Ðạo sĩ Vương Si Ðầu đời Thanh, người tỉnh Trực Lệ, tánh cực ngu. Cha mẹ mất, đói ăn, nằm mọp trong căn lều nát, không biết tính cách nào. Có ai cho tiền cũng chẳng biết dè xẻn. Trần đạo nhân bèn thâu gã làm đồ đệ, sai ngày ngày quét tước, hái củi, khóa chiều thì niệm Phật vài trăm câu, lễ bái, thắp hương làm lệ thường.
Vương tụng Phật hiệu chẳng thành câu, mỗi lúc hôn trầm sắp ngủ gục, ông Trần dùng gậy dài đập, quở:
– Mày đã ngu muội như vậy lại còn chẳng biết tinh tấn hay sao?
Suốt ba năm như thế. Một ngày kia, Vương ha hả cười lớn. Ông Trần lại đánh, Vương nói: “Hôm nay thầy đánh con không được đâu!” Thầy cật vấn lý do, Vương nói:
– Thầy ngồi như cây khô suốt mười tám năm, chẳng biết tu pháp. Nếu thầy có thể lễ niệm, thật thà như con thì đã sớm được sanh về Tây Phương thấy Phật rồi!
Ông Trần ngạc nhiên, nhưng không quan tâm đến lời ấy. Ngày hôm sau, Vương trèo lên Tiêu Nhai, đứng hướng về Tây, chắp tay qua đời. Trà-tỳ thu được hai viên xá lợi.
(Theo Nhiễm Hương Tập)
Thời Dân Quốc, bà A Ấu chẳng rõ họ tên, người huyện Ðài Trung tỉnh Ðài Loan, chỉ sanh được một đứa con gái, bắt con rể ở rể. Do một chữ chẳng biết nên chỉ thật thà niệm Phật. Phật thất mùa Xuân, mùa Thu ở chùa Linh Sơn, bà đều kiền thành tham gia. Bà thấy nam, nữ đồng tu đều mặc áo hải thanh, trang nghiêm chỉnh tề, liền lấy vàng để dành giao cho con rể đem bán, mong may được áo hải thanh tham gia Phật thất. Con rể chịu bỏ tiền ra may, khuyên bà đừng bán vàng. Ðến sáng sớm ngày thứ nhất của Phật thất, bà tắm gội, thay áo mặc áo hải thanh mới. Trong lúc đang thắp hương, đốt đèn, liên hữu là A Tam Muội đến rủ đi dự Phật thất. Bà Ấu nói:
– Cô đi trước đi, tôi lễ Phật tại nhà trước đã!
Bà mới hoan hỷ lạy ba lạy xong, chợt thấy thánh tượng của Tam Tôn xoay tròn, hương cũng xoay theo, càng nghĩ càng thấy kỳ, càng nhìn càng thấy chuyển. Bà liền đi kêu mấy liên hữu ở gần đến xem. Ai cũng bảo là chẳng thấy chuyển động. Chẳng nghe bà ừ hử gì, lúc quay đầu ngó lại, thấy bà đứng thẳng chắp tay, mỉm cười quy Tây rồi, thọ sáu mươi tám tuổi. Họ liền trợ niệm cho bà, lại dặn cả nhà đồng thanh niệm Phật.
(Theo Niệm Phật Cảm Ứng Kiến Văn Ký)
Nhận định:
Phật dùng thuyền từ phổ độ, khiến kẻ ngu phu, ngu phụ chỉ biết già dặn chắc thật niệm Phật. Một đạo sĩ si ngốc, một bà lão ngu ngơ trên đây tuy chưa từng thọ Tam Quy, Ngũ Giới nhưng do già dặn, chắc thật niệm Phật nên đứng chắp tay mà hóa, ắt họ đều thấy Phật đến tiếp dẫn, vãng sanh Cực Lạc. Xin những kẻ tự cậy mình thông minh, chẳng chịu niệm Phật hãy biết chỗ quy hướng vậy!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Trước kia con có lên chùa. Con lại đặt tiền trước TAM BẢO mà lạy lục.
giờ con xin hỏi thầy làm như vậy có vô lễ không.?
con nghe nói câu này:
XẢ KỈ LỢI THA. Con làm thiếu sót chỗ nào.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nhiệt Não,
*Vấn đề bạn đặt ra là rất phổ cập, đặc biệt là ngoài Miền Bắc. Nguyên nhân có lẽ bắt nguồn từ việc hiểu không thấu lý nhân-quả và quan niệm thờ phụng quỷ thần, hay thánh thần. Đây là điều hết sức nguy hại bởi trước hết sẽ khiến cho người đến chùa ngày càng xa rời nhân quả; thứ nữa khiến cho các đạo tràng trở nên thiếu trang nghiêm và thanh tịnh. Điều quan trọng hơn cả là gieo vào lòng người đến chùa lòng tham: dâng cúng nhưng muốn được “lại quả”. Vì lòng tham đã khởi lên ngay khi bước vào chùa, nên đồ dâng cúng phải để giữa thanh thiên bạch nhật để cho mọi người nhìn thấy và để cho chư Phật, Bồ tát cùng nhìn thấy.
*Phật, Bồ tát không cần đến những sự cúng dường đó, điều này người học Phật phải hiểu thật ngọn ngành, bằng không càng tu, càng lún sâu vào vô minh. Lý do? Bởi Phật, Bồ tát vốn là pháp thân – pháp thân vốn chẳng có chuyện: đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống, ngủ, nghỉ… Sở dĩ chúng ta nhìn thấy các Ngài có các oai nghi như vừa nói đó là các Ngài thuận theo thế gian mà thị hiện. Vậy nhưng tại sao các Ngài lại luôn khuyến tấn chúng sanh phải phát tâm cúng dường hay nói khác đi là bố thí? Bởi các Ngài nhận ra: nếu không bố thí, chúng sanh sẽ sống trong vòng tham lam, keo kiệt không dứt=quả báo nghèo hèn, túng quấn trong vị lai; Ngược lại, chúng sanh sẽ tăng trưởng phước-huệ. Tại sao cúng dường lại tăng phước-huệ? Phước là nhờ thí; huệ là nhờ giác. Xả san tham=năng hành bố thí. Nhờ năng hành bố thí san tham trong tâm ngày một tiêu giảm=phiền não ít sanh=tâm sẽ thanh tịnh=trí tuệ khai thông. Do vậy cúng dường phải có cái nhân thanh tịnh, bởi nếu nhân không thanh tịnh, tất quả sẽ bất tịnh: Tặng người mà không được hàm ơn=sanh phiền não.
*Phật dạy: Thi ân đừng cầu báo đáp, bởi cầu báo đáp là thi ân có mưu tính.
Điều này chúng ta có thể nhận ra rất rõ: nhiều người đến chùa chỉ dâng cúng 5-10 ngàn đồng, nhiều hơn là vào trăm ngàn, vài triệu, nhưng sau sự dâng cúng là gì? Là nguyện cho con đủ thứ. Điều này chẳng khác đứa con mua cho cha mẹ món quà vài trăm, khi ra về lại bảo cha mẹ cho con vài triệu để tiêu, thậm chí nhiều người cúng dường Tam bảo nhưng lại đề nghị chùa hay đạo tràng làm giấy biên nhận đã cúng dường; tệ hại hơn còn muốn chùa, đạo tràng phải dùng số tiền đó theo yêu cầu của mình đặt ra. Ngoài đời lẽ ấy đã chẳng thể chấp nhận, nói gì trong đạo và tu đạo giải thoát?
Do vậy Xả Kỷ Lợi Tha mà bạn muốn nói chính là phải xả cái tâm san tham của chính mình, khi tâm mình thí xả và thí xả thanh tịnh, tự mình sẽ có lợi ích và người khác cùng lợi ích, bởi bạn làm biểu pháp thanh tịnh giúp cho người khác cùng học hỏi. Lợi ích thiết thực nhất tâm tâm không phiền não, không vướng vào vòng ân-oán: ân khi được báo đáp; oán khi bị bỏ quên. Phật, Bồ tát chẳng bỏ rơi một chúng sanh nào, chỉ vì chúng sanh luôn sống trong vòng vô minh, vị kỷ, lợi mình, hại người nên luôn tuột khỏi quỹ đạo tầm tay của quý Ngài mà trôi lăn trong sanh tử.
*Sai thì sửa. Sửa rồi thì đừng tái phạm đó chính là tu, biết tu và khéo tu.
TN
Đọc xong bài của thầy THIỆN NHÂN làm con bất ngờ.
con cảm ơn thầy . Nguyện cho con hiểu nhiều điều hay để xoá nhiều sự hiễu sai lầm.