Sư Thần Loan người ở Nhạn Môn. Thuở nhỏ, Sư dạo chơi ở núi Ngũ Đài cảm ứng được điều linh dị, liền phát tâm xuất gia. Sư hiểu thông suốt nghĩa đốn tiệm của tam thừa, thường đọc kinh Đại tập, khổ công nghiên tầm diệu nghĩa trong từng câu chữ. Những chỗ nào ý nghĩa sâu xa khó hiểu, Sư ghi lại để chú giải.
Sư thường hay bệnh hoạn, một lần Sư đến Phần Châu chợt thấy mây đen tan hết, cửa trời mở rộng, sáu tầng trời cõi Dục xếp chồng lên nhau, Sư chớp mắt nhìn, tự nhiên hết bệnh. Từ đó, Sư chuyên tâm nơi Phật đạo không hề biếng trễ, giảng dạy đạo lí cho người chẳng quản ngại xa gần.
Lúc đầu, Sư ham thích đạo thuật, nghe Giang Nam có Đào Ẩn Cư thông đạt pháp trường sinh của Đạo gia, Sư liền vượt nghìn dặm xa xôi đến đó nương học, được họ Đào trao cho một bộ kinh Tiên mười quyển. Được kinh, Sư ung dung tự đắc, cho đó là pháp thuật thần tiên tuyệt diệu. Sau đó về lại Lạc Dương, gặp ngài Bồ-đề-lưu-chi Sư đắc ý, hỏi rằng:
– Đạo Phật có trường sinh không? Có thể khiến cho không già, không chết chăng?
Ngài cười đáp lại:
– Trường sinh bất tử là pháp của nhà Phật, Đạo gia làm sao có được!
Nói rồi, ngài trao cho Sư bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ và dạy:
– Ông tụng kinh này thì không còn sinh vào ba cõi, chẳng ở mãi trong sáu đường, không còn bóng dáng đầy vơi, thịnh suy, họa phúc, thành bại, đó là trường thọ, được thọ lượng lâu dài như kiếp thạch[1], nhiều như số cát ở sông Hằng. Cát sông Hằng còn có số lượng, nhưng tuổi thọ thì vô cùng. Đây là phép trường sinh của đấng Kim Tiên[2] ta vậy!
Nghe xong, Sư chợt khởi lòng tin sâu xa, liền đốt kinh Tiên, chuyên trì kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, hiểu thấu nghĩa kinh, tu tập ba phúc, quán tưởng chín phẩm. Dù cho khí trời lạnh lẽo hay nóng bức, bệnh tật gây khó khăn, Sư vẫn không một mảy may giải đãi. Vua Ngụy mến mộ chí hướng của Sư, khen về sự tu hành và việc hoằng hóa rộng rãi, ban hiệu là Thần Loan, cử sư trụ trì chùa Đại Nghiêm ở Tịnh Châu. Chưa được bao lâu, Sư dời đến trụ trì chùa Huyền Trung ở Bích Cốc, Phần Châu.
Vào một đêm, Sư đang tụng kinh thì thấy một vị Phạm tăng uy nghi vào thất, nói:
– Tôi là Long Thụ ở cõi Cực Lạc! Vì ông có tâm nguyện Tịnh độ nên tôi đến đây gặp ông!
Sư thưa:
– Ngài dạy con điều gì?
Đáp:
Quá khứ thì đã qua
Tương lai thì chưa tới,
Hiện tại thì ở đâu?
Thời gian chẳng quay lại!
Nói xong, ngài biến mất. Thấy được việc thù thắng này, Sư biết mình sắp lâm chung, liền tập hợp vài trăm đệ tử lại, khuyên bảo rằng:
Bốn loài trôi lăn
Bao giờ chấm dứt?
Địa ngục thống khổ
Sao không sợ hãi?
Chín phẩm Tịnh độ
Không thể không tu.
Nhân đó, Sư bảo đệ tử cùng niệm lớn A-di-đà Phật. Sư quay mặt về hướng tây nhắm mắt, cúi đầu lạy rồi viên tịch. Bấy giờ, tăng tục đều nghe có tiếng nhạc từ hướng tây vọng lại, rồi cũng dứt từ phía tây. Vua Ngụy nói:
– Sư quả thật là bậc chân tu, đã vãng sinh về đó rồi!
Vua ra lệnh an táng Sư ở Văn Cốc, phía tây sông Phần, và cho khắc hành trạng của đại Sư vào bia đá.
Ghi chú:
Có đạo sĩ từng nói: “Đạo Phật có chết, thần tiên trường sinh”. Nay Bồ-đề-lưu-chi nói: “Đạo Phật có pháp trường sinh, thần tiên không có”. Sự lập luận này tuy đơn giản nhưng lưu truyền muôn thuở. Pháp sư Thần Loan bỏ tà về chính như cởi đôi giày xấu. Há chẳng phải kiếp trước ngài đã tạo nhân tốt hay sao?
Trích: Bốn Chúng Vãng Sanh
Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên
[1] Kiếp thạch 劫石: Tỉ dụ cho sự lâu dài của kiếp. Kiếp thạch được ví như thời gian lấy áo trời quét nhẹ lên núi đá vuông bốn mươi dặm cho đến khi mòn hết.
[2] Kim Tiên 金仙(Cg: Đại Tiên; S: Maharṣi): Tiếng tôn xưng Đức Phật. Vì Phật là bậc chí tôn trong hàng tiên. Từ này còn dùng để chỉ cho người đã đạt được tất cả công đức thiện căn ba-la-mật.
A DI ĐÀ PHẬT,THẬT LÀ HOAN HỶ.Ý ĐỊNH CỦA MÌNH LÀ TỤNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ VÀ NIỆM PHẬT,HIỆN TẠI MÌNH ĐANG NHỜ NGƯỜI THỈNH DÙM KINH,VÌ Ở TẬN HUYỆN KHÁNH SƠN KHÔNG CÓ KINH NÀY,VẢ LẠI CÒN CHĂM CON NHỎ 2 TUỔI KHÔNG THỂ HẠ SƠN ĐƯỢC.MÌNH RẤT MUỐN ĂN CHAY NHƯNG Ở MIỀN NÚI ĐỒ CHAY ÍT BÁN,SỢ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE ĐẾN GIA ĐÌNH.ĐƯỢC NGHỈ 2 THÁNG HÈ HẰNG NGÀY MÌNH NGHE LÃO PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG THUYẾT GIẢNG KINH”ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH” THẦY GIẢNG RẤT HAY.A DI ĐÀ PHẬT
a di đà phật
chào bạn Quỳnh Mai
xin lỗi vì không biết xưng hô thế nào nên tạm thời cứ xưng hô thế vậy
tôi cũng là một phật tử. mặc dù chưa tìm được thầy để quy y, nhưng hiện tại tôi cũng đã ăn chay trường được hơn 3 năm rồi.
theo thiển nghĩ của tôi thì ăn chay ở đâu cũng được, quan trọng là tâm mình thôi
bạn có thể liên lạc với tôi qua email: [email protected] để mình gửi quyển Kinh Vô Lượng Thọ tặng bạn
rất mong nhận được hồi âm của bạn
a di dà phật
Kính mong mọi người cùng niệm Phật: Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật ! Dẫu biết rằng Tiên Đạo trường sinh tuy có bất tử thì không nhưng t vẫn còn một vài thắc mắc mong quý đạo hữu giải đáp giùm :Một là mỗi cõi đều co sáu tầng trời cõi dục riêng hay sao, như cõi ta bà của Phật Thích Ca có trời riêng cõi Phật Dược Sư có trời riêng vì trong kinh thấy báo có rất nhiều Đế Thích Thiên Đại Phạm Thiên có nghĩa là có nhiều cõi trời có phải vậy không ạ !
:Hai là Vua Trời Đế thích nắm quyền sinh sát của con người, như trong An Sĩ Toàn Thư tác phẩm mà Ân Quang Đại Sư đề xướng có đoạn “Đế Quân muốn về tây phương nhưng vì một niệm mê cảnh đẹp lại được Ngọc Đế ban cho làm thần núi lẽ nào cõi trời can dự được việc vãng sanh sao ?
:Thứ ba Pháp Nhiên Thượng Nhân có dạy một câu ” Pháp nhiên này hai lần vào ra đều nhờ sức của Thiên Hoàng ( Ngọc Đế) , huống hồ là sức của Phật A Di Đà” Thượng Nhân là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát lẽ nào vào cõi Trời lại còn phải có lệnh triệu của Thiên Đế ?
:Cuối cùng con nghe trong Kinh bảo các vị Đại Phạm Thiên Vương đều là bồ tát , Phật hiện thân hộ trì chánh pháp thỉnh Phật chuyển Pháp cớ sao lại ban phước giáng họa cho con người, đành rằng do con người chiêu cảm nhưng sao viện họa phước , công danh lại có sự cai quản của Trời, vì rằng chung sanh vốn đồng Phật tánh tại sao có sự hơn kém sang hèn đo ? A Di Đà Phật mong các bạn , các quý Thầy giải đáp giùm !
Chào bạn Minh Nhựt,
Xin được giải đáp các thắc mắc của bạn như sau.
1. Đại khái là mỗi một vị Phật tuỳ theo nguyện, công hạnh tu hành lúc còn là Bồ tát của vị đó mà khi thành Phật thì có cõi Phật riêng của họ. Như trong cõi Ta Bà này, có 3 cõi trời: Dục, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Trong mỗi cõi trời này, lại tuỳ theo duyên nghiệp của chúng sanh mà chia ra làm các cõi cao, thấp khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua link bên dưới.
http://www.hoavouu.com/a6485/1-coi-troi
2. Không có ai nắm quyền sinh sát con người cả, dù là Trời, Phật,… Sống, chết,…của mỗi chúng sanh (không riêng gì con người) đều do nghiệp của chúng sanh đó quyết định. Trong trích dẫn của bạn, đã rõ ràng, sở dĩ Đế Quân không vãng sanh vì một niệm “mê cảnh đẹp”, cái niệm này là của Đế Quân, chính cái niệm này mới dẫn ông ta làm thần núi, tuỳ duyên, nghiệp mà thấy là có Ngọc Đế ban cho. Cũng giống như có người tu niệm cầu vãng sanh, nhưng trong tâm lại quyến luyến con cháu, thì không thể vãng sanh, như vậy chính là do nơi tâm mình mới không thể vãng sanh được. Nói thêm một chút, các vị Trời đó (ngoại trừ là chư Bồ tát hoá thân) đều nằm trong vòng nghiệp lực luân hồi, bị nghiệp lực chi phối. Khi họ đã hưởng hết phước cõi Trời thì tuỳ nghiệp mà đầu thai vào cõi người, ngạ quỷ,…
3. Bạn đã hiểu nhầm ý câu này, ý của ngài Pháp Nhiên là: Ngài vốn chỉ là một tu sĩ (chứ không phải là quan,..) nên không có cơ hội gặp được Nhật hoàng (trong đây ngài dùng từ Thiên Hoàng để gọi vua của nước Nhật, chứ không phải nghĩa là Vua trời Đế Thiên), Ngài sở dĩ được vào triều đình, diện kiến Nhật hoàng đều là do Nhật hoàng muốn gặp ngài nên triệu ngài vào; Thì ở đây, cõi Cực lạc dù rất khó đến đối với ngài và chúng ta, nhưng với Phật lực không thể nghĩ bàn của đức A Di Đà thì chẳng có gì khó. Tóm lại, ở câu này, Ngài đang ví dụ việc gặp Nhật hoàng để nói lên Phật lực của đức A Di Đà, cho ta tin chắc, đừng có ngại. Ngoài ra, việc cho ngài là Hoá Thân của ngài Đại Thế Chí là do người đời suy đoán, chứ ngài chưa từng tuyên bố ngài là ai hết, đó là điều đáng quý ở ngài (cũng như chư vị Bồ tát hoá thân). Vì các lời dạy đều dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của một vị Pháp Nhiên nên rất gần gũi, thân thiết với chúng ta.
4. Chúng sanh vốn đồng Phật tánh, nhưng sao mãi là chúng sanh? Là do vô minh che lấp, điên đảo gây nghiệp, chưa bao giờ sống với Phật tánh của mình thì dĩ nhiên là điên đảo theo nghiệp mà thọ lãnh quả báo xấu tốt. Tuỳ theo duyên nghiệp mà thấy có phước, hoạ, nào phải do ai ban cho hay là giáng tội, chỉ là tuỳ duyên mà thấy có ban, có giáng, có người ban, có người nhận. Ở điểm này bạn cần hiểu cho rõ ràng nhé. Thật ra không chỉ một vài dòng mà nói hết được. Khi có thời gian bạn hãy nghe bài giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm, A Di Đà, sẽ hiểu tường tận hơn. PH nghe sư bà Hải Triều Âm giảng kinh A Di Đà yếu giải rất hay, nghĩa thâm sâu mà không khó hiểu, tin rằng khi bạn nghe xong, chắc chắn sẽ tự mình giải đáp rõ ràng các điểm thắc mắc trên.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính cảm tạ thiện tri thức Phước Huệ !
xin các liên hữu từ bi giải thích cho con : Ý trì và mặc trì danh hiệu phật khác và giống nhau như thế nạo ạ, con xin cảm ơn ạ!
A Mi Đà Phật..
Ý trì: bạn có thể hình dung một người bị câm muốn niệm Phật thì phải niệm bằng ý trì (bằng tâm). Mặc trì là người bình thường niệm Phật nhưng miệng ko phát ra tiếng.
Thí dụ như bạn tự nhiên nghĩ “chiều nay ăn gì?”. Đó là ý trì. Ý trì rất khó làm! Nhiều khi mình móm ý trì bằng cách suy nghĩ: “Đi chợ mua đồ … A Mi Đà Phật”. Thầy Minh Tuệ nói thầy mới đầu niệm ra tiếng, sau đổi ra mặc niệm rồi từ mặc niệm nó chuyển qua ý trì hồi nào không hay. Điều cốt yếu là niệm Phật cho thật nhiều. Lúc sau này mình theo lời dạy của Đại Sư Ấn Quang, mình dùng thập niệm ký số và kim cang trì. Cách này dễ tập trung hơn.
xin cảm ơn các liên hữu, A Mi Đà Phật
A Di Đà Phật
Lão Cư sĩ Lý Phúc Duyên – Vãng Sanh Ký (Full HD Thuyết minh)
Lão Hòa thượng Hải Hiền. Lão Cư sĩ Lý Phúc Duyên (Tổ mẫu của Pháp sư Định Hoằng). Một người đại diện cho chúng xuất gia vãng sanh, một người đại diện cho chúng tại gia vãng sanh. Làm ra mẫu mực tốt đẹp cho chúng ta noi theo. Vì đại chúng biểu pháp.
Hòa Thượng Tịnh Không nói: “Cho nên trong 12 thời khắc, niệm niệm phải quay về A Di Đà Phật, chúng ta nhìn thấy, khắp nơi đều có thể nhìn thấy, chỉ cần quí vị tỉ mỉ, quí vị đi quan sát, rất nhiều đạo tràng quí vị đến thăm niệm Phật đường, những bà già, ông già ở đó cầm xâu chuỗi niệm Phật, họ đích thực chỉ có một câu danh hiệu Phật, họ không có tạp niệm. Quí vị hỏi họ điều gì, họ đều là A Di Đà Phật; quí vị nói với họ điều gì họ vẫn là A Di Đà Phật. Toàn bộ họ đều quy về A Di Đà Phật. Người niệm Phật như vậy, lúc lâm chung sẽ biểu pháp cho chúng ta, tướng lành hi hữu, thực sự vãng sanh rồi. Người thông minh một đời cuối cùng cũng không bằng họ, họ như thế nào? Họ một đời đều nắm vững đức bổn này. Công đức họ tu tập được chúng ta không nhìn thấy, nhưng quả báo công đức của họ, chúng ta nhìn thấy. Tướng lành trong lúc lâm chung chúng ta thấy được. Người này đến cõi này không vô ích. Chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, phải biết cách ngưỡng mộ, phải biết học tập người khác, không nên để cuộc đời này trôi qua trong lãng phí.”
Chuyển ngữ: Tuệ Minh, Thuần Thiện, Thuần Tịnh
Biên tập: Thuần Tịnh
Người đọc: Nguyên Thanh
Nguồn Hoa ngữ: https://goo.gl/PbKc4M
A Di Đà Phật
Cám ơn bạn Liên Du. Con có điều thắc mắc kính xin quý thầy cô, quý liên hữu từ bi giải thích cho con hiểu. Theo kinh Phật dạy chỉ cần người lâm chung niệm 10 câu Phật hiệu trước khi thở hơi cuối cùng thì được vãng sanh. Trong trường hợp cụ bà này rõ rang đang niệm Phật, tại sao cô trưởng ban hộ niệm không để yên cho bà niệm Phật mà cứ khai thị hoài. Thật là khó chịu! bà lão này hiểu rồi không cần khai thị. Hãy để yên cho bà niệm Phật. Cô ấy nói nhiều quá! Nếu bà bực mình lên thì làm sao?
Chào bạn Khổ đế,
Dù người lâm chung đã tu tập niệm Phật, nhưng khai thị vẫn rất cần thiết bởi vì lúc lâm chung, hoặc có oan gia trái chủ đến làm tâm người đó quên việc cầu vãng sanh, hoặc quá quyến luyến con cháu, hoặc thân xác đau đớn quá, nổi sân mà quên việc cầu vãng sanh,… Nên người hộ niệm cần phải khai thị và theo dõi thân, tâm người lâm chung để có khai thị hợp lý và kịp thời. Khai thị chẳng những nhắc người đó niệm Phật mà quan trọng hơn là nhắc người đó nhớ, phát tâm nguyện cầu vãng sanh. Dù niệm được 10 niệm lâm chung nhưng lại không muốn vãng sanh, mà muốn việc khác thì làm sao vãng sanh được. Cửa ải này khó qua lắm nên người tu niệm Phật phải hết sức cẩn trọng.
Về phần người lâm chung, với người tu niệm đã thuần thục như bà cụ này thì bạn hãy an tâm, tâm của cụ đầy từ bi (đầy Phật) nên sẽ chẳng có gì làm cụ bực mình đâu. Với người còn chưa thuần thục, thì họ đều hiểu rõ vị hộ niệm này đang vì họ, muốn họ được vãng sanh mà khai thị, đang giúp đỡ họ, chẳng lẽ mình lại khó chịu với người đang giúp mình sao? Một ví dụ, khi ta bệnh, phải vào bệnh viện, để cứu ta, bác sĩ phải giải phẫu này nọ, khi bị giải phẫu, ta có đau không? Dĩ nhiên là có, mà ta có bực mình không? Dĩ nhiên là không bởi vì ta biết bác sĩ đang cố gắng cứu sống mình mà. Việc thế gian như thế ta còn không nổi sân, huống hồ là việc bạn sen đang giúp ta về Cực lạc (dù là theo bạn thấy là nói hơi nhiều!).
Bạn hãy thử để ý tâm mình nhé, thấy nếu bạn ở trong hoàn cảnh trên mà sẽ nổi sân thì nhớ niệm Phật nhiếp cái tâm sân đó nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn Cư Sỹ Phước Huệ đã nhắc nhở, mình cũng sợ nỗi sân trong giờ lâm chung nên đang tập trước. Nhiều khi mình đang tập trung niệm Phật thì người nhà mở TV lớn làm ồn, mình tập bình tỉnh tiếp tục tập trung niệm Phật trong tiếng động ồn ào đó để khi lâm chung mình có thể tập trung niệm Phật mặc ai nói gì vào tai mình.
Nhưng mình thấy sốt ruột cho cụ bà này chỉ còn vài giây trước khi tắt thở, bà vẫn cố mấp máy môi niệm Phật mà người trưởng ban hộ niệm còn lải nhải cái chi đó. Lúc đó là lúc đếm ngược : 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1,0. Chỉ có A Mi Đà Phật mà thôi.
A Di Đà Phật.
“Nhiều khi mình đang tập trung niệm Phật thì người nhà mở TV lớn làm ồn,..”
*** Người nhà thật sự đang trợ duyên (khảo nghiệm) rất tốt cho công phu niệm Phật của bạn đó.
Nếu như trong lòng cứ nghĩ họ đang làm khó khăn trở ngại công phu niệm Phật của mình, thì lòng nổi sân tuy bị câu niệm Phật đè nhưng trước sau gì cũng nổi sân khi chịu không nổi.
Người nhà làm ồn cũng Nam Mô A Di Đà Phật, không làm ồn cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Chữ “cũng” nên được để ý tỏ thông khi niệm Phật .
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!Xin quý thầy cho con hỏi Phật giáo được truyền vào Việt Nam như thế nào,nếu xét theo các wed con đọc thì được pháp sư Huyền Trang lấy kinh đem về TQ rồi từ TQ truyền về VN nhưng con đọc wikipedia thì thấy Chử Đồng Tử đã gặp 1 vị đạo sĩ tên là Phật Quang,vị đạo sĩ tên Phật Quang này có liên quan đến Phật giáo không ạ?A Di Đà Phật
Chào bạn Phật Pháp Vô Biên,
Hai đường dẫn bên dưới có câu trả lời cho thắc mắc của bạn, bạn hãy xem nhé.
https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=565609
http://thuvienhoasen.org/a19077/phat-giao-tu-an-do-truc-tiep-truyen-vao-viet-nam-nhu-the-nao
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn Phật Pháp Vô Biên thân mến.
Bạn thử tham khảo 2 trang webs dưới đây để biết thêm về những chặng đường lich sữ của Phật giáo Việt Nam:
http://www.gdptvn-hoaky.com/wp-content/uploads/2016/03/Bai22-PGVN-tu-du-nhap-den-DinhLe.pdf
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam
Chúc bạn luôn may mắn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!Thưa Quý Thầy Con mới biết Niệm Phật nhưng những vọng niệm vọng tưởng của con nó khởi lên những lời xấu với đức phật như vậy có sao không! mỗi lần nó khởi lên như thế là con chán con sợ bị tội nên không dám niệm Phật Nữa! mỗi lần con niệm là nó lại đến kiềm chế thì nó lại càng nhiều Thì mình phải làm sao ?
Vì Sao Khi Phát Tâm Niệm Phật Tà Niệm Liền Khởi Lên Mạnh Mẽ?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/07/vi-sao-ta-niem-khoi-len-manh-me-luc-moi-phat-tam-tu-hanh-va-cach-khac-phuc-ra-sao/