Vào đời Đại Minh có người tên Cố Nguyên, quê ở Kim Lăng, tự lấy hiệu là Bảo Tràng cư sĩ. Lúc trẻ ông đã có tài thi phú, giỏi thảo thư. Đến tuổi trung niên ông một lòng chuyên tu tịnh nghiệp. Sau đó, ông bị bệnh nhẹ, liền cho mời tất cả bạn đạo tăng tục tổ chức hội “Thập niệm A-di-đà Phật” xướng niệm liên tục.
Một hôm, ông nói với mọi người:
– Tôi nhất định sẽ vãng sinh.
Mọi người hỏi:
– Vì sao ông biết chắc như vậy?
Ông nói:
– Tôi thấy Phật A-di-đà hiện thân đầy trong hư không, thấy thế giới kim sắc của Ngài và thấy Đức Phật lấy y ca-sa trùm lên người tôi. Tôi cũng thấy mình ngồi trong hoa sen.
Lúc ấy, mọi người đều nghe có hương thơm của hoa sen. Các con ông đau buồn khóc than không dứt. Cư sĩ nói: “Các người nói tôi đi đâu? Nơi nào cũng chính là nơi này. Nếu ở đây đã sáng tỏ thì bất cứ nơi nào cũng rõ ràng”.
Ông lại nói với mọi người: “Các vị đừng nói nhiều mà nhiễu loạn tâm tôi, chư Phật đã đến ở trên hư không đợi rước tôi, qua canh ba tôi sẽ đi”. Đến canh ba, ông vui vẻ mỉm cười mà qua đời. Tiên sinh Thiếu Tông Bá và Ân Thu Minh đều có ghi lại chuyện vãng sinh của ông.
Ghi chú:
Thân đã ngồi trong hoa sen thì chắc chắn sẽ vãng sinh. Nơi đâu cũng chính nơi này, đi thì thật không đi. Nếu cư sĩ Bảo Tràng vãng sinh đương nhiên không sinh vào trung phẩm và hạ phẩm.
Trích: Bốn Chúng Vãng Sanh
Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên
thưa thầy THIỆN NHÂN.
trước thầy có bài viết rất hay về tục đốt vàng mã.thầy nghĩ sao khi giờ những lăng mộ,mồ mả xây to đẹp?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vô Trụ,
Trong phước có hoạ, trong hoạ có phước.
*Xây mộ to, đẹp đó là phước báu mà người chết được thân quyến tạo cho, nhân gian gọi là: mồ yên, mả đẹp. Nhưng, nếu hiểu sâu giáo lý Phật pháp thì việc xây mộ to, đẹp thậm chí quá hoành tráng như nhiều gia đình hiện nay đua nhau làm, thì đó là gây hoạ cho cả người chết lẫn còn sống.
Lý do? Thứ nhất sẽ khiến cho người chết bám víu vào nắm xương cốt vô thường được phủ lên bằng một ngôi nhà to, đẹp, từ đó khiến cho người chết không thể siêu thoát vì họ ngỡ đó là căn nhà họ được hưởng, nên hưởng. Đó là lý do tại sao nhiều người chết cả mấy chục năm, vài trăm, thậm chí cả nghìn năm mà vẫn không siêu thoát. Thứ đến người còn sống, khi làm những việc trên đã vô tình gieo những chủng tử mơ hồ về nhân-quả, về sanh-tử cho không chỉ người chết mà còn cho chính mình, những chủng tử này sẽ đeo bám họ khi họ xả thân mạng, và họ sẽ nguyện được như người thân của mình: cũng mồ yên, mả đẹp để thụ hưởng. Vô hình chung họ cũng tự đánh mất cơ hội để tái sanh, đương nhiên cảnh giới lành hay ác vốn phụ thuộc vào nghiệp họ tạo tác.
Như vậy một hành động tưởng như đền ơn nghĩa, báo hiếu, trả hiếu…nhưng thực tế lại đang gây hoạ cho cả người sống và kẻ chết: Đều mê mờ nhân-quả.
*TN nghĩ với những hành giả tu Tịnh Độ cần phải nhận diện thật chuẩn xác điều này: Chớ nên lo, chuẩn bị cho mình một cỗ quan tài thật sang, sịn, hay xây trước cả một ngôi mộ thật hoành tráng, tốn kém tiền của để khi xả báo thân sẽ được yên vị trong đó. Làm thế=tự chuẩn bị cho mình một hành trang làm kiếp ngạ quỷ.
TN
thầy THIỆN NHÂN Nói thật quá thẳng .
giờ chúng con tà tri tà kiến đến tận sương tuỷ rồi. Thật là hết cách cứu vãn.
nếu vì ngu si ko giúp đc mẹ, vụng về kém cỏi suốt ngày để mẹ cáu thì có phải là bất hiếu ko
pháp sư CHỨNG NGHIÊM nói rất hay:
chịu khổ hiểu thấu được khổ hết khổ sẽ vui.
hưởng phước hiểu thấu được phước hết phước sẽ khổ.
nay được biết thêm HOÀ THƯỢNG TỊNH KHÔNG thật vô cùng cảm kích.
chúng ta làm phước đừng hưởng sẽ vô cùng lợi lạc vì….
cảnh chuyển theo tâm.
làm ơn cho mình hỏi là có ai biết nếu mình bị rụng nhiều tóc là do nghiệp gì tạo ra không ạ ? và khẩu nghiệp có ảnh hưởng đến răng phải k . nếu ai biết xin chỉ dạy mình ạ .
Rụng tóc có nhiều nguyên nhân: rối loạn nội tiết, stress,thiếu dinh dưỡng…Những ng sau khi sinh con cũng có thể gặp phải tình trạng này. Hoặc là hóa chất tác động đến tóc quá nhiều,khiến tóc yếu,như là : nhuộm tóc,uốn tóc…
Cần phải rõ nguyên nhân mới điều trị hiệu quả đc.
Nếu rụng tóc nhiều bạn nên đi khám để rõ nguyên nhân. Nếu do rối loạn nội tiết sẽ đc cho thuốc để cân bằng. Nếu do stress thì cần dành thời gian nghỉ ngơi thoải mái. Nếu do thiếu dinh dưỡng thì cần bổ xung đầy đủ vi chất cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc…
” Khẩu nghiệp có ảnh hưởng đến răng phải k”
Điều này lần đầu tiên mình nghe thấy,chắc là ko có căn cứ gì đâu bạn.
Nam mô A Di Đà Phật.
bị rụng nhiều tóc nấu vỏ cây dâu trắng( tang bạch bì)4 lạnglấy nước gội đầu,tóc sẽ không rụng nữa,chỗ tóc đã rụng lại mọc lại.
Giới còn thì PHẬT PHÁP sẽ vẫn hưng thịnh.
trong KINH VÔ LƯỢNG THỌ có câu.( giữ gìn khẩu nghiệp)
bạn nên thỉnh về học
mình cảm thấy rất buồn học phật thì ko đc hồ nghi nhưng lời giảng pháp thì lại đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn khắt khe mà phàm phu ko thể làm nồi, khi mắc phải những lỗi những tiêu chuẩn nhà phật đưa ra nhà phật lại bảo, niệm phật mà như vậy thì cả đời ko thể vãng sanh, chính câu nói đó và những tiêu chuẩn khắt khe đó làm cho phật tử mới hồ nghi chứ họ đâu có hồ nghi khi mới phát tâm học phật, mình phải làm sao với sự mâu thuẫn này đây. mình ko có thời gian để nghe pháp chỉ có niệm phật thôi, mà khi có thời gian tìm hiểu pháp thì toàn nghe đc những bài giảng như thế
A Di Đà Phật
Bạn HVTP,
Không có con đường nào dẫn đến thành công mà trải đầy hoa hồng cả, bạn ạ. Học Phật là việc cả đời.
Bố thí – Trì giới – Nhẫn nhục – Tinh tấn – Thiền định – Trí tuệ
Cứ vậy mà tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn HVTP,
Nếu bạn hồ nghi vì bạn thấy những tiêu chuẩn đưa ra khắt khe, và bạn không thể thực hiện được thì cần phải xem lại. Đầu tiên, phải xem những tiêu chuẩn đó có trái ngược với lời kinh Phật không hay là các vị giảng sư muốn giảng cho rõ ý bởi vì đa phần các lời dạy của Phật thường cô đọng, nếu hời hợt xem qua, lại cho là hiểu rõ, hành sai thì đáng tiếc vô cùng. Nếu bạn thấy những tiêu chuẩn đó không giống như lời Phật dạy thì bạn có thể bỏ qua, còn nếu đúng, mà mình không làm được, lại sanh tâm hoài nghi, thì đó chính là mình sai. Giống như người bệnh, bác sĩ cho thuốc, mà thuốc lại đắng, mình không uống thuốc được, lại sanh tâm nghi ngờ không biết thuốc đó có trị được bệnh không, bác sĩ có cho thuốc đúng không. Theo PH thấy, đa phần các bài giảng đều để làm rõ thêm lời kinh dạy, để ta hiểu đúng mà thực hành. Có lẽ do bạn thấy khó, thấy sức mình làm không được, nên quay lại hồ nghi là do giảng sư giảng không đúng. Bạn cần nên đối chiếu với lời Phật dạy để dẹp bỏ hoài nghi bạn nhé.
Để thực hiện một việc thành công cần phải đi từng bước một, từ dễ đến khó, và phải kiên trì. Ví dụ, để đậu Đại học, học sinh cần phải cố gắng kiên trì học tập, không phải là việc dễ dàng. Việc thế gian thôi mà đã như vậy, huống gì việc tu học để vãng sanh, thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Ví dụ, nói người niệm Phật phải buông hết mọi thứ, mới có thể vãng sanh, điều này quả thật rất khó. Tuy nhiên buông ngay thì khó, chứ buông từ từ thì chúng ta có thể làm được, mà buông ở đây chính là buông cái tâm lăng xăng này. Bạn cứ từ từ mà thực hành, hôm nay làm một ít, ngày mai làm một ít, dần dần sẽ có kết quả. Hôm nay người ta mắng, mình mắng lại, ngày mai người ta mắng, mình không mắng lại, chỉ lầm bầm bất mãn, ngày kia mình không lầm bầm, mà tâm vẫn khó chịu, ngày sau nữa tâm bớt khó chịu, ngày sau nữa tâm chỉ hơi không vui, ngày sau nữa thấy tâm bình thường,… Ý ở đây là, đừng thấy khó mà nản, mà sanh tâm hồ nghi, nếu đúng như chánh pháp, thì ta cứ từ từ thực hiện từng bước một, từ dễ đến khó, rồi sẽ có thành tựu.
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đúng là một số bài giảng cua HT Tịnh Không đưa ra yêu cầu qúa cao thật sự khó mà làm đựơc.Mình chỉ thấy tăng trửơng niềm tin vào chí nguyện vãng sanh khi đọc Niệm Phật Tông Yếu cuả Pháp Nhiên Thượng Nhân và có động lực niệm Phật hơn khi đọc Pháp ngữ khai thị cuả HT Diệu Liên.
khi đọc kinh VÔ LƯỢNG THỌ . thế giới TÂY PHƯƠNG là lục trần đều là A DI ĐÀ PHẬT hoá hiện. vậy nghe những vị thầy ở đây niệm PHẬT cũng ví người này là A DI ĐÀ PHẬT,người kia cũ A DI ĐÀ PHẬT……
Như vậy TÂM,PHẬT,CHÚNG SANH tất cả đều bình đẳng.còn chúng ta thì chẳng có bình đẳng đương nhiên mới buồn,nghi ngờ.
a di đà phật cảm ơn đạo hữu Hữu Nghĩa và cư sỹ Phước Huệ