Vào niên đại 60, tại Bình Nguyên, Hoài Bắc đã xuất sinh được một thần y họ Cổ. Ông có y đức cao thượng, y thuật tinh xảo, khi chữa bệnh thường dùng “nhân quả” để giáo hóa người bệnh. Khiến cho thể xác và tinh thần của bênh nhân đều khỏe mạnh. Vì vậy, người dân trong vùng gọi ông là “Cổ thiện nhân” (ý chỉ ông là người tốt). Mỗi khi gặp bệnh nhân nghèo, ông chẳng những chữa bệnh không lấy đồng nào mà còn giúp đỡ họ bằng cách cho tiền…
Có một lần, trong thôn có một bà lão đã ngoài 80 tuổi vì tuổi già, cơ thể suy yếu nên bị bệnh nặng. Thần y họ Cổ thấy hoàn cảnh gia đình bà quá nghèo, nên ông không chỉ không thu tiền chữa trị mà còn lấy 60 đồng trong túi áo của mình lặng lẽ đặt vào trong chiếc giày của bà lão. Sau khi vị Thần y rời đi, người con trai của bà lão phát hiện ra số tiền 20 đồng mà chị anh ta để ở dưới gối đã “không cánh mà bay”. Người con trai này của bà lão cho rằng thần y là người đã lấy trộm chúng, thế là anh ta chạy theo tới nhà Thần y để hỏi xem có đúng là ông đã lấy trộm không.
Vị Thần y nghe xong, liền thừa nhận là mình đã lấy 20 đồng, ông còn lấy trong tủ ra 20 đồng và đưa cho người con trai của bà lão. Anh ta nhận tiền xong còn chửi mắng Thần y, đồng thời đá ông 3 cái vào người. Sau khi trở về nhà, anh ta mới biết rằng số tiền 20 đồng kia là do chị gái mình đã lấy cất đi.
Con trai bà lão vừa nghe xong đã vội vàng trở lại nhà Thần y, quỳ xuống xin lỗi và hỏi ông một cách khó hiểu: “Thưa tiên sinh, ông không lấy trộm tiền của nhà tôi, tại sao ông lại nhận?”
Vị Thần y nghe xong liền trả lời: “Mẹ của cậu bị bệnh nặng không thể tức giận, nếu như không tìm được tiền, bà ấy sẽ sốt ruột lo lắng mà nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ cần bà ấy khỏe mạnh, ta thừa nhận mình lấy chút tiền ấy cũng được. Ta tin rằng chân tướng của chuyện này sớm muộn gì mọi người cũng sẽ biết rõ. Nếu như ta có thể chịu nhục một chút, đổi lại mẹ của cậu được khỏe mạnh thì cũng là xứng đáng thôi.” Sau khi nghe xong những lời này, anh ta cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Một hôm khác, có một cô gái ở thôn bên kia sông đến cầu xin Thần y tới chữa bệnh cho mẹ. Khi Thần y cùng cô gái này đi tới bờ sông để lên thuyền qua sông thì thuyền đã đông người. Vị Thần y vừa bước chân lên thuyền thì người chèo thuyền lại bảo ông xuống. Những người trên thuyền thấy vậy đều nhao nhao yêu cầu người chèo thuyền cho Thần y được qua sông nhưng người chèo thuyền vẫn không đồng ý. Cô gái thấy vậy liền quỳ xuống trước mặt người chèo thuyền vừa khóc vừa cầu xin để Thần y được qua sông chữa bệnh cho mẹ mình.
Người chèo thuyền vẫn không đồng ý, Thần y liền nói: “Được rồi! Mọi người cứ qua sông trước, ta sẽ đợi chuyến sau!” Người chèo thuyền nói: “Ông có chờ đến đêm tôi cũng không chở ông qua sông.” Mọi người thấy quá lạ bèn hỏi người chèo thuyền: “Rốt cuộc là vì sao mà ông lại không chở Thần y qua sông?” Người chèo thuyền im lặng không nói lời nào.
Vị Thần y và cô gái đành phải đứng trên bờ nhìn đoàn người qua sông mà than thở. Không ngờ, ngay khi đoàn thuyền vừa đến giữa dòng sông thì bị một cơn lốc xoáy lớn làm chiếc thuyền chao đảo, rồi lật khiến mọi người đều rơi xuống sông sâu mà tử vong.
Người chèo thuyền bơi được lên bờ mới nói cho vị Thần y và cô gái nghe: “Đêm hôm qua tôi đã gặp ba giấc mộng. Khi tôi vừa nằm xuống thì thổ địa nói với tôi: “Ngày mai, nếu Thần y Cổ qua sông thì đừng chở ông ấy!” Đến nửa đêm, Hà Bá lại nói với tôi rằng: “Ngày mai, nếu Thần y Cổ qua sông thì đừng chở ông ấy!” Đến khi trời tờ mờ sáng thì Quan Thế Âm Bồ Tát lại nói với tôi câu y như vậy. Cho nên, tôi đã không dám chở ông qua sông nhưng cũng không thể nói rõ nguyên do cho mọi người. Đến bây giờ thì tôi mới hiểu, tất cả đều là “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Vị Thần y nghe xong, từ trong tâm mình phát ra lời cảm tạ Thần Tiên và Bồ Tát đã cứu giúp tính mạng mình.
Theo Đại kỷ nguyên tiếng Trung
Mai Trà biên dịch
Tôi niệm phật hơn một năm nay , kể từ khi bắt đầu đi làm trở lại , tôi khó tập trung vào câu niệm phật , tôi chỉ niệm được lúc đi xe , hoặc có một mình . Tôi rất buồn vì bị xao lảng , nhiều vấn đề tác động đến , Giờ tôi phải làm sao ? Xin hảy giúp cho tôi câu khuyên chân thành , Xin cám ơn .
Chào bạn Hồng,
Xin được góp vài ý cùng bạn như sau.
– Bạn cần lập ra thời khoá cụ thể để niệm Phật. Trong thời khoá thì hãy gắng chú tâm niệm, không nhớ lo nghĩ những chuyện khác.
– Tập niệm Phật trong khi làm những việc khác. Lúc đầu thì khó, có khi cả buổi mới nhớ niệm một, hai câu. Tuy nhiên hãy gắng nhớ làm hoài, từ từ sẽ nhớ niệm Phật nhiều hơn.
– Quan trọng là bạn cần nhận ra mọi thứ đều là vọng, có mà không thật, nhìn nhận được như vậy thì tâm trí bạn sẽ bớt lo nghĩ và thường tập trung niệm Phật.
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Vài lời chia sẻ.
Mình nghĩ bạn cũng là người cơ bản giữ được phần nào ngũ giới,lại cũng có tin vào pháp môn niệm Phật.Đây là điều đáng mừng.
-Trong cuộc sống,chúng ta đều phải gặp vấn đề cả,phải chấp nhận thôi,không phải ai cũng có hoàn cảnh hoàn hảo cả đâu.Bạn cần phải gia tăng niềm tin hơn thì sẽ dần bớt buồn đi thôi.
-Muốn gia tăng niềm tin thì bạn cần phải rõ lý và sự pháp môn niệm Phật
-Mình nghĩ hoàn cảnh của bạn để thêm niềm tin,trước mắt ngoài niệm Phật còn phải dành thời gian đọc cuốn sau đây là Niệm Phật Tông Yếu
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxR1A1ekIzdV9XUmc/view?usp=sharing
Bạn nên in ra và dùng để đọc thường xuyên hàng ngày.Đọc suốt 1 năm,đọc đi đọc lại,đừng ngại đọc sách.Thông thường,muốn đọc cái gì mà thấm được thi vị của nó,hãy đọc ít nhất 300 lần liên tục,mỗi lần đọc cũng chỉ hết 19 phút thôi,cho nên chẳng thể ngại đọc được.
-Nếu cảm thấy niệm Phật sao nhãng thì hôm đó thử thay thành tụng kinh A Di Đà,hoặc kinh VLT,nói chung mới đầu mà muốn chuyên tâm niệm Phật được là khó,cho nên trước mắt có thể thay phiên nhau,nói chung mỗi người phải khéo tu.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
HNADĐP: “-Mình nghĩ hoàn cảnh của bạn để thêm niềm tin,trước mắt ngoài niệm Phật còn phải dành thời gian đọc cuốn sau đây là Niệm Phật Tông Yếu”
HT xin tùy hỷ công đức huynh HNADĐP. 🙂
“Khách đi buôn chờ trời sáng, nghe tiếng gà gáy thì mừng.”
(Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Hồng!
Giãi đãi, lười biếng là thông bệnh chung của hành giả. Khi siêng năng niệm Phật và khi xao nhãng niệm Phật với tất cả sự cố gắng cho sự vãng sanh= một tâm niệm, song niệm Phật với tâm xao nhãng rồi sanh nghi ngờ sự vãng sanh của mình lại là một tâm niệm khác.
Trong lúc niệm Phật với tâm vui vẻ hay buồn chán, chớ vội lầm vui vẻ thì ưng lòng, mà buồn chán thì lo- chúng đều là tạp niệm cả (vọng). Đừng để ý đến chúng, cứ niệm niệm nối tiếp vì sự vãng sinh thì tạp niệm tự dừng lại thôi.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, bạn Hồng thân mến
Mình cũng đi làm như bạn, mình cũng gặp trường hợp như bạn, chỉ niệm Phật được lúc đang đi xe công tác bên ngoài hay lúc một mình. Cũng phải tùy duyên, bởi vì đang làm việc không thể niệm Phật được. Nhưng được cái là TLPT có chọn một định khóa để niệm Phật riêng hàng ngày cùng với bạn đời mấy năm nay rồi, đó là thời khóa sáng – tối. Sáng dậy sớm tụng kinh VLT và niệm Phật. Tối thì cùng với cả nhà cùng niệm và lạy Phật, phát nguyện vãng sanh Tây Phương, nhất định trong một kiếp sống này.
Nếu như bạn có thể tự sắp xếp cho mình một thời khóa hàng ngày ở nhà (ban đầu có thể 10, 15, 20 hoặc 30p tùy nhưng hãy ít rồi sau này muốn tăng thì tăng), tự chọn giờ cố định và nhất định phải làm. Khi đã trở thành thói quen tốt này rồi, có muốn bỏ cũng sẽ cảm thấy rất khó chịu, không bỏ được. Còn việc niệm Phật lúc đi làm thì tùy duyên, khi nào niệm được thì niệm, không niệm được thì cố tập trung làm việc cho tốt, thế thì ổn rồi. Chúc bạn thành công nhé.
A Di Đà Phật. _()_
Đọc những dòng chia sẻ của các anh chị . Tôi rất vui . Tôi xin cám ơn các anh chị đã dành thời gian cho tôi . Nam mô adiđaphat
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa thầy, thưa Tìm Lại Phật Tánh, được nghe về gia đình, vợ chồng, con cháu cùng niệm phật, tụng kinh có thời khóa rõ ràng làm con thấy hoan hỉ vô cùng ngưỡng mộ không tả hết, đó là điều mà con suy nghĩ rất nhiều hằng mong muốn, con luôn nghĩ đến cảnh trang nghiêm thanh tịnh ấy. Thật quá thù thắng không kể xiết. Vậy thưa thầy, thưa TLPT, thưa các thiện tri thức liệu có cách nào hay bí quyết nào để được như vậy. Con xin cảm ơn vào hoan hỉ nghe theo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con đã hiểu, Vạn sự tùy duyên
Con xin chân thành biết ơn phúc đáp vô cùng ý nghĩa của thầy ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Huệ Tịnh huynh kính mến!
Huynh HT tùy hỷ công đức đạo hữu HNADĐP mà quên phần MD rồi nhé 🙂
Nghĩ rằng MD thật có duyên với huynh, bởi những gì mà huynh chia sẻ về Phật pháp đều giúp ích cho MD rất nhiều trên đường đạo. Những khi cái tâm này “chật vật” MD lại mở Ca Dao Niệm Phật, âm điệu thánh thót như hồi chuông thức tỉnh, lại thấy an lòng. Nhất là khi nghe con gái 20 tháng tuổi bi bô hát theo A Mi Thô Phô.. A Mi…
_()_ Nam mô A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật.
Mỹ Diệp muội kính mến.
Khi hai bên thật sự có duyên thì chỉ còn cái âm thầm tùy hỷ công đức qua câu “Nam Mô A Di Đà Phật” không có thêm hay bớt một lý giải thắc mắc nào. 🙂
Nếu có cũng bởi vì tín tâm của chúng ta còn kém đối với Tịnh-Độ Môn, tức là đối với Bổn Nguyện của Từ Phụ A Di Đà vậy.
Huynh rất kết lời khai thị này của Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân:
“Đệ tử Tín Không thưa với ngài: “Từ xưa đến nay, các vị cổ-đức khi qua đời đều có di tích. Nay thầy sắp mất mà chưa có một tinh xá nào, vậy khi thầy nhập diệt lấy chỗ nào làm di tích?!”.
Ngài đáp: “Nếu lấy một bảo tháp làm di tích thì di pháp chẳng phổ-biến! Vì sao? Hoằng hóa Niệm Phật là khuyến hóa một đời của lão già ngu muội nầy. Sau khi thầy vãng sinh chớ nên tạo tháp miếu. Bất luận là sang hèn, đạo tục dù đó là một túp lều tranh của người tiều phu hay một chòi lá của kẻ đánh cá, hễ nơi nào có tiếng Niệm Phật thì đó là bảo tháp di tích của thầy!”
————————
“MD lại mở Ca Dao Niệm Phật, âm điệu thánh thót như hồi chuông thức tỉnh, lại thấy an lòng. Nhất là khi nghe con gái 20 tháng tuổi bi bô hát theo A Mi Thô Phô.. A Mi…”
Trong khoảng thời gian lòng ngu muội,
Nghe tiếng bé gái (4t) niệm Phật lòng thức tỉnh.
Cha con to tiếng niệm Di Đà (hoan hỉ),
Không có thêm hay bớt một lý giải nào (bất khả tư nghì).
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ thưa, con có 1 chút khúc mắc, kính mong mọi người giúp đỡ cho con được tỏ bày khai ngộ..!
Con muốn thực hành thiền định, nhưng vẫn chưa hiểu: Thiền định là gì? Bản chất & mục đích của thiền định? Làm thế nào để thực hành thiền định một cách đúng đắn, thích hợp?
Con xin được chân thành cảm ơn ạ !
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, chào bạn Nhật Lâm,
Xin có vài dòng gửi bạn có thể chưa được chỉnh chu mong bạn hoan hỉ.
Thiền định là gì? ngoài không dính tướng chính là thiền, trong không động tâm gọi là định. Trong kinh Kim Cang Phật dạy “bất thủ ư tướng, như như bất động” chính là thiền định vậy. Bất thủ ư tướng là ko dính tướng, không trụ nơi tướng có nghĩa là không bị các hình tướng bên ngoài làm tâm bạn bị duyên theo. Hình tướng ở đây chính là lục trần gồm sắc trần (hình thể vạn vật), thanh trần (âm thanh), hương trần (mùi thơm, hôi, oi nồng, tanh…), vị trần (vị ngọt, chua, cay…), xúc trần (cảm giác êm ái, mịn màng, thô ráp…), pháp trần (những thông tin được não bộ ghi nhận, huân tập).
Bản chất và mục đích của thiền định chính là chuyển tâm từ vọng thành chân, từ thô trệ thành thanh tịnh, từ tâm ác thành tâm thiện, từ phàm tâm thành thánh tâm cũng có nghĩa là làm Phật tánh dần được hiển lộ nơi tâm bạn. Thiền định chính là một trong tam học: Giới – Định – Huệ của Phật giáo. Nhờ giới có định, nhờ định có trí huệ, chính là trí huệ Bát Nhã giải thoát vậy.
Để hành thiền một cách đúng đắn, thích hợp mọi căn cơ, thời tiết nhất trong thời mạt pháp này không gì ngoài an trụ nơi danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Bởi vì khi an trụ trong danh hiệu Phật chính là ngoài không trụ nơi tướng trần, trong không động tâm phiền não. Khi câu Nam mô A Di Đà Phật khởi lên trong tâm bạn thì phiền não bị phục, tập khí không còn giẫy khởi, phiền não dần sẽ tan như mây khói. Trong kinh Niệm Phật Ba La Mật, Đức Thế Tôn dạy rằng “Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v… Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức Phật A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh …
Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật”
Trong kinh Đại Tập, Phật dạy “Niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền” còn trong kinh Niệm Phật Ba La Mật Phật dạy “niệm Phật là đại thiền định” cũng chính là những ý như trên đã nói vậy.
Pháp niệm Phật dễ thực hành, dễ thành tựu và phù hợp với mọi căn cơ. Những bậc đại Bồ Tát như Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Phổ Hiền, Văn Thù… đều hành trì pháp môn này và hết lòng xưng dương tán thán. Trong kinh A Di Đà nói rằng pháp niệm Phật được mười phương, tất cả chư Phật đều đồng thanh xưng dương tán thán vì lợi ích không thể nghĩ bàn của pháp môn này.
Bạn NL đừng nghi ngờ gì nữa, hãy nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật bạn sẽ ở trong thiền định tối thượng thừa. Chúc bạn thành tựu, nhớ phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc nghe bạn.
Nam mô A Di Đà Phật.
Phúc đáp thật hay ! Cảm ơn thiện tri thức Lạc Trần nhiều !
Chúc cư sỹ Hoằng Ẩn tinh tấn,an lạc. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Cảm ơn bạn MT. Lạc Trần cảm thấy vô cùng xấu hổ vì LT chỉ mới học Phật vài năm và hiểu biết còn vô cùng nông cạn. LT chỉ dùng chút ít hiểu biết về Phật pháp mà hồi âm cho quý độc giả (biết chút gì hồi âm chút đó) chứ thành thật mà nói thì LT chỉ là hạng độn căn, không dám nhận là thiện tri thức đâu bạn ạ. Chúc bạn tinh tấn niệm A Di Đà Phật để cùng gặp nhau ở Tây Phương nghe bạn. A Di Đà Phật.
Hi ! Liên hữu Lạc Trần(cư sỹ Hoằng Ẩn).
Nếu đã ngại như thế thì MT sẽ gọi là liên hữu vậy.
Liên hữu à,MT mình mới thực là hạng độn căn.
Hẹn gặp liên hữu ở Tây Phương nhé !
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. liên hữu MT à, trong kinh Phật nói “nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” (dịch: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh), đó mới là thật. Trong Bát nhã Tâm kinh Phật dạy “vô vô minh diệc, vô vô minh tận” (dịch: không có vô minh cũng không hết vô minh). Chúc bạn tinh tấn, hẹn gặp lại bạn. A Di Đà Phật.
Cảm ơn liên hữu rất nhiều !
Chúc mọi điều tốt lành với liên hữu. 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa thầy năm nay con 27 tuổi,con rất ít giết những con động vật lớn nhỏ, con hiểu được nó cũng như mình, nhưng từ khi con có con thì con rất thường xuyên giết những con vật nhỏ, con không muốn giết nhưng vợ con thì lại kêu giết sợ chúng cắn con mình,con nên làm gì bây giờ , còn một chuyện khúc mắc nửa, con rũ vợ con đi chùa phóng sanh rất nhiều cá,cua, ếch lươn , trong đó con có lựa hai con cá lóc rất mạnh để phóng sanh cho mẹ vợ con mau hết bệnh, thì vừa phóng sanh về tới nhà thì gặp me vợ con đập hai con cá lóc để làm cho hai vợ chồng con ăn , con rất buồn và không hiểu tại sao nửa, mong các thầy chỉ đường sáng cho con đi. Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, Đức Tăng thân mến,
Vật dù lớn nhỏ cũng là sinh mệnh. Một miếng ăn, một hớp nước cũng là duyên tiền định. Cớ gì một chút đau nhỏ mà hại sinh mạng chúng để rồi oan oan tương báo. Biết đâu đời trước mình từng hại chúng, giờ chúng cắn lại mình một chút (ví dụ muỗi, kiến đốt) đau tí thôi thì coi như oan gia tháo gỡ. Mình ko hiểu giết chúng thì lại tạo oan nghiệp mới. Còn nếu như không muốn chúng kéo đến thì hãy giữ cho vệ sinh, sạch sẽ thì loài này sẽ ko viếng thăm.
Ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc. Bạn phóng sanh thì có phước báo của bạn. Người sát sanh thì có ác báo của họ. Nếu thấy vì bạn mà làm con vật phải chết thì hãy thành tâm niệm Phật hồi hướng cho chúng sớm được siêu thoát trong hoàn cảnh này vậy. Biết trước rồi thì lần sau dặn trước là mình đang ăn chay, ko ăn thịt cá được thì ổn thôi mà. Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con cảm thấy rất hạnh phúc khi một lần nữa bước vào trang tu Tịnh Độ này, cứ như là về nhà vậy.hiii
Cô chú ơi chị gái con mang bầu được 6 tháng, con có khuyên chị tụng kinh Địa Tạng để tốt cho thai nhi. Như vậy có được không ạ? Nếu được thì cho con hỏi là chị con nên tụng thành tiếng hay thầm trong tâm? tư thế ngồi như thế nào ạ?Chị con hỏi có nên ăn chay không, con nghĩ là nên nhưng chồng chị chắc không đồng ý:(((. Một điều nữa là chị con nên niệm danh hiệu quán thế âm cùng với tụng kinh được không ạ?
Cô chú giúp con với ạ.
Con cảm ơn cô chú nhiều.:))))
A Di Đà Phật, Hằng thân mến
Bạn quả thật có duyên Phật pháp, khuyến được chị mình tụng kinh Địa Tạng rất có lợi ích cho thai nhi. Trên trang có bài “Thai nhi nghe kinh giải oán hờn” rất hay, có thể in ra cho chị bạn tham khảo, lại có bài “Cảm ứng giữa thai nhi và mẹ” rất hay. Việc thai phụ đọc tụng kinh Địa Tạng (ko được thì nghe cũng tốt) nên làm lắm. Ngồi đọc tụng thành tiếng hay niệm thầm trong tâm thì tùy vào sức khỏe, hoàn cảnh của thai phụ. Việc ăn chay thì tùy duyên, nếu ăn đc thì quá tốt, ko ăn được thì có thể nói chị giảm bớt thịt cá, nên ăn rau quả nhiều hơn. Việc này hiện tại cũng tốt bởi vì thịt cá hiện giờ bị kháng sinh, bị nhiễm độc tràn lan, thực vật thì ít hơn nên có thể khuyên được.
Chị bạn niệm danh hiệu Quán thế Âm Bồ Tát cùng với tụng kinh thì tuyệt rồi. Khi sinh nở thì cứ niệm danh hiệu Ngài, mẹ con đều được bình an, tốt đẹp.
Vài chia sẻ. Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa quý thấy hiện tại ba con thì bị teo cơ 1 bên tay, còn mẹ con thì hay bị tê tay và có chút mệt mỏi. Nên người Cô của con có chỉ ba mẹ con đi lên tuốt trên Đồng Nai để đi lễ(đi cắt gió hút máu độc,máu dơ ra cơ thể) đi được mấy lần rồi thì cũng thấy đỡ, con nghe cô con nói người trị bệnh này là bà thầy có căn nên trị bệnh giúp người , nên k có lấy tiền gì hết. Lần này ba mẹ con đi thì bà thầy này nói mẹ con có 2,3 vong gì đó theo nên mới bị bệnh hoài,ngồi đâu ngủ đó, hay bị giật mình , hai vai thì nặng nề ,lúc thì hiền lúc thì rất dữ,(theo con thấy 2,3 năm nay tính rất kì , k giống như lúc trước) nên bà ấy kiu mẹ con mỗi tháng cúng ngày rằm ) Bà ấy nói rằng do mẹ con k cúng kiến cho ông bà ,ông bà bị đói nên đi theo , đôi lúc thì có tiền mà tự nhiên hết k biết xài vì việc gì, k sắm sửa gì cho bản thân hết. Nên đến tuổi này vẫn còn nghèo lắm, con cảm thấy cũng đúng vì con cũng k hiểu sao gia đình con làm đủ nghề rồi gia công hàng tại nhà , làm hoài k thấy tiền, con rất là buồn và lo cho sức khỏe ba mẹ con. Xin quý thầy chỉ cách cho con biết phải làm cách nào và tụng kinh nào để có thể hoá giải dc chuyện của mẹ con(vì con và mẹ con cũng biết chút ít về Phật pháp) với sức khỏe và làm sao gia đình con có thể chuyển hóa được kinh tế gia đình được khá hơn. Con xin lắng nghe lời chỉ dạy của quý thầy. Con xin cám ơn
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn và mẹ bạn hãy thực hành bài Pháp này nhé
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/07/cach-giai-tru-oan-thu-cua-oan-gia-trai-chu/
Hàng ngày cứ siêng năng, tin tưởng, thành tâm thực hành bài Pháp. Trong quá trình thực hành có gì thắc mắc bạn cứ lên hỏi tiếp.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình xin cám ơn các bạn rất nhiều.Mình và mẹ sẽ cố gắng thực hành theo.Mong sẽ chuyển hóa những chuyện xấu thành những điều tốt đẹp và bình an.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính mong mọi người cùng niệm Phật: A Di Đà Phật.
Xin chia sẻ với các thiện tri thức Phẩm Thứ Ba: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện.
(Mong các thiện tri thức hãy chia sẻ cho những người khác để họ cùng thọ ích đồng thời mang lại những điều tốt đẹp cho chính mình)
___________________________________
Phẩm Thứ Ba: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên.
1) Phật Mẫu Thưa Hỏi – Lúc đó, đức Phật-Mẫu là bà Ma-Gia Phu-Nhơn chắp tay cung kính mà hỏi Ngài Địa-Tạng Bồ Tát: ‘Thánh-giả! Chúng sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề tạo nghiệp sai khác, cảm thọ quả báo ra thế nào?’.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát đáp rằng: ‘Trong nghìn muôn thế giới cho đến quốc độ, hoặc nơi thời có địa ngục, nơi thời không có địa ngục, hoặc nơi thời có hàng nữ nhơn, nơi thời không có hàng nữ nhơn, hoặc nơi có Phật Pháp, nơi không có Phật Pháp, nhẫn đến bực Thanh Văn và Bích Chi Phật, v.v… Cũng sai khác như thế, chớ chẳng phải riêng tội báo nơi địa ngục sai khác thôi đâu!’.
Bà Ma-Gia Phu-Nhơn lại bạch cùng Bồ Tát rằng: ‘Tôi muốn nghe tội báo trong cõi Diêm Phù Đề chiêu cảm lấy ác đạo’.
Ngài Địa-Tạng đáp rằng: ‘Thánh-Mẫu! Trông mong ngài lóng nghe nhận lấy, tôi sẽ lược nói việc đó’.
Thánh-Mẫu bạch rằng: ‘Xin Thánh-Giả nói cho’.
2) Bồ Tát Lược Thuật – Bây giờ, Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa Thánh-Mẫu rằng: ‘Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam-Diêm-Phù-Đề như dưới đây:
– Như có chúng sanh chẳng hiếu thảo với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ, kẻ đó phải đọa vào Vô-Gián địa ngục mãi đến nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Như có chúng sanh nào có lòng ác, làm thân Phật bị thương chảy máu, khinh chê ngôi Tam-Bảo, chẳng kính Kinh-điển, cũng phải đọa vào Vô-Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không khi nào ra khỏi được.
Hoặc có chúng sanh xâm tổn của thường trụ, ô phạm Tăng, Ni, hoặc tứ tình làm sự dâm loạn trong chốn chùa chiền, hoặc giết hoặc hại … Những chúng sanh đó phải đọa vào Vô-Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Như có chúng sanh giả làm thầy Sa-Môn kỳ thật tâm chẳng phải Sa-Môn, lạm dụng của thường trụ, trái phạm giới luật, gạt gẫm hàng bạch y, tạo nhiều điều tội ác. Hạng người như thế phải đọa vào Vô-Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
– Hoặc có chúng sanh trộm cắp những tài vật lúa gạo, đồ ăn uống y-phục, v.v… của thường trụ, cho đến không cho mà lấy một vật, kẻ đó phải đọa vào Vô-Gián địa ngục trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa rằng: ‘Thánh-Mẫu! Nếu có chúng sanh nào phạm những tội như trên đó thời phải đọa vào địa ngục ngũ Vô-Gián, cầu tạm ngừng sự đau khổ chừng khoảng một niệm cũng không được’.
Bà Ma-Gia Phu-Nhơn lại bạch cùng Địa-Tạng Bồ Tát: ‘Thế nào là Vô-Gián địa ngục?’.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa rằng: ‘Thánh Mẫu! Bao nhiêu địa ngục ở trong núi Thiết Vi, lớn có 18 chỗ, thứ kế đó 500 chỗ danh hiệu đều riêng khác nhau, thứ kế lại có nghìn trăm danh hiệu cũng đều riêng khác nhau.
Nói về địa ngục Vô Gián đó, giáp vòng ngục thành hơn tám muôn dặm, thành đó thuần bằng sắt cao đến một muôn dặm. Lửa cháy trên thành không có chỗ nào hở trống. Trong ngục thành đó có các nhà ngục liên tiếp nhau đều có danh hiệu sai khác.
Riêng có một sở ngục tên là Vô Gián. Ngục này châu vi một muôn tám nghìn dặm, tường ngục cao một nghìn dặm, toàn bằng sắt cả. Lửa cháy hực hở suốt trên suốt dưới. Trên tường ngục rắn sắt, chó sắt, phun lửa đuổi nhau chạy bên này sang bên kia.
Trong ngục có giường rộng khắp muôn dặm. Một người thọ tội thời tự thấy thân mình nằm đầy chật cả giường, đến nghìn muôn người thọ tội cũng đều tự thấy thân của mình nằm chật cả trên giường. Đó là do vì những tội nghiệp đã tạo ra nó cảm vời như thế.
Lại những người tội chịu đủ sự khổ sở: trăm nghìn quỉ Dạ-Xoa cùng với loài ác quỉ, răng nanh bén nhọn dường gươm, cặp mắt chói sáng như chớp nhoáng, móng tay cứng như đồng, móc ruột bằm chặt.
Lại có quỉ Dạ-Xoa khác cầm chỉa lớn bằng sắt đâm vào mình người tội, hoặc đâm trúng miệng mũi, hoặc đâm trúng bụng lưng… rồi dồi lên trên không, lấy chỉa hứng lấy để lại trên giường. Lại có diều hâu bằng sắt mổ mắt người tội.
Lại có rắn sắt cắn đầu người tội. Nơi lóng đốt khắp trong thân thể đều lấy đinh dài đóng xuống giường, kéo lưỡi ra rồi cầy bừa trên đó, lôi kéo người tội, nước đồng đổ vào miệng, dây sắt nóng đỏ quấn lấy thân người tội, một ngày một đêm, muôn lần chết muôn lần sống lại. Do vì tội nghiệp mà cảm lấy như thế, trải qua ức kiếp, không lúc nào ra khỏi được.
Lúc thế giới này hư hoại thời sanh nhờ qua địa ngục ở thế giới khác. Lúc thế giới khác đó hư hoại thời lại sanh vào cõi khác nữa. Lúc cõi khác đó hư hoại thời cũng xoay vần sanh vào cõi khác. Đến khi thế giới này thành xong thời sanh trở về thế giới này. Những sự tội báo trong ngục Vô Gián như thế đó.
Lại địa ngục đó do có năm điều nghiệp cảm, nên kêu là Vô Gián. Năm điều đó là những gì?
1) Tội nhơn trong đó chịu khổ ngày lẫn đêm, cho đến trải qua số kiếp không lúc nào ngừng ngớt, nên gọi là Vô Gián.
2) Một người tội thân đầy chật cả địa ngục, nhiều người tội mỗi thân cũng đều chật đầy cả địa ngục, nên gọi là Vô Gián.
3) Những khí cụ để hành hình tội nhơn như: chỉa ba, gậy, diều hâu, rắn, sói, chó, cối giã, cối xay, cưa, đục, dao mác, chảo dầu sôi, lưới sắt, dây sắt, lừa sắt, ngựa sắt, da sống niền dầu nước sắt nóng rưới thân, đói thời ăn hoàn sắt nóng, khát thời uống nước sắt sôi. Từ năm trọn kiếp, đến vô số kiếp những sự khổ sở nối nhau luôn không một giây ngừng ngớt nên gọi là Vô Gián.
4) Không luận là trai hay gái, Mường, Mán, Mọi rợ, già trẻ, sang hèn, hoặc là Rồng, là Trời, hoặc là Thần, là Quỉ, hễ gây tội ác theo đó mà cảm lấy, tất cả đều đồng chịu khổ nên gọi là Vô Gián.
5) Nếu người nào bị đọa vào địa ngục đó, thời từ khi mới vào cho đến trăm nghìn kiếp mỗi một ngày đêm muôn lần chết, muôn lần sống lại, muốn cầu tạm ngừng chừng một khoảng niệm cũng không đặng, trừ khi tội nghiệp tiêu hết mới đặng thọ sanh. Do vì lẽ liên miên mãi nên gọi là Vô Gián.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa Thánh Mẫu rằng: ‘Nói sơ lược về địa ngục Vô-Gián như thế. Nếu nói rộng ra thời tên của những khí cụ để hành tội cùng những sự thống khổ trong địa ngục đó, dầu đến suốt một kiếp cũng không thể nào nói cho hết được.’
Bà Ma-Gia Phu Nhơn nghe Ngài Địa-Tạng Bồ Tát nói xong, không xiết lo rầu. Bà chắp tay đảnh lễ Bồ Tát mà lui ra.