Nói chung, người tu Tịnh Ðộ kỵ nhất là xen tạp. Thế nào là xen tạp? Tức là vừa tụng kinh, vừa trì chú, vừa kết hội, lại ưa nói đôi chút về sự khẩn yếu của Thiền, lại ưa bàn những chuyện cát hung, họa phước, thấy thần, gặp quỉ. Ðấy chính là xen tạp. Ðã xen tạp thì tâm chẳng chuyên nhất. Tâm chẳng chuyên nhất thì khó thấy Phật vãng sanh, phí uổng cả một đời. Nay ông chớ nên làm như thế, chỉ khẩn thiết trì một câu A Di Ðà Phật, cầu sanh về Cực Lạc. Lâu ngày công hạnh thành tựu, mới là chẳng sai lầm vậy.
Có bịnh vẫn còn chưa chết thì nên dứt mọi buộc ràng, an tâm đoan tọa, niệm thân vô thường, niệm thế vô thường. Tất cả vọng duyên buông bỏ xuống hết, từ từ niệm một câu A Di Ðà Phật, tự nhiên lục trần chẳng sanh, nhất tâm thanh tịnh thì chẳng những lành được căn bịnh trong đời này mà căn bịnh sanh tử cũng nhờ đó được dứt khỏi.
Bồ Tát minh thị: Cách thức tu hành chẳng ngoài hai chữ: Chuyên là chẳng làm việc nào khác, Cần là chẳng hề bỏ uổng lúc nào, lâu ngày thành thục, quyết định được sanh về Cực Lạc. Ðủ thấy: nếu có thể đem cái tâm quy hướng Cực Lạc đánh đổi cái tâm bon chen danh lợi, buông xuống vạn duyên, nhiếp tâm niệm nhiều thì dần dần sẽ nhập Niệm Phật Tam Muội, lâm chung quyết sanh Cực Lạc vậy!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích dẫn Tây Phương Xác Chỉ của Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát
mỗi lần nhà có giỗ mình cảm thấy rất buồn bởi đám giỗ nhà mình chắc chắn là sát sinh. mình biết là sai nhưng vẫn cứ bất lực câm nín vì nói ra thì sẽ chả ai tin và bị mắng. a di đà phật con biết phải làm sao
Chào bạn, mình là Hanh cũng biết được pháp môn Tịnh Độ được hơn 1 năm qua các bài giảng Pháp của Thầy Thích Giác Hạnh, việc giỗ chạp bà con mình sát sinh nhiều quá, tuỳ duyên dần dần mình mới khai thị được cho người thân, trong thời gian mình chưa khuyên được mọi người theo mình chúng ta nên sám hối để hồi hướng tất cả chúng sinh, làm các việc lành để giảm trừ ác nghiệp.
Biết được thì nói với người có thể nghe. Nếu họ vẫn k nghe thì hoan hỉ chấp nhận, cứ chăm chỉ tu tập hồi hướng cho ba mẹ. Khi đến duyên ba mẹ bạn sẽ tu tập thôi, nếu không có duyên thì đành khai thị hộ niệm cho ba mẹ phút lâm chung vậy. Mỗi người 1 nghiệp lực bạn à, Phật Bồ tát còn không can thiệp được vào nhân quả nữa là mình. Bạn đừng vì quá bi mẫn vào việc đó mà khởi sự chấp trước, lại gây khó khăn cho việc tu tập. Đây là ý kiến của mình. Nam Mô A Di Đà Phật!
Gửi HVPT và các bạn sen
Rất nhiều bạn gặp chuyện khó xử như HVPT vì ai cũng có người thân đã mất nên khi gia đình làm đám giỗ theo tục lệ vẫn cúng mặn và sát sinh. Việc này rất khó để thuyết phục gia đình không cúng mặn và không sát sinh. Vậy nên khi gặp trường hợp có giết thịt gà vịt… các bạn nên nhân cơ hội này để giúp những chúng sanh bị giết hại được vãng sanh. Xem bộ phim rất hay và cảm động sau bạn sẽ tự tìm ra cách để chuyển việc ác của người thân thành việc cực thiện, công đức vô lượng. Nam mô A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/12/nghich-duyen-video/
Xin nói thêm bộ phim rất hay nói trên tên là “Heo vãng sanh Tây Phương Cực Lạc”. Mời HVPT và các bạn sen xem, A Di Đà Phật.
cảm ơn Nguyễn Quang Hạnh, mình xin hỏi Diệu Minh nếu mẹ mình sống ko tin Phật khi ra đi mẹ được hộ niệm theo nghi thức nhà Phật thì mẹ mình có vãng sanh được ko, bố mình thì mất rồi, cảm ơn bạn
Mình không biết được bạn à. Bạn càng lo lắng không buông cái này xuống càng cản trở việc tu tập của bạn bạn à. Trước tiên bạn phải chính mình tu cho tốt thì công đức mới tràn đầy, mới có thể độ được cho ba mẹ bạn khi còn sống và cả lúc lâm chung khi bạn hồi hướng. Cái này bạn còn không buông xuống được vậy thì đến giờ phút lâm chung bạn có buông xuống thân mạng của chính mình để vãng sanh về Tây phương hay không. Bạn hãy cố lên nhé.
Vào giờ phút cha mẹ lâm chung, mọi công đức bạn hồi hướng, người mất được hưởng 1/7. Vậy nên muốn “lợi người” trước tiên bạn hãy “lợi mình” bằng cách đừng băn khoă nữa nhé. Trong khi bạn lo lắng thì đã phí mất bao cơ hội tu tập rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Hộ niệm là ứng dụng triệt để của Pháp môn tinh độ hay Pháp niệm phật. Pháp này lấy tín nguyện hạnh làm tông chỉ. Nếu mẹ của tỷ không tin Phật thì khó cứu lắm
A Di Đà Phật cảm ơn các bạn đồng tu
Chào mọi người. không biết phải xưng hô như thế nào cho phải nữa. Cháu có chuyện này muốn thỉnh ý kiến mọi người, mong mọi người chỉ bảo giùm. Ba cháu mất sắp được 1 năm. nhưng hôm trước có một người là em gái của anh rể trong gia đình (người này được đồn là có khả năng nhìn thấy linh hồn người chết và thường xuyên bị nhập vào. Cháu thì chưa thấy tận mắt nên cũng không biết như thế nào nữa), nói là ba cháu về báo mộng cho chị đó biết. Chị đó nói là ba cháu do mất ở bệnh viện nên không về được nhà. giờ rất là đói khổ, không có quần áo mặc, người thì gầy ốm. Gia đình cháu bây giờ không biết làm như thế nào. Mong mọi người chỉ bảo giúp. Nói như vậy có phải là ba cháu không được siêu thoát phải không ạ? làm thế nào để linh hồn ba cháu được siêu thoát ạ? cháu xin chân thành cảm ơn !
A Di ĐÀ Phật! . Đọc được bài viết này con thấy mình hoang mang ,bởi những điều trong bài viết . Con đang tu tịnh độ nhưng con vẫn niệm chú Đại bi, và thực hành thiền ( môn thiền năng lượng trường sinh học ) như vậy con có đang làm đúng ko ạ? A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Thảo,
Môn Thiền năng lương sinh học này mình có biết và thực hành theo một thời gian. Lúc ngồi thiền như thế, tâm phải tập trung vào các luân xa nên không thể niệm Phật được. Đây là một môn dưỡng sinh giúp tăng cường bảo vệ sức khỏe rất tốt và có thể chữa được một số loại bệnh nặng nhẹ. Nhưng so ra với niệm Phật thì sao? Đức Phật là Đại Y Vương. Thế thì bạn biết câu trả lời rồi. Niệm Phật cần ở ba điều này: Không xen tạp, Không gián đoạn, Không hoài nghi.
Còn trì Chú Đại Bi thì mình nghĩ không vấn đề gì. Vì sao vậy? Ví dụ mỗi ngày bạn trì chú 7 biến (hoặc 21 biến) thì cùng lắm mất nửa giờ, trong 24h một ngày. Thế thì đâu đáng kể. Trì Chú Đại Bi mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tùy hoàn cảnh lý do nào đó. Hơn nữa thì dù chánh hạnh hay trợ hạnh, công đức lớn nhỏ nhiều ít, cuối mỗi ngày chúng ta hồi hướng mọi công đức trong ngày về Tây Phương cả. Như thế thì cũng rốt ráo rồi. Dĩ nhiên là đến giai đoạn nào đó chúng ta phải buông xuống vạn duyên, nhất tâm chỉ một câu A Di Đà Phật để sớm trở về. Còn bây giờ thì cứ gọi là tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, mọi thời, mọi khắc vậy thôi để tích lũy dần Tịnh nghiệp tư lương, tu hành chúng ta đâu thể chủ quan.
Đôi dòng chia sẻ. Chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Tập Hợp Tất Cả Sức Mạnh Của Kinh Chú, Sám Hối Đều Không Bằng Một Câu Phật Hiệu
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/tap-hop-tat-ca-suc-manh-cua-kinh-chu-sam-hoi-deu-khong-bang-mot-cau-phat-hieu/
Người Niệm Phật Có Cần Phải Niệm Thêm Chú?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/nguoi-niem-phat-co-can-phai-niem-them-chu/
Thế Nào Là Niệm Phật Không Xen Tạp?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/06/the-nao-la-niem-phat-khong-xen-tap-video/
Tụng Kinh Trì Chú Không Linh Do Tâm Bị Xen Tạp
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/02/tri-chu-niem-phat-khong-linh-do-tam-bi-xen-tap-video/
Bí Quyết Niệm Phật Nhất Tâm
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/10/bi-quyet-niem-phat-nhat-tam/
Việc Tu Hành Chỉ Nên Một Bộ Kinh Một Pháp Môn Thì Công Phu Mới Đắc Lực
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/09/viec-tu-hanh-chi-nen-mot-bo-kinh-mot-phap-mon-thi-cong-phu-moi-dac-luc/
A Di Đà Phật
Thật ra mà nói đọc câu hỏi này của bạn Thảo mình đã biết đây là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản, không dễ trả lời (nhất là việc trì Chú). Trả lời không khéo là sai với Chánh Pháp mang tội rất nặng.
Xin chân thành cảm ơn Đạo hữu Đức Quang đã chia sẻ những bài pháp trọng yếu đến vấn để này đã được đăng tải trước đây để mình và mọi người cùng đọc lại và suy ngẫm.
Chúng ta tu hành theo pháp môn Tịnh Độ này cứ y giáo phụng hành vậy. Chư Tổ, Đại Đức dạy thế nào mình cứ y theo vậy mà hành trì. HT Tịnh Không luôn khuyến nhủ đồng tu “Một bộ Kinh, một câu Phật hiệu” cứ thế mà hành trì, lấy đó làm Chánh hạnh tu tập cầu giải thoát của mình.
Còn vấn đề trì Chú? Người niệm Phật cầu vãng sanh chúng ta không phải là không được trì Chú, nhưng luôn nhớ đó chỉ là trợ hạnh mà thôi. Chúng ta phải phân biệt cho rõ ràng, cái nào là Chánh, cái nào là Trợ trong tu tập. Biết thế để chúng ta những người niệm Phật nguyện về Tây nếu đang có duyên trì Chú nào đó thì phải phân minh rõ ràng Chánh – Trợ. Cũng nhưng đừng quá phân tâm, lo lắng (về việc đang trì Chú) làm ảnh hưởng đến việc tu học của mình, đây là một trích đoạn trong Ấn Quang ĐSGNL:
—
* Người niệm Phật chẳng phải là không được trì chú, nhưng phải phân định rõ đâu là Chánh, đâu là Trợ thì Trợ cũng quy về Chánh. Nếu cứ lằng nhằng chẳng thể phân biệt, đến ngày nào đó nhìn lại, Chánh cũng chẳng phải là Chánh nữa! Chú Chuẩn Đề, chú Đại Bi, chẳng có chú nào hơn kém cả! Nếu tâm chí thành, pháp nào cũng linh. Tâm chẳng chí thành, pháp nào cũng chẳng linh!
—
Nam Mô A Di Đà Phật
Có người hỏi: “Người niệm Phật có còn cần phải niệm Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi, Chú Vãng Sanh…? Phải biết “A Di Đà Phật” là vua của các loại Chú. Niệm “A Di Đà Phật”, thì không cần niệm những thứ Chú đó nữa, vì đã bao quát trong câu Chú vua này.
Từ đó có thể hiểu được, thì ra câu “A Di Đà Phật” là tổng tựa đề của bao nhiêu điển tích sách vở. Do đó, quý vị niệm được câu danh hiệu này thì Chú gì cũng đã niệm, một thứ cũng không sót. Quý vị niệm chú khác, chỉ niệm được một phần, để sót quá nhiều; còn niệm tổng tựa đề (đề mục) thì đã niệm hết toàn bộ.
Tịnh Không pháp sư.
A Di Đà Phật !Xin cảm ơn bài viết của Đức Quang, Hữu Nghĩa , Tường Vy: đã có duyên tới với phật pháp ai trong chúng ta cũng muốn mình tìm cho mình một phương pháp tu tập hiệu quả . Có thể vì vậy mà có rất nhiều bộ kinh “kinh A Di Dà, kinh Địa Tạng, Lăng nghiêm , A Hàm , Bát Nhã… Để chúng ta tụng, để tu . A Di Đà Phật !
Người tu Tịnh Độ chú trọng 2 chữ chuyên tu và cần phải hiểu rõ thế nào là tạp tu. Chuyên tu thì mau thành tựu, tạp tu thì khó thành. Phàm thế gian pháp cũng vậy thôi. Hễ chuyên làm 1 nghề thì giỏi, biết nhiều nghề thì rốt cuộc chẳng giỏi nghề nào cả. Chỉ vậy thôi các bạn sen ạ.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Thảo: “Con đang tu tịnh độ nhưng con vẫn niệm chú Đại bi, và thực hành thiền ( môn thiền năng lượng trường sinh học ) như vậy con có đang làm đúng ko ạ?”
“đã có duyên tới với phật pháp ai trong chúng ta cũng muốn mình tìm cho mình một phương pháp tu tập hiệu quả .
*** Đã phát tâm tu Tịnh Độ thì nên tìm hiểu cho rõ ràng về phần rất quan trọng trong Tịnh Độ tông = Tín – Nguyện. Nếu thiếu sót Tín – Nguyện thì phí công uổng sức, tu tập không mang lại hiệu quả cho sự Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc.
——————-
Luận về Trì Danh Niệm Phật cửu phẩm vãng sanh
(NGẪU ÍCH ÐẠI SƯ PHÁP NGỮ)
Nếu muốn mau thoát khỏi nỗi khổ luân hồi thì không gì bằng trì danh niệm Phật, cầu sanh thế giới Cực Lạc. Nếu muốn quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc thì lại không gì bằng lấy Tín để dẫn đường, lấy Nguyện để thúc đẩy. Tin xác quyết, nguyện khẩn thiết, dù tán tâm niệm Phật cũng chắc chắn được vãng sanh. Lòng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng dũng mãnh, dù nhất tâm bất loạn cũng chẳng được vãng sanh.
Thế nào là Tín? Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà. Hai là tin vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật. Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu phương chư Phật. Phàm là bậc chánh nhân quân tử trong thế gian còn chẳng nói dối, huống hồ là Di Ðà, Thích Ca, sáu phương chư Phật há lại vọng ngữ sao? Chẳng tin điều này thì thật chẳng còn cách nào cứu được nữa. Vì thế, trước hết phải sanh lòng tin sâu xa.
Thế nào là Nguyện? Trong hết thảy thời, chán ghét nỗi khổ sanh tử cõi Sa Bà, ưa thích, hâm mộ niềm vui Bồ Ðề cõi Cực Lạc. Làm bất cứ điều gì thiện hay ác, nếu thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, ác thì sám nguyện cầu vãng sanh, không còn chí gì khác. Ðấy gọi là Nguyện.
Tín – Nguyện đã đầy đủ thì Niệm Phật chính là chánh hạnh; cải ác tu thiện đều là trợ hạnh. Tùy theo công sức sâu cạn mà chia thành chín phẩm, bốn cõi Tịnh Ðộ, mảy may chẳng lạm. Chỉ cần tự kiểm điểm lấy mình, chẳng cần phải hỏi người khác nữa.
Nghĩa là: tín sâu nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật, tâm nhiều tán loạn thì là Hạ Phẩm Hạ Sanh. Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật nhưng lúc niệm Phật tán loạn giảm thiểu thì là Hạ Phẩm Trung Sanh. Tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật lại chẳng tán loạn thì là Hạ Phẩm Thượng Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh. Vì thế, tín nguyện trì danh niệm Phật sanh trong chín phẩm, đích xác chẳng lầm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xin chia sẻ vài đoạn trong Ấn Quang Đại Sư GNL
* Trong sự niệm Phật, điều trọng yếu nhất là để liễu sanh thoát tử. Đã vì liễu sanh tử thì với nỗi khổ sanh tử, tự sanh tâm chán nhàm; với sự vui Tây phương, tự sanh tâm ưa thích. Như thế thì hai pháp Tín – Nguyện sẽ được đầy đủ, trọn vẹn ngay trong khoảnh khắc ấy. Rồi lại thêm chí thành, khẩn thiết như con nhớ mẹ mà niệm thì Phật lực, tự lực, tự tâm tín nguyện công đức lực, cả ba pháp cùng hiển hiện trọn vẹn, khác nào mặt trời rực rỡ trên không. Dù cho mây đùn, băng đóng tầng tầng, không lâu cũng sẽ tan hết cả.
* Phàm là bọn hữu tình chúng ta hễ nghe nói đến pháp môn Tịnh Độ thì phải tin Sa Bà cực khổ, Tây Phương cực vui, phải tin rằng từ nhiều đời đến nay, nghiệp chướng sâu nặng, chẳng cậy vào Phật lực, khó thể xuất ly. Phải nên tin rằng cầu được vãng sanh thì ngay trong đời này sẽ được vãng sanh. Phải tin niệm Phật nhất định được Ngài từ bi nhiếp thọ. Dùng một lòng kiên định này, nguyện lìa Sa Bà như kẻ tù muốn thoát khỏi lao ngục, trọn chẳng có tâm lưu luyến. Nguyện sanh Tây Phương như lữ khách mong quay về cố hương, chẳng hề có ý niệm do dự. Từ đó, tùy phận, tùy lực, chí tâm trì niệm thánh hiệu A Di Đà Phật, chẳng luận là nói năng, im lặng, động, tịnh, đi, đứng, nằm, ngồi, đón tiếp khách khứa, mặc áo, ăn cơm, giữ sao Phật hiệu chẳng lìa tâm, tâm chẳng lìa Phật.
—
Chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật