An Huy có vị lang y họ Tưởng, được một toa thuốc giải độc rất hiệu nghiệm. Phàm người, hễ uống nhằm tín-thạch, khi dùng toa thuốc đó đều có thể khởi tử hồi sinh. Nhưng vị lang y này ham tài, mỗi khi trị bệnh cho người đều tự đặt giá trước, nếu bệnh nhân trả nổi thì chữa cho, trái lại thì để người trúng độc mà chết.
Một hôm, vi lang y này đi qua một làng khác hành nghề, và ở trọ trong một khách-sạn. Trong đêm nghĩ ngơi, bỗng nhiên bạo bệnh mà chết. Ngay trong đêm hôm đó, đến báo mộng cho chủ khách-sạn hay:
– Tôi là một y sĩ tên xxx ở tại xxx, đến đây hành nghề. Vì quá ham tài, đem toa thuốc giải độc tín-thạch lấy làm của riêng mà không truyền cho người khác, một khi chữa bệnh cho người lại đặt giá cao, và từ chối chữa bệnh cho người nghèo. Số người chết vì tôi có trên mười người nay bị Trời phạt, bạo bệnh mà chết tại đây. Diêm-vương phạt tôi phải đầu thai mười lần, và mỗi lần đều uống nhằm tín thạch mà chết. Nay đến báo mộng và truyền toa thuốc lại cho ông. Nếu ông cứu được một người thì tội của tôi sẽ được giảm đi một phần, còn như ông đem toa thuốc này mà truyền cho thiện hạ, thì công-đức của ông cũng sẽ vô lượng vậy.
Nói xong, bèn khóc thút thít mà đi. Chủ khách-sạn thức dậy, liền tìm đến phòng ngủ của vị lang y, quả nhiên thấy vị lang y họ Tưởng này đã chết. Sau đem toa thuốc giải độc trong mộng của lang y ra phổ biến, lưu truyền trong dân gian.
Thích nghĩa: Có phương thuật hữu ích cho đời mà giấu diếm, bảo thủ bí mật không cho người đời hay.
Chú giải: Phương-thuật khác với vu-thuật. Vu-thuật là phép thuật có hại cho đời như phù phép, bùa ngãi… còn phương-thuật là thuật có ích cho đời như y bốc, tinh tướng… Người xưa có được một phương-thuật đều ghi chép vào sách vở lưu truyền cho hậu thế, như thế mới giúp ích cho người đời sau. Chỉ có mình biết thôi, một khi chết đi rồi cũng không thể mang theo được, nếu chỉ truyền cho người trong tộc (gia truyền) chỉ cũng giúp được người trong gia tộc mà thôi. Sao bằng truyền lại cho nhiều người để mọi người trong thiên hạ đều hưởng chung một ơn huệ thì chẳng quý lắm sao! Khoa học ngày nay tiến bộ được là nhờ công nghiên cứu của các khoa học gia tiên phong, và nhờ kết quả của bậc tiền nhân lưu lại, nên trong thời đại văn minh này mới có thể đạt tới mức tuyệt đỉnh được.
Trong ngọc lịch ghi rằng người ăn mặn không đc niệm phật trì chú. Nếu có sẽ không phước mà thêm tội.
Mình thấy hết hồn! Vì mình ăn chay cũng khoảng 20 ngày mỗi tháng . Chứ chưa ăn đc chay trường. Mà ko thể nào 1ngay ko niệm phật.
Nên cho mình hỏi các bạn có ai nghe pháp sư tịnh không hoặc Ngài Ấn Quang nói thêm về đều này không ạ? Nếu có cho mình xin bài link. Cảm ơn nhìu!!!
chào bạn nhn dù người ăn chay hay ăn mặn đều niệm phật đc vì sao? vì niệm phật để cho tâm thanh tịnh k có chấp tướng gì cả a di đà phật!
Thưa cô/chú Nhn , theo con được biết thì không phải ăn mặn niệm Phật là có tội đâu ạ, đấy là tùy từng điều kiện mà người Phật tử có thể ăn chay hoặc tam tịnh nhục, cô/chú có thể vào trang này để xem ạ:
Vấn đáp về ăn chay ăn mặn niệm Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Nhn, mình nghĩ Phật ra đời để “phổ độ chúng sinh”. Nếu phương tiện tu hành mà giới hạn người tu vậy sao mà phổ độ được. Nên cứ an tâm mà niệm Phật, ngày nào ăn mặn thì trước khi niệm súc miệng là được 🙂
Chào bạn Nhn,
Xin được góp vài ý với bạn như sau.
– Bạn cần xác định rõ sách “ngọc lịch” có phải là kinh sách của Phật hay chư Tổ không nhé. Theo như ý bạn đã đề cập thì có vẻ đó là sách của các vị ngoại đạo biên soạn, dù là có nhắc đến tội, phước, ăn chay, niệm Phật,…tuy nhiên lại không đúng chánh pháp của Phật dạy. Trong tam Quy y, có quy y Pháp, nghĩa là chúng ta nguyện sống, và tu theo đúng chánh pháp của Phật dạy, chứ không theo pháp của chư vị ngoại đạo. Cho nên bạn cần phải phân biệt cho rõ đâu là chánh pháp. Trước mắt, bạn hãy tìm hiểu và đọc kinh, sách của Phật, chư Tổ, và quý Tăng Ni thôi bạn nhé.
– Vì là ngoại đạo nên chư vị đó có thể nhìn vấn đề chưa thấu như Phật và chư Tổ. Phước hay tội, là do ba nghiệp nơi thân, khẩu, ý, trong đó ý giữ vai trò quyết định. Ăn chay, vốn để nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh giết hại mạng sống của các chúng sanh. Bạn ăn chay, sẽ được quả báo của việc ăn chay, bạn niệm Phật sẽ được quả báo của niệm Phật. Người ăn chay mà tâm vẫn ưa thích đồ mặn, ví dụ như phải ăn các món chay giả cá, thịt thì mới thấy ngon, hoặc khi ăn lại tưởng tượng đến hương vị cá, thịt thì hãy cẩn thận, vì đôi khi sẽ mất phước. Tuy nhiên, thông thường nếu muốn niệm Phật ra tiếng thì chúng ta cần súc miệng sạch sẽ trước, đó là vì chúng ta cung kính danh hiệu Phật, còn nếu niệm Phật thầm trong tâm thì không phải lo chuyện súc miệng trước khi niệm Phật.
– Bạn lo lắng về phước, tội, nhưng có lẽ bạn hiểu mục đích chính của người tu niệm Phật chính là cầu sanh về Cực lạc, chứ không phải cầu phước báo. Hy vọng bạn không quên phát nguyện cầu vãng sanh về Cực lạc. Sanh về Cực lạc được là do Tín sâu, Nguyện thiết, Hành chuyên, bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và thực hành đúng như vậy bạn nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn NHN, mình cũng đồng quan điểm với cư sỹ Phước Huệ. Bất cứ gì cũng nên chọn lọc để đọc, nghe & tin. Kinh điển chính là “sách giáo khoa” của Phật tử. Nghe giảng Kinh hãy chiểu theo mà học.
Mình đã có dịp xem qua vài trang của cuốn Ngọc Lịch Bửu Phiêu, và mình cũng đánh giá đây là cuốn sách ngoại đạo. Thời Mạt pháp có rất nhiều thứ tà đạo “dựa hơi” đạo Phật để nói Pháp, nghe thì có vẻ đầy chân thiện mỹ, rất hay & hùng hồn, nhưng không phải chánh đạo. Chánh đạo là phải dựa trên Kinh điển.
Thêm 1 ý nữa, hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều cô/cậu đồng cũng tự nhận quy y tam bảo, tự nhận mình nhờ tu tập Phật pháp nên có thần thông chữa bệnh, trục vong, v.v. Tuy nhiên trong Kinh Phật đã nói những kẻ kính tin quỷ thần (chính là “thánh” mà các cô cậu đồng thờ) ắt sẽ gặp quả báo. Về lâu dài, những người đó miệng nói hay, đại chúng nhìn rất ngưỡng mộ vì có chút năng lực quỷ thần ban cho, nhưng tham sân si chỉ ngày càng nặng mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật!