Danh và lợi là hai lưỡi kiếm rất ác độc và mãnh liệt, thường theo đuổi ta trên con đường học Phật. Từ xưa đến nay, có biết bao anh hùng hào kiệt và tài tử cao nhân nhưng vẫn tiêm nhiễm đến danh lợi, để rồi tới tấp trúng tên ngã ngựa, phát độc mạng vong, uổng phí tâm huyết một đời khổ sở nổ lực tu hành. Giá phải trả vì tham danh cầu lợi là một đời để qua suông, vẫn ở trong vòng luân hồi thọ quả báo khổ sở không lúc nào hết.
Người học Phật nên cẩn thận đề phòng danh lợi. Phải xa lìa danh lợi, luôn giám sát và quán chiếu nội tâm mình. Nhất thiết không nên tham cầu danh lợi.
Phải triển khai tới cùng và đem việc lớn sinh tử của chính mình đặt nó ngay sau gáy. Nếu tu hành chỉ vì thủ đoạn và mượn cớ để truy cầu danh lợi, hạng người này trên đời chỉ có tiếng vỗ tay tán xưng của kẻ dua nịnh. Cuối cùng việc giải thoát vãng sinh về Tây Phương không đủ tư cách nói đến.
Một câu nói quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời của Đại sư Liên Trì, đó là lời khai thị cuả Đại sư đến khắp tất cả: ”Bạn có thể giữ tròn bổn phận, không cần tham cầu danh lợi, đừng để tâm phan duyên, phải biết rõ ràng nhân quả và nhất tâm niệm Phật”. Bấy giờ, những hành giả đến cầu chỉ dạy, đối với lời khai thị bình thường không có gì là lạ này, phần nhiều còn cười lớn khinh miệt, không cho là đúng, lại còn cho rằng ngoài mấy lời này chẳng biết nói gì khác. Ngàn dặm ngưỡng mộ, đến cầu cứu một vị thiện tri thức trong thiên hạ khai thị mà chỉ nghe được mấy câu không có gì là huyền diệu. Lời khai thị không có giá trị nửa văn tiền. Nhưng đại sư Liên Trì có đại trí tuệ, biết được mấy lời này dung hoà khắp tất cả. Đại sư trọn đời tha thiết hành trì, thể nhận đến kho báu chân thật. Phải biết, đây là chỗ cao minh của đại sư. Đại sư không bao giờ nói huyền nói diệu, hay nói cho cao để hơn hết hậu học. Chỉ với lòng chân thật, đem yếu điểm công phu rất gần và rất thực do mình thể nghiệm qua mà khai thị, để cho hàng hậu học thật sự theo lời khai thị này mà tu hành đạt được lợi ích. Đây là do Đại sư Liên Trì một đời hết sức tuân thủ, không dám quên, nên sự thành tựu vượt hẳn người phàm.
Trong nhà Phật có lưu truyền câu chuyện thế này: đứng bên bờ sông, nhìn vô số thuyền bè qua lại, đại Lão Hoà Thượng nói với tiểu Sa-di đứng bên cạnh rằng: “Từ xưa đến nay, thuyền đi thuyền đến, không bao giờ hết. Người trên thuyền này đang theo đuổi và bận rộn chỉ có hai việc. Đó là danh và lợi, có thế mà thôi!” Chúng ta là hạng phàm phu sống chết trên biển danh lợi, lúc nào mới có thể chân thật khám phá, thật sự buông xuống và thành tâm niệm Phật cầu sinh Tây Phương Cực Lạc? Từ nơi chỗ lang thang phiêu bạt, quay về quê hương Cực Lạc, không còn trôi nổi trên biển nghiệp sinh tử luân hồi.
Danh và lợi làm người đời mê muội. Chúng ta không những thờ ơ với danh và lợi mà phải tiến thêm một bước xa hẳn danh lợi. Xem danh lợi như nước lũ và thú dữ hại người. Vì căn cơ chúng ta châm lụt, sức định quá yếu, chống chọi không lại với danh lợi mê hoặc. Dùng đạo lý đối trị, chỉ còn cách là xa hẳn danh lợi. Đối với một chút hành vi, tiêm nhiễm đến màu sắc danh lợi, nhất định phải tránh xa. Như thế mới không đến nỗi bị mê hoặc điên đảo, quên mất mục tiêu chính đáng là học Phật để giải thoát sinh tử.
Trích Liên Trì Cảnh Sách
Thích Quảng Ánh dịch
Dạ. con chào thầy con có một câu hỏi xin thầy giải đáp dùm con. con chua Quy Y nhưng con hay đi chùa, và rủ mọi ngươi cùng đi. con rất tin vào luật nhân quả. một hôm con đang chạy xe ngoài đường thì con nghe trên không trung niêm Nam Mô A Di Đà Phật rền vang con cứ tưởng là người ta niệm nhưng con nghe từ trên trời. rồi thời gian làm con quên. không hiểu sao lúc này trong đầu con lúc nào cũng nghĩ đến chuyện đi tu, như có một điều gì đó thúc đẩy con. con đem điều này nói vơi vợ con, con muốn nói từ từ rồi đến ngày con tự đi thì vợ con không bị sốc. vợ con kg đồng ý nói con trốn tránh trách nhiêm với vợ con. vậy con phải làm sao xin Thầy hoan hỷ giúp con
Tội nghiệp Quốc Dũng, nếu bạn nói chuyện này với vợ bạn có lẻ cô ấy sẽ chỉa răng ra mất, môi sẽ trệu ra như cái ống bễ, còn mặt sẽ rúm lại từng múi vì đau khổ. Chẳng nên xuất gia đâu Quốc Dũng, e rằng còn chưa có con cái gì cho cha mẹ già vui lòng. Nhưng thôi, này Quốc Dũng, hãy nghĩ thế này, hãy nghĩ cuộc sống hiện tại của vợ QD như con lợn được nuôi trong chuồng, tuy người thấy lợn lăn lộn trong đống phân bẩn thỉu, hôi thối nhưng lợn thấy mát mẻ thích thú. QD có thương chúng sinh lợn kia không?
Tất cả tùy duyên bạn ak. Theo mình nghĩ tu tại gia vẫn tốt mà, không nhứt thiết là phải xuất gia mới là tu.Ở nhà bạn cũng có thể tụng kinh niệm phật,bỏ ác làm lành .Bạn còn có thể hướng dẫn vợ con tu tập theo bạn rất tốt đó .
Thưa đạo hữu. Cái mà đạo hữu nghe thấy chưa chắc đã là thật. Nó có thể từ trong tâm vọng ra. Hãy bình tĩnh lại dùng trí tuệ của mình quán sát. Lão thật niệm Phật mà vãng thôi chứ không cần chấp trước vào phép màu vì vậy rất dễ hình thành ma chướng. Còn chuyện đi tu thì đạo hữu nên suy nghĩ lại. Các cụ có câu “Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ thứ ba mới tu chùa”. Nếu như bạn xác định mình có lòng tinh tấn thì hãy đi tu. Nếu như k đủ mà đi tu không thực hiện tốt các giới Tỳ Kheo thì rất dễ đọa địa nguc. Thời mạt Pháp ma đạo hưng thịnh. Đi tu mà k đủ trí định huệ thì bị bọn nó phá thành ra phản tác dụng. Tốt nhất là nên tu tại gia, nhờ vào thần lực của chư Phật và Bồ Tát là được. Mình cứ coi như cuộc đời này là một vở kịch, mình diễn cho trọn vai thì lại vè với Phật thôi. Buông xả có thể buông từ trong tâm chứ không nhất thiết phải buông vì tướng. Tôi nói thật đấy, vì tôi cũng biết nhiều trường hợp các vị xuất gia khó thành tựu và nhiều ma chướng hơn kẻ thường. Các vị Bồ Tát cõi Cực Lạc cũng thân tại gia mà tâm xuất gia đấy thôi. Cố lên bạn nhé. Nói vậy thôi chứ mọi sự tùy duyên và quyết định là ở bạn.
Nếu đi tu mà để vợ con buồn, như vậy là anh vẫn có cái nợ với vợ con. Phật dạy buông bỏ vạn duyên, nhưng không phải là buông bỏ tất cả người thân gia đình, chỉ là buông bỏ tự tư tự lợi, tham sân si mạn của bản thân thôi ạ. Đi tu mà làm người thân buồn là có tội, là tự tư tự lợi, không đúng với hạnh Bồ tát. Đến khi cái nhân duyên chín mùi mà anh muốn vô chùa tu thì ắt cả gia đình sẽ ủng hộ. Em xin có vài lời như vậy, còn tùy duyên anh quyết định. Nam Mô A Di Đà Phật.
Người học PHẬT thích chết. Biết có TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC nên họ thích chết, bỏ thân này để đi .Tâm bạn có thích thế không?
Xin bạn nên cân nhắc lại cách dùng từ để tránh gây nghiệ. Không nên dùng từ “thích” bởi vì khi bạn nói là “người học Phật” rồi thì đối với họ không còn khái niệm sinh hay tử nữa. Và khi bạn nói từ “tâm” thì bạn nên hiểu rằng vạn pháp trên thế gian này đều là giả. Nên “người học Phật” không có cái tâm “thích” hay “không thích” bởi vì đấy là chấp trước. Và sinh tử không còn thì còn cái gì để bạn gọi là “thích” nữa. Đơn giản chỉ là tùy duyên. Khi nào mạng chung thì vãng sanh, vậy thôi. Giống như bạn đi đến một con sông thì bạn phải chèo thuyền qua sông chứ không thể đi bộ tiếp được. Và nếu bạn không lên được con thuyền ấy thì bạn lại phải đi bộ về nhà, như vậy chả phải công cốc sao? Vãng sanh Cực Lạc cũng chỉ là con đường phương tiện mà mọi người chọn để thành Phật, để không phải đi bộ luẩn quẩn trong vòng sanh tử. Thân!!!
A Di Đà Phật. mình rất vui khi nhận đc gó ý của các bạn. hôm nay mình có nhân duyên gặp đươc pháp môn niệm phật và biết đc trang đường về cõi tịnh mình rất là vui. lên đây mình học hỏi đc rất là nhiều. hôm nay mình có nhân duyên gặp đc pháp môn niệm Phật mình hưa với lòng đời này kiếp này minh phải vãng sanh tay phương cưc lac của đức từ phụ A Di Đà .
A Di Đà Phật
Đọc phúc đáp của bạn mình thật hoan hỉ!
Chúc bạn tinh tấn niệm Phật!
A Di Đà Phật
Gửi Quốc Dũng
Bạn hãy thật bình tâm soi xét đã nhé. Đức Phật nói tin ta mà không hiểu ta là báng bổ ta. Tôi thấy tâm bạn còn nhiều tạp niệm lắm và bạn chưa đủ hiểu biết căn bản của đạo Phật. Đó là đạo của trí tuệ đấy bạn
Mình nghĩ tu tại gia vẫn rất tốt vì có rất nhiều nam nữ cư sĩ tu tại gia chừng 1-3 năm là họ đc vãng sanh rồi, ko nhất thiết là phải xuất gia đâu. Đại sư Ấn Quang (tổ thứ 13 Tịnh độ tông) ngài ko khuyến khích người khác xuất gia, nếu bạn xuất gia mà ko làm tròn nghĩa vụ thì ko những ko đc vãng sanh mà lỡ đọa lạc hơn cả cư sĩ đó bạn vì “dưới áo ca sa mất thân người”. Điều này bạn dứt khoát không nên làm. Ngài dạy mình phải trọn bổn phận với việc đời và tinh tấn niệm Phật là tốt nhất. Bạn nên tu học theo kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và giữ câu niệm Phật được liên tục là bạn đã làm theo lời Phật dạy rồi. Bạn ko nên học nhiều kinh hoặc đọc nhiều chú.
Còn vấn đề bạn gặp phải thì bạn nên tham khảo thêm phần 50 ấm ma trong kinh Lăng Nghiêm (phần đó thôi nhé, bạn đừng đọc nhiều), Phật nói rất rõ về những lời nói hoặc hình ảnh, âm thanh bạn có thể thấy nghe đc trong lúc tu hành và đó toàn là cảnh ma chướng khiến người tu mất tự chủ mà phạm đại vọng ngữ hoặc dẫn dụ mình làm những việc sai trái. Phật dạy bạn cứ mặc kệ nó thì tự nó hết, đó là việc tốt nhất. Thầy Tịnh Không bảo mình tuyệt đối ko đc khởi tâm ưa thích những cảnh giới như thế. HT. Tuyên Hóa bảo người tu hành phải chân thật, có trách nhiệm, ko được ham cầu cảm ứng hoặc thần thông. Bạn yên tâm, cảnh giới vãng sanh thì khác, Phật A Di Đà sẽ nói cho bạn biết ngày giờ và đến lúc đó Ngài cùng Thánh chúng sẽ đến với bạn, bạn đọc phần “Gương vãng sanh” sẽ rõ.
Thời gian ko chờ đợi, bạn phải tranh thủ niệm Phật và làm việc tốt nào cũng nên hồi hướng cầu sanh Tây Phương. Bạn nên đem pháp môn này nói cho gia đình bạn, từ từ khuyên họ tu cùng bạn luôn thì càng tốt. Mình cũng mong ý nguyện vãng sanh của bạn được thành tựu viên mãn.
A DI ĐÀ PHẬT.
Chào bạn,
Khi tôi còn bé, hay học khuya nên hay ra ngoài ban công nhìn con đuờng lớn truớc nhà. Tôi luôn tự hỏi tại sao khuya rồi mà nguời ta chạy xe xuôi nguợc. Tôi đứng nhìn và uớc “hãy ngừng đi” nhưng vô vọng. Mỗi năm thêm tuổi, câu hỏi vẫn còn. Tôi cũng có tư tuỏng như bạn. Tôi có thử khoa tu tại Nội ni Thiền viện Trúc Lâm, và kết thúc sớm hơn kế hoạch vì thời khóa biểu tôi không theo nổi . Tui quyét định học Phật, tu Phật, hồi huớng cha mẹ, mọi nguời tại gia. Tuy nhiên, do tính chất công việc nên nhiều khi xao lãng việc tinh tấn. Chúc bạn sớm tìm đuợc đuờng đi cân bằng giữ tu Đạo và cuộc sống.
Mình có thắc mắc, không biết các loài như châu chấu, chuồn chuồn, nghêu, ốc, thằn lằn, cóc, nhái, bò cạp…… Thuộc vào loài nào trong 6 đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, atula, trời???
Theo kinh Lăng Nghiêm thì nghêu, ốc, thằn lằn, cóc, nhái, bọ cạp là loài noãn sanh (sanh từ trứng) còn châu chấu, chuồn chuồn, thuộc loài bàng sanh (tuy sanh từ trứng nhưng nó là côn trùng).
Các loài này thấp hơn người nên chắc thuộc vào đường súc sanh. Cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ mình ko nhìn thấy bằng mắt thường được.
Ai cũng sợ luân hồi. Vậy luân hồi làm gì người ta mà người ta sợ thế? Có phải sợ khi chết sẽ đau đớn ko? Nếu sống một đời hiền lương toàn làm việc thiện thì sẽ ” ra đi” rất thanh thản nhẹ nhàng. Điều chúng ta phải sợ đó là cái ác trong tâm mình. Vì trong tâm ta có điều ác nên ta đã gây bao tội lỗi làm chúng sinh đau khổ để rồi ta bị quả báo khổ đau.
Ta cứ tưởng thời mạt pháp là căn cơ chúng sinh hạ liệt mà thật ra ta cần lưu ý một điều: những lời dạy của Đức Phật đã bị thêm bớt cắt xén. Bởi vì trong lịch sử có những vị hung vương đã tàn phá Phật giáo, ra lệnh đốt bỏ nhiều kinh sách. Sau này việc biên soạn ghi chép lại kinh điển hoàn toàn dựa vào trí nhớ nên ko tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng thật may mắn cho chúng ta vì bất cứ thời đại nào, bất cứ chúng sinh nào cũng bị luật nhân quả phủ trùm. Chúng ta có thể khởi một ý nghĩ cầu mong cho tất cả chúng sinh khi chết thì chết nhẹ nhàng và được vãng sinh về cõi Phật. Bên cạnh việc niệm Phật quý đạo hữu hãy thường khởi ý nghiệp thiện đó nhé.
Thưa quý đồng tu,
Bồ tát sợ nhân,chúng sinh sợ quả. Nghiệp ác của chồng khiến tôi bây giờ không mang thai được. Bở vậy tôi tích cực chăm chỉ lên duongvecoitinh tìm cách khắc phục hậu quả do anh gây nên. Nghiệp ác tà dâm thuở trẻ gây trở ngại đến nỗi, bây giờ 37 tuổi rồi chúng tôi vẫn nhìn ngắm con thiên hạ, sức khỏe chồng tôi phải trải qua một lần mổ khó khăn, giờ vẫn còn vết thẹo nơi bụng. Cũng may hiểu được lý nhân quả, tôi với anh phải cộng nghiệp với nhau…tôi biết anh hay suy nghĩ lắm, vì anh có khả năng sinh con (bạn gái anh bỏ thai khi hai người còn trẻ), còn tôi biết mỗi anh…tôi cho rằng tại nghiệp ác anh gây ra nên không thể mang thai, còn anh lo lắng tôi bị “điếc”. Hiện tại vợ chồng tôi bề ngoài đầm ấm mà nhiều lo lắng khôn nguôi, nếu tôi “điếc” thật tôi phải làm thế nào?
Thưa đạo hữu kim hà,
Tôi chứng kiến một vài trường hợp sống hiền lương nhưng ra đi bá đạo: xe chèn chết, chết đuối, chết bệnh khổ v.v…
Và một vài trường hợp ác tột độ được đạo tràng trợ duyên vãng sanh…
Tôi mong cho đạo hữu được về với đất Phật.
PN
Bất cứ điều gì đến với ta đều do nghiệp duyên của ta thôi. Một người trong đời sống sống hiền lương ko làm hại ai nhưng trong nội tâm của họ chưa chắc đã thuần thiện tuyệt đối. Những ý nghĩ bên trong ko ai nhìn thấy được. Biết đâu vì một xích mích nào đó trong cuộc sống mà họ mongngười khác bị chết khổ thì họ bị quả báo như vậy. Còn một người ác biết sợ quả báo đau khổ biết ăn năn hối lỗi thì tâm hối hận này cũng giúp họ được Phật cứu nên họ vãng sanh được
Xin thầy cho con hỏi. Năm nay con 24 tuổi. Con rất muốn tu thep pháp môn niêm phật nhưng làm sao giữ tâm trong sạch 1 lòng bởi vì có thể sau này con sẽ có vợ sinh con, làm công việc liên quan tới trí óc, quan hệ xã hội bạn bè. Nếu vứt bỏ hết để xuất gia thì có được không. A di đà phật