNG KINH LĂNG NGHIÊM là nhìn thấu. ăn thịt,dâm dục,trộm cắp,vọng ngữ.v.v….đều dạy rõ trong KINH LĂNG NGHIÊM.
chú TRUNG ĐẠO nói đúng.nhưng buông khi làm phước khó.
tất cả các pháp do tâm tưởng sanh.vậy lành dữ do tâm thiện ác biến hiện rồi
Buông được đã phước
Bỏ được mà vui
Tâm người thanh thản
Phước huệ có rồi!
Mỗi ngày ít thiện
Từng bước thong dong
Tâm nơi cửa Phật
Thân tạo nghiệp lành!
Chúc các bạn luôn tinh tấn, làm nhiều việc thiện!
Thân ái!
Monique TT
Nam mô A Di Đà Phật.
Con có điều không rõ về pháp bố thí, kính xin qúy thầy cô cắt nghĩa cho. Con giúp tài để chuyên chở đạo tràng Khiếm Thị đến chùa tụng kinh niệm Phật. Như vậy là bố thí pháp hay bố thí tài? Con không tự mình đi phóng sanh nhưng con giúp tài cho người khác đi phóng sanh. Như vậy có được gọi là vô úy thí không? Hay chỉ là bố thí tài?
Nam mô A Di Đà Phật.
Kính.
A Di Đà Phật…
Xin chào Bạch Liên:
-Bạn bỏ tiền để chở các liên hữu khiếm thị đến chùa tụng kinh niệm Phật?
Bạch Liên vừa bố thí tài và bố thí pháp luôn cả hai rồi đó.
Các liên hữu khiêm thị, mình khuyên bạn nên các bạn KT niệm Phật thì dể và tốt hơn.
-Bạn bỏ tiền phóng sanh nhờ cho người khác đi phóng sanh?
Phóng sanh là vừa được bố thí tài, bố thí pháp, và bố thí vô uý.
Pháp Sư Tịnh Không nói:” cách phóng sanh hay nhất là khuyên người ăn chay.”
Vài hàng chia sẽ đến Bạch Liên, có gi sơ sót xin các liên hữu góp ý thêm. Cảm ơn…
A Di Đà Phật…
Con có thắc mắc này xin đạo hữu giải đáp giúp. Có phải khi mình niệm phật đạt công phu thành khối thì tự tại vãng sanh muốn ra đi( vãng sanh) về cõi phật lúc nào cũng được đúng ko ạ? Trước giờ có ai làm được điều này chưa ạ? Chân thành cảm ơn quý đạo hữu rất nhiều.
A Di Đà Phật! Chào bạn Kim Nga, bạn có thể nghe “Chuyện vãng sanh ở Việt Nam” tại link này https://www.youtube.com/watch?v=NtnPTxCkjOw để gần gũi với chúng ta, đây là những câu chuyện có thật có thời gian và địa điểm rõ ràng, vả lại niên đại rất gần đây, trong đó có một số vị Bồ Tát đã tự tại, tự dời ngày ra đi, hoặc chọn ngày ra đi,…bạn có thể nghe để mình có thêm lòng tin.
Phật tại trong Kinh điển thường thường dạy mọi người phải kiêm tu Phước-Huệ. Bởi vì Phước-Huệ đều quan trọng như nhau. Nếu ta chỉ tu Huệ mà không tu Phước, thì dù có tu giỏi đi nữa, nghiêm trì giới luật, thông đạt giáo lý thì cũng không có phước báo. Mà không có phước báo thì sao? Thì công việc hoằng pháp lợi sanh nhất định có chướng ngại. Vì thính chúng chính là phước báo, nay quý vị không có phước nên khi giảng Kinh nói pháp sẽ không có ai muốn đến nghe, cũng tức là họ không thích quý vị. Cho nên điều này rất là quan trọng. Phật nói cho chúng ta biết:
_ ” Bồ Tát muốn thành Phật thì ngoài tu Huệ ra, còn phải tu cả phước báo. Trước khi thành Phật, Bồ Tát phải dõng mãnh tu phước báo trong 100 kiếp, sau đó mới độ chúng sanh, thì pháp duyên mới được thù thắng”.
Đây là Phật đặc biệt nhấn mạnh tánh chất quan trọng của việc tu Phước. Chúng ta ở đây cũng cần phải lưu ý 100 kiếp không phải là 100 kiếp người hết sanh rồi tử, hết tử rồi sanh, mà là kiếp của trái đất chúng ta. 1 kiếp được tính khi trái đất trải qua hết 4 giai đoạn thành-trụ-hoại-không 1 lần. Vậy thì 100 kiếp mà Bồ Tát tu phước là thời gian trái đất trải qua thành-trụ-hoại-không 100 lần.
Người thế gian cũng thế, bất luận là họ làm ngành nghề nào nếu như muốn cho sự nghiệp phát đạt thì họ cần phải tu phước. Nếu họ không chịu tu phước mà muốn cho sự nghiệp phát đạt thì rất khó. Tu phước chính là kết thiện duyên với tất cả chúng sanh, họ cần phải kết thiện duyên với mọi người, thì mới được mọi người tôn trọng, ủng hộ, thì mới có thể không bại không suy. Trong xã hội ngày nay chúng ta dễ dàng thấy được điều này, đồng mở quán ăn như nhau, chất lượng cũng không khác nhau, nhưng tại sao có quán thì rất đông khách đến ủng hộ, còn có quán thì rất ít người đến ủng hộ? Đó là vì trong đời quá khứ hoặc đời này họ đã rộng kết thiện duyên với những người khách này, nên giờ đây những người này đến ủng hộ, cũng tức là vì có duyên mà đến. Còn đối với những quán khác những người này không có duyên nên họ không đến, đạo lý chính là như vậy.
Chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều đại xí nghiệp gia, họ đích thật đã phát đại tài 1 thời, thế nhưng không bao lâu thì nghe nói họ đã vỡ nợ, họ đã phá sản, họ đã biệt tăm tích, tại vì sao? Tại vì họ đã hưởng hết phước báo, đây tức là nói rõ trong lúc họ hưởng thụ phước báo họ đã lơ là không biết tu phước, không tiếp tục rộng kết thiện duyên với tất cả chúng sanh. Đây đều là do họ không hiểu và không tin vào đạo lý của Nhân-Quả, thật là điều rất đáng tiếc.
Vậy phải làm sao để rộng kết thiện duyên với tất cả chúng sanh? Chúng ta thường thấy có những nhà hảo tâm mỗi khi nơi nào đó bị thiên tai lũ lụt, họ thường đem thức ăn, vật dụng cần thiết đến những nơi này để cứu tế cho mọi người. Hoặc họ tìm đến những bệnh viện nấu cháo, nấu thức ăn phân phát cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Hoặc mỗi khi nhà chùa có tổ chức pháp hội, họ vào chùa phụ giúp nấu thức ăn để phục vụ cho những người tham gia pháp hội. Hoặc quyên góp xây cầu đắp lộ. Hoặc khi gặp những người nghèo khó, những người cần giúp đỡ, họ luôn mở rộng tấm lòng để mà giúp đỡ những người này.
Trong việc tu phước, chúng tôi luôn đề xướng “Rắp lòng tốt, làm việc tốt, nói lời tốt, làm người tốt”. Nếu như quý vị hội đủ những yếu tố này thì nhất định phước báo của quý vị vô cùng to lớn, thiện duyên của quý vị đã kết với chúng sanh thì càng kết càng thù thắng.
Pháp sư Tịnh Không