Ông Võ Thành Thu (SN 1973, trú tại phường 7, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) từng là một người vô cùng khỏe mạnh. Hàng ngày ông thường ra chợ phụ giúp vợ bán ngan vịt. Hai người con đều được vợ chồng ông nuôi ăn học đàng hoàng, có công việc ổn định và đều đã có gia đình riêng. Bao nhiêu năm ông Thu rất ít khi ốm đau.
Đang làm ăn buôn bán bình thường, bỗng một ngày cách đây chừng 10 tháng, ông Thu thấy bụng đau đớn quằn quại, càng ăn vào thì càng đau khiến ông không thể ăn uống được gì. Khi gia đình đưa ông Thu lên Sài Gòn khám thì nhận được thông báo rằng ông đã bị ung thư dạ này ở giai đoạn cuối, khối u khá lớn nằm ở vị trí cuống dạ dày.
Ông Nguyễn Công Danh (SN 1959, anh rể của ông Thu) cho biết: “Các bác sĩ bệnh viện cho biết, bệnh tình của em vợ tôi đã ở giai đoạn cuối, có phẫu thuật cũng không khỏi được. Tuy nhiên nếu không phẫu thuật cắt bỏ khối u này đi thì nó sẽ gây chèn ép lên cuống dạ dày, thức ăn không thể xuống tới dạ dày được và gây đau nhức và bệnh nhân sẽ bị suy kiệt mà chết. Do đó gia đình tôi đồng ý để các bác sĩ phẫu thuật cắt khối u cho chú ấy để có thể tiếp tục ăn uống được, nhằm kéo dài thời gian sống”.
Theo yêu cầu của gia đình, các bác sĩ đã cắt bỏ khối u cho ông Thu, đồng thời yêu cầu ông Thu thực hiện một phác đồ điều trị bằng hóa chất. Sau lần trị xạ đầu tiên, sức khỏe ông Thu có vẻ tiến triển hơn, ông ăn uống được, cơ thể tỉnh táo. Tuy nhiên những ngày gần đây, đúng đến gần đợt trị xạ tiếp theo thì ông Thu tiếp tục cảm thấy đau đớn quằn quại ở vùng bụng. Ông không còn đủ sức để ngồi ô tô từ Mỹ Tho lên Sài Gòn chữa trị nữa.
“Cuối cùng gia đình đành đưa em vợ tôi vào bệnh viện Đa khoa Tiền Giang điều trị. Tại đây các bác sĩ kết luận rằng bệnh ung thư của chú ấy đã bị di căn sang các bộ phận khác trong ổ bụng như gan, phổi… Sau đó họ cho em tôi tới nằm ở một căn phòng trên lầu. Theo tôi được biết thì khi bệnh nhân đã vào nằm ở căn phòng này thì có nghĩa là không còn hy vọng gì nữa. Thấy chú ấy đau đớn quằn quại, ai cũng phải chảy nước mắt”. Ông Danh cho biết.
Bản thân ông Danh vốn là một người hay đi công đức ở các đình chùa. Là người khéo tay nên ông thường mang hoa tới các tới đền chùa, tỉ mỉ cắt tỉa rồi cắm vào các lọ mang đặt lên các ban thờ để thắp hương. Là người nguyện một lòng theo Phật giáo nên ông Danh cũng đã quy y Tam bảo và được ban cho pháp danh là Từ Phương.
“Trước đây tôi cũng từng nhiều lần nghe nói về việc tụng kinh hộ niệm cho những người mắc trọng bệnh. Biết rằng việc hộ niệm có thể giúp người bệnh vơi đi đau đớn. Do đó tôi thuyết phục chú Thu cùng mọi người trong gia đình đưa chú ấy về nhà mời Ban hộ niệm tới chứ không nằm ở bệnh viện nữa. Nghe tôi nói có lý nên mọi người đều đồng ý. Gần đây tôi cũng có tham dự một đám hộ niệm cho một người quen vì thế tôi nhờ xin số của Ban hộ niệm này và họ rất nhiệt tình đồng ý hộ niệm cho chú Thu. Khi chúng tôi đưa chú Thu từ bệnh viện về đến nhà thì Ban hộ niệm họ cũng vừa tìm tới”. Ông Danh chia sẻ.
Ban hộ niệm mà ông Danh mời tới chính là Ban hộ niệm chùa Hưng Thiền (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) do Cư sĩ Diệu Phước làm Trưởng ban. Lúc này ông Thu mặc dù rất đau đớn nhưng vẫn còn tỉnh táo và có thể tụng kinh được. “Chú Thu được đặt nằm ở một chiếc giường nhỏ ở phòng khách, các thành viên ban hộ niệm bày trí bàn thờ phật rồi họ yêu cầu cả gia đình tôi cùng ngồi tập trung vào tụng kịnh hộ niệm cho chú Thu”. – ông Danh chia sẻ.
Theo ông Danh, trước đây ông Thu – em vợ của ông – vốn là người mải làm ăn, nên chẳng bao giờ quan tâm tới việc đi chùa, cũng chẳng bao giờ biết tới việc tụng kinh hộ niệm là gì. Vậy mà khi mời Ban hộ niệm tới, các cư sĩ họ đã thuyết phục, khuyên bảo được ông Thu tập trung hết sức lực, tinh thần vào việc tụng kinh đó đã là một điều khiến ra đình tôi cảm thấy rất vui rồi.
Cư sĩ Diệu Phước cho biết: “Ông Thu đã quá khổ sở với những cơn đau đớn hành hạ nên một lòng muốn ra đi để giải thoát cho thân thể của mình. Đạo Tràng đã khuyên ông Thu rũ bỏ mọi âu lo, phiền muộn, không suy nghĩ về những việc làm còn dang dở nữa, cũng không cần phải lo cho vợ con vì đến giờ phút này ông không làm được gì nữa rồi. Để thoát khỏi những cơn đau này chỉ còn có một cách là ông tập trung tinh thần vào việc tụng kinh niệm Phật và ông Thu cũng đã nghe theo. Tôi cảm nhận được rằng ông ấy đã nén những cơn đau lại để tập trung niệm Phật và dần quên đi cảm giác đau đớn”.
Ông Danh cho biết: “Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Nghe vậy mọi người trong gia đình chúng tôi cũng không để ý lắm vì cho rằng chú ấy chỉ nói như vậy thôi chứ làm sao mà biết trước được mình chết vào giờ nào. Có một điều mà ai cũng thấy là lúc này chú ấy nằm im để tụng kinh chứ không còn quằn quại đau đớn như lúc đầu nữa. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng. Lúc này mọi người mới nhớ lại lời nói của chú Thu lúc trước về việc sẽ ra đi vào lúc 2 giờ. Điều đó khiến ai cũng phải ngỡ ngàng không hiểu vì sao chú ấy lại biết trước được như vậy”.
Theo ông Danh, ông Thu tắt thở trong trạng thái miệng vẫn há to khi đang niệm Phật, mắt mở. “Lúc này gia đình chúng tôi định vào vuốt mắt cho chú ấy nhưng Ban hộ niêm ngăn lại để họ tiếp tục hộ niệm. Vì đã mời họ về hộ niệm rồi nên đành nghe theo, tiếp tục ngồi tụng kinh. Nhưng điều kỳ lạ là, chỉ tụng kinh hộ niệm thêm một lúc nữa thì mắt chú Thu từ từ nhắm lại, miệng cũng khép lại với tư thế như đang cười mà không hề có ai động vào”. Ông Danh chia sẻ.
Từ khi chú Thu tắt thở, Ban hộ niệm tiếp tục tụng kinh thêm khoảng 12 tiếng đồng hồ nữa thì cho gia đình làm lễ an táng. “Lúc này mọi người mới được sờ vào thi thể chú Thu và thấy rằng chân tay chú ấy vẫn còn rất mềm mại và có đôi chút hơi ấm, chứ không cứng đơ, lạnh ngắt như những người chết mà không được hộ niệm tôi từng biết”. Ông Danh cho biết.
Nói về Ban hộ niệm chùa Hưng Thiền, ông Danh chia sẻ: “Ban hộ niệm này công nhận là tốt thật. Họ đến hộ niệm cho em vợ tôi rất nhiệt tình và tuyệt nhiên không làm phiền gì tới gia đình chúng tôi. Tất cả đồ ăn thức uống họ đều mang theo chứ không ăn uống gì của gia đình. Thỉnh thoảng chúng tôi sợ các thành viên trong Ban hộ niệm mệt, khát nước nên mua đồ ăn bổ dưỡng, pha cà phê mời họ ăn uống nhưng họ đều từ chối. Tới khi Ban hộ niệm ra về, chúng tôi bảo đưa cho họ chút tiền hương, tiền xăng xe đi lại nhưng họ cũng không nhận. Những việc làm của Ban hộ niệm khiến chúng tôi hết sức cảm kích”.
Mạnh Đức
Địa chỉ liên lạc Ban Hộ Niệm Chùa Hưng Thiền:
Đường Lộ Vàm – Ấp Tân Tĩnh – Xã Song Bình
Huyện Chợ Gạo – Tỉnh Tiền Giang
Trưởng Ban Hộ Niệm: Chị Diệu Phước (người đang đứng hình trên)
ĐT: 84 169 648 7427
A DI ĐÀ PHẬT!!! Đã từng xem ban hộ niệm này rồi!!! Giờ mới biết được địa chỉ!!!
con hỏi điều này được không ạ:
có vị thì bố thí pháp,có vị bố thí tài,có vị phóng sinh.v.v…
vậy đến khi nào các thầy dùng phước ấy?
Bạn NN thân mến.sẽ xảy ra ba trường hợp sau.
1. Hiện báo
là tạo nhân đời này, hưởng luôn quả báo trong đời này.
2. sanh báo
là đời này tạo nghiệp, đời sau, hai hoặc ba đời sau mới bắt đầu hưởng.
3. hậu báo.
là đời này tạo nghiệp, sau bốn đời, hoặc trăm đời, hoặc ngàn đời, hoặc vô lượng đời kiếp sau mới hưởng.
bạn tìm hiểu về luật nhân quả sẽ biết ngay thôi mà.
chúc bạn an lạc nhé.
lúc lâm chung con sợ nhất.
con đã từng chứng kiến người sắp mất ra đi như thế nào.điều này tác động lên con nhiều suy nghĩ.TA sẽ mang những gì đi theo.
bạn NN thân mến
đúng vậy lúc lâm chung thật đáng sợ, bởi vì khi một người lúc sắp lâm chung thì thường nghệp báo sẽ hiện ra như oan gia trái chủ của họ chẳng hạn với mục đích là để báo oán hay đòi nợ v.v nên người ấy rất đau đớn và khổ sở vô cùng. hơn nữa khi ra đi thì người chết không thể mang theo vật hữu hình nào cả mà chỉ mang theo nghiệp đến đời sau mà thôi. cho nên để không còn sợ những cảnh tượng đáng sợ khi lúc lâm chung. thì ngay từ giờ phút này ta hãy chí tâm phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ là an toàn nhất ,bởi vì khi niêm Phật ta sẽ không sợ chết nữa và với lòng từ bi đại nguyện của Đức Phật A DI Đà NGài sẽ tiếp dẫn người niệm Phật về cõi nước của ngài mãi mãi thoát khỏi sanh tử. nên những hành giả niệm Phật mà được vãng sanh thì họ ra đi rất nhẹ nhàng,tự tại không có tướng khổ gì cả. chắc bạn cũng biết điều này rồi phải không.
chúc bạn an lạc nhé.
lúc đi làm con thấy nhiều người ăn xin. ôi tuy còn.sống mà phước báo đã nghèo quá.nếu con làm phước chắc lúc sắp mất mới dám dùng.
bạn NN thân mến
Mình đã giải thích về lý nhân quả ở phần trên rồi ,bạn đọc cũng đã hiểu mà, sở dĩ những người nghèo khổ phải đi ăn xin là vì kiếp trước họ sống bỏn xẻn, keo kiệt, không chịu bố thí làm phước nên kiếp này họ không có phước nên mới nghèo khổ và phải đi ăn xin nhân quả là vậy. Nếu mình làm phước thì có thể mình sẽ hưởng ngay trong hiện tại, hoặc mai sau cho đến vị lai mới được hưởng, vì khi gieo hạt giống xuống thì ta phải đợi thời gian cho nó mọc thành cây và trổ thành quả mới được. Ví dụ hạt lúa thì chỉ mất vầy tháng là thu hoạch được, còn hạt cam hay hạt xoài thì phải đợi vài năm mới cho trái v.v khi bạn làm phước cũng y như lý nhân quả ở trên vậy. Giờ bạn NN đã hiểu lý nhân quả rồi phải không. A DI ĐÀ PHẬT.
Cảm ơn BHN chùa Hưng Thiền đã thành tựu được việc tốt đẹp này , Nam Mô A Di Đà Phật
Nhân quả.lam thiện dc thiện.lam ác dc ác.khong sai chạy đâu hết..
con thường nghe nói:
THÂU NHIẾP LỤC CĂN,TỊNH NIỆM TƯƠNG TỤC.
lục căn có lẽ các thầy nói nhiều rồi.
con có thể hiểu như thế này được không:
bộ phim này con có quyền không xem.
món ăn này con có quyền không ăn.
tiếng nhạc này con có quyền không nghe
v.v……
Ở đây con muốn.xin các thầy dạy lại một lần nữa .
Bạn Vô trụ thân mến.
THÂU NHIẾP LỤC CĂN,TỊNH NIỆM TƯƠNG TỤC.nghĩa là thâu gom sáu căn chú ý vào một việc duy nhất mà thôi .
ví dụ khi niệm Phật thì tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý, chỉ chú tâm vào câu Phật hiệu mà thôi.
Miệng niệm cho rõ ràng
Tai nghe câu Phật hiệu cho rõ ràng, rành rẽ trọn vẹn ,không nên chú ý vào những âm thanh khác bên ngoài .
Tâm trụ vào câu Phật hiệu, không suy nghĩ lung tung ,chỉ biết đến câu Niệm Phật mà thôi
mũi không ngửi chạy rông theo những mùi loạn bên ngoài
Thân thì phải cung kính.
tất cả những pháp trên gọi là nhiếp căn .thâu nhiếp sáu căn là vậy.
Nếu thường luôn nhiếp cả sáu căn mà niệm, thì gọi là tịnh niệm nối nhau (TỊNH NIỆM TƯƠNG TỤC)
vậy ý niệm đầu tiên là A DI ĐÀ PHẬT.
ý niệm thứ hai như.(tiền,nhà,vợ,con,anh,em….)là không phải là niệm phải không ạ?
vậy là con bị cái bệnh là miệng niệm PHẬT nhưng không phải TÂM niệm PHẬT.Nếu là niệm PHẬT thì ý niệm thứ hai như vợ ,con,tiền,nhà…đều không có. Điều này thầy PHÚC NGUYỄN có cùng ý con không hay là con lại sai ở đâu?
A DI Đà Phật.
bạn VÔ TRỤ thân mến
đúng vậy ý niệm thứ nhất là câu A DI ĐÀ PHẬT và ý niệm thứ hai cũng phải là câu A DI ĐÀ PHẬT mới đúng và những ý niệm sau cũng vậy cứ thế liên tiếp mà niệm, chứ ý niệm thứ nhất là A DI ĐÀ PHẬT mà ý niệm kế tiếp thứ hai thứ ba là vợ con nhà cửa tiền tài thì đó bạn đang vọng tưởng ,tâm của bạn đang niệm những cái thế gian chứ không phải là A DI ĐÀ PHẬT nữa và đó là niệm sai.
không riêng gì bạn những hành giả mới bắt đầu niệm Phật thì tâm của họ hay bị vọng tưởng dấy khởi trong tâm lắm. nhưng họ biết khắc phục bằng cách niệm to lên ,hoặc thâu nhiếp sáu căn lại mà niệm v.v. khi bạn niệm Phật nếu vọng tưởng (nhà ,cửa, con cái tiền bạc đủ thứ chuyện thế gian mà có dấy khởi lên trong tâm ,thì bạn cứ mặt kệ nó đi đừng chú tâm tới nó cứ niệm Phật to vừa cho mình nghe là được thì một lúc sau tự nhiên vọng tưởng sẽ tự nhiên biến mất ,bạn cứ làm như vậy thì một thời gian sau thì bạn sẽ niệm Phật được thuần thục và vọng tưởng trong tâm của bạn sẽ từ từ không còn nữa. (vọng tưởng biến mất ko có nghĩa là diệt sạch mà là chúng biến mất mỗi khi chúng ta niệm Phật bạn nhớ nhé)và một khi công phu đã thành thục thì bạn sẽ có thể đạt được nhất tâm bất loạn hay còn gọi là niệm Phật TAM MUỘI
chúc bạn an lạc .
1 người sống không có sự tu tập. Lúc lâm chung nhờ ban hộ niệm mà được vãng sanh. Điều này không có lý. Vì không cần công phu làm gì. Đợi lâm chung thì mời hộ niệm. Vô lý!
Chào bạn Phát,
Xin được phép góp ý với bạn một vài điều về hộ niệm vãng sanh như sau.
– Ban hộ niệm chỉ có thể khai thị và nhắc nhở người đang lâm chung niệm Phật, còn việc người lâm chung ngay thời khắc đó phát đủ tín, nguyện, hạnh mạnh mẽ, chân thành để vãng sanh là do ở nơi người đó, chứ không phải hoàn toàn do ở Ban hộ niệm.
– Người chưa từng tu tập ở đời này, nhưng có ai dám chắc rằng họ chưa từng tu tập ở những đời kiếp trước, nên việc xảy ra trước mắt, tưởng chừng như vô lý lại trở nên hợp lý.
– Không ít người tu niệm Phật nhưng đến lúc lâm chung lại không muốn nghe tiếng niệm Phật, mà lại một lòng quyến luyến con cháu. Còn người này, khai thị nghe qua liền tin, lại phát nguyện dũng mãnh, lại nén đau mà niệm Phật, phải biết đây là người có định lực rất mạnh, vì như PH đây, đau bệnh nhắm mắt một chút là đầu óc mờ mịt rồi. Cho nên phải ngầm hiểu người này đã có công phu tu tập sâu dày từ những kiếp trước, lại rất có duyên sâu dày với cõi Cực lạc (nghe qua liền tin rồi phát nguyện, hành trì).
Người được như vậy rất hiếm, nhưng không phải là không có. Mong bạn suy gẫm cho thấu đáo, đừng vì không rõ mà không tin thì rất tiếc.
Còn những người nghe qua việc tu niệm Phật, lại không tu, để đó mà chờ đến lúc lâm chung để được hộ niệm mong được vãng sanh, thì đã sai lạc quá rồi, người chân chính tu niệm Phật thì không ai có ý niệm như vậy cả.
Chúc bạn tu học tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Không biết bạn đã đọc các mẫu truyện vãng sanh trong Vãng Sanh Truyện hay Tịnh Độ Thánh Hiền Lục chưa nhỉ? Trong đó có đề cập đến những trường hợp cả đời làm ác chưa từng biết tu tập, nhưng khi lâm chung gặp được thiện tri thức họ liền tin nghe theo và được vãng sanh. Thoạt nghe thì thấy vô lý như lời bạn nói, nhưng nếu bạn ráng tu tập cho tốt, khi về đến Tây Phương Cực Lạc, lúc đó bạn có đủ thần thông đạo lực, bạn sẽ nhìn thấy đời trước của những người này là ai và đã gieo hạnh gì thì bạn sẽ hiểu vì sao đời này họ được vãng sanh đơn giản như đang giỡn vậy.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Phát,
Bạn cứ làm một phép thống kê thì sẽ rõ ngay thôi, so với số người đã mất, thì có bao nhiêu người từng sống như người đàn ông kia, nghĩa là cả đời không tu tập gì hoặc tu không rốt ráo, đến cuối đời lúc lâm chung được Hộ Niệm, rồi Hộ niệm được vãng sanh nữa. Bạn cứ tính xem tỉ lệ ấy là bao nhiêu, nhiều hay ít, thì sẽ khắc rõ.
Chúng ta mắt phàm chỉ nhìn thấy một đời này, rồi sanh ra Tà kiến, đây là một trong những lỗi lầm lớn nhất của người thế gian. Đưa đến cái hệ quả là không tin Nhân Quả, không tin Chánh Pháp Như Lai.
Lại có người thấy những gương vãng sanh như vậy đâm ra ỷ lại chẳng chịu tu tập cho rằng chỉ cần tới phút cuối niệm được mười niệm sẽ được Phật rước. Đâu ngờ rằng
* Quang âm vùn vụt, thời thế đổi dời trong mỗi sát-na, một niệm chẳng trụ. Đấy chính là tạo vật vì hết thảy bọn chúng sanh ta hiện tướng lưỡi rộng dài giảng vô thượng diệu pháp: Mạng người vô thường, vinh hoa chẳng bền, gấp tìm nẻo về để khỏi phải chịu cái khổ trầm luân vậy.
* Ngày ba mươi tháng Chạp là ngày chấm dứt một năm. Nếu chẳng thu xếp trước cho khéo thì chủ nợ, oán gia sẽ xúm lại lôi kéo, chẳng dung cho lỗi lầm của mình. Lúc lâm chung chính là ngày ba mươi tháng Chạp của cả một đời. Nếu tư lương Tín – Nguyện – Hạnh chưa đủ, vẫn còn tham – sân – si, tập khí ác thì oán gia, chủ nợ từ vô lượng kiếp đến nay sẽ kéo đến bức bách, đòi nợ, chẳng dung cho mình.
Đừng nói những kẻ chẳng biết đến pháp môn Tịnh Độ đành không biết làm cách nào, phải theo nghiệp thọ sanh; dù là đã biết nhưng chẳng chăm chú tu hành thật sự thì cũng giống hệt như vậy: bị ác nghiệp lôi kéo vào trong tam đồ, lục đạo, vĩnh viễn luân hồi! Muốn cầu con đường thoát khổ, chỉ có cách niệm niệm lo nghĩ đến lúc chết, sợ rằng chết đi sẽ đọa lạc trong tam đồ ác đạo thì Phật niệm sẽ tự thuần, Tịnh nghiệp sẽ tự thành; hết thảy trần cảnh sẽ chẳng thể đoạt được chánh niệm nữa!
(Trích Ấn Quang ĐSGNL)
—
Vài dòng chia sẻ. Chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn con hôm nay lúc 1h sáng chết tại cơ quan, sau đó thì được đưa đi viện để khám nghiệm tử thi và đã được đưa về nhà lúc 12h trưa để liệm. Tối nay thì mấy ông anh ở cơ quan mua hoa quả, chè thuốc vào phòng anh đã mất để mời anh ấy ăn uống. Con xin hỏi làm vậy có được ko? Và nên làm gì cho tốt đối với anh ấy và mọi người trong cơ qua phải làm gì? Căn phòng đó giờ nên làm như thế nào?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tuấn Đức,
*TN xin chia buồn cùng bạn và các đồng nghiệp cùng phòng. Người chết đột tử thường khó siêu sanh vì chưa có sự chuẩn bị về tâm linh, cũng vì thế thường hay luyến tiếc thân mạng, của cải, thân quyến… Điều tốt nhất, bạn nên khuyên gia đình người bạn thỉnh chư Tăng làm lễ rước vong linh người bạn lên chùa gần nhất, mọi chuyện phải làm theo đúng như pháp để người bạn này có nơi nương tựa về tâm linh. Hàng tuần, gia đình người bạn nên thường xuyên đến chùa làm lễ siêu độ cho tới hết 49 ngày. Riêng về phần người nhà phải nên tránh khóc lóc thảm thiết hay tạo ra những cảnh huống quá xót thương khi khâm liệm hay an táng, bởi những cảnh huống này sẽ khiến cho hương linh bối rối và đau lòng vì họ nghĩ cái chết của mình đã gây ra tai hoạ cho người thân, từ đó sẽ cản trở con đường tái sanh vào cõi lành của người vừa mất.
*Gia đình người thân nên phát tâm trong vòng 49 ngày trì tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN và kết hợp niệm Phật, phát tâm ăn chay, phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam Bảo để hồi hướng cho người vừa mất. Điều này TN và các đạo hữu đã chia sẻ khá tường tận trong các trường hợp tương tự rồi nên sẽ không nhắc lại nữa.
*Người đã mất thân người sẽ không thể thọ dụng (còn gọi thọ thức ăn) như người còn sống, vì thế khi dâng cúng đồ ăn thức uống các bạn tuyệt đối chỉ nên cúng bạn bằng những đồ chay tịnh, vừa là tạo duyên, vừa tránh nghiệp sát sanh cho người bạn và cho chính các bạn. Khi dâng cúng đồ chay tịnh để người mất thọ thực được các bạn phải chú nguyện những câu chú sau:
Triệu Thỉnh Chơn Ngôn (Chú triệu thỉnh hương linh):
Nam mô bộ bộ đế rị, dà rị đa rị đát tha nga đa da. (3 lần)
Biến Thực Chơn Ngôn (Chú biến thức ăn thành hương thực)
Nam mô tát phạ đát tha nga đa phạ lồ chỉ đế, án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần)
Biến Thủy Chơn Ngôn (Chú biến nước thành vị cam lồ)
Nam mô tô rô bà gia, đát tha nga đa gia, đát điệt tha, án, tô rô, tô rô, bạt ra tô rô, bạt ra tô rô, ta bà ha. (3 lần)
Nam mô Đa Bảo Như Lai
Nam mô Bảo Thắng Như Lai
Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai
Nam mô Quảng Bác Thân Như Lai
Nam mô Ly Bố Úy Như Lai
Nam mô Cam Lộ Vương Như Lai
Nam mô A Di Đà Như Lai. (3 lần)
Phổ Cúng Dường Chơn Ngôn (Chú biến đồ ăn thức uống để cúng dường tận hư không giới chúng sanh)
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần)
Chú nguyện rồi các bạn nên khai thị cho người bạn: Đời là vô thường, sanh, lão, bệnh, tử rồi ai cũng phải trải qua. Nay bạn ra đi, kể như duyên nợ với kiếp này đã mãn, dù còn nhiều chuyện còn dang dở, nhưng nay bạn đã mất thân người, có muốn cũng không làm gì được. Vì vậy chúng tôi nguyện mong bạn dũng cảm buông bỏ mỏi chuyện của kiếp trần thế, phát tâm niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT và phát nguyện vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Được vậy bạn mới có cơ hội vĩnh ly sanh tử luân hồi. Nguyện mong bạn thường niệm Phật để siêu sanh Tịnh Độ.
Lời khai thị này có thể dùng khi đến thăm gia đình người bạn.
*Trong phòng làm việc không nên lập bàn thờ, bởi làm vậy hương linh người bạn nếu chấp chuyện sanh-tử rất có thể sẽ trụ lại đó nên không thể siêu sanh. Phật dạy: Tâm tịnh cõi Phật tịnh! Nếu tâm các bạn thanh tịnh và hết lòng vì người bạn mới qua đời, chắc chắn sẽ cảm hoá được tâm người bạn, giúp cho người bạn biết rõ tình trạng của bản thân, từ đó có thể chấp nhận sự thật để niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Các bạn trong phòng không nên tỏ thái độ lo lắng, sợ hãi hay tìm cách trấn, yểm bùa… bởi làm thế sẽ tạo những từ trường xấu cho người vừa mất và các bạn. Trái lại nên thường nhiếp tâm niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT mọi nơi, mọi chốn, đặc biệt trên đường đi, để giúp cho người bạn mau chóng định tâm, buông bỏ duyên trần, cùng niệm Phật mà siêu sanh Tịnh Độ.
Nguyện chúc các bạn có thể hộ niệm cho người bạn một cách tốt nhất, giúp cho người bạn sớm siêu sanh về Tịnh Độ.
TN
Hộ niệm người lâm chung và những điều cần biết
https://www.youtube.com/watch?v=VmciA94QZJM