Vào cuối đời nhà Minh, chùa Thứu-phong ở Trường-An có hòa-thượng Tế Châu, đạo hạnh tinh tiến nhưng cho rượu không thuộc ngũ-huân (hành, hẹ, tỏi, củ kiệu, thuốc lá). Tuy không uống thường nhưng vẫn uống rượu ngâm thuốc cho bổ cơ thể. Một hôm hòa thượng nằm mơ thấy một nữ thí chủ trong chùa đến nói:
– Bạch thầy, con đã rời khỏi thế gian. Trong suốt đời con chưa làm một điều gì ác cả, nhưng cũng chưa làm một việc thiện nào, mong thầy tụng kinh Pháp-Hoa hồi hướng cho con, đặng con đầu thai vào chỗ tốt.
Theo lời thỉnh cầu, Tế-Châu hòa-thượng quỳ trước Phật đường niệm kinh Pháp-Hoa hồi hướng cho nữ thí chủ. Tiết trời đương vào mùa hạ, khí hậu nóng nực, khi tụng đến quyển thứ năm hòa-thượng cảm thấy môi khô và khát nước, vì kiếm không có trà, hòa-thượng bèn lấy rượu thuốc để giải khát và tiếp tục tụng tiếp hết quyển kinh.
Qua ngày thứ hai, nữ thí chủ đến báo mộng cho hòa-thượng:
– Cám ơn thầy đã tụng kinh hồi hướng cho con. Khi thầy tụng từ quyển thứ nhất đến quyển thứ tư, dưới âm-phủ đều có kim quang xuất hiện, Diêm-Vương chuẩn bị cho con đi đầu thai, nhưng từ quyển thứ năm trở đi thì kim quang không xuất hiện nữa, chỉ ngửi thấy mùi rượu xông mũi. Nay mong thầy từ-bi tụng thêm một lần cho con, con sẽ đội ơn thầy.
Khi hòa-thượng tỉnh dậy, mình nổi da gà, từ đó thâm tín rượu là một giới phải giữ và chừa rượu từ đó.
Thích nghĩa: Say mê rượu chè, mất đi nhân tình mà làm chuyện trái ngược với luân-lý đạo-đức.
Chú giải: Rượu làm loạn tính người, là một trong ngũ giới của nhà Phật, khi rượu thấm bụng thì sát, đạo, dâm, vọng đều nối gót theo sau.
viết chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT lên mặt đồng hồ.sắp tới dự định viết ở tủ lạnh,ti vi,bất cứ chỗ nào thường để mắt tới không biết có phải tạo nghiệp không nữa?
Cảnh vật bên ngoài lôi cuốn quá…
Theo tôi là không nên làm thế. Vì danh hiệu Phật không nên dán bừa bãi, rất dễ phạm lỗi bất kính do vô tình làm vấy bẩn, hoặc vô ý đem bỏ sọt rác. Giống như bây giờ có loại dầu Phật Linh lấy hình Phật làm hình bìa, hay loại nhang lấy hình Quán Âm hay Phật làm nhãn, người mua vứt bỏ trên đường hay thùng rác, vô tình gây tội nghiệp. Hay như có loại móc gắn chìa khóa có hình Phật Bồ tát rồi bỏ vào trong túi quần. Như thế là bất kính.
danh hiệu phật có thể niệm thành tiếng hoặc niệm thầm tùy nơi tùy lúc.
Người tu Tịnh độ nên làm lành, tránh dữ, chuyên cần niệm Phật tụng kinh, cầu sanh Tịnh độ.
A Di Đà Phật.
PHÀM NHỮNG GÌ KHÔNG MANG THEO ĐƯỢC PHẢI BUÔNG BỎ
Phật nói tổng cương lĩnh tổng nguyên tắc là “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, không sai! Đã là từ tâm tưởng sanh vì sao bạn không nghĩ thiện, vì sao bạn không nghĩ thanh tịnh? Bạn phải nghĩ ô nhiễm, bạn phải nghĩ những ác nghiệp đó, vậy thì sai rồi.
Bạn nghĩ thanh tịnh liền hiện Tịnh Độ, cho nên thế giới Tây Phương Cực Lạc, Phật tổ đều nói với chúng ta, điều kiện vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc không thể có ô nhiễm, tâm tịnh thời cõi Phật Tịnh Độ, không luận người nào vãng sanh, họ niệm Phật cái niệm đó là thanh tịnh mới có thể sanh Tịnh Độ, ý niệm của họ không thanh tịnh một ngày niệm mười vạn danh hiệu cũng không ích gì, họ không thể sanh Tịnh Độ, cái đạo lý này nhất định phải hiểu.
Tịnh Độ từ do đâu mà có? Là từ tự tánh chúng ta biến hiện ra, tâm thanh tịnh của chúng ta biến hiện ra. Cả đời chưa niệm qua Phật, khi đến sau cùng lâm chung, gặp được thiện hữu khuyên họ niệm Phật cầu vãng sanh, họ tuy là niệm được mười câu, niệm tám câu, họ thật vãng sanh, vì sao vậy? Họ mỗi niệm là tâm thanh tịnh, cái đạo lý là như vậy, họ một chút cũng không thấy lạ.
Chúng ta một ngày từ sớm đến tối niệm Phật, khi niệm trong tâm có tạp niệm, có phân biệt có chấp trước, niệm Phật như vậy không có lực, có gì tốt hay không? Có! Cái tốt là gì vậy? Trong A-lại-da đã trồng hạt giống của A Di Đà Phật, đó là chỗ tốt, cả đời này không thể đi. Vì sao không thể đi? Tâm không thanh tịnh.
Cho nên bạn phải hiểu được niệm Phật là một thủ pháp, là một phương pháp, tâm thanh tịnh là mục đích, tâm thanh tịnh hiện Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc là Tịnh Độ. Cái đạo lý này phải hiểu, đó là nguyên lý chân thật.
Vậy chúng ta làm thế nào bảo tâm thanh tịnh của chính mình hiện tiền? Nếu bạn không thể đem cái thế giới này, những thứ rắc rối phiền phức buông bỏ, tâm của bạn làm sao được thanh tịnh?
Cho nên chúng ta phải ghi nhớ, phàm hễ những gì không mang đi được thảy đều buông bỏ, chân thật có thể mang đi được, chúng ta mới đem nó đề cao. Thật có thể mang đi là thiện căn phước đức nhân duyên, chúng ta phải ở ngay nơi đây gia công mà làm, phải chăm chỉ nỗ lực, đó là bạn có thể mang đi được.
Cho nên nhất định phải nên biết, tự tư tự lợi, tham-sân-si-mạn, phải quấy nhân ngã, năm dục sáu trần đều là không thể mang đi được.
Không mang đi được thì phải buông bỏ, không nên chấp trước, tuỳ duyên không phan duyên.
Chúng ta cần phải hạ quyết tâm quyết định không được phép từ bỏ cơ hội lần này. Chúng ta phải biết, trong đời quá khứ chúng ta đã từng gặp được cái pháp môn này không chỉ một lần, cho nên chúng ta ngày nay có thể gặp được, hơn nữa gặp được rồi rất là vui vẻ, rất là hoan hỷ. Nhưng cái tâm vui vẻ hoan hỷ này vẫn không đủ. Tại sao vậy? Vì bạn vẫn chưa thật sự buông xả triệt để, một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, cái điều này bạn vẫn chưa làm được. Đây chính là thiện căn, phước đức, nhân duyên có, mà không đủ.
Thế thì phải làm như thế nào đây? Tăng cường thêm. Tăng cường có được không vậy? Được! Dùi mài mãi không thôi, bạn thật sự phải làm được, phải tranh thủ từng giây từng phút. Ta tuyệt đối không thể để thời gian luống qua, mỗi một giây đều là A-Di-Đà Phật.
“Tranh” ở đây là gì vậy? Là tranh thủ ngay đời này phải thành tựu. Còn nghĩ việc khác, còn làm việc khác, thì quên hết A-Di-Đà Phật rồi, đó chính là tạo nghiệp luân hồi. Bạn phải tranh thủ, cũng giống như lão Hòa thượng Hải Hiền vậy, bất luận là bạn làm việc gì trong tâm toàn là A-Di-Đà Phật, toàn là Phật hiệu đó chính là niệm niệm đều là công đức, tích lũy công đức. Khi làm việc là có lúc phải dụng tâm, có lúc phải dùng sức, khi bạn dùng sức không cản trở niệm Phật, niệm Phật cùng với làm việc không có cản trở nhau, còn khi dụng tâm thì có cản trở, nên khi dụng tâm thì bạn ngưng Phật hiệu lại, để trọn vẹn làm việc cho tốt. Sau khi làm tốt rồi, thì buông “sự” ra, lập tức đề khởi Phật hiệu, cần tập thành thói quen này. Tốt nhất là phương diện “sự” này càng ít càng tốt, tùy duyên không phan duyên, vậy là tốt. Tóm lại phải dành thời gian ra để niệm Phật, vậy thì đúng.
Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG