Sư Tuệ Cung họ Cung, người Phong Thành, Dự Chương. Từ khi xuất gia, Sư kết bạn rất thân cùng với ba pháp sư là Tăng Quang, Tuệ Kham và Tuệ Lan. Sức học của các ngài không sánh bằng Sư, nhưng đối với Tịnh độ, thì các ngài huân tu, trưởng dưỡng, chuyên tâm phát nguyện, Sư không theo kịp. Ngài Tuệ Lan thường nói:
– Trình độ học rộng nghe nhiều của Sư đối với Phật pháp có lợi ích gì? Cũng như kẻ điếc tấu nhạc mà thôi. Đó là điều mà bậc thánh Vô Văn (chỉ cho bậc A-la-hán) quở trách. Sư chấp nhận sự chê bai đó sao?
Sư nói:
– Đâu thể như thế được! Học hỏi không ngừng, thông suốt được mọi điều, thì có người nào lúc sắp chết lại mờ mịt, ngu si!
Bảy năm sau, các ngài đều viên tịch, lúc lâm chung đều có ứng hiện điềm lành.
Năm năm kế tiếp, tức vào niên hiệu Nghĩa Hi thứ mười một (415) đời nhà Tấn, Sư bị bệnh. Trong cơn bệnh, Sư suy nghĩ về các bạn đều đã qua đời, bản thân mình thì bị cơn bệnh hoành hành, mịt mờ không nơi nương tựa. Sư than thở:
– Sáu đường [*] trôi lăn, khi nào mới dừng?
Bệnh càng nặng hơn, Sư nói:
– Sinh tử đến đi, ta sẽ về đâu?
Từ đó, Sư dập đầu rơi lệ, chí thành phát nguyện hướng về An Dưỡng. Tuy thân mang bệnh nặng, nhưng Sư trì niệm không một mảy may gián đoạn. Một hôm, Sư thấy Phật Vô Lượng Thọ đưa đài màu vàng ròng đến đón. Sư cảm giác như được ngồi trên đó. Kim đài phát sáng rực rỡ như đống châu báu. Sư lại thấy các ngài như Tăng Quang, Tuệ Kham, Tuệ Lan… từ trong luồng ánh sáng vui vẻ nói:
– Sư sắp được vãng sinh phẩm thượng, chúng tôi vô cùng an lòng, chỉ tiếc là bị vướng mắc với ngũ trược dài lâu, đến cuối đời Sư mới nương nơi cõi Tịnh!
Sau đó, Sư chợt cảm thấy thân thể không còn bệnh khổ, tự ngồi dậy, kể lại điềm lành xong thì viên tịch.
[*] Sáu đường: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, cõi người và cõi trời. Trong đó, ba đường trước gọi là ba ác đạo, ba đường sau gọi là ba thiện đạo.
Trích: Bốn Chúng Vãng Sanh
Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên
Thầy cho con hỏi : con có người bạn đồng tính nhưng họ đã có vợ rồi , nhưng họ vẫn tìm con trai để quan hệ . Vậy nguời đó có mang tội tà dâm không ạ? và nếu có thì họ sẽ gặp quả báo gì ? Con xin chân thành cảm ơn . Nam mô a di đà Phật
Đã có vợ con mà đi tà dâm dù nam hay nữ, cũng phạm tội quan hệ bất chính, tức là phạm tội tà dâm hết
thưa thầy xin thầy khai thị cho chúng con 4 chữ (THẾ TRÍ BIỆN THÔNG)?
vì sao chúng con ngày nay đều có quan niệm phải học rộng.nghe nhiều.
điều ấy có tốt không?con xin cám ơn các thầy
A DI ĐÀ PHẬT!
Gửi bạn Vô Trụ,
*”Thế trí biện thông” hiểu giản đơn nhất là dùng trí thức thế gian hay còn gọi kiến thức phàm phu để tranh biện về Phật pháp. Phật pháp là chân lý. Đã là chân lý thì thông suốt 3 đời: quá khứ-hiện tại-vị lai đều không rời đổi. Vì thế người học Phật chỉ nên y giáo phụng hành chứ chẳng thể dùng trí thức phàm phu của mình để luận bàn sai-đúng, cao-thấp, chánh-tà… của Phật pháp.
*Khi tâm chưa định mà lo học rộng, nghe nhiều sẽ chỉ dẫn tới tán tâm, nghĩa là tâm phân tán mỗi nơi một ít. Đây là hiện tượng phổ cập của người học Phật thời nay. Vì lẽ đó chư Tổ thường khuyên: Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu ý nghĩa là vậy.
TN
A Di Đà Phật!
Xin các Liên hữu cho đệ hỏi “Văn, Tư, Tu” & “Tín, Giải, Hành, Chứng” giống & khác nhau như thế nào? Đệ hoan hỷ cảm ơn trước!
A Di Đà Phật!
chào bạn PHẠM XUÂN KIÊN.
không cần hỏi nhiều thế.
giờ BẶN thử giải thích được hai từ này giống và khác nhau thế nào?
HỌC PHẬT………..PHẬT HỌC.
Vài lời tham khảo
1. NHÂN- QUẢ nối tiếp xâu chuỗi nhau như mắt xích đan vào nhau
“Văn, Tư, Tu”
Văn là Nghe.Tư là chánh tư duy,những tư duy thuận với chân lý thì gọi là chánh tư duy,nghịch với chân lý gọi là tà tư duy.Chẳng hạn như nhớ nghĩ về công đức vạn hạnh của Phật,sự trang nghiêm của thế giới Cực Lạc thì là chánh tư duy.Phải có Nghe kinh thì mới có Tư,không có nghe thì làm sao mà biết được. Văn là NHÂN của Tư, Tư là QUẢ của Văn
-Khi có Tư thì sẽ tiến tơi Tu. Tư là NHÂN của Tu. Tu là QUẢ của Tư
-Khi có Tu thì càng bồi đắp cho Văn,lại sanh Văn. Tu là NHÂN, Văn là QUẢ
-Mới đầu nghe danh hiệu Phật,nhớ nghĩ về Phật,sau đó thì niệm Phật,rồi lại dùng tai nghe trở lại danh hiệu Phật,…cứ thế tiếp tục luân hoàn bồi đắp cho nhau
“Văn, Tư, Tu” là cặp NHÂN- QUẢ nối tiếp lẫn nhau
“Tín, Giải, Hành, Chứng” cũng tương tự như vậy
2. NHÂN- QUẢ cùng lúc song trì cho nhau
-Hễ nói tới NHÂN thì chắc chắn phải có QUẢ.Hễ nói QUẢ thì phải có NHÂN
NHÂN- QUẢ không sai khác nhau đi cùng nhau như hình với bóng.Vì nếu NHÂN mà ko có QUẢ thì NHÂN ấy là hư vọng như bánh vẽ ko ăn được. QUẢ mà ko có Nhân thì QUẢ ấy cũng là hư vọng
-Có khi chỉ nói tới NHÂN mà không nói QUẢ,gọi là Nhân hiện mà QUẢ ẩn,nhưng người nghe phải biết trong NHÂN nhất định có QUẢ
– Có khi chỉ nói tới QUẢ mà không nói NHÂN,gọi là QUẢ hiện mà NHÂN ẩn,nhưng người nghe phải biết trong QUẢ nhất định có NHÂN
-Có người thích NHÂN thì chú trọng nói trên phương diện NHÂN.
-Có người thích QUẢ thì chú trọng nói trên phương diện QUẢ
“Văn, Tư, Tu” nói trên phương diện NHÂN
“Tín, Giải, Hành, Chứng” nói trên phương diện QUẢ
-Văn là Nhân. Tín là QUẢ.Vì nghe nhiều mới sanh tín,không nghe làm sao mà tin được. Văn- Tín là cặp NHÂN- QUẢ đồng thời song trì cho nhau.Nói Văn là phải có Tín,hoặc nói Tín thì phải có Văn.Nếu Nghe danh hiệu Phật mà ko tin thì cũng như ko nghe.Hoặc Tín mà ko niệm Phật,tai ko muốn nghe danh hiệu Phật thì là Tín hư vọng
– Tư sẽ sanh ra Giải.Do tư duy về đó mà sanh ra Giải,tức là biết được bộ kinh này nói về gì,phương pháp tu hành ra sao.
– Tu sẽ sanh rà Hành cùng lúc. Tu là sửa đối, Hành là hành động,áp dụng các phương pháp lý luận trong kinh vào cuộc sống thực tế.
– Chứng là QUẢ của tất cả những thứ trên
3.Với người niệm Phật.
Văn- Tín là nghe danh hiệu Phật thì đồng thời sanh lòng tin
Tư- Giải là nhớ nghĩ cho đến phát nguyện sanh Cực Lạc
Tu-Hành là chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật
-Chứng là lâm chung Phật tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc.
A Di Đà Phật
Cảm ơn liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật nhiều nhé !
thân người khó được ,phật pháp khó nghe.
một ngày mình tạo vô lượng vô biên.nhân xuống địa ngục.
tất cả đều hừng hực những cơn giận giữ.
lửa bỏng nóng rát ở sa mạc cũng không nóng bằng cái tâm này.
gửi bạn VÔ TRỤ.
hoà thượng TỊNH KHÔNG khuyên chúng ta MỘT MÔN THÂM NHẬP TRƯỜNG KỲ HUÂN TU.
giờ ai là người khổ nhất.? mình là người khổ nhất,thảm hại nhất.
vì cái gì cũng vơ vào ,khua khoắng đục ngàu lên khiến bao người hết nói nổi.giờ tâm trạng không khác nào lửa bỏng .thật là lạc đường.
không biết ai mới vào đây nếu chưa học gì chưa biết gì tâm vẫn trong sáng thì khuyên đừng vội học hãy thân cận 1 vị . càng cung kính thì thu rất nhiều lợi ích.họ sẽ toàn tâm ý dạy.còn tôi ngã mạn nên giờ không có quy củ gì cả.
Chào bạn Nguyên,
Thấy ta có tâm ngã mạn, chấp tâm ngã mạn đó là ta thì sẽ bị kẹt ở đó, không sửa được. Vọng tâm sanh diệt, biến đổi không ngừng, tâm ngã mạn cũng chỉ là một vọng niệm, đó chẳng phải là tâm ta. Ta có thể thay đổi nó bằng cách khi thấy hiện một tâm ngã mạn thì mình khởi ra một tâm cung kính, hoặc cung kính niệm một câu Phật hiệu, phải luôn để ý tâm mình như vậy hoài, lâu ngày tự nhiên sẽ chẳng còn tâm đó, phải cần hiểu rõ cái tâm ngã mạn đó sanh diệt không ngừng, nên đừng sợ là nó còn hoài, hãy kiên trì để ý luyện tâm thì sẽ có thành tựu. Ngoài ra cần nên cung kính lễ Phật, khởi tâm cung kính hết thảy chúng sanh, lần hồi tâm ngã mạn sẽ không còn.
Thực hành được dù chỉ trong một giây, một phút thì cũng cứ gắng làm, chỉ cần cố gắng trong từng lúc như vậy, dần dần sẽ có kết quả.
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi Vô Trụ: mình cảm thấy bạn thật có tâm muốn tìm hiểu Phật pháp, muốn sửa mình. Theo mình thì bạn Nguyên nói đúng. Nếu có duyên bạn sẽ gặp đc 1 thiện tri thức & xin theo học Phật pháp. Nhưng nếu ko có duyên thì hãy chăm nghe giảng pháp, chăm niệm Phật theo lời các thầy. Và theo mình thì ko nên cứ thấy thầy nào giảng cũng đọc, nên chọn các bài giảng của các pháp sư có đạo hạnh, được đại chúng tán dương, ví dụ như ngài Tịnh Không, đại sư Ấn Quang. Vì chúng ta bây h tập khí nhiều, lại sơ học, chưa hiểu nhiều mà đọc quá nhiều thì 1 là gây tâm lý nhiễu loạn, ko biết cái gì đúng cái gì sai mà theo; 2 là sinh ham pháp rồi trở nên kiêu mạn vì mình biết rất nhiều thứ về Phật pháp. Chưa gặp đc thầy trong cõi này thì coi Phật A Di Đà vừa là thầy vừa là cha. Về sau chết đi đc thỏa nguyện vãng sanh, chẳng phải thầy mình chính là Phật A Di Đà đó sao.
Điều cuối cùng, mình biết khó, nhưng bạn cố gắng đừng quá mặc cảm tự ti về lỗi lầm hay sự sân hận của mình. Càng chấp vào lỗi đâm ra tâm lại ko sửa được lỗi, lại thêm tự ti và tạp niệm, rồi sẽ bị nội ma chi phối. Cố gắng luôn thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật, từ từ, dần dần bạn sẽ thấy các tội lỗi đó, tâm sân hận đó nhạt dần.
Đây cũng chính là những điều mình đã học đc từ ngài Tịnh Không, và đã thực sự trải qua, xin mạn phép chia sẻ với bạn. Chúc bạn tinh tấn tu hành. Nam Mô A Di Đà Phật!
con cám ơn các thầy. hy vọng mọi người đều biết trang dvct để học PHẬT PHÁP. để sớm giác ngộ .ngưỡng mong các thầy bớt thời gian quý giá giúp chúng con sớm bỏ được màn vô minh dày đặc này.
Kính thưa Thầy,
Dù trong một ngày thật bình yên hạnh phúc, khi con thành tâm niệm Phật thì nước mắt con tuôn rơi.
Xin Thầy từ bi có lời khuyên Phật Pháp nào dành riêng cho con không ạ.
Xin kính cảm ơn Thầy.
A Di Đà Phật
Phật Tử Quảng Xuân
A Di Đà Phật
Gửi bạn Quảng Xuân,
Niệm Phật mà luôn rơi lệ có hai lý do:
1/ Tâm chân thành, lễ kính và khẩn thiết trào dâng tột đỉnh.
2/ bị các chúng sanh có tâm uỷ mị lôi kéo và khống chế tâm của bạn.
Cả hai trường hợp đều không có lợi lạc cho việc tu hành và Pháp niệm Phật. Tại sao? Vì Phật là giác, là không mê. Phật cũng là chân tâm, tự tánh thanh tịnh của bạn. Nay hễ bạn niệm Phật thì lẽ ra tâm phải thanh tịnh hơn lúc không niệm, nhưng hễ niệm cảm xúc uỷ mị lại trào dâng = tâm không thanh tịnh. Vì không tịnh nên không thể giác, cho nên bạn càng niệm nhiều càng thấy tâm bất an.
Khắc chế: khi niệm Phật bạn đừng quan tâm đến bất cứ ý niệm nào ngoài câu Phật hiệu. Sao cho miệng niệm, tại nghe, tâm nhớ rõ. Cho dù cảnh giới nào ập đến hay hiện ra bạn cũng không quan tâm tới mà chỉ cần nhiếp tâm vào Phật hiệu, niệm niệm nối nhau không gián đoạn = niệm đúng cách, ngược lại là sai cách.
Chúc bạn tinh tấn và tỉnh giác.
TN