Ở nơi chúng ta, luân hồi trong lục đạo chẳng có lúc ngưng dứt, nỗi khổ ấy được gọi là “sanh tử bì lao” (sanh tử mệt nhọc). Vì thế, người học Phật phải có tầm mắt xa rộng, chớ nên chỉ thấy trước mắt. Vì có những đồng tu sau khi học Phật, đương nhiên hiểu nhân quả đôi chút, chẳng dám làm chuyện ác nữa. Xét theo phương diện cuộc sống thì chẳng bằng các đồng học, bạn bè của chính mình, thấy họ sự nghiệp ngày càng phát đạt, của cải cuồn cuộn đưa tới, còn chính mình thu nhập mỗi năm chỉ gắng gượng sống qua ngày, gặp mặt các bạn bè cũ, cảm thấy rất khó chịu, cảm thấy chính mình thua kém kẻ khác! Quan niệm ấy là ma chướng của chính quý vị, là phiền não chướng hiện tiền, là nghiệp chướng hiện tiền, chính quý vị mê hoặc, điên đảo.
Phú quý vinh hoa trên thế gian này như mây khói trôi qua trước mắt, là giả, chẳng thật, chẳng đáng hâm mộ! Chính mình thật sự học Phật, nhất là tu pháp môn Tịnh Độ này, quý vị có thể vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, thật sự đạt được sự sống đời đời. Trong thế gian này, đừng nói là đế vương trong thế gian hay tổng thống, [ngay cả] thiên vương cũng chẳng làm được! Có ai có thể sánh bằng quý vị? Chẳng thể so sánh! Chúng ta cảm thấy chẳng bằng người thế gian, tức là đạo nghiệp của chính quý vị chưa đạt căn bản. Nếu quý vị đạt được, dẫu quý vị ăn mặc rách nát, đứng cùng chỗ với các vị đế vương trong thế gian, khí thế của quý vị vượt trỗi họ, chắc chắn chẳng thua kém họ chút nào! Vì sao? Xác thực là vượt trỗi họ, ta tự tại, họ chẳng tự tại, ta chẳng có phiền não, họ có phiền não; ta chẳng có ưu lự, họ có ưu lự. Xét về những điều này, họ chẳng bằng ta!
Quý vị nói quý vị lắm tiền nhiều của, tôi chẳng có của cải gì, nói thật ra, chúng ta bằng nhau! Quý vị có tiền của thì mỗi ngày cũng ăn ba bữa. Tôi chẳng có tiền của, mỗi ngày vẫn ăn ba bữa. Quý vị chú trọng phải ăn như thế nào đi nữa, bất quá là ăn no mà thôi, tôi cũng ăn no bụng, cho nên bình đẳng. Tôi ăn no nhưng chẳng tạo tội nghiệp, quý vị ăn no, chẳng biết đã tạo bao nhiêu tội nghiệp. Tôi ăn no, đó là công đức; quý vị ăn no bèn tạo nghiệp, chẳng thể sánh bằng! Thật đấy, chẳng giả đâu!
Do vậy, người thật sự học đạo nhất định phải đạt được pháp hỷ, pháp hỷ sung mãn. Quý vị vào trong bất cứ nhóm người nào, người ta tự nhiên hâm mộ quý vị: “Vì sao anh có thể vui sướng dường ấy?” Học Phật bèn sung sướng. Thế gian tuy có phú quý, giàu có, nhưng chẳng vui, tuy sang quý mà cũng chẳng vui! Do vậy, cổ nhân nói: “Bất như bần nhi lạc” (chẳng bằng nghèo mà vui), cuộc đời này mới có ý nghĩa, mới có giá trị. Tuy sống cả đời phú quý, nhưng suốt đời chẳng vui sướng, người ấy rất đáng thương, trong Phật pháp gọi là “khả lân mẫn giả” (kẻ đáng thương xót). Càng đáng thương hơn là chẳng thể thoát ly lục đạo luân hồi, thật sự đáng thương! Bản thân chúng ta hãy khéo tu hành, chính mình hiểu rõ đời này, kiếp này là thân cuối cùng luân hồi trong lục đạo, chẳng có lần sau, tự tại lắm! Đúng là Đại Phạm Thiên Vương vẫn chẳng thể sánh bằng Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Trích từ A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Nam mô a di đà phật.
Nhưng nói buông bỏ thật khó. Nhiều người ngước ra ngoài xuýt xoa….cái này đẹp.cái kia đắt.ông kia giỏi. ….câu PHẬT hiệu lại ngưng……..
Vâng. Buông bỏ khó quá.nhìn người ta nhà cao cửa rộng, một tháng lương mười mấy triệu mình thì có 4 đến 5 triệu trong lòng thật buồn.Tuy có lúc nghĩ niệm Phật là vô lượng công đức nhưng chưa đạt được trình độ nhất định nên trong lòng luôn vọng tưởng về phước báu vô lậu thế gian.Lạy thầy con cũng muốn xả ly ta bà tinh tấn niệm Phật mà sao khó quá, con xin chư Phật bồ tát từ bi che trở gia hộ cho tất cả chúng con với để chúng con chiến thắng tham sân si mau về Tịnh Độ. Nam Mô A Di Đà Phật , trăm ngàn lần cầu mong
Chào anh nguyên. Dạo này anh còn đau bụng không?tiêu hoá tốt không?
Mô Phật
Bạn Nguyên,
Nhiều người ngước ra ngoài hay tâm bạn đang thường hướng ra ngoài?
Khi thấy người phiền não thì đồng nghĩa tâm bạn đã đang phiền não rồi. Điều này đồng nghĩa, khi bạn thấy họ ngưng câu Phật hiệu thì tâm bạn cũng đã ngưng rồi. Do vậy tu là đừng hướng tâm mình ra ngoài, hay vào người khác, mà hướng trực diện vào cái tâm phiền não, thị phi, nhân ngã của chính mình.
Chư Tổ dạy: Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật! là luôn hướng trực diện vào tâm mình, tu tâm mình, sửa đổi tâm mình, giúp nó được thanh tịnh, đó là thấy Phật, thành Phật.
TĐ
Lòng con như lửa đốt. Ăn uống nào có ngon miệng gì.tâm thanh tịnh…con chẳng còn nữa rồi
A Di Đà Phật! Dù sao mong đạo hữu Nguyên vẫn tinh tấn niệm Phật, dù ít dù nhiều vẫn hãy niệm nhé!
Mô Phật
Bạn Nguyên,
Lửa đang đốt tâm bạn là lửa gì vậy? Lửa tham, sân, si, mạn, nghi, hay lửa phân biệt, chấp trước? Hay lửa ngũ dục? Lửa lục trần? Bạn phải tìm cho ra ngọn lửa nào đang thiêu đốt tâm bạn rồi dùng chân tâm tịnh lặng của bạn mà dập tắt chúng.
Chân tánh chẳng sanh, chăng diệt. Thấy nó sanh-diệt-diệt-sanh là do lấy vọng làm chân nên mới khổ não vậy.
TĐ
Thế thì anh bị bệnh do thân rồi. Có thể do dạ dày hoặc bệnh gì đó.Ngồi mà chân đau còn không an được tâm huống hồ bị bệnh dạ dày. Anh đi khám xem, cầu mong anh sớm khỏi bệnh nhé. Nếu bịnh bị tiêu hóa xin anh thử lấy thân cây chuối vắt lấy nước uống một thời gian xem có đỡ không
A Di Đà Phật!
Gửi bạn Nguyên,
Đúng vậy, khi bạn hướng ngoại truy cầu thì tâm bạn không còn thanh tịnh nữa. Ví như có nhiều người khen bạn giỏi chỉ vì bạn ở trong một tập thể không xuất sắc, không nổi bật….rồi một ngày kia bạn được lãnh đạo cử đi công tác, gặp quá nhiều người xuất sắc, nổi bật bạn sẽ thấy mình thật kém cỏi, thậm chí họ chỉ thẳng mặt bạn “anh dốt”. Cho nên họ chính là đại thiện tri thức của ta. Đâu khó khăn gì khi bước ra khỏi vỏ ốc, nếu thấy người ta giỏi hơn bạn, bạn học hỏi, kém hơn bạn, bạn giúp đỡ, gọi là bố thí qua lại. Phật dạy rõ, chịu khó nghiên cứu kinh điển nói lại cho người được quả báo thông minh, mẫn tiệp, chịu khó bố thí tài vật cho người thì được no đủ, giàu sang. Một trong hai mặt đều kém thì thật đáng buồn, tuy nhiên Phật khuyên nên tu phước báo xuất thế gian vì đây là con đường giải thoát, mọi phước báo thế gian nếu có chỉ là ảo ảnh, như bóng, bọt nước có gì vui đâu. Đồi lời gửi đến bạn, chúc bạn sớn bước ra khỏi vỏ ốc để hoàn thiện bản thân, sớm tối tinh cần giữ chắc câu “Nam mô A Di Đà Phật”.
Mọi người nói đúng. Ngày ngày lòng mình như lửa đốt. Mỗi ngày chứng kiến người mất. Mà bất lực nghe kêu réo. Lượt mình chưa đến nhưng ngủ toàn những hình thù ghê sợ.
A Di Đà Phật, đạo hữu Nguyên có thể đem “lòng như lửa đốt” của mình ra cho các chư vị đồng tu ở đây làm thanh tịnh lại được không ah?
Mình có nên viết chú. LĂNG NGHIÊM rồi mang trong mình.? Thú thự tết nhất hoặc đi ăn uống ở đâu cứ phải uống rượu, ăn thịt
– A Di Đà Phật.chào các bạn
– Mình Năm Nay 18 Tuổi.Mình cũng mới niệm phật được 1 vài tháng nay cộng với mình hay lên mạng nghe Đại Đức Thích Phước Tiến giảng pháp nhiều.Mình ngộ ra được vài điều trong cuộc sống.Mình thấy cái tham.sân.si ai ai cũng có rất nhiều mà mình không giúp họ sửa được.Mình hay khuyên với mọi người xung quanh về pháp môn niệm Phật nhưng xem ra chỉ có 1 ít số người tin và thực hành.Bây giờ mình muốn phát tâm đi tu nhưng lại sợ không có duyên và căn với cửa Phật,cộng thêm bụi trần tục chưa thể buông sạch,và chuyện gia đình nữa.Mình bh phải làm thế nào ạ.mọi người giúp mình với ạ.
A Di Đà Phật.
Mình xin chào Như Quyết,
Trong cuộc sống này, đã mang thân người trong cõi Ta bà này thì ai cũng có tham – sân – si , nếu không thì đã thành Phật và Bồ Tát hết cả rồi . Mỗi người ai cũng có nghiệp riêng của mình nên mới cảm thành thân này . Các loài khác cũng lại như vậy .
Thật quý hóa khi bạn đã có duyên biết được Pháp niệm Phật và đã niệm Phật được vài tháng. hãy cố gắng gìn giữ và phát huy điều đó . Quả thật là rất khó để hóa độ một người, chư Phật và chư Bồ Tát vì tất cả chúng sanh mà trải qua bao nhiêu kiếp tu hành cực khổ để hướng họ đến cái thiện , đến giải thoát . Nhưng đôi khi chư Phật và chư Bồ Tát chỉ vì hóa độ một chúng sanh mà phải trải qua bao nhiêu khổ cực trong vô số kiếp mà chẳng hề nhàm chán, chẳng hề mệt mỏi . Nhưng muốn làm được như vậy thì trước hết chúng sanh ấy phải có duyên với họ thì họ mới độ được bạn ạ .
Mình được nghe một câu chuyện từ một vị trụ trì như thế này : “Như lúc Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài không hóa độ được một người đàn bà vì bà ấy không có duyên với Ngài. Mà Ngài lại nhờ vị Tỳ Kheo tên là La Hầu La hóa độ bà ấy là vì Kiếp trước La Hầu La là con của bà ấy vậy .”
Nói đến đây, mình muốn nhấn mạnh “Nhân Duyên” là một điều vô cùng quan trọng vậy . Do đó, “khi bạn khuyên mọi người xung quanh về pháp môn niệm Phật nhưng xem ra chỉ có 1 ít số người tin và thực hành” , đây cũng là chuyện bình thường bạn không có gì phải bận tâm vì họ không có duyên với Pháp môn này vậy . Trong các Kinh điển về Pháp môn này , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có dạy đây là Pháp khó tin vậy . Chỉ những ai đã gieo trồng thiện căn, Phước đức và nhân duyên với Phật A Di Đà thì mới có cơ hội gặp gỡ pháp môn này, hành trì chuyên cần, và được hóa độ bởi pháp môn này vậy .
Nên bạn cứ tùy duyên mà đem pháp môn này khuyên bảo mọi người, ai tin và hành trì thì mình hoan hỷ, còn nếu ai chưa có duyên thì nên hồi hướng nguyện cầu cho họ sớm được gieo duyên để hướng đến giải thoát vậy . Làm chuyện gì cũng nên đặt tâm chí thành của mình vào đó và luôn tùy duyên và hoan hỷ với mọi hoàn cảnh thì tu hành mới thật sự hiệu quả bạn ạ .
Còn chuyện bạn muốn đi tu thì cũng nên tùy duyên . Nếu được thì đến chùa hỏi thử, nếu đủ duyên thì xuất gia . Còn nếu không đủ duyên thì tu tại gia . Trong các kinh điển cũng đã nêu ra nhiều thí dụ về các vị Phật tử tại gia tu hành đắc đạo vậy . Ví dụ như là Ngài Duy Ma Cật là một vị Bồ Tát tại gia với trí tuệ siêu phàm, pháp nào Ngài cũng thông suốt cả (Kinh Duy Ma Cật), hay là Hoàng Hậu Vi Đề Hy là vị tu hành tại gia tu pháp môn niệm Phật chứng được vô sanh pháp nhẫn , vãng sanh thượng phẩm về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà (Kinh Quán Vô Lượng Thọ) .
Nói đến đây để chứng minh rằng tu tại gia hay trong chùa thì công đức đều đồng như nhau cả, đều có thể giải thoát được cả .
Tu tức là sửa, sửa những gì ? Xấu thì sửa lại cho tốt, ác thì sửa lại cho thiện, lười biếng thì sửa hành siêng năng, ….Buông xả ở đây không có nghĩa rời bỏ gia đình, và mọi thứ để vào chùa . mà là phải ngay giữa cuộc sống đời thường ứng dụng Phật Pháp vào cuộc sống để tu tập, để bỏ ác hành thiện, để diệt tham – sân – si ….
Vì còn nghiệp, còn duyên nên phải tùy duyên mà tu tập . Giống như có tâm gương vốn sáng nhưng bị đầy bụi bám, muốn gương sạch thì phải lấy đồ để lau chùi. Ngày qua ngày chịu khó thì sẽ sớm được gương sạch thôi . Bạn tu hành cũng vậy , vì còn bụi nên mới tu hành, có tu hành dần dần mới hết bụi, sau đó mới đi đến giải thoát. Chứ đâu phải còn bụi là không tu được. Nếu đã hết bụi rồi thì là Phật rồi , còn tu gì nữa . Các vị tu hành trong chùa cũng vậy, không khác .
Tu hành vốn quý ở cái tâm và siêng năng thực hành . Đã phát được tâm tu hành thì hãy giữ, ngày qua ngày chịu khó giữ gìn cho đến hết cuối đời không thay đổi . Đời này kiên cố giữ gìn tinh tấn tu hành, đời sau cũng vậy, và nhiều đời sau cũng như vậy. Tuy hình hài sinh ra có sai khác nhưng cái tâm đã phát ra ấy vẫn mãi thường còn như hư không không hề thay đổi vậy .
Nam Mô A Di Đà Phật