Ðại sư Mộng Ðông Nột Ðường Triệt Ngộ Tế Tỉnh là Tổ thứ mười hai của Liên Tông. Ngài họ Mã, người huyện Phong Nhuận. Thuở nhỏ thông kinh sử, năm hai mươi hai, do mắc bịnh bèn tỉnh ngộ xuất gia, tham học khắp nơi, thông hiểu rộng khắp hai tông Tánh và Tướng. Ngài tham học với Túy Như thiền sư, tỏ ngộ thấu suốt, được kế vị làm trụ trì chùa Quảng Thông ở kinh đô, hướng dẫn đại chúng tham thiền, tông phong đại chấn.
Về sau, do túc nghiệp sâu nặng nên lắm bịnh duyên, nghĩ trong Ngũ Ðình Tâm Quán của bên Giáo, đối với người nhiều chướng thì dùng Niệm Phật để trị. Vả lại, các vị đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, các vị đại Tổ Sư như Mã Minh, Long Thọ, các vị đại thiện tri thức như Trí Giả, Vĩnh Minh, Sở Thạch, Liên Trì thảy đều quy tâm vào một môn này. Lẽ nào vì cớ người đời coi thường mà ta chẳng dám quy mạng. Ngài liền bỏ tham thiền để niệm Phật, chuyên tu Tịnh nghiệp. Mỗi ngày ngài hạn định chỉ tiếp khách chừng tàn một cây hương, những thời giờ còn lại để chuyên lễ niệm.
Về già, ngài ở chùa Tư Phước thuộc núi Hồng Loa, người theo học ngày càng nhiều, dần dần trở thành một đạo tràng của Liên Tông. Tâm ngài chẳng hề chán mỏi sự nghiệp vì pháp, vì người, một mực lấy Tịnh Ðộ làm chỗ quy hướng. Mỗi khi ngài diễn nói về ân đức cứu khổ ban vui của đức Như Lai, nói ra mỗi chữ là lệ rơi đầm đìa. Người nghe cũng thường khó ngăn được lệ đẫm cả áo. Hai quyển Ngữ Lục của ngài thật tối cần thiết.
Mười tháng trước khi ngài lâm chung, ngài đã báo sẵn kỳ hạn quy Tây, dặn dò những kẻ ngoại hộ:
– Huyễn duyên chẳng dài lâu, đáng tiếc kiếp sống uổng. Ai nấy nên nỗ lực niệm Phật, năm sau sẽ thấy được hảo tướng Tịnh Ðộ.
Ðến kỳ, ngài thị hiện mắc bịnh, bảo đại chúng trợ niệm. Chợt thấy trên không vô số tràng phan từ phương Tây bay lại. Ngài bảo đại chúng:
– Tướng Tịnh Ðộ hiện, ta sắp về Tây.
Lại bảo:
– Ðược Phật đích thân tiếp dẫn, ta đi đây!
Ðại chúng xưng niệm Phật hiệu càng mạnh mẽ, đại sư ngồi hướng mặt về Tây mà tịch, thọ bảy mươi tuổi. Ðại chúng ngửi thấy mùi hương ngập tràn không trung. Quàn xác ngài, mở nắp quan suốt bảy ngày, vẻ mặt vẫn như lúc sống. Trà tỳ thâu được hơn trăm viên xá lợi.
(Theo Triệt Ngộ Thiền Sư Ngữ Lục)
Nhận định:
Sau khi đã thông suốt cả Tông lẫn Giáo còn chuyên tu Tịnh nghiệp, ngài đúng là bậc “có Thiền có Tịnh Ðộ” nên được làm thầy trời người, làm Phật, làm Tổ, nhưng ngài chẳng phải là Thiền Tịnh Song Tu! Lúc lâm chung bảo đại chúng trợ niệm để làm gương cho đời!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Xin mọi người hãy thường niệm: A Di Đà Phật!
con hỏi thầy THIỆN NHÂN 1 câu:
PHẬT thị môn trung,hữu cầu tất ứng.
thầy thường bố thí pháp ở đây thầy có được pháp không?
có người do dự nếu bố thí tài họ sẽ …..mất đi
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vô Ngại,
Kinh Kim Cang Phật dạy: “Tu-Bồ-Ðề! ông chớ nên nghĩ rằng Như-Lai có thuyết pháp. Tại sao vậy? Nếu người nào không hiểu lời của Phật dạy, lại nói rằng Như-Lai có thuyết pháp thì người ấy khinh báng Phật”.
Tại sao? Bởi các pháp vốn hữu vi, sanh-diệt-diệt-sanh không ngưng nghỉ. Gom chấp sự sanh-diệt đó cho đó là của mình, là thật, người đó thật chẳng hiểu pháp của Phật. Vì lẽ đó Phật dạy tiếp: “Tu-Bồ-Ðề! Như-Lai nói thuyết pháp, tức là không có pháp gì có thể nói được, mới gọi là thuyết pháp”.
Tại sao? Bởi còn dùng lời để diễn nói thì còn có tướng đối đãi, sanh-diệt. Còn sanh-diệt thì còn là hư vọng, nhưng vì nhất thời muốn thấy cái A mà phải dùng cái B làm biểu dụ, mà chia sẻ để chúng ta cùng hiểu giả-chân, chân-giả thì tạm gọi là chia sẻ Phật pháp thôi.
TN
hôm qua con mơ thấy mình đi thi trượt thẳng cẳng.con nghĩ nếu chẳng học nghiêm túc thì thầy giỏi cỡ mấy cũng không giúp được.con phải xem lại cách nhìn cách nghĩ của mình mới được.con cám ơn thầy THIỆN NHÂN.hi vọng thầy hay lên đây gửi phúc đáp
con hỏi thầy THIỆN NHÂN 1câu.
tích tài tán đạo.
thầy có cái nhình thế nào về tiền tài?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vô Ngại,
Bạn đọc chia sẻ này sẽ nhận diện được tại sao “tích tài tán đạo”?
tích tài tán đạo