Cư sĩ Lưu Lý Cúc thời Dân Quốc là người ở thành phố Ðài Trung. Từ bé đã thông minh, dĩnh ngộ, khéo hiểu ý người khác. Ðến lớn, kết hôn với ông Lưu A Vượng, thờ cha mẹ chồng rất hiếu thuận, hòa mục đối với xóm giềng, sanh được năm trai, sáu gái. Bà giúp chồng dạy con, tánh tình ôn nhu, hiền thục, tâm địa thiện lương, tùy duyên giúp đỡ người nghèo, ai nấy đều kính trọng.
Năm Dân Quốc 68 (1979) chồng mất, bà thường sầu muộn vì nỗi khổ “ái biệt ly” (yêu thương mà phải xa lìa), may có cháu gái là cư sĩ Lưu Mạnh Chơn do nghe lão sư Lý Bỉnh Nam khai thị pháp môn Tịnh Ðộ, liền khuyên bà niệm Phật. Bà liền vui vẻ tin nhận, quy y Tam Bảo, sáng tối niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Lại còn tùy duyên cúng dường Tam Bảo, bố thí, phóng sanh. Sau đó, bà lại phát nguyện ăn chay trường, mỗi ngày công khóa niệm Phật chẳng gián đoạn. Tịnh nghiệp tinh tấn đến nỗi trong mộng cũng thường niệm Phật.
Hai năm trước khi bà được vãng sanh, bà chiếu theo lời khai thị Lâm Chung Tam Ðại Yếu (ba điều trọng yếu lúc lâm chung) của Tổ Sư Ấn Quang:
1. Khéo léo khai thị, an ủi khiến sanh chánh tín.
2. Cả nhà luân phiên niệm Phật để trợ giúp tịnh niệm.
3. Cẩn thận tránh xao động, khóc lóc khiến cho người chết bị lỡ làng.
Ðể dặn dò toàn thể dâu, con, lại còn ghi âm làm chứng để mong con cháu trước và sau lúc bà vãng sanh sẽ khéo tuân hành theo, ngõ hầu lúc lâm chung chẳng bị chướng ngại, quyết được vãng sanh Tây Phương. Tuy tuổi đã ngoại bát tuần, thân thể bà vẫn khang kiện.
Ðến giữa trưa ngày hai mươi hai tháng Chạp năm Dân Quốc 78 (1989), bà tắm gội thay áo, tụng niệm thời khóa tối xong, bà hơi hôn mê, chẳng nói năng gì nữa. Con cháu hơn năm mươi người liền tuân theo di chúc, luân phiên niệm Phật. Liên hữu nghe tin cũng đến trợ niệm. Sau khi niệm Phật được hơn mười hai giờ một chút, bà chợt tỉnh táo, tay lần xâu chuỗi, tự nhìn tượng Phật, miệng lầm rầm niệm Phật. Giữa tiếng trợ niệm của toàn thể con cháu và các liên hữu, bà liên tục niệm Phật chẳng gián đoạn. Ðến trưa ngày hai mươi tám, bà chánh niệm phân minh, an tường mỉm cười vãng sanh, thọ tám mươi ba tuổi.
Lúc ấy, mùi hương lạ tràn ngập cả nhà, ai ngửi thấy đều khen ngợi. Mọi người tiếp tục trợ niệm. Ðến ngày hôm sau, lúc tắm rửa, thay áo, thân bà vẫn mềm mại, tướng mạo hệt như lúc còn sống. Lúc nhập liệm lại ngửi thấy mùi hương lạ tràn ngập cả nhà, hồi lâu chẳng tan. Con cháu cảm động, liền suốt ngày đêm niệm Phật đủ bảy ngày. Lúc trà tỳ, thu được rất nhiều xá lợi.
(Theo Cận Ðại Vãng Sanh Truyện)
Ðại Sư Liên Trì nói: “Làm con đối với cha mẹ hầu hạ, phụng dưỡng cho được an ổn là hiếu, lập thân hành đạo để rạng rỡ mẹ cha là đại hiếu. Nhưng khuyên cha mẹ dùng pháp môn Niệm Phật để vãng sanh Tịnh Ðộ là đại hiếu nhất trong những sự đại hiếu!”
Vị nữ cư sĩ này tuy trước đã sẵn đủ thiện căn, nhưng lúc tuổi già khổ sở vì chồng chết, được cháu gái khuyên niệm Phật liền tín nguyện tận lực hành trì, nhưng lâm chung bị hôn mê, phải nhờ đến con cháu chia phiên trợ niệm mới tỉnh lại để niệm Phật, mỉm cười vãng sanh. Mùi hương lạ tràn ngập cả nhà, tướng lành hiển nhiên. Nguyện những kẻ làm con cháu trong thế gian thấy điều lành hãy gắng làm theo mới đúng là đại hiếu nhất trong những người đại hiếu!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Bản thân tự cảm thấy xấu hổ vì chẳng khuyén nổi cha mẹ niệm PHẬT.
Ngoảnh mặt đã qua 30 tuổi rông dài………
A di đà phật .cho con hỏi nhân quả gì mà phải bị thân bê đê,bóng, gay vậy?
Em đọc qua quả báo của tội Tà Dâm thì có nói đến quả báo kiếp sau sẽ mang thân ái nam,ái nữ(không phải nam cũng không phải nữ.)
Nam mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
– Theo như mình biết thì là do kiếp trước hay thiến chó lợn….nên kiếp này ko có căn.hoặc lưỡng căn hoặc không đủ căn =)))
nhiều khi con hay niệm bằng tiếng hoa(A MI TÚO FÓ) thì có sao ko ạ.con cảm ơn nhiều.
A Di Đà Phật
A Mi Thô Phô, A Mi Đà Phật chỉ khác nhau về mặt ngữ âm. Song chúng ta là người Việt thì nên niệm A Mi Đà Phật/A Di Đà Phật nhằm huân tập thuần thục câu Phật hiệu.
Nam mô A Di Đà Phật
Sao cũng được mà bạn, đều là danh hiệu của đức A Di Đà mà, chỉ là phiên âm sai khác thôi. Bạn thấy cái nào mà mình niệm có cảm hướng nhất thì niệm
con có người thân bị tiểu đường không biết có vị thầy nào có cách hay chỉ bày cho con với.
Bạn hãy khuyên họ ăn cơm với rau muống chấm tương và tập khí công. Chỉ sợ không ai tin nhưng cứ ăn 2 ngày sau thì biết hiệu nghiệm thế nào. Bài này chẳng nguy hại gì mà lại vô cùng hiệu nghiệm với người tiểu đường .mình tình cờ đọc được vị thầy nào đó nhưng quên mất tên.
Bạn Hoài An thân mến!
Bạn thử tham khảo bài viết trong trang dưới đây, may ra có thể giúp ít nhiều gì cho người thân của bạn!
Chúc bạn được toại nguyên.
Nam Mô A Di Đà Phật!
http://www.vntinnhanh.vn/suc-khoe/tu-chua-tieu-duong-tu-loi-mot-chan-tu-ban-co-doan-duoc-ten
A Di Đà Phật,
Gởi Hoài An,
Đây là địa chỉ có thuốc trị tiểu đường mà nhà cô có người uống đã thấy rất hiệu nghiệm:
Nhà thuốc Vạn Tế Hưng, 22 Thủ Khoa Huân, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Nếu ở xa, chỉ cần gọi điện thoại số: 0710 382 1983. Nếu muốn biết thêm chi tiết thì con trao đổi qua điện thoại. Thuốc sẽ gởi đến qua đường bưu điện, sau khi nhận thuốc mới thanh toán. Giá 1 gói thuốc khoảng 400 nghìn, uống trong 1 tháng, dạng viên như hạt tiêu và thêm tiền cước bưu điện do bưu điện thu.
—
Nhân tiện gởi các liên hữu, tôi xin giới thiệu 1 vị thầy chữa bệnh gan thận rất giỏi (mà tôi gọi là thần y). Các bệnh gan đã chuyển qua ung thư, bệnh viện trả về, đa số đến ông đều chữa lành. Tôi chứng kiến 2 người đã bị bệnh viện từ chối và đã được chữa khỏi (trong đó có cháu tôi). Thầy tên là Vòng Tống Cường, thôn Văn Thủy 1, xã Cam Phước Tây, Cam Lâm, Khánh Hòa, ĐT: 09 79 22 05 29 hoặc 0122 999 7262.
Thầy khám miễn phí và thuốc rất rẻ (chủ yếu trả công cho người hái thuốc), nếu quá khổ thì thầy tặng thuốc miễn phí. Đây là một vị thầy rất giỏi, có thuốc gia truyền, tôi mong ai có bệnh gan thì nên chữa ngay.
A Di Đà Phật,
Tâm Trí.
Con Đã Làm Đc Điều Này! A Di Đà Phật
con càng khuyên mẹ con càng ghét phật và phỉ báng phật con sợ lắm rồi chả giám khuyên đâu, a di đà phật
A Di Đà Phật.
Bổn phận của chúng ta làm con khuyên cha mẹ khiến sanh tín tâm pháp môn niệm Phật để vãng sanh Tịnh Ðộ, không nhất thiết bắt buộc là phải nói ra đâu mới có hiệu lực. Nhiều khi chỉ những hành động của chúng ta khi lúc niệm Phật hàng ngày cha mẹ để ý thấy biết cũng có thể đủ để cảm hóa người rồi. Âm thầm niệm Phật hàng ngày hồi hướng công đức cho cha mẹ và khắp pháp giới mười phương chúng sanh đều nhờ công đức sanh tín tâm niệm Phật để sanh về Tây Phương cũng tốt vậy.
“Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.”
(66 lời Phật dạy về cuộc sống)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn HVPT nên tham khảo cách khuyên cha mẹ niệm Phật sau, cách này cũng phù hợp với Tứ Nhiếp Pháp cuả Phật giáo gồm bốn điều là: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/don-tam-ly-ma-lanh-du-nguoi-benh-niem-phat/
Chào bạn,
Bạn đừng nên khuyên mẹ hay nhắc đến Phật trước mặt mẹ nữa, vì bây giờ chưa phải là thời điểm thích hợp, vả lại, không khéo bạn lại làm mẹ tạo thêm nhân xấu nữa. Trong việc “độ” người thân cần phải khéo léo một chút, không gượng ép được. Việc bạn cần làm là hãy âm thầm niệm Phật (mẹ bạn đã không thích mà nghe hoặc thấy bạn niệm Phật thì chắc rất không vui và trong tâm sẽ khởi sân, nên bạn cần phải niệm thầm), niệm Phật cho thật nhiều, và cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho mẹ bạn sớm quay về nương tựa Tam Bảo, niệm Phật, vãng sanh Cực lạc. Sức bạn thì có hạn, còn lực gia trì của Tam Bảo thì không thể nghĩ bàn, bạn hãy chân thành niệm Phật và hồi hướng thì ắt có thành tựu. Ngoài ra bạn cần là một người con thật ngoan và có hiếu nhé.
Chúc bạn tu học tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cảm ơn các chư vị đồng tu, a di đà phật
Nhiều khi nhân duyên chưa đến nên nói cha mẹ chẳng nghe đâu. mình không khuyên được thì thường nghĩ đến cha mẹ mà niệm Phật, hay niệm Phật rồi hồi hướng cho họ, cầu cho cha mẹ sớm ngày tin Phật niệm Phật,…
Chẳng nệ định trì hay tán niệm,quyết định chẳng phí uổng công lao.
Dạ con thưa thầy con lúc làm,lúc ăn,lúc ngủ,lúc đi đây đó chẳng có thời khoá cố định sáng tối .Như vậy con có thể tuỳ ý niệm PHẬT được không?
Hai chữ TÁN NIỆM con phải hiểu thế nào mới đúng ạ?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Vô Trụ!
*** “lúc làm,lúc ăn,lúc ngủ,lúc đi đây đó chẳng có thời khoá cố định sáng tối .Như vậy con có thể tuỳ ý niệm PHẬT được không?”
“Pháp môn Niệm Phật chính là phép mầu bỏ trần hiệp giác trở lại cội nguồn vậy. Người tại gia vì bị việc đời ràng buộc, khó nỗi ở trong tịnh thất tham thiền tụng kinh, với pháp môn này rất là tiện lợi. Mỗi người đều có thể tùy sức tùy phần lễ tụng trì niệm để
hồi hướng vãng sanh. Ngoài giờ khóa tụng chánh thức, khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, ăn cơm, mặc áo, tất cả thời, tất cả chỗ, đều nên niệm Phật. Nhưng, ở nơi sạch sẽ, khi nghiêm kính, niệm thầm hay ra tiếng đều được. Nếu ở chỗ không sạch sẽ (như nơi đại tiểu tiện), hoặc khi không nghiêm kính (như lúc ngủ nghỉ, tắm gội), chỉ nên niệm thầm. Khi nằm nghỉ, nếu niệm ra tiếng, đã không cung kính lại lao hơi, lâu ngày thành bịnh. Niệm thầm công đức đồng như niệm ra tiếng, nhưng cần phải rõ ràng, tha thiết và đừng xao lãng.” (Trích Lá Thư Tịnh Độ- Ấn Quang Đại Sư)
http://phapamgiaithoat.com/ebook/La%20Thu%20Tinh%20Do%20-%20An%20Quang%20Dai%20Su%20-%20HT%20Thien%20Tam%20Dich.pdf
*** “Hai chữ TÁN NIỆM con phải hiểu thế nào mới đúng ạ?”
“21) Hỏi: Niệm Phật khi tâm thanh tịnh với niệm Phật khi tâm động hơn kém ra sao?
Đáp: Công Đức bằng nhau, không có gì sai khác!
22) Hỏi: Tôi tuy niệm Phật mà tâm cứ tán loạn không biết làm sao đây?
Đáp: Chuyện đó thì Pháp Nhiên nầy cũng làm không nổi!
23) Tâm của hạng phàm phu làm sao mà không tán loạn được. Cũng chính vì thế mới gọi là Pháp Môn Dễ Tu.
24) Đã sinh làm người trong cõi dục giới tâm địa nầy thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sinh được thì thật là vô lý.
Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh, đó là chỗ đáng quý của BỔN NGUYỆN vậy.
29) Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát. Bởi thế:
Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.”
(Trích Niệm Phật Tông Yếu- Pháp Nhiên Thượng Nhân)
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
=================================
Nam mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT, cho con hỏi,con là phận nữ ạ, trước kia con có hay đi chùa và cũng rất chuyên tâm niệm pháp danh Phật, con cũng ước muốn đi tu nhưng con còn cha mẹ cần đến,lại vướng vào kinh doanh, con rất yêu thích công việc này và mong sớm có ngày kiếm được thật nhiều tiền để lấy đó làm kinh phí giúp người giúp đời, con như vậy có gọi là tham luyến việc và mắc tội k ạ, con có phải đang mắc nghiệp tham danh này k ạ? con có thể làm cách nào vừa hoàn thành tâm nguyện trong công việc mà vẫn gia tăng phúc đức cho bản thân con và bố mẹ con ạ? Nam mô A DI ĐÀ PHẬT
a di đà phật!!!
Mọi người có thể cho mình lời khuyên làm thế nào nào để gieo duyên cho cha mẹ biết đến Phạt pháp được ko ạ???
Mình cũng biết đến Phật pháp lâu rồi nhưng mới đi sâu tìm hiểu được thời gian ngắn thôi. Mình cũng đang rất cố gắng để tịnh tấn trên con đường học đạo. Nhưng điều làm mình buồn nhât là ko biết làm sao để bố mẹ cũng có thể biết đến phạt pháp như mình. Hằng ngày mình vẫn đang cố gắng ăn chay, niệm phật, trì chú đại bi , thình thoảng phóng sinh nữa,.. nhưng chỉ dám âm thầm tự làm rồi hồi hướng công đức cho cha mẹ thôi. Nghiệp sát sinh của bố mẹ mình cũng nặng lắm rồi, suốt ngày cua, ốc, thịt… đôi khi mình cũng bảo nhẹ nhằng nhưng bố mẹ ko nghe, mắng mình suốt nên mình nhìn thấy mà ko biết làm sao??A di đà phật!!! Mong nhận được hồi âm của các bạn đồng tu
Chào bạn Yoko, A Di Đà Phật.
Bạn YK thật là đứa con có hiếu với bố mẹ khi khuyên bố mẹ tránh nghiệp sát sanh. Tuy nhiên trong cuộc sống nói chung cũng như đối với việc hành thiện hay việc học Phật nói riêng bạn cũng đừng khởi tâm mong cầu, tâm cưỡng cầu vì tất cả pháp đều tuân theo lý duyên sanh và luật nhân quả. Trong nhà Phật có TỨ NHIẾP PHÁP (1) dùng để độ chúng nhưng cũng tuỳ duyên mà làm mới có hiệu quả. Mỗi chúng sanh đều có những thiện căn, phước đức và nhân duyên không đồng nhau nên việc tiếp nhận Phật pháp cũng theo đó có vạn sự sai biệt. Cũng chính vì thế Đức Phật mới cần dùng tới 84000 pháp môn (84000 là con số của vô lượng) để có thể độ thoát cho hết thảy chúng sanh. Trong nhà Phật có câu “tuỳ chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng” tức là tuỳ theo tâm của chúng sanh mà ứng cơ nói pháp. Đối với một người nào đó muốn họ phát tâm học Phật cũng dựa theo pháp này, tức là khi nhân duyên chín muồi thì việc độ chúng sẽ thuận lợi. Nói cho cùng thì trước hết bạn hãy pháp tâm học Phật, nghĩa là cần phải giải hành tương ưng sẽ sớm khế nhập tri kiến Phật. Giải có nghĩa là phải thâm nhập kinh tạng (một bộ kinh tịnh độ), thâm giải nghĩa thú để có thể thể hội được, khi ý đã giải cùng tương ưng với hành thì tâm sẽ khai trí tuệ. Hành ở đây là thực hành các pháp chánh hạnh và trợ hạnh của tịnh độ tông trong đó lấy việc niệm Phật làm chánh hạnh, trì giới, tu tập công đức như ăn chay, phóng sanh, bố thí cúng dường… là trợ hạnh. Khi bạn đã thành tựu công đức học Phật rồi thì lo gì chuyện khuyên giải bố mẹ hành thiện, niệm Phật.
LT căn cứ theo lời dạy của Tịnh Không lão pháp sư và của chư cổ Đức có đôi lời gửi tới bạn. Thời điểm này có thể nói là tốt nhất để học Phật vì bộ kinh quan trọng bậc nhất là kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ đã được các pháp sư giảng giải viên mãn tới hơn 10 lần và có sẵn trên mạng Intrenet. Bộ kinh này là bộ kinh duy nhất Phật thuyết giảng tới 12 lần (các bộ khác chỉ giảng 1 lần). Nếu chúng sanh nào gặp được bộ kinh này thì coi như đang ở trong thời chánh pháp vậy. Chính vì thế bạn nên thọ trì.
Cổ nhân có câu “một người thành Phật, Cửu huyền thăng”. Nghĩa là nếu bạn vãng sanh TPCL thì cha mẹ và Cửu Huyền Thất tổ đều được sanh về cảnh giới lành. Vì lý này nên người học Phật chỉ cần chuyên tâm y giáo phụng hành là mọi việc khác sẽ viên dung, cát tường như ý.
Chúc bạn YK tinh tấn thực hành, luôn giữ tâm an nhiên tự tại, an lạc. A Di Đà Phật.
(1) Tứ nhiếp pháp: Gồm 4 pháp: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
Dạ,cư sĩ Hoằng Ẩn có thể nói rõ hơn về Tứ Nhiếp Pháp đc ko ạ
A Di Đà Phật, bạn Mạn Đà La. Bạn hỏi Tứ nhiếp pháp là gì, xin có đôi dòng gửi tới bạn. Tứ nhiếp pháp là các pháp dùng để nhiếp độ chúng sanh, quy nạp lại gồm có 4 pháp và khi thực hiện tứ nhiếp pháp thường theo thứ tự đó là: bố thí nhiếp, ái ngữ nghiếp, lợi hành nhiếp và đồng sự nhiếp.
Thế nào là bố thí nhiếp? Là dùng tài vật, lời nói, việc làm… giúp đỡ cho người cần nhiếp độ họ. Con người chúng ta thường rất vui mừng khi có ai đó tặng cho mình tiền bạc, của cải tài sản hay chỉ là sự giúp đỡ bằng lời nói an ủi lúc họ đang gặp chuyện đau buồn, khi gặp điều khó xử. Nếu người cần nhiếp độ đó khi chúng ta bố thí cho họ rồi thì họ sẽ thấy người bố thí thật là từ bi, thật là tốt bụng, thật là phóng khoáng, rộng lượng. Từ đó những việc tiếp theo sẽ thuận lợi. Trong bố thí có tài thí (tiền vàng, vật chất của cải, sách vở…). Pháp thí là dùng kinh sách, đĩa VCD để tặng cho họ giúp họ học Phật hay dùng chút ít thời gian vì họ diễn nói kinh pháp giúp họ đả thông những những chấp mắc, giúp họ phá mê khai ngộ. Vô uý thí là dùng công sức chăm lo, an ủi, động viên giúp họ vượt qua những chướng nạn ngặt nghèo, bệnh tật. Nói là ba pháp bố thí nhưng trong một thường có ba vì ví như bố thí kinh sách là pháp thí nhưng phải dùng tiền để mua nên có tài thí ở trong, sách kinh điển đó giúp họ học Phật đem lại an vui cho họ là vô uý thí có đủ.
Tổ tịnh độ thứ 5 ngài Thiếu Khang, để thuyết phục người của một làng niệm Phật, Ngài đã dùng tiền để cho (ban đầu là trẻ em), cho một phân tiền bảo niệm một câu A Di Đà Phật sau đó tăng lên bảo họ bây giờ niệm mười câu cho một phân tiền. Từ đó dân làng rất nhiều người biết niệm Phật. Ni sư Thích Nữ Như Lan cũng thường dùng cách này để gieo chủng tử Phật cho chúng sanh.
Ái ngữ nhiếp là khi tiếp xúc với chúng sanh phải hoà nhan, ái ngữ, dùng lời nói chân thật nhưng dễ nghe để người cần nhiếp độ thấy người học Phật là người chân thật, dễ gần, rất có cảm tình. Từ đó dùng Phật pháp để khuyến dụ sách tấn họ niệm Phật hay hành thiện, tu phước đều trở nên dễ dàng.
Lợi hành nhiếp là làm những việc lợi ích cho họ. Ví dụ như bài pháp “đòn tâm lý ma lanh dụ người bệnh niệm Phật”: http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/don-tam-ly-ma-lanh-du-nguoi-benh-niem-phat/ là dùng dầu xoa bóp những chỗ đau, mỏi của người bệnh để họ đỡ cơn đau.
Đồng sự là cùng làm những việc mà họ đang làm. Ví như trong bài pháp trên khi người bệnh đang niệm Phật thì mọi người đều niệm cùng để giúp họ phấn tấn niệm Phật. Trong bài pháp trên người nhiếp độ đó còn nói với người con “sao cô không mau niệm Phật cùng mẹ mà còn đứng đó khóc nữa” sự là cô con gái này khi thấy mẹ mình niệm Phật thì mừng quá phát khóc (điều này trước đó cô không thể làm được do chưa biết cách thuyết phục mẹ). Nếu cô con gái đó biết cách dùng tứ nhiếp pháp thì có lẽ tự cô sẽ khuyến dụ được người mẹ bệnh tật khó tính kia niệm Phật.
Vài dòng ngắn ngủi gửi bạn MĐL, bạn có thể tham khảo thêm về Tứ nhiếp pháp qua kinh sách hoặc các bài pháp của quý Thầy. Chúc bạn tinh tấn học Phật. Nam mô A Di Đà Phật.
Ví như có một mảnh đất khô cằn, sỏi đá không trồng cây được, người chủ mảnh đất đó muốn trồng cây thì phai siêng năng tưới nước, chăm bón, cải tạo đất, lựa lúc thích hợp, gieo giống, chăm bón đủ đầy thì mảnh đất khô cằn kia sẽ cho ra cây, ra hoa ra quả. Người chưa tin Phật như mảnh đất khô cằn kia, người thật sự muốn gieo giống Phật cho những ai chưa tin thì nên ở cạnh, lựa lúc thuận lợi mà khuyên bảo.
Tất cả do tâm tạo, nhân duyên của cha mẹ bạn chưa thành thục vậy, như cây mới ra hoa mà bạn muốn thu quả rồi thì sao được. bạn dùng một tâm thành kính niệm Phật, làm thiện hồi hướng cho cha mẹ được an ổn, sớm sanh Cực Lạc, lâu ngày nhân duyên hội đủ họ sẽ tin. nếu bạn sợ đời sống vô thường (cha mẹ đột ngột đi) thì những việc bạn làm đó là góp thêm tư lương cho cha mẹ. nói chúng với người một mực không tin thì nên như thế, không ép được, không ép được.
A DI ĐÀ PHẬT, chúc bạn tinh tấn ạ.
a di đà phật!!!
Cảm ơn các bạn đã góp ý. mk sẽ cố gắng tu tập tịnh tấn để sớm có thể gieo duyên cho bố mẹ biết đến phật pháp. Mình thì ko có thời gian nhiều để tụng kinh, mặt khác bố mẹ mình cũng ko thích, nên mình chỉ tranh thủ thời gian đi làm mình niệm phật, trì chú đại bi thôi. Với lại ở cty thì ăn cơm gắp rau trong thịt vậy, về nhà thì cố gắng ăn chay, nhưng đôi khi cũng phải gắp 1,2 miếng thịt, con tôm cho bố mẹ vừa lòng :(((( tối về thì cố gắng trì chú đại bi 1 vài biến rồi hồi hướng,( à mình ngồi trên gường đk ko nhỉ???) giờ thì mình thỉnh thoảng cũng phóng sinh với lại có gửi ít tiền công đức nhờ thầy phóng sinh vào mỗi tháng nữa. Mình cũng chỉ cos gắng được đến vậy, ko biết bao h ms đầy đủ duyên lành nữa nhưng mình vẫn cố gắng,hjx.
Ngồi trên giường niệm Chú Đại Bi thì nên niệm thầm .Bạn cố gắng chú tâm vào bài Chú nhé.
A Di Đà Phật…..
Xin quý thầy, quý cư sĩ và đồng tu giúp ý kiến dùm HT.
Chuyện là vậy…. HT lập gia đình và nay có một cậu con trai năm nay 15 tuổi.
Vợ chồng HT có được cậu con trai nầy cũng do trời Phật giúp đở mới có được cậu con trai nầy tại chồng của HT không khả năng sinh con. Vợ chồng HT phải nhờ trợ giúp của IVF mới có cháu được.
Gần đây cháu mới nói với hai vợ chồng HT là cháu thích hai phái (nam lẫn nữ)
Khi nghe được tin nầy vợ chồng HT rất buồn và nghỉ sao mình vô phúc quá.
Rất khó khăn lắm mới sanh được một cháu trai nầy nay cháu nói là cháu bisexual.
Cháu thì rất ngoan, hiền, ít nói và chịu khó học hành cho nên thành tích học tập tương đối khá.
HT rất buồn, niềm hy vọng sau nầy bế cháu rất mong manh, và HT rất sợ những lời nói khó nghe của mọi người một khi biết được chuyện nầy.
HT nghỉ gia đình mình gặp phải như thế nầy chắc kiếp trước vợ chồng mình và cháu phải tạo nghiệp gì đó cho nên kiếp nầy mới gặp vậy.
HT có duyên nghe pháp của pháp sư Tình Không độ 6 tháng nay, HT rất thích nghe, mỗi lần có dịp là mỡ máy nghe. Chồng của HT thì không hề biết đến Phật pháp, HT mong ảnh và con trai HT một ngày nào đó cũng sẽ tin Phật và cùng HT học Phật.
Xin quý thầy, quý cư sĩ và đồng tu cho HT biết gia đình HT kiếp trước
đã tạo nghiệp gì mà kiếp nầy phải gặp như vậy.
Và có cách nào chuyển được nghiệp nầy không?
Xin quý thầy, quý cứ sĩ và quý đồng tu giúp ý kiến.
A Di Đà Phật….