Sư Tăng Huyễn người Thọ Dương, Tịnh Châu, sống vào đời Đường. Lúc còn trẻ, Sư niệm danh hiệu bồ-tát Di-lặc, mong sinh vào nội viện (khu vực Tịnh độ của bồ-tát Di-lặc ở trời Đâu-suất). Đến năm chín mươi tuổi, được thiền sư Đạo Xước hướng dẫn pháp môn Tịnh độ, Sư chưa tỏ ngộ, chỉ mới bắt đầu hồi tâm. Biết mình tuổi đã xế chiều, công phu tích lũy chưa nhiều, từ đó Sư sớm hôm lễ Phật nghìn lạy, niệm Phật vạn lần, thức ngủ đều tinh tấn, không một mảy may giải đãi, suốt ba năm liền như thế. Vào niên hiệu Trinh Nguyên thứ chín (794), nhân lâm bệnh nặng, Sư bảo đệ tử:
– Ta là người hữu lậu mới có bệnh tật, nào ngờ được Đức Phật A-di-đà trao hương y, còn bồ-tát Quan Âm, Thế Chí đưa tay báu ra cho ta thấy. Từ đây đi về Tây đều là cảnh Tịnh độ. Ta đi theo Phật đây!
Nói xong Sư viên tịch. Đến bảy ngày sau, mùi hương vẫn còn. Nhân đó, mọi người ở Tịnh châu và Phần châu đều phát lòng tin Tịnh độ.
Lúc ấy ở chùa Ngộ Chân phía tây sông Phần, hai pháp sư là Khải Phương và Viên Quả trước đây chỉ tôn trọng Sư vì tuổi cao, nay chính mắt thấy việc đó, liền đối trước tượng Quan Âm phát lộ sám hối lỗi xưa, đồng thời bẻ cành dương đặt vào tay tượng bồ-tát, phát nguyện rằng:
– Chúng con nếu có duyên với Tịnh độ, thì hãy khiến cho cành dương bảy ngày không héo!
Bảy ngày sau, cành dương vẫn còn xanh tươi, hai vị vui mừng, cả ngày lẫn đêm không lìa quán niệm. Sau vài tháng, vào một đêm trong lúc quán niệm, bỗng nhiên các pháp sư thấy mình đến ao lớn thất bảo, giữa ao có rèm báu lớn, đã vào trong đó, lại thấy hai bồ-tát Quan Âm, Thế Chí ngồi đài hoa báu, phía dưới đài có cả nghìn vạn hoa sen khắp nơi. Đức Phật A-di-đà từ phía tây đi đến ngồi trên tòa sen lớn nhất. Các hoa sen phóng ánh sáng chiếu rực rỡ. Hai pháp sư tiến đến trước Phật đỉnh lễ rồi bạch:
– Chúng sinh ở cõi Diêm-phù-đề y theo kinh, niệm Phật được sinh lên đây chăng?
Phật dạy:
– Nếu chúng sinh niệm danh hiệu của ta thì đều được sinh về, không có một người nào niệm Phật mà không sinh.
Hai vị pháp sư lại thấy cõi nước đó đất bằng phẳng như lòng bàn tay, cờ báu, lưới ngọc đan xen lẫn nhau. Lại thấy một vị tăng ngự trên chiếc xe báu vội vàng đến bảo hai ngài:
– Tôi là Pháp Tạng, vì lời nguyện trước nên đến đón các vị.
Hai pháp sư lên xe đi về phía trước, lại cảm thấy thân mình ngồi trên hoa sen báu, lại nghe Đức Phật Thích-ca và bồ-tát Văn-thù dùng Phạm âm ca ngợi Tịnh độ. Trước mặt thấy có đại điện, trong điện có ba bậc thềm báu. Ở bậc thềm thứ nhất toàn là bạch y, bậc thứ hai thì nửa tăng nửa tục, còn bậc thứ ba chỉ có tăng không có tục. Đức Phật chỉ vào bậc thứ hai bảo với Khải Phương:
– Đây đều là những người niệm Phật ở cõi Diêm-phù-đề được sinh Cực Lạc. Sao ông không tự cố gắng?
Hai pháp sư Khải Phương và Viên Quả thức dậy, kể hết lại cho các vị đồng tu nghe. Đến ngày mồng năm, hai ngài không bệnh, chợt nghe tiếng chuông ngân, mới hỏi vị tăng bên cạnh. Vị tăng ấy không nghe được. Hai pháp sư nói:
– Tiếng chuông là việc của chúng ta, chẳng phải của thầy ấy!
Chẳng lâu sau, hai pháp sư cùng viên tịch.
- Ghi chú:
Đến lúc tuổi già mới tu Tịnh độ mà còn được vãng sinh; người tuổi trẻ có thể biết. Hai ngài Khải Phương, Viên Quả nghe việc vãng sinh của sư Tăng Huyễn mà phát tâm, đến lúc lâm chung có hiện điềm lành. Thấy người khác vãng sinh, mình cũng mong được vãng sinh chính là nghĩa này vậy.
Trích: Bốn Chúng Vãng Sanh
Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên
xin thầy giải thích cho con thế nào là:
ngã tướng.nhân tướng.chúng sanh tướng ,thọ giả tướng.
sao lại không chấp vào tướng mà bố thí?
A Di Đà Phật
Bạn Nhiệt Não,
1. Thế nào là ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng?
Trong Đại Thừa Kim Cang Luận Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật:
„Những người thế nào gọi là có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng?
Thế Tôn nói: Người phàm phu nhìn nhận tứ đại sắc thân cho là ta, tham sống sợ chết gọi là ngã tướng; lòng còn thương ghét, ý chẳng bình đẳng gọi là có nhân tướng; niệm tưởng theo cái lòng muốn của phàm phu nó dẫn dắt chẳng cần giải thoát là có chúng sanh tướng; tâm thức chưa diệt trừ, nghiệp chướng thường phát động, chẳng ngộ được cái pháp vô sanh chân không thật tánh, thường theo tâm cảnh ý thức dẫn dắt, gọi là có thọ giả tướng.
Còn vị Bồ tát biết cái thân phàm là giả, tỉnh ngộ cuộc đời không chắc, thân mình còn không tiếc huống chi là gia tài? Chỉ tiếc việc Phật, dạy pháp đại thừa là vô ngã tướng. Xem hết thảy chúng sanh bình đẳng như con đẻ, không lựa chọn kẻ sơ người thân, đều bình đẳng tế độ, gọi là không nhân tướng. Người tâm đối với đời một phen dứt rồi là dứt luôn, không nối lại nữa, gọi là không chúng sanh tướng. Người tỏ biết chỗ vô sanh Phật tánh, chẳng theo phàm tình ý thức dẫn dắt, nương theo phương tiện nguyện lực hành trì là không có thọ giả tướng. Nếu còn bốn tướng gọi là phàm phu, bốn tướng hết rồi gọi là Bồ tát“.
2. Sao lại không chấp vào tướng mà bố thí?
Kinh Kim Cang Phật dạy : „Tu-Bồ-Ðề ! Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần là : sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp. Tại sao vậy? Nếu Bồ Tát bố-thí mà không chấp tướng bố-thí, thì phước đức nhiều lắm, không thể nghĩ bàn“.
Hàng ngày bạn đều thấy trên ĐVCT có vô số người hỏi, người đáp. Đáp rồi hỏi, hỏi rồi đáp. Cả hai đều là bố thí pháp cả, bởi người hỏi tạo nhân duyên, người đáp giúp cho nhân-duyên thành tựu. Thành tựu mà chẳng thấy có thành tựu, nghĩa là: không có người hỏi, không có người đáp và không có sự hỏi-đáp. Quán được vậy là chẳng chấp tướng khi bố thí pháp.
TĐ
A Di Đà Phật.
Nếu chẳng chấp tướng thì chúng ta đâu có còn là phàm phu. Cho đến tự thấy bản thân chẳng chấp tướng cũng còn chấp bố thí pháp. Thậm chí cho đến thấy chẳng chẳng chấp tướng cũng còn chấp pháp rồi.
Khi phát tâm tu hành Tịnh Độ Môn, phàm phu chúng ta thà thành thật thấy có tướng bố thí pháp để hồi hướng công đức cho pháp giới chúng sanh cầu nguyện cùng nhau vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc là chắc chắn thật tế hơn.
Bố thí pháp xong,
Niệm Phật 10 câu.
Hồi hướng công đức,
Cùng sanh Tây Phương.
——————–
“75) Tu Thánh Đạo Môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh Đạo Môn thì trau dồi trí tuệ, giữ cấm giới, rèn luyện tâm tánh làm tông chỉ.
Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh.”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
—————————–
Nam Mô A Di Đà Phật.
con kém phước chẳng có trí tuệ thành ra đọc chẳng hiểu nổi. Vừa rồi con lại viếng người mất.con gặp mười người mười ý. Nhưng con nghe nói tất cả các pháp.đều là PHẬT pháp. con phải hiểu câu này thế nào mới được?
Bạn nhiệt não mến,
Bạn hỏi liên quan đến tứ tướng và bố thí. Trước tiên Phát muốn khẳng định: Tướng ở đây nghĩa là “ý niệm, ý tưởng, khái niệm” chứ không đơn giản là hình tướng, sắc tướng bên ngoài.
Có một lần Phát đi ngoài đường và nhìn thấy 1 người đang ngồi trên vỉa hè. Thì ra đó là một người ăn xin. P lại gần và cho người đó 10 ngàn. người đó nhận tiền và vui vẻ cám ơn. Hành động đó của P có đủ tứ tướng. Phát chính là ngã tướng. Người ngồi trên vỉa hè là nhân tướng. Sao P biết người đó ăn xin? Sao những người đi đường không phải ăn xin? Nghĩa là P phân biệt người đó khác với những người khác. Đó là chúng sanh tướng. Người đó hoan hỉ, vui vẻ là thọ giả tướng. Thọ giả tướng là chấp có linh hồn tồn tại bên trong thể xác. Phật giáo cũng không chấp nhận linh hồn như một thực thể vĩnh cửu như các tôn giáo khác (bạn tìm hiểu thêm thường kiến, đoạn kiến). Nghĩa đen thọ giả chính là sự sống.
Khi P bố thí, P chấp mình đang bố thí, người được bố thí, vật bố thí, thọ giả sẽ sinh ra. Tất nhiên đó là thiện nghiệp hữu lậu, nhưng như Phật nói “đó chưa phải bồ tát vô trụ”.Đi trên con đường bồ tát thì Bố thí ba la mật
Tất cả hành động chúng sanh đều rơi vào tứ tướng.
P giải thích đơn giản mong Nhiệt não thân tâm an lạc!
Kính mong mọi người cùng niệm câu Phật hiệu: Nam mô a di đà Phật.
con cám ơn 2 thầy.
Xưa kia, lúc ở núi Kê Túc, tỉnh Vân Nam, tôi có một đệ tử xuất gia, tên là Cụ Hành. Nay kể chuyện của Thầy đó cho quý vị nghe.
Thầy Cụ Hành, lúc chưa xuất gia, thường hút thuốc uống rượu, tham đắm sắc đẹp. Gia đình tám người, thường đến chùa Chúc Thánh làm công quả. Sau này, cả nhà đều xuất gia. Xuất gia xong, Thầy bỏ hết mọi tập khí xấu. Tuy không biết một chữ, Thầy vẫn cố gắng dụng công. Những bài kinh kệ, công phu sáng chiều, như phẩm Phổ Môn v.v… trong vòng vài năm, Thầy đều học thuộc lòng. Cả ngày, Thầy trồng rau quả không nghỉ ngơi. Tối đến, lễ Phật tụng kinh, không tham ngủ nghỉ. Trong tăng chúng, được người mến thích hay bị ghen ghét, Thầy cũng chẳng màng đến. Thầy thường giúp tăng chúng may vá y áo. Lúc xỏ một mũi kim, Thầy niệm một câu ‘Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát’. Sau này, Thầy đi lễ bái bốn núi danh tiếng (núi Ngũ Đài, Nga Mi, Phổ Đà, Cửu Hoa) trong tám năm, rồi trở lại Vân Nam.
Khi ấy, tôi đang đảm nhiệm trọng trách trùng tu chùa Vân Môn. Trở về, Thầy cũng tu khổ hạnh. Những việc nặng nề khó nhọc, lớn nhỏ trong chùa, Thầy đều đảm đang gánh vác. Đại chúng đều mến thích Thầy. Lúc sắp lâm chung, Thầy mang tất cả y phục, đồ vật đi bán, rồi dùng số tiền đó, mua thức ăn cúng dường tăng chúng. Sau đó, cáo từ đại chúng, sắp đặt mọi việc gọn gàng. Vào tháng tư, Thầy mang dầu, rơm rạ ra sau sân chùa Thắng Nhân, tức hạ viện chùa Vân Thê, để tự thiêu mà hóa. Khi có người phát giác, thì Thầy đã vãng sanh. Song, y ca sa trên thân, tuy đã thành tro, nhưng vẫn giống như bình thường, mà không rơi xuống. Thân Thầy ngồi trong đống lửa, tay vẫn cầm cây khánh và cái mõ. Người đến xem, ai nấy đều cảm động rơi lệ. Ngày ngày Thầy bận rộn, nhưng chẳng quên tu hành, nên tự do tự tại, qua lại trong sanh tử. Trong động và tĩnh đều dụng công tu hành, nên công phu mới dễ dàng đắc lực.
Trích PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch
Kính mong mọi người cùng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật.
Mô Phật
Bạn Huệ Tịnh,
Tổ Huệ Năng dạy: “Thiện tri thức, phàm phu tức Phật, phiền não tức bồ-đề; niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật. Niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức bồ-đề”.
1. “chấp tướng” là tâm phàm của chúng ta, nhưng nếu chúng ta cứ nương vào tâm phàm đó và bảo: tôi còn là phàm phu, nên tôi phải thế thì vĩnh viễn chúng ta sẽ mãi mãi làm phàm phu. Do vậy dẫu tâm phàm (tâm của phiền não, tâm của ta bà, của sanh tử luân hồi) nhưng phải luôn biết hướng thượng thì mới sanh về Tịnh Độ được.
2. Cho đến tự thấy bản thân chẳng chấp tướng cũng còn chấp bố thí pháp.
Tướng đã không còn lấy gì để chấp?
Phật nói: Hư không là vô hình tướng, nhưng vì mắt nhặm nên nhìn lên hư không mà thấy có hoa đốm (có tướng). Khi hoa đốm mất đi là do mắt khỏi nhặm, vì thế chớ nên bảo rằng hư không sanh hoa đốm rồi hoa đốm cũng diệt từ hư không.
Tổ Huệ Năng cũng dạy: Khi mới tu thì bỏ ác, hành thiện, tu lâu (có định) rồi thì thiện ác cũng phải buông bỏ. Tâm phàm phu chúng ta là thiện ác song hành. Nhưng khi phát tâm tu đạo thì dần bỏ ác để chuyên hành thiện, nhưng hành thiện rồi thì đa phần chúng ta kẹt cứng trong thiện. Đó là chấp tướng thiện. Sở dĩ TĐ lấy chuyện bố thí pháp trên DVCT làm điển dụ, bởi hàng ngày chúng ta truy cập vào DVCT rồi hỏi-đáp-đáp-hỏi. Công đức của hỏi-đáp là như nhau đó là dùng tướng phàm (đối đãi có-không) để quán chiếu, nhưng nếu không khéo quán chiếu thì chúng ta sẽ kẹt cứng trong đó, vì kẹt nên khởi phân biệt, vì phân biệt nên có chấp trước: hay-dở, đúng pháp-chẳng đúng pháp; nhiều-ít; khen-chê… đây là những chủng tử phiền não, mà đã phiền não thì nó là hữu lậu, hữu lậu vì còn sanh-diệt, sanh diệt vì nó có tướng. Còn thấy mình là người bố thí pháp, đồng nghĩa còn chấp tướng vậy.
3. Khi phát tâm tu hành Tịnh Độ Môn, phàm phu chúng ta thà thành thật thấy có tướng bố thí pháp để hồi hướng công đức cho pháp giới chúng sanh cầu nguyện cùng nhau vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc là chắc chắn thật tế hơn.
“thà thành thật thấy có tướng bố thí?” Như đã nói: đã có tướng tất sẽ có sanh-diệt, đã sanh-diệt làm sao có thành? Đã không thành tất chẳng thể thật. Nhân đã huyễn mà muốn có chân là điều chẳng thể.
Khi mới tu để dễ nhận diện chúng ta buộc phải nương vào những tướng sanh-diệt: thiện-ác, tà-chánh, đúng pháp-chẳng đúng pháp… rồi tà, ác thì bỏ, giữ lại thiện, lành, nhưng khi sự tu đã nhuần nhuyễn mà vẫn bám chấp vào những tướng đó, chắn chắn sẽ gặp chướng đạo, vì thế để sự tu không gặp chướng ngại chúng ta phải học cách chuyển tướng sang tánh, nghĩa là từ thô sang vi tế.
Ví thử: Niệm Phật còn miệng niệm, tai nghe, tâm nhớ rõ đó là giai đoạn thô: gom tâm về một mối, chặn dòng phiền não, cũng vì thế chúng ta còn thấy tướng niệm Phật, ngưng niệm Phật lập tức phiền não dấy khởi. Nhưng khi có chút định lực, niệm thành thục rồi thì lúc này tiếng niệm Phật sẽ là tiếng của tự tánh, nghĩa là tai-miệng-tâm đã tương thông. Muốn biết nó có hay đã tương thông hay không chỉ cần đối cảnh: va quệt, vấp ngã, bị ai khiển trách, mắng mỏ… mà tâm sân chẳng nổi lên, thế vào đó là tiếng niệm Phật, kể như sự tu đã có chút thành tựu. Quán rộng ra cái sự cúng dường, bố thí cũng vậy.
Nhưng để tiến tới giai đoạn này chúng ta còn phải thực nỗ lực lắm…
TĐ
Chào huynh Trung Đạo và Huệ Tịnh,
Mục tiêu của huynh HT là vãng sanh Cực lạc, còn “không chấp” thì theo như PH nghĩ là huynh ấy sẽ đến lúc về tới Cực lạc rồi mới “hạ thủ công phu”. Cách này hết sức hay bởi vì tâm mình sẽ bớt đi cái niệm “chấp”, “không chấp”.
Huynh TD thì muốn hướng vào việc, một khi niệm đã thuần thiện thì một bước bước tới, bỏ cả thiện ác, cũng chính là bước nhập vào dòng Thánh. Đây cũng là mục tiêu tối hậu của người tu. PH đoán huynh HT cũng biết bước này, chỉ là huynh ấy hướng người tập trung vào ngay “bước trước mắt”.
PH chỉ có một góp ý nhỏ, giữa quán “không có người hỏi, đáp, vấn đề hỏi đáp” với thực không thấy “có người hỏi, đáp, vấn đề hỏi đáp”, là một sợi tơ mà cũng là khoảng cách vô tận. Còn có quán thì còn chưa phải là thấy nó như thật. Nên, xin đừng nhầm ở điểm này, cho là ta chẳng còn chấp, thì kẹt lắm. Vấn đề “chấp”, “không chấp”, như là kiếm bén, nếu chẳng phải ở đúng cảnh giới của mình, mà cho là đã được thì nguy lắm.
Chúc hai huynh tu tập tinh tấn, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Xin hỏi huynh Trung Đạo chủ trương Thiền Tông hay Tịnh Độ Tông để bố thí pháp vậy?
Nam Mô A Di Đà Phật.
xin thầy TRUNG ĐẠO dạy con câu này :
Nếu tâm của BỒ TÁT trụ trước nơi pháp làm việc bố thí thì như người vào chỗ tối tăm liền không thấy đặng chi cả.
nếu chẳng trụ nơi pháp làm việc bố thí thì như người có mắt sáng lại có ánh sáng của mặt trời chiếu đến liền thấy các thứ hình sắc.
Cổ đức có câu: “Chẳng thà chấp Có như núi Tu Di, chớ nên chấp Không bằng hạt cải”.
Tịnh Độ Tông thâu nhiếp trọn vẹn chúng sanh từ hạ căn đến thượng thượng căn. Chúng ta tự nên xét nghĩ mình là hạng người nào?
Người sanh trong thời Mạt pháp ngũ trược ngày nay đa phần đều là căn tánh trung hạ.
Người thượng căn như lông rùa, sừng thỏ…rất là khó gặp.
Cho nên khi mình cùng nhau có duyên trao đổi Phật pháp thì nên chú trọng đến tính phổ quát, ai đọc vào cũng được lợi ích.
Luận bàn tánh không, thiền định, bát nhã….thảy đều tốt nhưng đối tượng hiểu thấu mà khế nhập thì quá ít, quá ít…
Nói Không tỏ tường không bằng hiếu thuận cha mẹ mà Niệm Phật.
Thấu lý Bát Nhã chẳng bằng thật thà chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật.
Vì người thật sự đại triệt đại ngộ được chữ Không, thấu lý Bát Nhã cùng cực như Ngài Văn Thù, Phổ Hiền cũng là niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc.
Nếu Đạt Ma Tổ Sư tái sanh lúc này cũng chỉ dùng 4 chữ A Di Đà Phật và Tịnh Độ Ngũ Kinh mà rộng độ chúng sanh, chẳng phải dùng Thiền, chẳng phải dùng Mật.
Cơ duyên chúng sanh mỗi thời mỗi khác, việc này Phật đã nói rất rõ ràng trong Kinh Đại Tập, huynh đệ có thể tự tham khảo.
Hãy nên ngửa tin lời Phật, lấy Chân Tín, Thiết Nguyện, thật thà niệm câu A Di Đà Phật cho thật đàng hoàng. Vạn người tu thì vạn người vãng sanh vậy.
Chúng ta hãy nên nhớ: Tịnh Độ đi từ Có mà vào cửa Tịnh, từ Tịnh mới thấu tường tánh Không của vạn pháp. Có đến cùng cực chính là Không vậy.
Cho nên phải bắt đầu từ Hiếu Dưỡng Phụ Mẫu, Phụng Sự Sư Trưởng, Từ Tâm Bất Sát, Tu Thập Thiện Nghiệp.
Bốn câu này nói thật người học Phật ngày nay, bất kể pháp môn nào, mấy ai làm được 10/10?
Nghĩ thấy bản thân mình cũng hổ thẹn vì làm chưa được những điều trên, nên chẳng dám bàn luận chuyện cao xa vậy…
Các huynh đệ cũng nên buông xả bớt những lý luận cao siêu, ko chừng nó chính là cái bẫy để kéo mình quay trở ngược vào trong luân hồi đấy, vì nó chướng ngại cái tâm thanh tịnh, chướng ngại công phu niệm Phật, tâm của người niệm Phật chân thật chỉ có 1 câu A Di Đà Phật, chẳng còn gì khác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hiện nay ta đang ở vào đời mạt pháp nên theo Tông Yếu của Pháp Nhiên Thượng Nhân.
67) Một đệ tử hỏi: Nếu trí tuệ là điều cần yếu để vãng sinh thì con người minh mẫn theo thầy học. Còn nếu chỉ cần xưng danh là đủ thì không mong gì khác. Xin Thầy từ bi khai thị cho, con sẽ tuyệt đối vâng theo như lời Phật dạy vậy.
Ngài đáp: Chánh nghiệp vãng sinh thì trọng yếu là xưng danh. Rõ ràng là chẳng phân biệt có trí tuệ hay không có trí tuệ, cần gì phải học hành cho lắm! Chi bằng cứ lo Niệm Phật, thì sẽ mau được vãng sinh Tịnh Độ, gặp mặt Thánh chúng, được nghe pháp môn. Hơn nữa cõi kia trang nghiêm, ngày đêm thuyết pháp sâu xa, do đó sẽ tự nhiên khai phát thắng giải mà chứng Vô Sinh Nhẫn. Nếu chưa biết ý nghĩa của Niệm Phật vãng sinh thì học cho biết, đơn sơ là đủ. Nếu ham học rộng, biết bao nhiêu cho cùng. Hãy siêng năng Niệm Phật là hơn cả.
Nam Mô A Di Đà Phật
Khi niệm phật được nửa năm em thấy các nang lông tóc bỗng nhiên động đậy và cựa quậy là sao? em 18 tuổi rồi .
Bạn cam an su phu mến,
Người tu Phật 1 khoảng thời gian sẽ xuất hiện những hiện tượng lạ. tùy theo quan điểm của mỗi người mà có cách giải thích khác nhau.
Phát dưới quan điểm người học Phật: đó là hiện tượng bình thường người học phật. Nhiều người cho đó là điềm lành, nhưng điều quan trọng là bạn đừng chấp vào điều đó. Cứ thật thà niệm Phật, kệ nó, đừng hoan hỷ, mừng rỡ hay khoe khoan… P tin 1 khoảng thời gian sau nó sẽ hết. Nó đến bạn không quan tâm thì nó đi (hoặc sử dụng pháp xả, pháp quán, nhưng P nghĩ không cần)
Dưới góc độ nghiên cứu tâm linh: khi một người tập trung tinh thần trì chú, niệm phật, thiền định….thì cơ thể người đó sẽ có một nguồn năng lượng. Dân gian gọi là Điển, nhà nghiên cứu gọi là năng lượng trường sinh học. Nguồn năng lượng này có thể khiến người đang thực hành thấy như có dòng điện chạy từ đỉnh đầu chạy xuống(luân xa 1), hoặc thấy lông tóc dựng đứng, thấy luồng ánh sáng….nhiều biểu hiện lắm.
P có học tập tìm hiểu huyền môn, tiềm năng con người, P thấy các tôn giáo khác cũng có trạng thái “xuất thần” tương tự. P cũng gặp nhiều người mê thần thông như thế mà khùng điên, xưng Quan Âm, Chuẩn Đề, Đạt Ma…tề thiên…dạo này nhiều lắm, mấy mươi người như thế. Thật đáng thương!
Nhưng Phật pháp không chấp vào các cái đó đâu nha bạn. Bạn nên tìm hiểu thêm 50 LOẠI NGŨ ẤM MA trong kinh LĂNG NGHIÊM. Chúc bạn cố gắng niệm phật!
A Di Đà Phật
TĐ xin có đôi lời chia sẻ,
1. Các đạo Huynh xin đừng quá chấp pháp như vậy.
2. Các pháp của Phật dạy chúng ta nhằm giúp chúng ta khai ngộ để giải thoát, vì thế nếu chúng ta nói pháp này là của thiền, pháp kia của tịnh, pháp nọ của mật là chấp pháp, là tự làm khó mình rồi.
3. Chấp có hay chấp không, chấp không có hay không không hay không không có, không không không cũng đều là chấp cả.
4. Hàng ngày chúng ta nói tôi học pháp niệm Phật nhưng chẳng phải cứ niệm Phật là mọi chuyện đều suôn sẻ cả. Trái lại chướng ngại gặp phải không ngưng nghỉ. Nguyên nhân từ đâu? Từ chấp: chấp ta-chấp người; chấp cao-thấp; thật-giả; tà-chánh; hơn-thua; yêu-ghét, chấp tịnh-chấp thiền-chấp mật…. Làm cách nào để hoá giải tâm chấp? Chúng ta buộc phải dùng các pháp của Phật để lý giải và từng bước hoá giải.
5. HT Tịnh Không tuy là giảng Kinh Tịnh Độ nhưng trong đó bao hàm đủ các pháp: từ cao cho đến thấp; từ pháp Phật thuyết cho hàng bồ tát, thanh văn, duyên giác, bích Chi Phật cho đến hàng hạ hạ căn đều có cả. Nếu chúng ta khởi chấp rồi nói: Ngài giảng không đúng pháp vì không thuần Tịnh Độ, trong khi Ngài thường khuyên phải một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu… Khi những kiến chấp này khởi lên, đồng nghĩa chúng ta đã xa pháp và không hiểu pháp của Phật rồi và đã thật uổng công phí sức của Hoà Thượng mất rồi.
Một ví dụ nhỏ: khi ngồi niệm Phật, chợt nghe tiếng ga, tiếng còi xe hàng xóm rú, kêu inh ỏi ngoài ngõ rồi tiếng ga, còi xe máy đã khiến chúng ta chẳng thể nào nhiếp tâm để niệm Phật được nữa, dẫu cho miệng vẫn cứ niệm Phật rào rào, nhưng tai và tâm lúc này thì đã bấn loạn, đã lẻn ra ngoài ngõ để hóng hớt rồi.
Hỏi pháp đối trị chắc chắn ai cũng bảo: đừng chấp tiếng động đó, mà cứ nhiếp tâm niệm thôi, tự nó sẽ lắng xuống. Nếu chúng ta làm được thì chẳng còn gì phải bàn, nhưng làm không được, bởi cứ niệm thì tiếng ga còi kia lại hiện về trong tâm rồi khiến tâm hoặc lại lang thang ra ngoài ngõ hoặc bị tiếng ga còi nó hành khiến điên đảo…
Ai cũng biết đó là hiện tượng chấp có: có tiếng xe, có tiếng rú ga còi xe. Nhưng làm sao để dẹp tâm chấp có đó? Niệm Phật như đã nói, không khắc chế được. Nguyên nhân: đơn giản là tâm chấp lớn quá, cái chấp lớn của quá khứ kết hợp hiện tại khiến nó càng thêm lớn.
Vậy kinh pháp nào của Phật chỉ chúng ta cách phá chấp có này? Kinh Kim Cang. Bởi Phật dạy: Hễ những gì có tướng thì nó đều là hư giả. Tại sao nó là giả? Phật nói: Bởi nó chẳng thật. Nó có đấy nhưng rồi cũng diệt đấy. Chấp sự sanh-diệt đó là mê, là vọng, là chẳng giác. Điều này các huynh muội chúng ta cũng thường xuyên nói. Nó giống hệt như tiếng còi xe chỉ rú, vang lên một hồi rồi biến mất, vậy nhưng tại sao tiếng còi đó chẳng biến mất trong tâm của chúng ta, trái lại nó trụ mãi trong tâm rồi hành chúng ta tới điên đảo?
Đọc lời Phật dạy trong Kinh Kim Cang tuyệt nhiên chẳng thấy một từ nào Phật nói: Kinh này ta chỉ thuyết cho người tu thiền. Các hành giả tu Tịnh Độ chớ nên học mà lạc đường. Vậy lạc đường là do chúng ta? hay do Phật và do pháp của Phật?
Khẩn xin quý đạo Huynh đừng chấp pháp mà cản trở đường tu và hành trình giác ngộ của chính mình.
TĐ
Nam Mô A Di Đà Phật,
Xin được chia sẻ với các bạn sen đôi điều.
Lúc PH mới bắt đầu niệm Phật, tâm niệm là sẽ bắt chước các vị “lão thật niệm Phật”. Tới lúc ngồi xuống niệm Phật mới thấy là mình không thể nào bắt chước được, tại vì trình độ của mình chưa tới. Sau này mới nghiệm ra rằng các vị này vốn chẳng phải là người căn cơ kém cỏi như mình, mà có thể khẳng định chư vị này đã từng tu tập và đã có công phu. Vì họ đã từng huân tập các cách tập trung tâm, nên khi niệm Phật thì họ niệm dễ dàng, không như PH, nghĩ đông, nghĩ tây.. Biết là vậy nhưng mà mình bắt chước không được, đó là tại vì trước giờ mình chưa từng tu tập, cái tập khí lao chao, lộn xộn của mình dày quá. Ví dụ như tâm sân, ráng niệm Phật dữ lắm, nhưng chỉ có thể không cãi lại người, chứ tâm thì còn ức lắm, phải tới lúc đọc kinh, nghe giảng, hiểu là mấy cái cảm xúc đó không thật, không phải là mình, tới chừng đó mới buông cái tâm sân đó xuống một chút (một chút thôi, chứ chưa buông dứt liền được, vì tập khí mình nặng quá!). Nhờ vậy mới có thể không ức nữa và tiếp tục vui vẻ niệm Phật. Cái này là tại mình quá dở nên mới phải dùng cách trị như vậy, chứ nếu người công phu thuần rồi thì trong tâm chỉ có câu Phật hiệu thôi. Cho nên, PH rất thông cảm với ý kiến của huynh TD, chính là vì mình chưa đủ trình độ.
Chư vị học Phật ở đây, không phải ai cũng có nhiều thiện căn (khuyên niệm Phật là niệm Phật liền). Có không ít vị phàm phu như PH vậy, nghĩa là có đủ thắc mắc, nên đôi khi mình phải giải thích, đi một đường vòng để khuyên họ niệm Phật.
Cũng nhờ đọc một số kinh và nghe giảng nên PH hiểu một chút là “Thiền, Tịnh vốn không hai”. Cầu mong các bạn sen đừng ai bài bác Thiền cả, vì đó đều là pháp thành Phật do đức Bổn sư chỉ dạy. Mà quả thật, tất cả đều là lời Phật dạy, xin đừng phân ra là thuộc Thiền, hay Tịnh, chỉ cần áp dụng được cho mình, đem lại an lạc cho mình và chúng sanh thì là pháp nên hành vậy.
Lại cũng nhờ đọc các kinh khác mà PH biết rõ một câu A Di Đà Phật là an ổn nhất.
Vị nào “lão thật niệm Phật” được thì quá tốt, còn vị nào còn “lăn tăn” như PH thì nhiều khi rất cần tìm hiểu các lời dạy của Phật trong các kinh điển khác để có thể hạ thủ công phu, rồi mới có thể tới được trình độ “lão thật niệm Phật” được.
Rất mong chư vị huynh, đệ, tỷ, muội hoan hỉ thông cảm, trao đổi, chỉ dạy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Xin được chia sẻ đôi lời nông cạn với các bạn sen.
PH: “Vị nào “lão thật niệm Phật” được thì quá tốt, còn vị nào còn “lăn tăn” như PH thì nhiều khi rất cần tìm hiểu các lời dạy của Phật trong các kinh điển khác để có thể hạ thủ công phu, rồi mới có thể tới được trình độ “lão thật niệm Phật” được.”
*** PH muốn hy vọng có ngày “lão thật niệm Phật” thì Huệ Tịnh nghĩ chúng ta nên đọc đến những gương chuyện người niệm Phật vang sanh cho nhiều (Sự) và bớt tìm hiểu các lời dạy của Phật trong các kinh điển khác (Lý).
Khi chúng ta đang ở địa vị phàm phu phát tâm tu hành thường ưa thích ham học rộng, hiểu biết nhiều các kinh điển thì phần đông chúng ta dễ bị mắc bẫy những lý thuyết cao siêu. Khi bị mắc bẫy khó biết nhận ra, khó muốn tháo gỡ bỏ những “sở tri chướng” (chỗ biết = chướng ngại). Nếu lưu luyến những cái chỗ học rộng, hiểu biết cho cao siêu thì làm sao hy vọng có ngày “lão thật niệm Phật”?
Thành ra hành giả niệm Phật ở địa vị phàm phu như chúng ta nên suy ngẫm kỹ càng lời khai thị của Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân trong Niệm Phật Tông Yếu để xem có lý và hữu ích hay không.
“75) Tu Thánh Đạo Môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh Đạo Môn thì trau dồi trí tuệ, giữ cấm giới, rèn luyện tâm tánh làm tông chỉ.
Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh.”
*** Khi hành giả niệm Phật phàm phu như chúng ta còn “lăn tăn” dựa vào trí tuệ, tự thấy mình là người năng trí cần tìm hiểu, v.v.. thì không khác gì đã vẫn còn nghi ngờ Bổn Nguyện công đức của Phật A Di Đà đã bao hàm tất cả trong câu niệm Phật.
Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân có khai thị điều này:
“29) Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát. Bởi thế:
“ Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật ”.
Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.”
*** Thành ra Huệ Tịnh nghĩ do lòng tin vững bền kiên cố nơi bất cứ việc gì “cũng Nam Mô A Di Đà Phật”, một lòng hồi hướng công đức cùng nguyện sanh Tây Phương (chẳng thà chấp có như núi Tu Di), chứ không phải nơi lý giải, quán tưởng cao siêu, v.v.. gì khác. Nếu còn phải lý giải, quán tưởng, thì không khác gì hành giả niệm Phật đã coi nhẹ câu “Nam Mô A Di Đà Phật” vậy.
Đôi lời chia sẻ còn nông cạn xin huynh, đệ, tỷ, muội hoan hỉ thông cảm cho.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi Huynh HT và bạn học đồng tu,
*Người đã có thể “lão thật niệm Phật” thật chẳng còn phải nghe pháp của ai nữa kể cả của chư Tổ, HT Tịnh Không cho đến Pháp Nhiên Thượng Nhân.
*Ở đời có hai dạng người làm được chuyện đó: thượng căn thượng trí và hạ căn hạ trí. Thượng căn thượng trí để chỉ hoá thân Phật, Bồ tát; hạ căn hạ trí chỉ người không biết chữ, sống cách ly với thế giới bên ngoài. Hạng người này thời nay đếm trên đầu ngón tay, nói khác đi: đều sanh vùng biên địa. Nhân sanh vùng biên địa là tà kiến. Người tà kiến lấy nhân gì để lão thật niệm Phật? Còn chúng ta thuộc hai hạng này không? Chắc chắn là không, mà thuộc hạng đầy phiền não, phân biệt, chấp trước, vì thế để lão thật niệm Phật được là khó trong vạn khó.
*Pháp của Phật là giúp chúng sanh liễu thoát sanh tử, nhưng liễu thoát sanh tử được hay không chẳng ở nơi pháp mà ở nơi người hành pháp. Pháp của Phật vừa là bổ dược vừa là độc dược. Bổ dược nếu họ mà biết áp dụng cho tu học để giác ngộ, giải thoát; độc dược nếu dùng pháp đó để trang trí cho sự hiểu biết của mình, vì thế cổ Đức nói: Tu mà không học là tu mò; học mà không tu là đãi sách.
*Đạo huynh chớ khởi tâm quá tán dương Tịnh Độ mà rơi vào thiên kiến, bởi các pháp đều bình đẳng không cao-thấp, không chánh-tà, không cấu-tịnh… sở dĩ có cao-thấp, chánh-tà, cấu-tịnh, hay-dở, vi diệu-chẳng vi diệu… là do tâm chấp pháp mà nên. Vì thế học pháp Phật hiểu rồi, liễu ngộ rồi thì xả bỏ bằng hết, đó là người biết dụng pháp Phật, biết niệm Phật.
Chúc thường an lạc.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin được cảm ơn huynh HT đã chỉ điểm. Lúc PH mới niệm Phật, may mắn tìm được mấy quyển “Mấy Điệu Sen Thanh”, khi đọc các gương vãng sanh trong đó trong lòng thường rất cảm động và thấy hăng hái, nên thường đọc đi đọc lại. Nhưng có lẽ do tập khí xấu quá sâu dày, có một lúc có biến cố xảy đến, tới lúc biến cố qua đi, ngồi tự xét lại, thấy tuy lúc đó dù mình có duy trì các buổi niệm Phật, nhưng tâm thường chỉ lo đối phó để vượt qua biến cố đó. Thấy giật mình nghĩ nếu lúc đó mà mình bất ngờ chết đi, liệu có nhớ niệm Phật. Bản thân PH lại là dạng “tu lén”, tâm thì lộn xộn, nên đâu có niệm Phật được nhiều. Từ đó mới thấy công phu mình quá kém. Dù có tín, nguyện, hành, nhưng như là cây non mới trồng, chưa có rễ chắc chắn. Nên khi PH tìm hiểu các kinh khác, đều không ngoài mục đích để xây dựng, bồi đắp cho mình tín, nguyện, hành vững chắc, chứ không có ý để được lý giải cao siêu gì.
Cũng là tại mình dở quá nên mới vậy. Tuy nhiên, huynh HT hãy yên tâm về phần PH, vì rất may là nhờ Tam Bảo thường gia hộ nên giờ cũng tạm bớt lao chao, lộn xộn chút xíu rồi.
Chúc huynh thường tinh tấn, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi sư huynh Huệ Tịnh, Phát nghĩ:
– Trong kinh Pháp Hoa phẩm Dược Thảo Dụ Phật nói một bài pháp Phật nói ra như một cơn mưa pháp. Người căn tánh lớn như cây to, nghe qua lãnh hội được nhiều. Người trí huệ thấp như cây nhỏ, tán bé, nhận được ít, nhưng không ai mà không được lợi ích. Như vậy, trong tất cả kinh điển Đại Thừa, có kinh nghiêng về lý luận “Thiền”, có kinh nghiêng “Tịnh”, nhưng nhìn chung dù thiền hay tịnh đều có, tùy theo căn tánh bản thân mà mức lãnh hội sai khác mà thôi.
– Vấn đề tán dương Tịnh độ: như trên đã nói, pháp không thấp không cao mà do căn tánh chúng sanh sai biệt. Nói “tịnh gồm thu tất cả căn tánh, 100 người tu 100 người thành” là để xiển dương tịnh độ. Thứ 1, nếu Tịnh độ độ tận chúng sanh thì Thế Tôn cần gì lao tâm khó nhọc thuyết 84000 pháp môn? Phật dạy niệm Phật thôi chưa ứng đủ căn cơ chúng sanh nên phải bày mọi phương tiện. Thứ 2, theo suy nghĩ cá nhân P, Tịnh dễ tu hơn các pháp môn khác nhưng lối vào không dễ. Khó nhất là Tín Tâm! như vậy ta nên dùng việc tán dương này để khích lệ sách tấn hơn là nghĩ bản chất nó vượt trội hơn! Thứ 3, Phật nói trong kinh Nikaya “con người là thừa tự của nghiệp” có nghĩa là nghiệp chi phối hầu hết các hoạt động con người, kể cả nhân duyên vào đạo. Như P, xưa p tìm hiểu trước tiên kinh Viên Giác, Duy Ma, Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm…mà không duyên đọc kinh A Di Đà. Gặp mà không chịu đọc, đến khi đọc lại hiểu theo kiểu “duy tâm tịnh độ”, hiểu theo thiền. Trải qua nhiều năm mê muội, lỡ “không tin Tịnh rồi” phải ráng tìm hiểu nữa chứ biết làm sao. Giờ để có lòng tin như thế, thật không dễ dàng. Đâu phải P có thể làm chủ được ngay từ đầu. Thứ 4, ngày nay người nghe niệm Phật tin ngay và hành miên mật, P nghĩ không có, nên điều HT đưa ra là “điều kiện lý tưởng” mà thôi.
– Suy nghĩ cá nhân P, người học Phật ngày nay phải tìm hiểu kỹ những kiến thức cần thiết cho đường tu. ” Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. như vậy để tránh lầm đường lạc lối. Ngày nay những pháp môn giống đạo Phật hay mượn danh rất nhiều: thiền xuất hồn ông 4 ông 8, thiền quá khứ tiền kiếp Thailai, niệm Bác Hồ, niệm Trời Trời…. Nhưng tìm hiểu quá nhiều thì kiến chấp và nghi ghê lắm. Ngày xưa P nghi nhiều lắm, thậm chí phải xem kinh Nikaya xem ngày xưa Phật có dạy “siêu hình” không! Nghĩ lại mà còn sợ hãi
Mong mọi người an lạc.
(Đã hiệu chỉnh bỏ 1 phần do ko thấy phù hợp với hành giả Tịnh Độ Tông, mong bạn hoan hỷ)
P đề cập lịch sư kinh điển để thấy rằng Phật day rất hợp giai đoạn và công lao giáo hoá của bồ tát thôi! Không giành cho ng mới niệm phật. Mô Phật
Tất cả các hành pháp, người tu pháp ngã thời lìa xa nơi vô ngã, người tu pháp vô ngã thời lìa xa nơi ngã, chẳng nên để ngã và vô ngã làm chướng ngại, nếu tâm cột chặt một chỗ, phiền não dấy lên, đường về nhà tuy nhiều nhưng đích đến chẳng khác, đâu đâu cũng là pháp, khéo giữ trung đạo, chẳng buông, chẳng chấp, chẳng thấy ta, chẳng thấy người, là pháp ta tham cầu mong học, không pháp chẳng để bận tâm, là lành ta xiển dương tán thán, không lành ta tránh để vào tâm. Người tu học nên khéo giữ tâm như thế, chẳng nên để cái ngã chướng ngại mình. A Di Đà Phật.
Tây phương là có thật, duy tâm tịnh độ ngay tại đời này cũng là sự thật, kiên trì bền chí, thường hành pháp Phật quả vui sẽ thấy. Người học pháp Phật chỉ nên ở gần kinh điển Phật, chẳng nên đi ra xa, nguy hiểm vô cùng, người học Pháp Phật nên khéo tư duy, giữ tâm để cảm nhận mùi vị thật pháp, lời chia sẻ dù là của ai, dù họ đã chứng đắc hay chưa, dù họ là phàm, hay thánh, là người gì đi chăng nữa cũng chẳng nên để cái tướng, cái ngã làm cản trở đường đạo, phải khéo, khéo hơn nữa thì mới tiến, chớ nên tự cột mình, chớ nên ở hoài trên thuyền. Pháp là thuyền đưa ta qua sông, không phải chỉ có một thuyền, cũng chẳng nên vì không chung thuyền mà sanh chướng ngại, là chân thật học Phật thì nên giữ cái tâm như vậy.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Như Lai!
con năm nay 16 tuổi, con rất hâm mộ Phật Pháp. Con tin chuyện họa phước nên muốn tụng kinh niệm Phật. Con có vẽ một tôn ảnh Phật và tôn ảnh Quán Thế Âm Bồ tát. vì muốn tụng kinh nên con dán trong phòng và mỗi tối đối trước tôn ảnh tụng kinh. Nhưng chan mẹ con không ủng hộ con tụng kinh niệm Phật, nhưng vì thấy con học hành đàng hoàng nên cũng nhắm mắt làm ngơ. mẹ con không biết chuyện con tụng kinh mỗi tối nên con vẫn còn ăn mặn để tụng kinh. (con chưa thọ giới) cho con hỏi vậy là đúng hay sai? Có bị ác báo không? Xin trả lời ngay vì mẹ con giữ d-com.
Chào bạn hình như tuổi mình tầm tuổi bạn. Bạn giống mình không khác. Học phật toàn bị giá đình ngăn cấm, tất cả mọi thứ luôn, đây ví dụ ko xa lên trang wed comment cũng cấm luôn. Cho mình hỏi chút,bạn hâm mộ cái gì Phật pháp? Ko nên niệm phật để nấy phước báu mà để vãng sanh về tây phương cực lạc. Điều này bạn đọc nhiều bài viết trên trang này sẽ biết nên để làm gì nhà bạn. Niệm phật tụng kinh mà ăn chay nữa thì rất tốt. Nếu vì lý do giá đình không cho thì cũng ko nên cưỡng ép quá. Mình rất muốn được ăn chay nhưng mẹ ko có cho. Mẹ mình cũng như mẹ bạn cứ muốn học giỏi hơn vậy, ngoài việc học hành mình cũng bỏ thời gian ra để học phật. Chuyện bạn tụng kinh thì nên cho mẹ bạn biết, chờ có cơ hội tốt thì bạn nên nói ra. Tại sao con lại tụng kinh niệm phật làm gì. Có thể mẹ sẽ phát tâm cùng bạn tu hành. Vì cái kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lộ ra mà. Nếu ko đc thì cũng kệ chứ biết làm sao, hây’s. Thôi, xin chào bạn. Năm mới chúc bạn cùng giá đình mạnh khỏe. Nam mô A Di Đà Phật ?
.l.
Thăng thân mến!
Mình tụng kinh niệm phật vì 2 lý do
1. Phước báo hiện đời. Học lực của mình cũng giỏi cho nên mình tụng kinh để xin trí huệ thế gian và xuất thế gian; mình cố gắng học và cấu Phật gia bị. Vía như chèo thuyền, mình cố gắn chèo lại thêm sức nước thì nhất định sẽ mau chóng đến nơi. Mình cũng muốn cầu phước cho cha mẹ. Nhờ Phật Pháp mà mình biếm đối diện với những nghịch cảnh một cách có trí tuệ hơn. giáo lý nhà Phật rất tích cực, những quy tắc như Thập thiện, bát quan trai,… giupa mình tự hoàn thiện bản thân đẻ cha mẹ vui hơn
2. Vãng sanh về sau. Cung cấp, đối xử vởi cha mẹ thật tố trong đời này là hiếu, huwpwngs dẫn cha mẹ về Cực Lạc là hiếu trong hiếu. Vả lại, mình rất muốn giúp tất cả mọi người trong cõi này nhưng với sực mình thì không kham nổi nên mình nguyện sanh Cực lạc, mượn thắng duyên ở cõi ấy để tu tập, đợi khi sức đã đủ thì trở về Ta bà để độ mọi người. Mình rất mong như thế.
Còn bạn thì bạn hãy cố gắng học thật giỏi để bố mẹn bạn biết rằng bạn hâm mộ Phật pháp và bạn biết áp dụng phật pháp vào cách học để học tốt hơn, thì tự nhiên mẹ bạn sẽ cho bạn đọc kinh thôi. Dù trong bụng không thích nhưng thấy con mình học tố cũng bỏ qua.
cho nick fb nha
Bạch Liên Hoa.
Chuyện vãng sanh mới nhất bé gái 19 tuổi ung thư niệm phật cầu vãng sanh được đức phật a di đà đến tiếp dẫn rồi vẫy tay chào mọi người mỉm cười vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.