Ðại sư Nghĩa Tú đời Minh, người xứ Ôn Lý. Trụ tại am Tán Thán ở đất Bồ, nhật khóa niệm A Di Ðà Phật hơn mười vạn tiếng, sáng chiều không gián đoạn suốt hơn năm mươi năm. Chỗ ngài đi kinh hành gạch mòn thành vết trũng, hoặc thủng xuống tận đáy. Người khác thử sửa sang, ít lâu sau lại mòn như cũ.
Thoạt đầu có kẻ nghèo chẳng tự kiếm ăn nổi, đến sống nhờ [nhà chùa]; lâu ngày, gã làm điều bất thiện. Sư quở: “Ngươi đúng là giặc!” Hắn bèn ước hẹn đồng bọn, nhân đêm tối đến đánh Sư. Ðánh lần thứ nhất, tiếng niệm Phật vẫn còn vang rền. Ðánh lần nữa, tiếng niệm Phật vẫn chẳng dứt. Ðến khi khí tuyệt, Sư bèn tịch.
(Theo Tử Bách Lão Nhân Tập)
Ðại sư Tử Bách ca ngợi: “Ðến lúc sắp chết, tiếng niệm Phật vẫn chẳng dứt. Ngay cả khi bắp đùi đã gãy, ngài vẫn còn có thể ngồi xếp bằng để qua đời. Nếu chẳng phải là suốt năm mươi năm chí khí kiên cường lẫm lẫm thì làm sao đạt nổi như thế?”
Ðây chỉ là nghiệp trái nhiều đời, nhân duyên hội ngộ nên trả nợ ngay trước khi vãng sanh. Chớ lầm là vì cả một đời niệm Phật nên mắc phải ác báo!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Con kính chào thầy , thầy cho con hỏi một vấn đề là ông bà con mất cũng nâu dồi khi ấy con còn nhỏ chưa biêt gì bây giờ con muốn hồi hướng công đức cho ông bà bằng cách phóng sinh liệu ông bà con có nhận được không ạ ,? Nếu nhận được cin thầy chỉ giúp con cách làm cho đúng ,,, con xin trân thành cảm ơn ,
Mình tán thán lòng hiếu thảo của bạn. Bạn phóng sanh hồi hướng, người được hồi hướng nhận được 1 phần, bạn được 6 phần, theo kinh Địa Tạng đó. Dù ông bà bạn có tái sanh về đâu cũng lợi ích. A DI ĐÀ Phật!
Mình cũng có thắc mắc về phóng sanh. Mong các liên hữu hoan hỷ chỉ dạy. Một khúc sông trc gjờ vẫn thế, mình đem thả cá, cá lớn thì nuốt cá bé, cá bé nuốt con trùng. Thả chim thì ăn sâu bọ. Như thả thú dữ. Trong khj những con vật sắp chết thì duyên số đã hết. Cũng đâu phảj do mình. Mà gjờ do mình 1 số con lại chết. Vì suy nghĩ đó trc gjờ mìh k thả con gì ăn thịt cả. Mình ngi như mình đag sốg, ai phóg sah con hổ vào làng mìh, mìh oán k? Nếu nhữg con côn trùng mà bit mìh thả cá vào nhà nó, nó cũng sợ thôi
A Di Đà Phật
Các loài chúng sinh mạnh hiếp yếu, tàn sát tổn hại ăn nuốt lẫn nhau- đó gọi là oan oan tương báo, là sợi dây lục đạo luân hồi; khoa học thì bảo đó là sự đấu tranh sinh tồn. Con người- động vật ăn tạp nhất, cũng là loài có sự thông minh vượt trội, có khả năng tiếp nhận Pháp Phật; song con người vì vô minh chẳng thể dừng sự “tranh đấu” này thì làm sao ta đòi hỏi ở các loài động vật khác?
Con người ăn tạp như vậy, sát sinh nhiều như vậy; lẽ nào khi thấy có người trong cơn nguy cấp tánh mạng, lại khởi nghĩ: cứu người này sống, hắn sẽ sát sanh hại mạng các loài khác, ta chẳng nên cứu hắn.
Phật có tâm từ bi, trí tuệ, bình đẳng- chúng ta học Phật, nhưng vì luôn có tâm phân biệt, chấp trước, chẳng có từ bi, trí tuệ thật sự nên cứ lẩn quẩn, chẳng đặng giải thoát.
Giả như có ai đó vì tâm trí bất an, không phóng sanh hổ trong rừng, lại phóng sanh hổ trong làng khiến ta bị mất mạng. Nếu lúc biết mình chết có thể dùng tâm từ bi, trí tuệ, chẳng khởi sân si, xem đây là cơ hội một lòng niệm Phật vãng sinh thì một trăm người tu, một trăm người vãng sanh.
Tóm lại Phật là Phật, chúng sinh cứ vẫn là chúng sinh nếu chúng ta chẳng hiểu và hành thấu đáo lời Phật dạy. Và khi đưa ra những kiến luận sai, không những mình đã sai, người khác đọc- nghe được kiến luận này chẳng phân biệt sai- đúng hành theo thì hỏng hết tất cả rồi.
Vài dòng chia sẻ cùng đạo hữu
Nam mô A Di Đà Phật
Giả sử có tên tử tù thích ăn thịt con nít bị đem ra xử chết. Quan toà vì từ bi cứu tên tử tù. Để nó lại giết con nít, ăn thịt con nít là thói quen. Rồi quan toà có từ bi sao không nhìn xa hơn cái trước mắt.
Mọi chúng sanh dù người hay vật đều là thừa tự của nghiệp. Bồ tát đâu cứu hết cá ngoài chợ, vì các ngài không phan duyên và không can thiệp vào nhân quả đúng không? Xin liên hữu từ bi chỉ dạy. A Di Đà Phật!
Đường Về Cõi Tịnh: Để trang nghiêm đạo tràng cũng như tạo sự dễ dàng cho các đạo hữu khác khi vào nơi đây học hỏi Phật pháp, chúng tôi đã mạo muội sửa lại một số câu văn của bạn cho đúng ngữ pháp và loại bỏ những từ viết tắt không cần thiết. Kính mong bạn cảm thông. A Di Đà Phật.
Quý đạo hữu hướng tâm đến phóng sanh là để giúp chúng sanh kết duyên với Tam bảo, thoát khỏi ác nghiệp thì sẽ không còn thắc mắc. Adidaphat
Sẳn tiện mình hỏi : mình có thể mua chim cá phóng sanh tại nhà được không ? mình tự quy y và phóng sanh cho nó . Không mang lên chùa phóng sanh có sao không?
Được không sao đâu bạn. Chủ yếu là bạn phóng sanh cho chúng về với môi trường tự nhiên của chúng sớm chừng nào tốt chừng nấy, không nhất thiết phải đem chúng vào chùa. A Di Đà Phật.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Gửi liên hữu Phát !
-Kinh Hoa Nghiêm,phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng :”Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng,chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật”.
-Kinh Chánh pháp niệm có dạy :”Tạo một ngôi chùa chẳng bằng cứu một sinh mạng”.
-Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng :”Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật,thoát khỏi các tai nạn “.
-Kinh Phạm Võng,Bồ Tát giới sám văn có dạy :”Bồ Tát phải luôn phát khởi,giữ gìn tâm từ bi,hiếu thuận ,dùng phương tiện mà cứu mạng ,bảo vệ cho tất cả chúng sinh”.
Cũng trong Kinh này,đức Phật dạy :”Người con Phật vì lòng từ bi mà làm việc phóng sinh và khuyên bảo người khác làm .Nếu thấy người đời sát sanh thì nên tìm cách cứu cho chúng được thoát khỏi nạn khổ”.
…
Phóng sinh công đức thù thắng hạnh. Nhiều Kinh dạy chúng ta phóng sinh như vậy,thì cứ theo lời Phật lời Kinh mà “y giáo phụng hành” thôi.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Cho Con hỏi các thầy là muốn k còn tạp niệm khi niệm phật nữa thì con phải làm sao ạ!
A Di Đà Phật
Bạn Công Quốc,
Để dễ nhiếp tâm hơn khi niệm Phật, mình xin chia sẻ với bạn hai phương pháp niệm Phật:
– Phương pháp niệm Thập niệm ký số của Đại sư Ấn Quang
” Nếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt.
Nếu sóng vọng tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp Thập Niệm Ký Số, dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Phật hiệu thì vọng muốn khởi cũng chẳng đủ sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này các vị hoằng dương Tịnh Độ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về.
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau: Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được Nhất Tâm Bất Loạn.” – Trích Ấn Quang ĐSGNL
—
– Một phương pháp nữa là niệm Phật có âm điệu. Đây là âm điệu niệm Phật của Tịnh Tông Học Hội
– Phiên âm tiếng Việt
https://www.youtube.com/watch?v=KpGypAdtvU8&nohtml5=False
(tiếng Hoa: https://www.youtube.com/watch?v=GloM9jl4zfw )
Âm điệu niệm Phật này được áp dụng ở một số Đạo tràng niệm Phật ở VN.
—
Chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
con xin cảm ơn ạ! nam mô a di đà phật
Cho Con Hỏi Các Thầy Là lúc đang niệm phật thì lúc ngồi xuống niệm phật cũng như là thiền tịnh song tu đó thì con k ngồi đc lâu v muốn ngồi đc lâu thì phải làm sao ạ xin các thầy giải đáp cho con cảm ơn ạ!
A Di Đà Phật
Bạn có thể vào link http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/11/toa-thien-niem-phat/ để tham khảo thêm.
Tọa thiền niệm Phật nhằm giúp thân an tâm tịnh để dễ dàng nhiếp tâm vào câu Phật hiệu, song đối với những hành giả không ngồi được lâu (do bệnh tật, hôn trầm…) thì có thể chuyển sang kinh hành niệm Phật.
KINH HÀNH NIỆM PHẬT
Vừa đi niệm Phật
Miệng niệm tai nghe
Bước đi thật đều
Không nên lật đật.
Kinh hành là đi vòng quanh điện Phật để niệm Phật. Đây cũng là một phương pháp rất tốt. Vừa lợi ích cho sức khỏe cũng vừa lợi ích cho sự nhiếp tâm. Một buổi hành lễ, muốn cho thân tâm được an lạc thoải mái, thì ta phải khéo linh động, thay đổi động tác. Lạy nhiều thì mệt, ngồi lâu thì bị tê chân, đứng lâu thì mỏi, nên cần phải có đi. Ba động tác nầy cần phải thay đổi. Cho nên sau khi đại chúng ngồi niệm Phật, thì phải đứng lên đi kinh hành. Thời gian lạy, ngồi và đi, đều có phân chia thời gian thích hợp.
Điều ta nên nhớ, khi đi kinh hành, tai ta nghe tiếng nhạc niệm Phật, miệng ta niệm nhỏ theo. Điều quan trọng, ta nên chú ý là: “Nghe”, “tiếng”, và “bước đi” cả 3 đều phối hợp cho đều nhau. Tai ta nghe rõ ràng từng câu hiệu Phật. Tâm ta duyên theo tiếng và hòa nhập cùng với tiếng nhạc, tiếng đại chúng và tiếng của ta thành một. Nên nhớ là nương vào tiếng, chớ không phải dính kẹt vào tiếng. Như thế, thì tâm ta không phóng nghĩ ra ngoài âm thanh niệm Phật. Khi phóng nghĩ, ta liền nhận diện nó rõ ràng. Muốn nhận rõ, ta cần phải có chánh niệm. Chánh niệm là ngọn đuốc soi sáng qua mọi hành động và ý nghĩ của tâm ta. Ta chỉ cần nhận rõ vọng tưởng, tức thời vọng tưởng sẽ tan biến ngay. Vì bọn chúng không thật. Cho nên, lúc nào cũng phải có trí huệ soi sáng. Có thế, thì chắc chắn sự tu hành của chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt đẹp cao.
(Cẩm nang tu tập)
Ngoài ra nên thường niệm A Di Đà Phật mọi lúc mọi nơi nhằm giữ câu Phật hiệu không bị gián đoạn.
Chúc bạn tinh tấn tu hành!
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Công Quốc,
Khi ngồi công phu niệm Phật, để có thể ngồi được thời gian lâu thì bạn phải dụng công đắc lực mới được, nhiếp tâm cho tốt thì mới ngồi lâu được. Nhiếp tâm không tốt, tâm tán loạn nhiều thì nhanh đau lưng mỏi gối nhứt đầu lắm.
Để nhiếp tâm được tốt, về sự, theo mình bạn nên áp dụng một trong hai phương pháp niệm Phật trên, khoảng vài tháng sau sẽ thấy sự hiệu nghiệm của nó. Phải áp dụng thực hành một thời gian mới thấy được công năng. Phương pháp niệm Phật Thập niệm ký số thì rõ ràng rồi, ai cũng biết rồi, mình không cần nhắc lại. Riêng phương pháp niệm Phật theo âm điệu của Tịnh Tông Học Hội trên, hiện đang được áp dụng vào VN nhiều rồi. Ai đã áp dụng mấy tháng sẽ thấy được lợi ích của nó, cái cách nó tuần hoàn lặp lại bằng âm điệu lên xuống cũng giống như phuơng pháp Thập niệm ký số vậy, bằng ghi nhớ số, làm cho mình dễ nhiếp tâm. Về phương diện để nhiếp tâm thì nó không bằng thập niệm ký số vì nó tuần hòan theo một chu kỳ mới lập lại còn PP thập niệm thì phải ghi nhớ từng số từ 1 đến 10 nên nhiếp tâm mạnh hơn. Nhưng khi đã nhiếp tâm tốt hay ở trạng thái tâm yên ổn thanh tịnh không quá trào dâng cảm xúc phiền não thì niệm Phật có âm điệu đạt cảm giác thoải mái an lạc rất tốt. Có thể ngồi nhiều giờ liền vẫn được, vì khi nhiếp tâm tốt thì máu huyết lưu thông tốt nên ít bị mệt mỏi đau nhứt. Vì thế hầu như tất cả các Đạo tràng niệm Phật đều niệm có âm điệu cả. Dĩ nhiên là mỗi nơi có thể chọn âm điệu tùy thích. ở Đạo tràng cộng tu đã vậy, còn ở tại nhà niệm một mình thì cũng phải vậy, không khác.
Trên đây là nói về sự niệm Phật. Còn về lý thì thế nào? Chúng ta đã nghe các Ngài Tổ nói nhiều rồi: Niệm Phật phải Thật vì sanh tử mới được, đừng vì những ‘cái khác’. Phải ‘dùng Tín Nguyện sâu mà niệm’ mới được. Lại hỏi, ai niệm Phật chẳng vì sanh tử? tu pháp môn Tịnh Độ mà không vì sanh tử thì vì cái gì? Ai tu cũng muốn vãng sanh cũng muốn thóat luân hồi cả chứ ở lại làm gì cho khổ. Như vậy phải hiểu ‘Thật vì sanh tử’ là như thế nào? Không lẽ bắt tôi niệm Phật để ..chết ngay để vãng sanh sao, còn gia đình vợ con tôi nữa? Không phải như vậy. Ở đây phải hiểu rằng Thật vì sanh tử là chỉ vì mục tiêu tối thượng đó, vì đại sự đó mà vun trồng, góp nhặt công đức, từng ngày từng ngày qua. Mỗi ngày chúng ta phải lũy được một ít một ít công đức, hôm nào không lũy được hay lũy không đủ mục tiêu đề ra thì ăn không ngon ngủ không yên rồi, hôm sau phải bù lại mới được. Hôm nào ngồi niệm mà cái tâm chẳng yên, hay công phu không tốt là ..phiền não, nhất định hôm sau phải nhiếp tâm cho tốt mới được. Cái tâm gom góp tích lũy này chỉ thực sự có được một khi cái chí nguyện của mình nó thật mạnh, mãnh liệt ghê lắm kìa. Còn không vừa vừa lai rai, trong đầu còn nhiều cái ‘chí nguyện’ khác nữa thì nhất định không có được cái tâm vậy đâu. Nhất định không có được, nhở hôm nào thiếu sót thôi thì ..thôi, có một hôm, một vài hôm chớ mấy, nhỡ hôm nào niệm Phật mà tâm lỡ loạn xị lên nhiều thì cũng ..cho qua vậy. Thử nghĩ niệm như thế thì làm sao càng ngày càng tiến bộ cho được? Không lui sụt là may rồi. Thế nên Ngẫu Ích Đại Sư Ngài mới nói rằng phải ‘Dùng Tín Nguyện sâu’ mà niệm mới được.
Vậy thì phải làm sao để có Tín Nguyện sâu? Không có cách nào khác là phải ‘sợ’ sanh tử? Làm sao để sợ? Không có cách nào khác là phải hiểu thấu rõ về nó, sinh tử luân hồi nó ra làm sao. như thế ắt sẽ sợ ‘chết khiếp’ ngay. Đem cái tâm này mà niệm thì sẽ đạt hiệu quả.
Chúng ta tu tập là phải Sự – Lý viên dung là thế.
Một mặt nữa là, như bạn Mỹ Diệp đã chia sẽ bên trên, nếu có điều kiện thì niệm Phật ngồi niệm kết hợp với đi kinh hành niệm là rất tốt. Các Đạo tràng đều áp dụng như thế.
Vài dòng chia sẻ đến bạn. Chúc bạn hành trì tốt!
Nam Mô A Di Đà Phật
Con cám ơn các thầy.
Kính ngưỡng mọi người cùng niệm Phật, cùng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc: Nam mô A Di Đà Phật.
A di Đà phật
Xin Cho con được hỏi con thường phóng sinh cá, nhưng con chỉ mua cá rồi đem ra sông thả , con chỉ niệm danh hiệu phật a di đà, va nói với chúng rằng la hãy bơi ra xa đừng để người ta bắt, và nhớ phải nhất tâm niệmphật danh hiệu phật a di Đà cầu vãnh sanh tịnh độ, để độ lại chúng sanh. Rồi con đem thả. Xong con có đọc bài nguyện như vầy.
Nguyện đem công Đức phóng sanh này,
Hồi hướng trang nghiêm tây phương phật tịnh độ,
Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ 3 đường.
Hồi hướng cho quan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp , hữu hình, vô hình.
Nếu có ai thấy nge đều phát tâm bồ đề
Hết mẢn báo thân này đồng sanh về cực lạc
A di Đà phật
nhưng thả ra chúng vẩn còn bơi lọi xung quanh con?, khi con di chúng mới đi. Con phong sanh như vậy có được không ạ.
A di Đà phật
Chào bạn Ngô Huệ,
Cách thức bạn phóng sanh như vậy là rất tốt, cứ thế mà làm bạn nhé. PH có nghe một số người nói bọn cá chẳng chịu đi vì tụi nó muốn cảm ơn, quyến luyến với mình; cũng không biết có đúng không nữa, còn theo như PH kinh nghiệm trong một số lần phóng sanh cá thì hình như là các bạn cá đó còn mệt nên chưa bơi đi xa được.
Tụi cá được phóng sanh rất là vui mừng, PH còn thấy một số con phóng lên khỏi mặt nước nữa. Mong là bạn sẽ thường xuyên thực hành hạnh phóng sanh nhé.
Chúc bạn thường an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.