Trong Phật pháp, pháp môn vô lượng, bất luận Đại, Tiểu, Quyền, Thật, hết thảy pháp môn đều phải dùng Giới – Định – Huệ để đoạn tham – sân – si cho hết sạch không còn sót thì mới có thể liễu sanh thoát tử. Điều này khó như lên trời, chẳng phải là chuyện hàng phàm phu sát đất đầy dẫy triền phược như chúng ta mà hòng mong mỏi được. Nếu dùng lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, cầu sanh Tây Phương, thì bất luận công phu cạn hay sâu, công đức lớn hay nhỏ, đều có thể cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương.
Điều này giống như ngồi chiếc tàu thủy to vượt biển, chỉ chịu lên tàu liền có thể đến được bờ kia; ấy là nhờ sức tàu chứ chẳng phải là bản lãnh của chính mình. Tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương cũng giống như thế, hoàn toàn là Phật lực, chứ không phải do đạo lực của chính mình. Hễ đã sanh về Tây Phương thì sanh tử đã liễu, phiền não chẳng sanh, đã giống như người vận dụng công phu tại nơi ấy đã lâu, đã đoạn sạch phiền não, liễu sanh tử.
Vì thế, niệm Phật quyết định phải cầu sanh Tây Phương, chớ nên cầu phước báo trời người trong đời sau, chớ nên nương theo những kẻ rời lìa tín nguyện, chỉ dẫn người khác niệm Phật cầu khai ngộ. Niệm Phật cốt yếu là nhiếp trọn sáu căn. Trong lúc niệm Phật, nhiếp tai lắng nghe kỹ, đấy chính là biện pháp để nhiếp sáu căn. Có thể chí tâm lắng nghe kỹ thì công đức so với việc “chẳng lắng nghe, niệm tán loạn” khác biệt rất lớn. Pháp này bất luận người thượng, trung, hạ căn đều dùng được, đều được lợi ích, chỉ có lợi, không điều tệ. Hãy nên bảo hết thảy mọi người tu đều tu theo pháp này.
Chúng ta đã luân hồi trong sanh tử bao kiếp dài lâu, đã tạo ác nghiệp vô lượng vô biên. Nếu cậy vào tự lực để tu trì hòng diệt sạch Hoặc nghiệp phiền não để liễu sanh thoát tử thì còn khó hơn lên trời! Nếu có thể tin vào pháp môn Tịnh Độ do đức Phật đã nói, dùng lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, niệm danh hiệu A Di Đà Phật, cầu sanh Tây Phương thì bất luận nghiệp lực lớn hay nhỏ đều có thể cậy vào Phật từ lực, vãng sanh Tây Phương.
Ví như một hạt cát bỏ vào nước liền chìm; nhưng khối đá mấy ngàn, mấy vạn cân đặt trên một chiếc đại hỏa luân thuyền(1) chẳng những không chìm, mà còn chuyển sang được nơi khác để tùy ý sử dụng. Đá ví như nghiệp lực sâu nặng của chúng sanh, đại hỏa luân thuyền ví như Di Đà nguyện lực rộng lớn. Nếu không niệm Phật, cậy vào sức tu trì của chính mình để mong liễu sanh tử thì phải đạt đến địa vị nghiệp tận tình không mới được. Nếu không, dù cho đoạn được phiền não Hoặc nghiệp chỉ còn sót lại một tí xíu thì cũng chẳng thể liễu được. Ví như một hạt cát cực bé cũng phải chìm trong nước, quyết chẳng thể tự mình vượt ra ngoài nước được!
Các hạ chỉ nên sanh lòng tin, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, đừng nghĩ gì khác nữa. Nếu làm được như thế thì tuổi thọ chưa tận sẽ liền mau được lành bệnh; vì công đức chuyên nhất, chí thành niệm Phật có thể diệt trừ được ác nghiệp đời trước. Ví như mặt trời đã mọc lên, tuyết sương bèn tan mất. Tuổi thọ đã tận thì liền vãng sanh. Do tâm không có ý niệm khác nên bèn được cảm ứng đạo giao cùng Phật; vì thế, được Phật từ tiếp dẫn vãng sanh. Nếu các hạ tin được lời này thì sống cũng được đại lợi ích mà thác cũng được đại lợi ích.
Trích Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục
(1) Thời xưa gọi tàu chạy bằng hơi nước, có bánh xe để đẩy nước ở phía sau tàu là “đại hỏa luân thuyền”.
Các chú các thầy cho con hỏi diệt đế trong tứ diệu đế là sao ạ.con chưa hiểu diệt đế con chỉ mới hiểu khổ đế tập đế và đạo đế.các thầy và các chú hoan hỷ giải thích giùm con với
Diệt Đế
http://www.phattuvietnam.net/tuhoc/giaolycanban/16510-di%E1%BB%87t-%C4%91%E1%BA%BF.html
Sự lìa xa, sự thoát ly vĩnh viễn cái tâm tham ái, sự đoạn diệt mãi mãi cái tâm đó chính là diệt đế, một sự thoát ly hoàn toàn và vững chắc, một sự thù thắng mà không một từ ngữ nào có thể dễn tả chân thật được, chỉ có nội tâm người làm được điều đó sẽ càm nhận được một sự vĩ đại mà giáo pháp của đức Phật đã đem lại, một cảm giác hơn tất cả các cảm giác tốt đẹp nhất ở thế giới này.
Khi bạn mong muốn một điều gì nhưng điều đó không đạt được thì nỗi buồn sẽ tìm đến bạn, nỗi buồn càng lớn khi bạn càng mong điều đó. Khi buông bỏ được sự mong muốn đó thì nỗi buồn sẽ mất đi, chính ngay lúc đó bạn thấy được sự diệt cái tâm mong cầu đó. Nó không phải là sự cố tình đè nén cảm giác mong muốn đó, mà nó phải là một sự buông bỏ thật sự bên trong nội tâm mình.
tieu nhi à. con muốn biết nhiều để làm gì.nhiều việc không bằng ít việc, ít viêc không băng không có việc gì. con cứ lão thật niệm phật câu sanh tây phương cực lac là đươc rồi. về bên đó trí huệ con đã khai mở ,con se biết mọi thứ… A Di Đà Phật!
Nhưng con lại thích được làm alahán được làm thánh ạ thưa chú tịnh lão
thưa anh Tieu Nhi theo kiến thức Phật giáo hạn hẹp của em thì em được biết là A-La-Hán đã được tính vào bậc thánh rồi.Nhưng nếu vãng sanh TỊNH ĐỘ CỰC LẠC thì anh sẽ chứng quả Phật và diệt được tất cả phiền não thì tốt hơn nhiều mà
A Di Đà Phật
-Đạo đế là gồm 37 phẩm trợ đạo để tu hành bao gồm tứ niệm xứ,tứ chánh cần,tứ như ý túc,ngũ căn,ngũ lực,thất bồ đề phần,bát chánh đạo.
-Diệt đế là quả chứng đắc của Đạo đế,tức là tu hết 37 phẩm trợ đạo thì sẽ chứng đắc được diệt đế.Dụ như khi bạn giữ được 5 giới thì sẽ chứng đắc đời sau tiếp tục làm người,tu thập nghiệp đạo thì đời sau sanh lên trời
-Tu Đạo đế thì chứng được Diệt đế. Diệt đế còn gọi là Niết bàn tịch diệt hay còn gọi là thiên chân Niết Bàn,là trụ xứ của A la hán.
– Tu Đạo đế rất khó,ko phải cứ thích là tu được đâu.
-Bạn tham khảo ở trong Sớ Sao Di Đà để đưa ra quyết định
“Huyền Nghĩa: Bốn là giáo hóa, hướng dẫn hàng Nhị Thừa chấp Không chẳng tu Tịnh Độ: Ấy là vì họ vừa đắc Ngã Không, bèn sanh lòng đắm chấp, vướng mắc, nghe nói đến cõi nước thanh tịnh của Phật và giáo hóa chúng sanh, lòng chẳng vui thích, nên [đức Phật nói kinh A Di Đà] làm cho họ hồi Tiểu hướng Đại, dấy lên ý nguyện vãng sanh
Lại nữa, hàng Thanh Văn phần nhiều ngừng nghỉ nơi Trạch Diệt Vô Vi trong Tứ Đế, chẳng còn tiến lên nữa, trở thành hạng người bị Không trói buộc
Đây là căn bệnh lớn thứ hai của người Tiểu Thừa. Phần trên nói về tập khí khó đoạn trong quá trình tu hành, còn phần này nói họ lầm lẫn tưởng Thiên Chân Niết Bàn mà họ đã chứng đắc là rốt ráo. Tứ Đế là Khổ – Tập – Diệt – Đạo. Diệt Đế là quả báo xuất thế gian. Đạo là nhân xuất thế gian. Hai thứ Khổ và Tập là nhân quả thế gian; Khổ là quả thế gian, tam giới đều khổ. Tập là phiền não, là cái nhân của tam giới. Tứ Đế Khổ – Tập – Diệt – Đạo là nói đến hai thứ nhân quả thế gian và xuất thế gian. Nếu chúng ta đọc Tứ Giáo của Thiên Thai Trí Giả đại sư sẽ biết Tứ Đế có Tứ Giáo Tứ Đế, mức độ sâu hay cạn trong ấy khác biệt rất lớn. Người Nhị Thừa tu Tạng Giáo Tứ Đế; nói cách khác là Sanh Diệt Tứ Đế, từ đầu đến cuối họ tuân thủ trong phạm vi ấy. Họ tu đạo, quá nửa là ba mươi bảy Đạo Phẩm. Pháp môn tu tập của người Tiểu Thừa hết sức nhiều, nhưng nói chung, chẳng ra ngoài ba mươi bảy Đạo Phẩm. Giống như trong Đại Thừa có vô lượng pháp môn, nhưng nói chung chẳng ra ngoài Lục Độ. Lục Độ là tổng cương lãnh của Đại Thừa, ba mươi bảy đạo phẩm là cương lãnh của Tiểu Thừa.
Họ đoạn hết Kiến Tư phiền não, chứng Tứ Quả La Hán; do vậy, ở trong cảnh giới ấy, cho rằng không còn có chuyện gì nữa! Tứ Quả La Hán không còn học nữa. Những thứ cần phải học họ đã học toàn bộ, tốt nghiệp rồi. Đích xác đã tốt nghiệp rồi, nhưng chẳng qua vị ấy tốt nghiệp Tiểu Học! Đoạn hết Kiến Tư phiền não, còn có Trần Sa và Vô Minh, nhưng chính vị ấy không biết. Nếu biết, nhất định sẽ hồi Tiểu hướng Đại. Vị ấy không biết, ngỡ mình đã đạt đến rốt ráo. “Cư Diệt dĩ hưu” (ở trong Diệt bèn ngừng nghỉ), “Diệt” là chứng đắc Trạch Diệt Vô Vi, chúng ta thường gọi là Thiên Chân Niết Bàn, chẳng còn tiến lên nữa, trụ ở trong ấy. Do vậy, trong kinh điển Đại Thừa, đức Thế Tôn thường quở trách bọn họ “đọa vô vi khanh” (rớt vào hầm vô vi). Thiên Chân Niết Bàn là “hầm vô vi”, đọa lạc trong chỗ này, rất đáng thương! Bất quá, La Hán tuyệt đối chẳng vĩnh viễn đọa trong hầm vô vi, tuy ở đây nói là “cánh bất tiền tấn” (chẳng còn tiến lên), nhưng điều này có tánh chất thời gian. Trong kinh điển thường nói: Bậc A La Hán chứng đắc Vô Vi, trụ trong cảnh giới ấy hai vạn đại kiếp rồi mới giác ngộ, mới quay đầu lại, thời gian này khá dài. Bích Chi Phật thông minh hơn La Hán, phải trụ [trong Thiên Chân Niết Bàn] một vạn đại kiếp mới có thể quay đầu. Kinh điển thường nói “định tánh La Hán” là nói đến hạng người này. Thời gian họ trụ trong cảnh giới Thiên Chân Niết Bàn khá dài, chẳng chịu tiến lên. “Thành Triền Không chủng”, bị Không trói buộc. Họ vượt ngoài Hữu, nhưng chẳng thể vượt khỏi Không, bị Không trói buộc. Đây là nói về Tứ Quả Thanh Văn.
Diễn: Vì thế, họ phần nhiều chấp Không, chẳng tu Tịnh Độ
Thanh Văn, Duyên Giác, hai hạng người này tu đến quả vị rốt ráo trong Tiểu Thừa, đều chấp trước Không, [cho rằng] Không ấy chính là Niết Bàn, mà cũng là Diệt Đế trong Tứ Đế, chấp trước vào điều này. Do vậy, họ “chẳng tu Tịnh Độ”, tự nghĩ chính mình đã chứng đắc Niết Bàn, còn có gì để tu nữa sao? Chẳng chịu tu Tịnh Độ!
Diễn: Tự cho rằng mình đã đắc Niết Bàn, lại còn chán lìa hữu vi
Một đằng là [cứ tưởng] tự mình đã chứng đắc Niết Bàn, “chứng đắc Niết Bàn” là thành Phật rồi, tự nghĩ mình đã viên mãn. Đằng khác là chẳng muốn tu thêm nữa. Đó là căn bệnh của họ, gốc bệnh ở chỗ này. Vì sao đức Phật khuyên hai hạng người này tu Tịnh Độ? Quý vị phải hiểu: Chỉ có pháp môn Tịnh Độ mới có thể giúp chúng ta đạt đến Niết Bàn rốt ráo. Họ chứng đắc Tương Tự Niết Bàn, chứ không phải là Niết Bàn rốt ráo, chỉ đoạn Kiến Tư phiền não, chưa phá căn bản vô minh. Đức Phật chẳng dùng các pháp môn khác để dạy họ, mà dùng pháp môn Niệm Phật để dạy bảo họ, thật là đại từ đại bi. Nếu họ hồi tâm chuyển ý, niệm Phật, lập tức vãng sanh, trừ phi họ chẳng xoay chuyển ý niệm, chứ hễ ý niệm chuyển bèn vãng sanh, mà phẩm vị vãng sanh lại còn cao hơn chúng ta. Với trình độ của họ, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới không phải là sanh trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư, mà là sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư. Vì sao? Họ đã đắc Sự nhất tâm bất loạn. Sự nhất tâm bất loạn là đoạn Kiến Tư phiền não, mỗi vị ấy đều đã đoạn Kiến Tư phiền não. Do vậy, chỉ cần hồi tâm phát nguyện liền thành bậc thượng thiện nhân trong cõi Phương Tiện Hữu Dư của Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đích xác là chẳng có một pháp môn nào thẳng chóng, ổn thỏa, thích đáng bằng pháp môn này. Vì sao đức Phật bảo họ niệm Phật? Đạo lý là ở chỗ này!
Do đây có thể biết: Nếu chúng ta niệm Phật, dẫu công phu kém một chút, sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, nhưng so với hàng Nhị Thừa chưa hồi Tiểu hướng Đại, chúng ta cao minh hơn họ quá nhiều, họ chẳng bằng chúng ta. Thế nhưng, người Nhị Thừa có mấy ai chịu hồi Tiểu hướng Đại? Chẳng dễ dàng! Thật sự nhập cảnh giới ấy, nếu quý vị muốn khuyên họ hồi Tiểu hướng Đại, quá khó khăn, gần như không thể nào! Đức Phật làm thế nào để khuyên họ? Họ đã thật sự chứng Cửu Thứ Đệ Định, còn chưa nhập Niết Bàn; lúc ấy chính là cơ hội để khuyên bảo họ. Do vậy, dụng ý của Phật là nhắm vào bậc A La Hán trong lúc ấy. “Bậc A La Hán vào lúc ấy” là ai vậy? Chính là Thường Tùy Chúng của Thích Ca Mâu Ni Phật thường được nhắc tới trong kinh điển, một ngàn hai trăm năm mươi lăm vị, chính là họ. Kinh này vừa mở đầu liền liệt kê mười sáu vị La Hán thượng thủ, đối với các vị ấy mà nói kinh này. Những vị ấy có vãng sanh hay không? Tôi nghĩ họ chắc chắn vãng sanh. Bởi lẽ, đức Phật nhắm vào họ mà giảng [kinh này]. Khi đức Phật tại thế, những đệ tử chứng đắc A La Hán đều niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, huống gì đời sau! “
A Di Đà Phật
Hãy giữ vững sự thích đó của bạn. Viên ngọc sẽ sáng khi ta dũng mãnh mài dũa.
Tâm càng lớn thì thành tựu càng vĩ đại, giữ vững và mở rộng nó xa hơn, Đại Niết Bàn sẽ đem lại lợi lạc cho nhiều chúng sanh hơn.
Thu ba cũng thấy là tu Đạo Đế thực sự khó.
Sao k chọn con đường dễ đi.
về cực lạc làm bồ tát không tốt hơn sao con ?
Tieu Nhi à, con muốn chứng được A-La-Hán thì thì ít nhất con phải niệm đến Sự nhất tâm bất loạn. Phải niệm bằng tâm chân thành tâm thanh tịnh tâm bình đẳng tâm chánh giác tâm từ bi. Ngay từ “con thích” của con đã có ngã chấp(phiền não) trong đó rồi.Nếu con nói” con thích vãng sanh Tấy Phương cưc lạc ” thì cái ý niệm đó mới là đúng .Nếu có chấp trước chỉ chấp trước Danh hiệu A Di Đà Phật và chấp trước Thế giới cực lạc mà thôi…A Di Đà Phật…()
Tôi khổ quá các vị oi .mẹ tôi là người không tin phật pháp luôn xúc phạm phật pháp tăng .tôi nói gì mẹ cũng không nghe tôi thường tụng niệm phật va chú đại bi và hồi hướng và sám hối thay cho mẹ nhưng mọi chuyện không được tốt lắm. Mẹ tôi vẫn như cũ.
Có gì khó đâu anh!
Em cũng gặp hoàn cảnh như anh thôi.Nếu anh muốn mẹ của anh tin Phật thì anh phải tinh tấn tu TỊNH ĐỘ để vãnh sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Khi nhận thấy anh lâm chung để lại tướng tốt thì mẹ anh chắc chắn sẽ tu Tịnh nghiệp.
Chúc anh tu hành tinh tấn.
Nam mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Thanh,
Ngày xưa khi đức Bổn sư Thế tôn còn tại thế, Người cũng đâu có làm được việc độ cho tất cả chúng sanh đều quay về Tam Bảo ngay thời điểm đó. Nên mẹ bạn có như vậy cũng bình thường thôi. Bạn thương mẹ, nhưng bạn không đủ lực, cũng như nhân duyên chưa chín mùi thì cố cũng không được. Bà không thích thì đừng cho bà nghe kinh gì cả, cũng tránh nhắc tới Tam Bảo khi nói chuyện với bà. Bạn hãy gắng chăm sóc bà, hiếu thuận với bà, làm bất cứ việc thiện lành gì cũng đều hồi hướng cho bà sớm quay về nương tựa Tam Bảo, tu niệm Phật và vãng sanh Cực lạc. Bạn đừng mong kết quả sẽ có ngay, hay trong kiếp này, nhưng hãy tin là trong tương lai (gần hoặc xa) bà sẽ chuyển đổi. Bạn đừng có nóng lòng quá nhé. Phần mình hãy gắng tu cho thật tốt, không chỉ ở thân, khẩu mà phải ở tâm nữa.
Chúc bạn luôn tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Thanh,
Mình xin có thêm vài lời. Điều đầu tiên mình muốn nói với bạn là hãy kiên trì nhé. Phải kiên trì mới được, mọi việc trong thế gian muốn thành công thì đều phải kiên nhẫn, huống hồ là việc Đạo. Không có lòng kiên định thì không bao giờ thành công được.
Việc khuyến tấn bố mẹ chẳng phải là dễ dàng gì, phải nhẫn nại, và phải có phương pháp tốt nữa. Cái này thì các Đạo hữu đã chia sẻ nhiều rồi mình không nhắc lại. Mình chỉ khuyên thêm bạn việc này. Bạn hãy thường cùng mẹ đi làm các việc từ thiện, cộng đồng, an sinh xã hội. Ban đầu là những việc phúc thiện ngoài xã hội, ví dụ thường tới thăm nuôi các viện dưỡng lão, trẻ mồ côi, người tàn tật, các tổ chức an sinh xã hội. Bắt đầu là từ bố thí, giúp khởi lòng từ. Vì chúng sanh, thương yêu chúng sanh, đó là con đường dẫn nhập vào Đạo. Một khi lòng từ rộng mở thì việc đến với Phật Pháp sẻ dễ dàng thôi, khế hợp. Phải thực hành bố thí tích cực vào, bỏ công bỏ sức mà làm. Rồi tiếp đến là Cúng dường Tam Bảo, làm Phật sự, phóng sanh… Một khi đã thực hành bố thí ngòai xã hội nhiều thì cũng sẽ yêu thích phụng sự Tam Bảo, bởi cái này tuy hai mà một, đều vì chúng sanh cả, giúp tăng trưởng từ bi phước huệ. Rồi một khi đã yêu thích làm Phật sự, năng thăm viềng Chùa chiền, thân cận Tam Bảo, Quý Sư Thầy, Quý Phật tử, lấy đồng Đạo làm bạn hiền thì coi như bước đầu thành công, đã giúp mẹ đặt bước chân trên con đuờng Đạo giải thoát.
Tiến lên một bước nữa là đọc sách, nghe Pháp. Lúc này thì chắc chắn chịu nghe Pháp rồi. Như thế là trí huệ khai thông sáng suốt. Tín tâm dần được bồi đắp. Nghe Pháp, thân cận Đạo hữu nhiều, Tín Nguyện lớn dần, thì việc hành trì sẽ ngày càng tinh tấn. Bạn không phải nhọc công nhắc nhở mẹ phải tinh tấn nữa. Không nhắc nhở bà vẫn tự giác hành trì. Một khi Tín Nguyện cầu giải thoát mạnh mẽ thì tự nhiên việc thế gian buông xuống, chẳng còn ưa thích nữa.
Tu hành cái Tín Nguyện quan trọng lắm. Tinh tấn hay giải đãi cũng do cái này, buông xả được hay không cũng ở cái này. Các Chư Tổ luôn nhấn mạnh chuyện này. Thế nên các Ngài mới đúc rút lại rằng, Vãng sanh được hay không toàn do có Tín Nguyện hay không. Nói Tín Nguyện là Tín Nguyện thật sâu xa tha thiết kìa, không phải chỉ hời hợt, đôi đường là được.
Nói tóm lại để dẫn dắt bố mẹ vào Đạo là cả chặng đường dài, nếu gặp trường hợp nhân duyên khó phát khởi. Ở đây là nói nhân duyên khó phát khởi thôi chứ chẳng phải ít có thiện căn. Do duyên chưa đến thôi, phần nhiều là như vậy. Bởi mình có nhân duyên Chánh Pháp thì không lý nào mẹ mình lại không có, do chủng tử chưa phát sinh thôi. Đa phần là như vậy. Thế nên bổn phận làm con là phải phát khởi được cái nhân duyên này của bố mẹ, như vậy thì mới gọi là tận sức phận làm con, một lòng hiếu thảo vì bố mẹ. Ấn Quang Đại Sư Ngài dạy người:
“Ông thành tựu được việc vãng sanh cho mẹ cũng là chánh nhân tịnh nghiệp của tam thế chư Phật. Ấy là: Ngay trong trần lao mà hành Phật sự, công đức ấy thù thắng hơn những công đức tầm thường cả vạn phần.”
—
Đôi dòng chia sẻ. Chúc bạn cùng mẹ phát khởi tín tâm tu tập tốt cùng giải thoát sinh tử về Tây!
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn cũng có thể thử mở băng đĩa hay youtube video về Phật pháp nhiệm màu (việc thiệt người thiệt) cho mẹ xem. Nhiều khi nghe thấy sự việc gì đó hợp với hoàn cảnh có thể làm cho bạn mẹ chuyển tâm.
Phật Pháp Nhiệm Mầu – Chùa Hoằng Pháp
https://www.youtube.com/playlist?list=PLE0eeu1J-lkVZEOd_eRf3MzQJY1__UWon
PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU – ĐĐ Thích Giác Nhàn
https://www.youtube.com/playlist?list=PLeoAesRWhTUwIH99s8XPVqYpglb8DbJ0V
và nhiều videos của nhiều vị thầy khác nữa
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn nên tụng kinh Địa tạng và niệm A Di Đà Phật để hồi hướng cho mẹ mình.
Để giúp mẹ tin nhân quả và tin phật pháp, bạn nên cho mẹ xem
_Địa Ngục Biến Tướng Đồ :
https://www.youtube.com/watch?v=C3D-utJf1Zc
_Kinh Địa Tạng Thập Vương Biến Tướng :
http://www.viengiac.vn/viengiac/index.php?option=com_content&view=article&id=27&Itemid=65
A Di Đà Phật…