Miệng tụng Phật danh, mắt nhìn tượng Phật, tai lại nghe tiếng chính mình, âm thanh từ lưỡi phát ra, thiền vị vui sướng tấm lòng, mũi ngửi mùi hương. Niệm Phật như thế là xoay sáu căn trở về một, làm sao loạn được?
Nay ta niệm Phật, thực hành một phương tiện: tự xem tâm này như một cái bình báu sạch, danh hiệu Phật như hạt gạo. Từng chữ, từng câu như gạo bỏ vào bình, rơi xuống như ngọc xâu thành chuỗi. Gạo đã vô tận mà bình cũng chẳng đầy, chẳng văng một hạt nào ra ngoài bình.
Ðoái nghĩ cái bình này chẳng to đầy một tấc, bên trong chứa trọn tam thiên đại thiên thế giới, trăm ức vi trần số Phật, ba mươi sáu vạn ức, mười một vạn ức chín ngàn năm trăm vị Phật A Di Ðà đồng danh đồng hiệu an trụ trong ấy. Ta cũng ở chung với các ngài tại một chỗ, vui chơi an ổn. Ðấy mới là chỗ để ta an tâm lập mạng vậy.
Từ trước đến nay, ta chỉ niệm Phật hời hợt thoáng qua. Bây giờ thì cần nên biết là mỗi chữ đều phát xuất từ trong tâm, lại còn phải biết là mỗi chữ đều nhập vào trong tâm. Trong lúc niệm Phật, trước hết nên nhắm mắt, ngồi ngay ngắn ngưng thần định lự, chẳng được có một mảy tâm tạp loạn, tâm tranh cạnh, tâm hôn trầm, lười biếng, mở miệng thốt ra tiếng sao cho tiếng từ tâm phát ra, tâm dựa vào miệng truyền. Thở điều hòa, tiếng nhịp nhàng, chẳng rề rà, chẳng gấp gáp, từng chữ phân minh, từng câu nối tiếp nhau. Nếu tách ra thì từng chữ hệt như một câu, nếu gộp lại thì trăm ngàn câu hệt như một câu. Miên miên, mật mật từ một tiếng cho đến ngàn vạn tiếng, từ một khắc cho đến mười hai thời, chẳng gián đoạn, chẳng tiếp nối, chẳng khuyết, chẳng rỉ. Lâu dần thuần thục, hoa nở thấy Phật, đến lúc ấy tự chứng nghiệm.
Nhận định:
Những lời của cụ này đều là lời của bậc niệm Phật đã đạt mà có, thật là pháp niệm Phật rất hiệu nghiệm.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu sách Tịnh Ðộ Thặng Ngôn của cư sĩ Tức Lư Thứ Dân Trương Quang Vỹ đời Thanh
nam mô a di đà phật.
ngày nay tâm của chúng con chẳng tịnh.
may mắn gặp gỡ PHẬT PHÁP .
gặp gỡ các vị THIỆN NHÂN.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
chẳng tịnh nên nằm ngủ cũng thấy mình tuột dốc .
chẳng giác nên như con thiêu thân gặp tham dục cuồn cuộn trong lòng.
ôi….bùn lầy.
có rất nhiều người thường hay than vãn này nọ…
thưa thầy khi gặp những chuyện không vui,hay gặp người than vãn chúng con phải làm sao ạ?
A DI ĐÀ PHẬT!
Gửi bạn Vô Trụ,
Chư Tổ dạy: Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền = Đối cảnh mà chẳng sanh tâm đó chính là thiền.
Căn – tiếp Trần – sanh vọng tâm = phiền não sanh.
Căn – Tiếp Trần – chẳng sanh vọng tâm = Thiền. Thiền=Tịnh=Huệ=Giác=Phật.
TN
mắt nhìn thấy,tai nghe thấy…việc lỗi của người,muốn hơn người rồi phóng tâm theo rồi cứ chạy theo nó nên sanh phiền não.
mắt nhìn thấy,tai nghe thấy…chuyện bên ngoài chỉ biến hiện.thay đổi chẳng theo thì an lạc phải không ạ.?
chúng con thật ngu si.hoá ra không phải người làm khổ mình mà mình tự dày vò mình.
chúng con vẫn chưa thể bắt được giặc nên các thầy đừng bỏ đi .xin các thầy ở lại để tuỳ duyên khai thị ạ.
Xin thường niệm: Nam mô a di đà phật
dạ con cám ơn các thầy.giờ tuy con chưa hiểu nhưngcon rất cảm tạ các thầy.chúc các thầy an lạc
A Di Đà Phật.
“Pháp môn Tịnh Độ dùng Tín, Nguyện, Hạnh làm tông. Có tín nguyện, không luận công hạnh nhiều ít, cạn sâu, đều được vãng sanh. Không tín nguyện, dù cho tu đến cảnh quên cả năng sở, thoát hẳn căn trần, cũng khó hy vọng được về Cực Lạc. Bởi vì, nếu quả chứng được thật lý của cảnh ấy, có thể dùng tự lực để thoát sanh tử, thì không cần luận. Như chỉ có công phu dẹp trừ vọng chấp tỏ thấy lý ấy, chưa được thật chứng, tất nhiên khó vãng sanh khi thiếu Tín Nguyện. Nhà tham thiền khi bàn luận Tịnh độ, đều bỏ tín nguyện đem về tông thiền. Như y theo đó mà tu, cũng có thể khai ngộ, nhưng nói đến sự thoát sanh tử, e cho mộng tưởng không thành, bởi vì chưa dứt hoặc nghiệp. Nên biết phàm phu được về Tịnh độ, đều do lòng tín nguyện cảm Phật, nên nương nhờ từ lực, đới nghiệp vãng sanh. Nếu không phát tín nguyện, lại dẫn câu niệm Phật đem về tự tâm, thì làm sao cảm được Phật? Đạo cảm ứng đã không hợp, tất chúng sanh cùng Phật riêng cách, dùng môn hoành siêu làm pháp thụ xuất, sự lợi ích cạn mà tổn thất lại sâu. Lợi ích, là tu y theo nhà Thiền nói, cũng có thể tỏ ngộ; tổn thất, là bỏ tín nguyện nên không được tiếp dẫn vãng sanh. Vì thế người chơn thật tu Tịnh độ không dùng được lời khai thị của nhà tu Thiền, bởi pháp môn và tông chỉ đều riêng khác.”
Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại Sư
————–
75) Tu Thánh Đạo Môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh Đạo Môn thì trau dồi trí tuệ, giữ cấm giới, rèn luyện tâm tánh làm tông chỉ.
Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh.
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
Nam Mô A Di Đà Phật.
đọc bài của thầy HUỆ TỊNH con lại nhớ 1 câu :
“Xem ra niệm PHẬT dễ mà không
Khẩu ý buông lung giữ chẳng đồng,
Miệng niệm DI ĐÀ tâm tán loạn.
Dù cho khan cổ vẫn hoài công”.
……….
Xin các thầy bớt thời gian quý giá khai giảng giúp chúng con ý của những câu trên với ạ.con đọc mãi mà không hiểu.
A Di Đà Phật
Bạn Vô Trụ,
Sao gọi Vô Trụ? Trụ ở nơi trụ? hay ở nơi chẳng trụ?
TĐ
một ngày mọi suy nghĩ trong con lăng xăng không ngớt.những gì thấy qua, nghe qua….khổ lắm thầy.
trước thầy có viết 1 bài phúc đáp 4 câu thế này:
Nếu dùng sắc thấy ta.
dùng tiếng tăm cầu ta.
người ấy tu đạo tà.
chẳng thấy được NHƯ LAI
………….
thầy có thể vì chúng con nói lại được không ạ?
Chào bạn Vô Trụ,
Đây là bài kệ trong kinh Kim Cang, ý nghĩa rất sâu, có thể phá mê khai ngộ. “Ta” chính là Pháp thân thường trụ của Như Lai, có cách gọi khác là Phật tánh, trí Bát Nhã, hay tự tánh. “Ta” không phải là sắc thân Phật với 32 tướng tốt. Phật tánh này vốn không có hình tướng. Ý của bài kệ này, kẻ tu học muốn thấy Như Lai, thì không nương nơi sắc tướng hay âm thanh mà cầu, bởi vì nương vào những thứ sanh diệt như vậy thì không thể nào thấy được Phật tánh ( chứ không phải là ông Phật với 32 tướng tốt). Bài kệ này không nói phải nương theo cái gì mới thấy Phật tánh, việc này thì tự mình phải tự tu, tự chứng.
Có thể bạn sẽ có thắc mắc, như vậy thì quán tưởng sắc thân Phật, hay niệm Phật phải chăng là tà đạo. Ở đây ta cần phải biết rõ đối tượng của bài pháp này, là những bậc tâm đã có được thanh tịnh. Ví dụ như là người niệm Phật đã đến trình độ chỉ còn câu Phật hiệu lặng lẽ trong tâm, trong tâm không còn vọng niệm sôi nổi chao đảo nữa, hoặc là người trong tâm chỉ còn thấy sắc thân Phật, ngoài ra không còn thấy hình ảnh, sắc tướng nào khác, nói chung là tâm đã “lặng” rồi, thì chính lúc này Phật phá luôn cái chấp ở âm thanh, sắc tướng, người vượt qua được cửa ải này thì sẽ “nhận lại” được cái tự tánh vốn đang sẳn có của mình, chẳng phải do cầu, tìm mà được. Nói nôm na là vậy. Nên hàng sơ cơ chúng ta cần phải đến giai đoạn đó mới áp dụng được bài kệ này, chớ nên không rõ lại đi chê bai người niệm Phật, lễ Phật,…
Tâm bạn “lăng xăng” như vậy là bình thường, thật ra bạn đã có tiến bộ, vì đã nhận biết được cái tâm mình luôn biến đổi, sanh diệt như vậy, người không tu thì họ là cái tâm lăng xăng đó, nên họ không thấy được nó lăng xăng. Tâm lăng xăng bởi vì bao đời kiếp nay nó vốn đã quen lăng xăng vậy rồi, để nó đứng lại thì cần có sự kiên trì. Không có gì đặc biệt, chỉ cần ráng giữ câu Phật hiệu trong tâm, cứ làm vậy hoài sẽ được kết quả. Nhớ đừng quên phát nguyện cầu vãng sanh nhé.
Chúc bạn tu học tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn Vô Trụ ơi các pháp sư khi giảng Pháp, vì hướng tới đại chúng, bao gồm cả những người chưa chọn được theo pháp môn nào, hoặc với người sơ học thì thường nói pháp môn Niệm Phật dễ hơn các pháp môn khác. Quả thực là dễ hơn thật, vì bạn thử vừa lái xe vừa niệm Nam Mô A Di Đà Phật xem có thấy dễ hơn Chú Đại Bi, hay câu chú nào đó dài dài không. Câu Nam Mô A Di Đà Phật này quả thực khởi lên dễ, và không bị “quên” giữa chừng khi gặp tạp niệm (trước đây mình có niệm chú Đại Bi khi lái xe đi trên đường. Nhưng căn tánh thấp kém, tập khí nhiều nên nhiều lúc đang niệm tự nhiên bị tạp niệm rồi quên mất mình đang niệm đến đâu, hoặc tự dưng quên hay niệm nhầm đoạn tiếp theo). Như vậy niệm Phật là dễ hơn so với các pháp môn khác là hoàn toàn đúng. Nhưng lưu ý các thầy nói như vậy mà không hề có ý phỉ báng các pháp môn khác là không bằng đâu nhé.
Tuy nhiên càng niệm Phật, càng tu càng thấy niệm sao cho đúng, cho có thành tựu không hề dễ. Tại sao không dễ thì cư sĩ Huệ Tịnh đã giải thích ở 3 câu sau: niệm Phật mà chỉ nghĩ đơn giản là cứ niệm bằng mồm thôi, rồi cứ mặc kệ các thói hư tật xấu phát tác, buông thả thân tâm theo các ý nghĩ tán loạn trong đầu, miệng nói lời hung ác hay tạo khẩu nghiệp, hoặc miệng không nói nhưng ý nghĩ vẫn có sự sân hận, ganh ghét, vẫn tham thích ăn thịt chúng sanh mà không biết sám hối rèn luyện bản thân, thì dù miệng có niệm A Di Đà cả ngày vẫn cứ là vô ích (nghĩa là chết đi vẫn ở trong lục đạo, thậm chí đọa 3 đường ác). Vì đó là mình “niệm vẹt” chứ không thành tâm thực sự.
Có người nói pháp môn Tịnh Độ là pháp môn của người Trung Quốc, rồi là pháp môn quá nương tựa vào tha lực (là nguyện lực của đức A Di Đà) mà không trú trọng vào tự lực của người tu. Câu đó là câu ma nói, không phải câu của người tu hành chân chánh. Càng tu mới càng thấy Tịnh Độ hay pháp môn nào cũng vậy, quan trọng nhất là bản thân phải có niềm tin, phải có nguyện lực liễu thoát sanh tử, phải có thực hành nghiêm túc, luôn luôn phản tỉnh sám hối lỗi lầm, sửa sai thì mới thành tựu được. Pháp môn Tịnh Độ thịnh hành ở thời Mạt Pháp này vì các chúng sanh sinh ra trong thời nay đều nghiệp lực nặng, tập khí nhiều (nếu không thì đã thoát sanh tử từ trước rồi), nên nếu chỉ dựa vào tự lực thì rất khó thoát khỏi sanh tử, lục đạo luân hồi. Vì vậy, ngoài phần lớn tự lực thì phải dựa vào tha lực – là nguyện lực của đức A Di Đà: ngài đã nguyện chúng sanh nào trước khi lâm chung nhất tâm chỉ niệm Phật, thậm chí chỉ cần niệm 10 lần, không tán loạn (nhất tâm – nghĩa là niệm Phật mà không hề có ý nghĩ như sợ hãi, hay hoan hỉ, hay lo lắng, và với niềm tin vững chắc, thật lòng sám hối tội nghiệp của mình trước đây), thì Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Tây Phương Cực Lạc là 1 trường học lớn, chuyên đào tạo thành Phật bạn nhé. Nhưng để đạt được việc trước khi lâm chung niệm 10 niệm một cách nhất tâm như vậy cực khó, vì con người trước khi chết tâm thần dễ điên đảo: nào sợ chết, nào lo lắng con cái như vậy ai chăm, thậm chí lo là ôi mình tu bao lâu nay rồi mà sao chưa thấy đức Phật đến tiếp dẫn nhỉ, v.v. Vì vậy, để luyện tập chuẩn bị cho thời khắc lâm chung này, các Phật tử tu theo pháp môn Niệm Phật hàng ngày phải chăm niệm Phật và làm theo các lời Phật dạy, và thời khắc lâm chung mơì được ban hộ niệm (để nhắc nhở mình niệm Phật lúc hồn lìa khỏi xác) thì càng tốt.
Mình đọc ko được nhiều, ko biết nhiều pháp hay Phật tích, chỉ chuyên đọc của ngài Tịnh Không & Ấn Quang nên hiểu biết đơn giản như vậy. Mình cũng còn sơ học, nên công phu cũng còn kém cỏi, nhưng thực sự rất hoan hỉ khi có người nghiêm túc muốn tìm hiểu pháp môn Tịnh Độ nên xin mạn phép chia sẻ với bạn như vậy. Nam Mô A Di Đà Phật!
cảm ơn bạn nhiều nhé !
Được Nghe những lời chỉ dạy của bạn thật mở mang được nhiều điều .
Con Nam Mô A Di Đà Phật .
A Di Đà Phật
Bạn Vô Trụ,
1. Nếu dùng sắc thấy ta:
Ta này là ta nào? Nghĩa thô là để chỉ Phật, nghĩa bóng là ta của tự tánh, là Phật tánh của mỗi chúng sanh. Phật – Chúng sanh tánh thường rỗng lặng. Vậy nhưng tại sao Phật thì thường rỗng lặng, còn chúng ta chẳng rỗng lặng? Đơn giản là: rỗng lặng là thường. Chẳng rỗng lặng là vô thường. Thường thì không có sanh diệt; vô thường vốn luôn sanh diệt. Hàng ngày chúng ta dùng cái tâm sanh diệt đó để niệm Phật chính là dùng sắc mà niệm Phật vậy.
Tâm sanh diệt đó là gì? Là tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước, là tâm ngũ dục, là lục trần. Gọi chung là: tâm phiền não. Niệm Phật trong phiền não thì dẫu có thấy Phật hiện đó là ông Phật của phiền não, chẳng phải ông Phật của tự tánh. Phật ví chúng sanh chúng ta giống như kẻ nghèo, dẫu có viên ngọc quý dắt trong vạt áo mà chẳng hay, vì thế cứ mê mải đi ăn mày. Viên ngọc dụ cho tự tánh Phật. Vạt áo dụ cho những phiền não che lấp. Đi ăn mày dụ cho sự vô minh. Dùng tâm vô minh, phiền não để cầu thấy Phật, hay được sanh về cõi Phật tất chẳng thấy ta – thấy chính mình – thấy Phật.
2. Dùng âm thanh cầu ta:
Phật nói: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nhưng vì mê ngộ nên có thăng trầm. Ngộ thì đi lên – thăng – thành Phật; Mê thì đi xuống – trầm – chúng sanh.
Hàng ngày dùng miệng để niệm A Di Đà Phật nghĩa là dùng âm thanh để niệm Phật. A Di Đà Phật là gì? A là Vô; Di Đà là Lượng; Phật là Giác. Gộp lại là vô lượng giác. Ai có vô lượng giác? Phật có vô lượng giác, chúng sanh cũng có vô lượng giác. Vậy tại sao chúng ta còn phải niệm A Di Phật để cầu vô lượng giác? Đơn giản vì chúng ta còn vô minh, vì thế nếu chỉ nương nơi tự lực sẽ chẳng thể vượt qua bể khổ sanh tử luân hồi, do đó cần phải nương vào tha lực. Tha lực này chẳng riêng của A Di Đà Phật mà là cả 10 phương chư Phật. Trong Kinh A Di Đà Phật Thích Ca đã nói về điều đó. Trong Kinh Phật Nói Kinh Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc, Đức Phật bảo Đại Chúng: “Sau khi Ta diệt độ, hãy thọ trì Kinh này, trong tám vạn kiếp, rộng tuyên lưu bố cho đến một ngàn Đức Phật đời Hiền Kiếp (Bhadrakalpa), khiến khắp các chúng sinh được nghe biết, tin tưởng, ưa thích tu hành. Người nói, người nghe đều được sinh về nước của Đức Phật A Di Đà. Nếu có người thuộc nhóm như vậy thời Ta từ ngày hôm nay thường sai khiến 25 vị Bồ Tát hộ trì người đó, thường khiến cho người đó không có bệnh, không có bực bội. Hoặc Người (Manuṣya), hoặc Phi Nhân (Amanuṣya) chẳng được dịp thuận tiện gây hại. Đi, đứng, ngồi, nằm không có kể ngày hay đêm thường được an ổn.
Nếu có chúng sinh tin sâu Kinh đó, niệm A Di Đà Phật, nguyện được vãng sinh thời Đức Phật A Di Đà của Thế Giới Cực Lạc ấy sai khiến Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Pháp Tự Tại Bồ Tát, Sư Tử Hống Bồ Tát, Đà La Ni Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Đức Tạng Bồ Tát, Bảo Tạng Bồ Tát, Kim Tạng Bồ Tát, Kim Cương Bồ Tát, Sơn Hải Tuệ Bồ Tát, Quang Minh Vương Bồ Tát, Hoa Nghiêm Vương Bồ Tát, Chúng Bảo Vương Bồ Tát, Nguyệt Quang Vương Bồ Tát, Nhật Chiếu Vương Bồ Tát, Tam Muội Vương Bồ Tát, Tự Tại Vương Bồ Tát, Đại Tự Tại Vương Bồ Tát, Bạch Tượng Vương Bồ Tát, Đại Uy Đức Vương Bồ Tát, Vô Biên Thân Bồ Tát. Hai mươi lăm vị Bồ Tát như vậy ủng hộ Hành Giả, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, hoặc ban ngày, hoặc ban đêm, tất cả Thời, tất cả nơi chốn…chẳng để cho Quỷ ác, Thần ác được dịp thuận tiện gây hại”.
Nói là nương tha lực nhưng chúng ta đừng quên cái tự lực của bản thân. Nghĩa là: tất cả có Phật, Bồ tát lo hết rồi, mình cứ tha hồ sống tự tại trong ngũ dục, lục trần, rồi đến khi nào ngắc ngắc, hay gặp bệnh thập tử nhất sinh, gọi Ban Hộ Niệm tới, niệm 8-12 tiếng – Vãng sanh! Chúng ta phải cẩn thận với ý nghĩ đoạ lạc này, bằng không khi vô thường ập tới, ngay lập tức chúng ta sẽ vãng sanh nhưng là vào tam ác đạo.
Lời Phật là chân ngữ, vậy nhưng tại sao chúng ta niệm Phật hết năm này qua năm khác mà vẫn thấy khổ, vẫn điên đảo, vọng tưởng trùng trùng? Đơn giản là: chúng ta mới chi biết niệm suông, nghĩa là dùng miệng để niệm ông Phật cách chúng ta 10 muôn ức cõi nước, nhưng ông Phật ngay trong vạt áo thì lại bỏ quên. Phật tánh của mình mà mình không nhớ lại chỉ tìm cầu Phật tánh nơi khác, Phật nói: người ấy – chúng ta thật đáng thương vậy.
3. Người ấy tu đạo tà – tà là chẳng chánh. Nhân đã không chánh tất quả phải tà. Vì tà nên chẳng thể thấy Phật, chẳng thể về cõi Phật. Đó cũng là nghĩa của câu: Chẳng thấy được Như Lai.
Người niệm Phật chúng ta thời nay nhiều vô số, có lẽ ai cũng đơn giản nghĩ: niệm Phật tất thành Phật và được về cõi Phật. Đó là nói về lý, nhưng đi vào sự thì niệm Phật với nhân nào? và dùng tâm nào? là điều chúng ta phải lý giải cho tường tận.
Chư Tổ nói: Người niệm Phật phải như chuột đục gặm thùng gỗ, chỉ nên chuyên nhất một nơi, tất có ngày tìm được lối thoát; Ngược lại nay đục đông, mai đục tây, nơi nào cũng đục, đục như vậy đến chọn đời cũng vẫn là mộng trong mộng.
TĐ
con nghe nói người giảng KINH KIM CANG một bài kệ ,bốn câu phước nhiều vô lượng. con giờ không hiểu nhưng xin các thầy đừng buồn. biết đâu đó có người nhờ nghe pháp mà họ biết điều gì đó.
nam mô a di đà phật
Kính gửi các bạn. Mình có một thắc mắc như sau. Mình thấy cuộc sống xung quanh có nhiều nỗi phiền lo, nhưng dạo gần đây mình hay suy nghĩ đến chuyện thế sự to lớn, là làm sao để đất nước phát triển, mọi người được bình an và hạnh phúc, sống có văn hóa. Mình muốn giúp mọi người nhiều hơn. Mình am hiểu đạo Phật chưa nhiều. Không biết suy nghĩ của mình như vậy là đúng chưa. Mình có nên quan tâm đến thế sự hay không? Hay là tâm bất biến mặc cho dòng đời bất biến? Mình nên áp dụng đạo Phật như thế nào khi cảm thấy bản thân đang sống trong nghịch cảnh? Mong được các bạn giải đáp. Cảm ơn các bạn.
Chào bạn Minh Tâm,
“Tâm bất biến”, theo như PH hiểu là tâm trong ngoài đều không còn dính mắc, người được như vậy thì đã vào bậc Thánh hoặc là đang gần đến bậc Thánh rồi, tuy nhiên với câu hỏi của bạn thì PH có thể hiểu bạn, cũng như PH đang là kẻ sơ cơ, nghĩa là tâm thường biến chuyển. Ý của bạn rất tốt, nhưng thực hiện thì không dễ. Bây giờ bạn hãy thử tự mình làm một người con, cha, mẹ, anh, chị, hàng xóm, bạn, cộng sự,…tốt, giúp đỡ tất cả những người đang sống cùng bạn, sống gần bạn hoặc đang làm việc với bạn, nếu bạn làm được rồi, thì hãy nghĩ cách giúp cái xóm, cái huyện bạn đang sinh sống cho tốt hơn, cứ thế mà làm…
Tuy nhiên, nếu thấy mình đang sống trong nghịch cảnh mà mình chưa giải quyết được cho thân, tâm mình an lạc thì hãy khoan nghĩ đến việc cải thiện những cái to lớn khác. Cho nên bạn hãy tự rèn cho tâm mình thường an lạc trước đã, đó là việc cần thiết và quan trọng nhất của một người tu học theo Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Minh Tâm,
Cư Sĩ Phước Huệ đã chia sẽ những điều thật hay rồi. Mình chỉ thêm vài ý.
Bạn có những suy nghĩ thật là tốt, muốn đất nước phát triển, mọi người được bình an hạnh phúc. Điều này nghĩ thì cũng to lớn thật đấy, nhưng có những điều ‘đơn giản’ hơn nhưng lại to lớn vĩ đại hơn nhiều. Đó là một lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương. Vì sao mình nói như vậy?
Bạn mong muốn đất nước bình an, mọi người hạnh phúc là còn phát tâm trong phạm vi giới hạn, hữu vi, chẳng hạn mình là người VN thì muốn nước VN mình giàu đẹp, mọi người VN ấm no hạnh phúc. Còn những người phát tâm niệm Phật về Tây Phương để thành Phật thì là nguyện cầu Vô Thượng Đạo. Thành Phật sẽ độ thoát được tất thảy chúng sanh không những cõi Ta Bà này mà là khắp Mười Phương Pháp Giới, không giới hạn, không ngằn mé, không không gian thời gian. Hãy thử so sánh hai tâm nguyện ấy xem, nên chọn cái nào?
Ai cần gánh vác trọng trách thế gian gì gì đó thật to lớn, đó là sức vóc mỗi người, còn họ chỉ tùy duyên tùy phận với cuộc sống đời thường, dòng đời đi đến đâu thì họ ‘trôi’ đến đó, chẳng cách trở cũng chẳng cố gắng ngược dòng khác biệt gì mà chi thêm bận. Chỉ lo tròn đầy trách nhiệm với gia đình vợ con, công việc. Ngoài ra thì dành thời gian còn lại để hành trì tu tập cầu giải thoát. Ăn chay, niệm Phật, tụng Kinh, nghe Kinh Pháp các thầy, làm các việc lành, thọ trì ngũ giới, chân thật cầu Đạo, giúp người cầu Đạo cùng nhau tu tập cầu giải thóat. Một lòng một dạ hướng về Tây Phương, thoát ly sanh tử, trọn thành Phật Đạo để độ thoát quần sanh.
Chúc bạn tinh tấn, một hướng chuyên tâm hành trì thoát ly sanh tử.
Nam Mô A Di Đà Phật