Nếu đang đi trên đất khách hay không ở cố định một nơi thì bất tất phải trang nghiêm đạo tràng, chỉ một bề thanh tịnh thân tâm. Áo mặc thì tùy phận mặc lấy áo sạch đẹp nhất, hương đèn dù có hay không cũng chẳng sao. Nếu là chỗ có tượng hay đem tượng theo bên mình thì nên miệng tụng, thân lễ, đối trước tượng mà tu. Nếu không có tượng Phật thì hoặc là đối trước quyển kinh, hoặc chỉ hướng về Tây lễ vọng, hoặc chỉ trừ hướng Ðông ra, lễ về phương nào cũng được.
Nếu đang đi đường hay ngồi thuyền và hết thảy các việc động dụng nuôi thân bất đắc dĩ chẳng thể bỏ được thì cùng làm cả thế sự lẫn Phật sự. Tiếng tụng niệm tuy tùy theo cảnh người tốt xấu mà niệm to hay nhỏ, niệm trầm tiếng nhưng rõ ràng, niệm nhè nhẹ nhưng chắc chắn, cốt sao người hai bên chỉ nghe loáng thoáng. Chẳng được nói nhiều với người khác. Những lúc khác thì phải nên ngồi một mình, đi một mình, xa lìa ồn tạp và chỗ xúm xít tán nhảm, giỡn cười, ca vịnh khiến người quên mất các việc chánh niệm.
Ðêm đến, người yên, cảnh lặng, chính là lúc nên dụng công. Ðã coi sanh tử là việc lớn, há có nên mặc tình ngủ nghỉ? Dù gặp lúc lạnh buốt, nóng gắt cũng chớ cởi áo. Pháp phục, xâu chuỗi nên để chỗ gần. Khăn tay, nước sạch chẳng để xa chỗ mình ngồi. Tất cả những thứ cần đến đều nên sắp sẵn. Lại nên quán sát tín căn của người là sâu hay cạn, chẳng làm phiền người khác, chẳng làm cho người khác chán ngán. Ðối với những điều ấy đã không trở ngại rồi thì hãy khẽ lên tiếng niệm khiến cho thiên thần hoan hỷ giáng xuống hộ trì, quỷ, súc sanh nghe tiếng được giải thoát. Công đức ấy rất sâu!
Ðối với người lòng tin nông cạn, chớ khăng khăng khuyên tu. Ðối với người tin sâu, lại chẳng thể chẳng ngầm chỉ bảo khiến họ quyết tâm. Chẳng nên quy công về mình, như mùa Xuân tăng trưởng vạn vật nhưng chẳng thấy mình có công. Ở chỗ tạm bợ mà tiến tu thì gọi là tu hành trong nghịch cảnh, công còn lớn hơn nữa.
Trích dẫn Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ của Tứ Minh Diệu Hiệp đại sư thời Minh
Tục ngữ có câu: “Nhân phùng hỷ sự tinh thần sảng” (người gặp chuyện vui, tinh thần sảng khoái). Quý vị gặp chuyện vui vẻ, tinh thần sung mãn gấp trăm lần, mệt mỏi gì cũng quên khuấy, hoan hỷ. Sự vui thế gian còn khiến ta quên mất mệt nhọc, tinh thần phấn chấn, huống gì trong Phật pháp, quý vị thật sự có thể cùng chư Phật, Bồ Tát cảm ứng đạo giao, thật sự có thể ngộ nhập nghĩa lý sâu xa tinh hoa, ẩn kín, vi tế trong Phật pháp, quý vị sẽ có thể lãnh hội niềm vui sướng, khoái lạc ấy! Bất luận là đọc kinh hay niệm Phật, tinh thần tăng tấn gấp trăm lần, chẳng mệt mỏi.
Nếu niệm mà thấy mệt mỏi, tức là quý vị công phu chẳng đúng pháp, nghiệp chướng của quý vị còn rất nặng, phải dùng phương pháp niệm Phật để tiêu trừ. Công phu đắc lực, nghiệp chướng dần dần tiêu trừ, thưa cùng chư vị, sẽ ngủ ít đi, vì sao? Người ấy có pháp hỷ.
Thuở đức Phật tại thế, đệ tử Phật, thông thường là những vị xuất gia với Phật, mỗi ngày ngủ bốn tiếng đồng hồ, [ngủ vào lúc] trung dạ, tức là mười giờ đêm đi ngủ, hai giờ sáng thức dậy. Họ ngủ bốn giờ là đủ, vì sao? Pháp hỷ sung mãn. Mỗi ngày họ ở chung với Phật, với Bồ Tát, nên hoan hỷ! Tâm địa thanh tịnh, ăn uống ít, ngày ăn một bữa là đủ, buổi trưa ăn một bữa, mỗi ngày ngủ bốn tiếng đồng hồ.
Nay chúng ta một ngày ngủ tám, chín tiếng đồng hồ, nghiệp chướng đấy! Ngủ đến nỗi đầu óc mê hoặc, điên đảo. Quý vị nói dùng phương pháp gì ư? Niệm Phật. Niệm Phật ư? Chẳng hữu hiệu! Đúng vậy, há lẽ nào vừa niệm liền thấy hiệu quả ngay! Chẳng thể nào mau chóng như thế được! Nói chung, quý vị phải niệm một thời gian, quý vị bị bệnh này đã quá lâu, vừa uống thuốc vào, chẳng thể nào hữu hiệu mau chóng như vậy được! Thật sự cảm thấy hữu hiệu, ba tháng, đó cũng là rất nhanh! Hiệu quả rõ rệt phải từ ba năm đến năm năm, sẽ có hiệu quả vô cùng rõ rệt. Vì thế, thân tâm thật sự khỏe mạnh, pháp hỷ sung mãn, suốt ngày từ sáng đến tối vui sướng, chẳng còn có phiền não, chẳng còn ưu lự. Bất luận cảnh giới nào, thuận cảnh hay nghịch cảnh, đều là pháp hỷ sung mãn, có trí huệ.
Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA-tập 160- phần 80
Người giảng LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Mỗi sáng sớm con dậy công phu niệm phật. Nhưng khi dậy quá sớm ( khoản 5h niệm phật) nhưng tâm con vẫn còn mê, có đôi lúc ma ngủ kéo con nằm xuống luôn….thật kinh khủng….A Di Đà Phật. Con xin nguyện cầu Tam Bảo gia hộ độ trì hết thảy chúng sanh đang chìm ngập trong biển khổ!
Những lúc hôn trầm hãy đứng dậy kinh hành niệm Phật, hoặc muốn rốt ráo hơn nữa hãy lạy Phật khoảng 50 cái rồi niệm tiếp. A Di Đà Phật!
Các Cô chú ơi cho con hỏi Con niệm Phật mà cái vọng niệm của con nó có những lời lẽ xấu với Đức Phật Vậy cho con hỏi tại sao lại bi như thế và sao con cứ bị nó khởi lên hoài vậy cho con hỏi vậy có sao không
Vì Sao Khi Phát Tâm Niệm Phật Tà Niệm Liền Khởi Lên Mạnh Mẽ?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/07/vi-sao-ta-niem-khoi-len-manh-me-luc-moi-phat-tam-tu-hanh-va-cach-khac-phuc-ra-sao/
Bạn mặc kệ nó đi cứ A Di Đà Phật mà niệm . Trước đây mình cũng như bạn cứ niệm Phật hễ nhìn Tượng Phật Tượng Bồ Tát là trong đầu mình vang lên những ý niệm huỹ báng Tam Bảo thậm chí là cực kỳ tục xấu hổ vô cùng nhưng theo thời gian mình cứ niệm A Di Đà Phật mặc kệ tất cả thì những vọng niệm kia cũng theo đó mà gia giảm đến hiện tại vẫn còn những cảm nhận nó mỏng và nhẹ hơn rất nhìu so với những ngày bắt đầu tu tập . Ah mình niệm A Di Đà Phật gần 1 năm rồi đấy bạn cố gắng sắp xếp thời khoá lễ Phật kiêm Niệm Phật nhìu một chút nhé
A Di Đà Phật chúc bạn tinh tấn tu tập Phật Pháp thật nhiệm màu
Nghiệp chướng, và cũng là ma chèn ý tưởng đó vào. Bạn vừa niệm Phật vừa lạy Phật nữa nhé!
Mình Xin Cảm Ơn Nhiều!
Nhưng Nó khởi lên làm mình chán Quá Và Lo Lắng Lắm! Mình Đang TÍnh không niệm phật nữa Đễ cho Quên cái Tạp niệm Đó !
Vậy là ma đã thành công trong việc thối thất đạo tâm của bạn rồi đấy. Mà ma chướng dạng này chưa là gì cả đâu.
Nhưng bạn hãy ngẫm nghĩ xem: tại sao khi trời tối bạn không nhìn thấy bụi, nhưng vừa bình minh lên bạn nhìn thấy rất nhiều hạt bụi li ti. Ánh mặt trời cũng như việc tu tập niệm Phật vậy. Bạn có muốn nhẫn chịu những ma chướng sẽ thử thách bạn để tìm được ánh sáng chân thật, hay chỉ đơn giản là muốn không nhìn thấy bụi, để mắt bạn trong veo, nhưng chìm mãi trong bóng tối. Nói thì dễ làm thật khó. Nhưng khi đã vượt qua từng bước lại thấy thêm quyết tâm. Mình nói vậy quá nhiều rồi. A Di Đà Phật!
Bạn đừng nản cứ niệm Phật, lạy Phật và ăn chay, phóng sinh, luôn hoan hỉ giúp đỡ mọi người rồi ma cũng tự bỏ đi thôi. Mình thấy Phật Pháp thật nhiệm mầu đã giúp mình thay đổi nhiều trong thân tâm. Ngay trong nhà mình từ người, con vật cho đến cây cối cỏ hoa trong từng hơi thở đều có Phật. Hãy quyết tâm bạn nhé! Nam mô a di đà Phật.
mình muốn nhờ liên hữu HNADDP nói mình nghe về Sự & Lý của pháp môn niệm Phật. Cảm ơn liên hữu trước !
A Di Đà Phật
1.Đầu tiên nói về sự và lý trong cách hành trì.
-Mình xin trích 1 đoạn trong A Di Đà Sớ Sao của Liên Trì Đại Sư.
CHÁNH VĂN: “Lý nhứt tâm” đây, dù nó trọn phần về bực thượng trí, nhưng nó cũng thông cả “sự, tướng” phần nào. Vì chiều theo cho hiệp với kẻ độn căn (căn cơ chậm lụt cũng như tối dạ).
CHÚ GIẢI: Với “Lý nhứt tâm, Sự nhứt tâm” sẽ thấy rõ ở văn sau. Nay nói “tự tánh Di Ðà, duy tâm Tịnh Ðộ” chính là chỉ ngay về “Lý nhứt tâm bất loạn” trong kinh này nói thôi. Bực thượng trí có thể vâng tu, kẻ độn căn chưa kham lãnh nổi. Nên nói “nhứt tâm” đây, không những chuyên chú về Lý mà cũng thông đồng đến Sự nữa vì với “Sự nhứt tâm” ai cũng làm được, chính như: Kẻ ngu phu, ngu phụ (24) dù là bất tiếu, chớ cũng có thể tham dự biết được, làm được. Vì pháp trì danh niệm Phật này ví như trời khắp che, đất khắp chở, trong bầu đại tạo (vũ trụ) không bỏ một vật nào.
CHÁNH VĂN: Ngặt vì bọn bảo thủ thói ngu, chấp lấy Sự mà không chịu nghe Lý, còn hạng tà trí tiểu huệ chấp Lý mà bỏ Sự. Chấp Sự mê Lý như trẻ nhỏ đọc sách của cổ thánh; chấp Lý bỏ Sự như học trò nghèo lượm đặng bằng khoán của bác nhà giàu.
CHÚ GIẢI: Văn trên nói: Phật vì lòng thương độ cả kẻ trí người ngu. Văn đây nói: Chúng sanh không noi theo ý Phật thì dù có khéo dạy mà nó cũng không khéo học, nên đáng thương thay!
“Thủ ngu” là: Ðã ngu mê mà lại đành giữ chặt sự ngu, không chịu cải đổi. “Tiểu huệ” là có hơi thông được chút đỉnh, chứ chưa phải là thông. Bởi vì Sự là nương nơi Lý để phát sanh; Lý mà đặng nơi Sự mới rõ rệt; có Sự có Lý để giúp lẫn nhau không nên riêng bỏ một bên nào, còn chấp đây, chấp kia cũng đồng là một hạng ngu tệ!!
“Trẻ nhỏ” là: Dụ kẻ hoàn toàn ngu mê, vì còn trẻ con chưa mở trí, chỉ biết đọc chữ chứ không hiểu nghĩa. Chính như bảo trọn ngày niệm Phật mà chả biết ông Phật mình niệm đó là gì?
“Trò nghèo” là: Dụ kẻ mới biết đọc hiểu chút đỉnh. Xưa có người nghèo đi đường lượm được cái bằng khoán. Thấy trong ấy biên nào là: ruộng, vườn, nhà, cửa, vàng, lụa, gạo, lúa, món món số mục; vui mừng quá đỗi tự hào rằng mình giàu to. Ðâu biết rằng chỉ đếm số mục vật báu của người khác trên mặt giấy tờ mà thôi, chớ với mình có ăn thua gì. Chính như đấy bảo: Mặc dù nói khoác rằng biết tức Phật, tức Tâm, nhưng rõ ràng Tâm mình chưa phải là Phật. Thế nên, so về Lý thì không thể niệm, so về Sự thì trong cái không thể niệm, chúng ta vẫn niệm mãi. Do vì niệm tức không niệm. Lý, Sự đều tu, ngay nơi bổn trí (trí mình) mà cầu Phật trí (25). Ừ! được như vậy rồi mới gọi là bậc đại trí chớ!
CHÁNH VĂN: Song, dầu tu niệm Phật bằng cách sự tướng mà niệm được nối luôn luôn, cũng không mất công vào bực thánh. Còn tu chỉ bằng cách chấp Lý mà tâm chưa được thật sáng suốt, trở lại chịu cái hại lạc về ngoan không.
CHÚ GIẢI: Văn trên nêu cả hai bệnh: Chấp Lý bỏ Sự, chấp Sự bỏ Lý. Văn đây đối với hai bệnh riêng chỉ lỗi kia. Nghĩa là: Chấp Sự mà tín tâm không thiết, vốn không đủ luận. Giả sử tu niệm Phật bằng cách chuyên trì danh hiệu, mỗi niệm mỗi niệm nối nhau, không có gián đoạn, dầu chưa hiểu đế lý của nhứt tâm chứ cũng đã được thành tựu tịnh thân, đã được tịnh thân thì chắc được vãng sanh vậy, dù là phẩm vị thấp. Chính như nói: Người học trò thi đậu bằng cách nêu tên ở chỗ chót bảng, dù là hạng bét nhưng cũng không đáng hổ, chỉ sợ trên bảng không có tên mình mới thẹn thôi! Thì ai lại nỡ nào chấp lấy cái thủ ngu đó để chịu thiệt thòi nơi mình ấy ư!
Chí như chấp Lý mà tâm được sáng suốt cũng không cần luận; ví dẫu chỉ cấp tiến bằng thói cuồng huệ (26), đắm dính vật ngoan không (27) với tâm mình mà mình chưa tỏ ngộ, lại vội khinh thường niệm Phật, coi rẻ sự vãng sanh phải bị hại chẳng nhỏ. Chính chỗ rằng: Cho là chẳng có chi hết như cái cõi không trống rỗng kia, rồi bác đi, cho là không có cái lý nhơn quả chi thì nó tự chuốc lấy những họa ương rất lớn và nhiều lắm! Như trời cao lồng lộng, rừng cỏ rậm rì rì!! (28)
Hoặc có người hỏi: Vì sao không trách tội kẻ độn căn (tối dốt), trái lại cứ dằn ép kẻ lợi căn (sáng lanh)?
Ðáp: Vì người lợi căn hay ỷ tài cao cả, lên chân múa mỏ thường tự hào có tài trí giỏi hơn kẻ độn căn. Sở dĩ nay lập ra lời chỉ trích là muốn cho họ biết rằng: “Vẽ cọp không thành, trở lại thua một thẻ” (29). Mong họ biết lỗi hồi tâm niệm Phật, chớ nào phải dằn ép chi đâu mà thiệt ra là thương tiếc lắm mới nói!
2.Một số lời khai thị của HT.Tịnh Không
Trong quá khứ, khi kinh Vô Lượng Thọ chưa được lưu thông phổ biến thì những kinh điển để người tu học Tịnh Tông nương tựa chính là A Di Đà Kinh, sách Di Đà Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư và Di Đà Kinh Sớ Sao của Liên Trì đại sư. Trong gần một ngàn năm, những người tu học Tịnh Tông có thể thành tựu chính là nhờ vào hai bộ chú giải ấy, nhất là bộ Di Đà Yếu Giải trọn đủ thẩm quyền . Trong quá khứ, Ấn Quang đại sư đã đề cao Di Đà Yếu Giải đến tột bậc. Ngài nói: “Dẫu cho A Di Đà Phật giáng thế viết chú giải cho A Di Đà Kinh, cũng chẳng thể hay hơn tác phẩm này”. Thậm chí, Ngài khẳng định bộ chú giải này hoàn toàn thể hiện tâm ý của A Di Đà Phật, chẳng sai lầm một điểm nào! Chúng ta đều biết Ấn Quang đại sư là Đại Thế Chí Bồ Tát hóa thân, tuy thân phận của Ngẫu Ích đại sư không được tiết lộ, nhưng nhất định Ngài phải là bậc tái lai. Ấn Quang đại sư đã tôn sùng Yếu Giải như vậy thì Ngẫu Ích đại sư nếu chẳng phải là A Di Đà Phật tái lai thì cũng phải là một vị [có chứng ngộ] giống như Quán Thế Âm Bồ Tát. Nếu không, sẽ chẳng thể nào kham nổi lời Đại Thế Chí Bồ Tát tán thán như vậy!
Trong thời kỳ Mạt Pháp, đặc biệt là trong thời đại hiện tại, con người phiền não nặng nề, lắm khổ nạn. Nếu muốn đạt được lợi ích chân thật trong một đời, giải quyết vấn đề hiện tiền, thì bất cứ cá nhân, gia đình, sự nghiệp, cũng như nói ở một mức độ cao hơn là giải quyết một vấn đề vĩnh hằng, thường được nhà Phật gọi là “sanh tử đại sự” thật sự hữu hiệu, thật sự thực hiện được [phương cách giải quyết vấn đề ấy], thì trong tất cả hết thảy pháp môn, chỉ có mình pháp môn Tịnh Độ là có thể đảm đương! Cổ đức nói pháp môn này đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng, ổn thỏa, thích đáng, trọn đủ những điều thù thắng khôn sánh. Các vị tổ sư đại đức đều khác miệng cùng lời gọi pháp môn này là “pháp khó tin”. Từ cổ đến nay, những người tu trì pháp môn Tịnh Độ thật sự đạt thành tựu chỉ có hai hạng người:
– Hạng thứ nhất là những người thiện căn sâu dầy, căn tánh rất nhạy bén, đặc biệt thông minh, vừa nghe đến đạo lý và sự thật trong pháp môn này, liền có thể tin tưởng sâu xa, chẳng nghi ngờ, dốc cạn lòng Thành tiếp nhận.
– Hạng thứ hai là những kẻ có phước, [phước được nói ở đây] chẳng phải là phước trong ngũ dục, lục trần của thế gian. Sự vinh hoa, phú quý trong thế gian toàn là giả. Phước báo chân chánh chính là nghe kinh này xong, tuy chưa hiểu đạo lý, vẫn tin tưởng sâu đậm, chí thành tuân hành.
Khó nhất là những kẻ lưng chừng, hạng này chiếm đến đa số, tức là [những kẻ được] các vị cao tăng, đại thiện tri thức các đời buốt lòng rát miệng giảng giải, giới thiệu [pháp môn Tịnh Độ, nhưng họ vẫn nửa tin, nửa ngờ, không chịu dốc lòng tu tập]; họ cũng thuộc vào hàng căn tánh bậc trung.
– Trong Đại Thừa Phật pháp, khó có nhất là căn tánh viên đốn. Căn tánh viên đốn từ đâu mà có? Đương nhiên là phải nói tới căn bản, tức là nhiều đời nhiều kiếp trong đời quá khứ đã luôn tu học pháp môn này, đời này gặp được kinh luận viên đốn, vừa tiếp xúc liền tâm khai ý giải, tự nhiên sanh tâm hoan hỷ. Đó là thiện căn sâu dầy trong đời quá khứ. Đó là nhân tố cơ bản, nhân tố quan trọng nhất. Kế đó, gặp được duyên phận viên đốn, gặp giáo học viên đốn, trải qua một thời gian huân tập khá dài, căn cơ viên đốn hiện tiền; do vậy, có thể tiếp nhận pháp môn này. Tình hình như vậy cũng chẳng ít, mà cũng là khá nhiều. Trong lịch sử Trung Quốc, khá nhiều vị tổ sư đại đức, nói thật ra, sau khi đã nghiên cứu kinh giáo bao nhiêu năm, bèn hoát nhiên khai ngộ, nhập pháp môn này, đó là căn tánh đã chín muồi. Nếu không phải do nguyên nhân này, sẽ khá khó khăn.
Có ai chẳng hy vọng chính mình là căn tánh viên đốn? Có thể có niệm ấy, hễ có ý niệm ấy thì đều là đã có thiện căn trong đời quá khứ. Hiện tại, chúng ta chẳng thể Viên, mà cũng chẳng thể Đốn, thì phải đổ nhiều công sức nơi kinh điển, tăng cường trợ duyên. Có người sau bao nhiêu năm [dốc sức nơi kinh điển], cũng biến thành [căn tánh viên đốn] thật sự, kiến giải và tư tưởng viên dung, chẳng còn chấp trước nữa, chẳng lo mài chuốt đầu sừng trâu nữa , tư tưởng đã mở rộng. Tâm khai ý giải, viên dung xuyên suốt, đều phải cậy vào sự huân tập bằng kinh giáo Đại Thừa viên đốn. Ở Trung Quốc, những kinh điển phổ biến nhất là Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Viên Giác, cũng như kinh Vô Lượng Thọ của Tịnh Tông chúng ta đều thuộc loại đại pháp viên đốn. Bậc sơ tâm trong Viên Giáo đáng quý, vừa tiếp xúc liền hiểu rõ, chẳng còn hoài nghi, có thể tiếp nhận, dần dần thông hiểu: Hết thảy các pháp, không pháp nào chẳng Như. Pháp nào cũng đều Như, pháp nào cũng đều Thị; tư tưởng và kiến giải hết sức đáng quý. Tuy cách Phật còn rất xa, nhưng đã tương ứng với Phật, đã tiếp cận Phật. Sợ là quý vị chẳng chịu học, chứ càng học sẽ càng tiếp cận, tốc độ tiếp cận lại còn tăng nhanh hơn. Vì thế, hết sức đáng quý. Khó nhất là kẻ nghi ngờ, lo lắng trùng trùng, nghe nói như vậy, bèn: “Ta chẳng cho là đúng, kẻ này thuyết pháp kiểu này, kẻ kia thuyết pháp kiểu nọ”, khó khăn lắm! Người ấy có quá nhiều chướng ngại! Tôi giới thiệu đơn giản [chữ Như Thị] đến đây!
3.Sự và lý trong pháp môn niệm Phật-trích Yếu Giai
Giải: Một pháp tín nguyện trì danh gồm thâu trọn vẹn và vượt trỗi trọn vẹn hết thảy pháp môn. Theo chiều dọc, nó giống như những pháp môn khác. Theo chiều ngang, pháp này hoàn toàn khác với hết thảy các pháp môn, đã do đức Phật không ai hỏi mà tự nói thì ai mới có thể đề xướng, lưu thông? Chỉ có Phật và Phật mới có thể thấu hiểu cùng tận Thật Tướng của các pháp. Kinh này chỉ là cảnh giới Phật, chỉ có Phật và Phật mới có thể lưu thông mà thôi.
– Đại sư phân chia khoa mục của kinh này khác với cách phân chia của cổ đức. Ngài xếp đoạn “sáu phương Phật” vào phần Lưu Thông, những vị khác đều xếp đoạn này vào phần Chánh Tông. Vì sao Ngài chia như thế, đại sư đã giảng rõ, chúng ta hãy đọc đoạn chú giải này. “Tín nguyện trì danh nhất pháp, viên thâu viên siêu nhất thiết pháp môn” (Một pháp tín nguyện trì danh gồm thâu trọn vẹn và vượt trỗi trọn vẹn hết thảy pháp môn). “Viên thâu” (gồm thâu trọn vẹn) tức là luận định kinh này theo chiều dọc, từ cạn đến sâu thì kinh này giống với hết thảy các kinh khác. Hết thảy các pháp môn khác đều có thứ tự từ sâu đến cạn, như ba bậc chín phẩm trong bốn cõi, lại còn có Sự Trì và Lý Trì. “Viên siêu” là luận định theo chiều ngang, liễu sanh tử, xuất tam giới, chứng đại Bồ Đề, hoàn toàn khác với hết thảy pháp môn. Trong những pháp môn khác phải tiến từ từ theo thứ tự: Đoạn Kiến Tư phiền não, nhập dòng thánh; đoạn Trần Sa phiền não, đạt đến cảnh giới Bồ Tát; đoạn hết thảy Vô Minh, chứng Pháp Thân đại sĩ. Những kinh luận thông thường đều nói như thế; còn kinh này thì không cần đoạn phiền não, chỉ dựa vào tín nguyện trì danh, đới nghiệp vãng sanh, vượt khỏi tam giới theo chiều ngang, khác hẳn hết thảy các pháp môn khác. Huống chi sanh về Tây Phương Tịnh Độ, tuy có bốn cõi sai biệt, nhưng hễ sanh về một cõi thì hết thảy cõi đều sanh; các pháp môn khác chẳng có chuyện này! Kinh này đã là kinh không ai hỏi mà Phật tự nói thì ai có thể gánh vác sứ mạng đề xướng, truyền thừa, lưu thông? Kinh Di Đà là cảnh giới thuộc quả địa Như Lai, là chân tướng của nhân sinh, vũ trụ, chỉ có chư Phật mới có thể hiểu rõ ràng. Hàng Đẳng Giác Bồ Tát đều không có năng lực lưu thông. Đối với trách nhiệm lưu thông, chỉ có Phật và Phật mới có thể gánh vác. “Lưu” (流) là lưu truyền muôn đời“thông” (通) là thông đạt vô ngại.
4.Kết luận
-Muốn rõ sự và lý pháp môn niệm Phật thì có trải qua thời gian hành trì và học giáo lý kinh Tịnh Độ mới rõ dần,chứ một vài lời vẫn như gió thoảng qua tai.
-Nếu bạn muốn rõ hơn sự và lý trên mặt văn tự,thì bạn có thể đọc trích gọn bản Yếu giải này,mỗi tối 1 lần 15 phút ít nhất một tháng thì cũng rõ được phần nào.Đọc 1 ngày thì chưa có ấn tượng rõ rệt,phải chịu đọc nhiều tháng thì mới khắc sâu.
https://drive.google.com/file/d/0B2ntU7-UFdX6ZWQxZEViVzAxWkk/view?usp=sharing
A Di Đà Phật
Chân thành cảm tạ Thiện hữu tri thức HNADDP đã chia sẻ những bài Pháp hữu ích !
Chúc bạn sen luôn an lạc,& cùng hội ngộ nơi Tây Phương Cực Lạc,ngay trong 1 đời này !
Thân mến !
A Di Đà Phật
xin thầy cho con được hỏi, nhà kế bên chuyển nhà đi nhưng có tượng phật quan thế âm rất to và để lại, nhà cô con ngõ ý muốn thỉnh về thờ cúng, nhưng nghe một số người nói rước tượng phật nhà khác về làm như vậy sẽ gặp một số điều không lành trong gia đình. Hiện giờ cô con đã thỉnh phật về thờ cúng, xây chân tháp để tượng phật trong nhà, hiện giờ cô con đang hoang mang không biết làm thế nào, xin thầy có thể chỉ dẫn cho con làm thế nào là đúng và lời nói kia có đúng không? có nên làm một số nghi lễ gì trước khi thờ phật ở nhà không ạ, xin cảm ơn thầy.
A Di Đà Phật
Bạn Quỳnh Như thân mến,
Quán Thế Âm là cổ Phật, hạnh nguyện của Ngài là: tầm thinh cứu khổ, cứu nạn, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, năng trừ nguy hiểm, năng trừ yêu quái, thường hành bình đẳng, độ tận chúng sanh khổ, tiếp dẫn Tây Phương Tịnh độ…
Một vị đại Bồ tát như vậy mà cô bạn lại khởi những ý nghĩa bất thiện về Ngài, quả là tổn phước vô cùng tận.
TĐ lấy làm tiếc cho vị chủ nhân cũ khi ra đi đã để tượng QTA lại, âu cũng là nhân duyên cho kẻ đi và người ở. Cô bạn đã thờ Phật nhưng không có niềm tin chân chánh, nên mới khởi vọng kiến như vậy. Cô bạn nên đối trước Tam Bảo mà sám hối về chướng nghiệp này.
Trường hợp nếu cô bạn muốn thỉnh tượng QTA về để thờ, phải làm theo đúng nghi thức An vị Phật dưới đây:
(Cử Hành lễ An Vị Phật ở tại tư gia, hay bất cứ nơi nào muốn thờ Phật.
(Thắp đèn đốt hương, đứng ngay ngắn, chắp tay ngang ngực, chủ lễ mật niệm.)
CHÚ TỊNH PHÁP GIỚI
Án lam xoa ha. (3 lần)
CHÚ TỊNH TAM NGHIỆP
Án ta phạ bà phạ,
truật đà ta phạ,
đạt mạ ta phạ,
bà phạ truật độ hám. (3 lần)
(Quì ngay thẳng, cầm 3 cây hương dâng ngang trán, chủ lễ niệm)
CÚNG HƯƠNG
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về Bờ Giác. (1 tiếng chuông xá 1 xá)
CẦU NGUYỆN
Hôm nay, đệ tử chúng con
nguyện ngôi Tam Bảo thường trú trong mười phương,
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật,
chứng minh cho Phật tử: Tên…….Pháp danh:………………..
lâu đời lâu kiếp, tâm tánh hôn mê,
chẳng kể chánh tà, gây nhiều tội ác,
tổn người hại vật, báng Phật, Pháp, Tăng,
hôm nay một dạ chí thành, cung thỉnh và an vị tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hay……………..
ngưỡng mong đấng Từ Bi, nhủ lòng lân mẫn,
gia hộ cho Phật tử:……………….
đương đời tội chướng tiêu trừ, căn lành thêm lớn,
giới chúng sanh, tu Đạo Bồ Đề, trang nghiêm phước huệ,
một thời đồng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát
tác đại chứng minh. (1 tiếng chuông, xá 1 xá, đứng dậy)
KHEN NGỢI PHẬT
Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời, người
Cha lành chung bốn loài
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận. (1 tiếng chuông, xá 1 xá)
QUÁN TƯỞNG PHẬT
Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (1 tiếng chuông, xá 1 xá)
(Đồng niệm)
ĐẢNH LỄ
Chí tâm đảnh lễ:
Nam Mô tận hư không biến pháp giới
quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật,
Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ:
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật,
Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát,
Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát,
Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ:
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật,
Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát,
Đại Thế Chí Bồ Tát,
Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát,
Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
TÁN DƯƠNG CHI
Cành dương nước tịnh nhiệm mầu
Rưới tắt muôn vàn cảnh khổ đau
Chư Thiên mát mẻ, tâm thanh tịnh
Nhân thế vui tươi, cảnh an nhàn
Cam lồ rưới khắp trần gian
Lửa sân dứt sạch, sen vàng nở hoa.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát. (3 lần, 1 tiếng chuông)
KINH LĂNG NGHIÊM
NAM MÔ LĂNG NGHIÊM HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần, 1 tiếng chuông)
Tâm Chánh Định như như bất động
Phật Ba Thân nhân thế khó tìm
Trăm ngàn muôn kiếp đảo điên
Vô minh dứt sạch, chứng liền Pháp Thân.
Nay con nguyền chứng ngôi Chánh Giác
Độ chúng sanh như cát Sông Hằng
Thân, tâm này nát như trần (bụi)
Hồng ân chư Phật, chút phần báo ơn. (1 tiếng chuông)
Cung thỉnh Thế Tôn lại chứng minh
Đời năm trược con xin vào trước
Một chúng sanh quả Phật chưa thành
Con nguyền không chứng Vô Sanh Niết Bàn.
Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi
Giúp con dứt sạch sân, si, buồn, phiền
Để sớm được lên miền Thượng Giác
Ngồi Đạo Tràng bát ngát mười phương
Hư không có thể tiêu tan
Nguyện con kiên cố không hề lung lay. (1 tiếng chuông)
Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Phật
Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Pháp
Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Tăng
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Kim Cang Tạng Bồ Tát. (1 tiếng chuông)
Lúc bấy giờ, từ nhục kế của Phật phóng ra hào quang trăm báu với hoa sen ngàn cánh.
Trong mỗi hoa sen, có Hóa Phật ngồi, từ đảnh Hóa Phật phóng ra mười đạo hào quang trăm báu. Mỗi đạo hào quang hiện ra nhiều Thần Kim Cang Mật Tích, ông bưng núi, ông cầm xử vân vân, đứng khắp cõi hư không. Đại chúng trông thấy, vừa mừng vừa sợ, đều cầu Phật thương xót che chở, và một lòng lắng nghe Phật nói thần chú:
(1 tiếng chuông)
Án, a na lệ, tỳ xá đề,
bệ ra bạc xà ra đà rị,
bàn đà bàn đà nể,
bạt xà ra bàn ni phấn.
Hổ hồng đô lô ung phấn, ta bà ha. (3 lần, 1 tiếng chuông)
(Nếu có sớ, chủ lễ xướng và đọc, nếu không, bớt phần Xướng Sớ)
XƯỚNG SỚ
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo. (3 lần, 1 tiếng chuông)
Như Lai tướng tốt
Không thể nghĩ bàn
Con nay dâng sớ Cầu An
Cúi xin Phật Tổ, lâm đàng chứng minh.
Nam Mô Thánh Quan Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (1 tiếng chuông)
PHÁP NGỮ SÁI TỊNH
Cành dương nước tịnh rưới gia đường
Linh thiêng thấm mát khắp mười phương
Tiêu trừ cấu uế, tai ương
Đức Từ phò hộ, tông đường bình an.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát.
(Chủ lễ làm phép Sái Tịnh xong, đồng tụng)
KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT
Khi Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa,
Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách.
“Này Ông Xá Lợi Phất, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế”.
“Này Ông Xá Lợi Phất, ‘tướng không của mọi pháp’ không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt, nên trong ‘chân không’, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có cái hết già chết, không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí huệ, cũng không có chứng đắc.
Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo, mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn.
Chư Phật trong ba đời cũng y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là Đại Thần Chú, là Đại Minh Chú, là Vô Thuợng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú, trừ được hết thảy khổ, chân thật không hư”.
Vì vậy, liền nói Chú Bát Nhã Ba La Mật Đa:
“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”. (1 tiếng chuông)
NGUYỆN AN LÀNH
Nguyện ngày an lành đêm an lành,
ngày đêm sáu thời luôn an lành,
tất cả thời gian luôn an lành,
ngưỡng mong Bổn Sư ban an lành. (1 tiếng chuông)
Nguyện ngày an lành đêm an lành,
ngày đêm sáu thời luôn an lành,
tất cả thời gian luôn an lành,
ngưỡng mong Tam Bảo giúp an lành. (1 tiếng chuông)
Nguyện ngày an lành đêm an lành,
ngày đêm sáu thời luôn an lành,
tất cả thời gian luôn an lành,
ngưỡng mong Hộ Pháp giúp an lành. (1 tiếng chuông)
(Niệm mỗi câu dưới đây 3 lần, 1 tiếng chuông)
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam Mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.
SÁM PHÁT NGUYỆN
Đệ tử chúng con từ vô thỉ
Gây bao tội ác bởi lầm mê
Đắm trong sanh tử đã bao lần
Nay đến trước đài Vô Thượng Giác
Biển trần khổ lâu đời luân lạc
Với sanh linh vô số điêu tàn
Sống u hoài trong kiếp lầm than
Con lạc lõng không nhìn phương hướng
Đoàn con dại, từ lâu vất vưởng
Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng
Xin hướng về núp bóng từ quang
Lạy Phật Tổ đưa đường dẫn bước
Bao tội khổ trong đường ác trược
Vì tham, sân, si, mạn gây nên
Thì hôm nay giữ trọn lời nguyền
Xin sám hối để lòng thanh thoát.
Trí huệ quang minh như nhựt nguyệt
Từ bi vô lượng cứu quần sanh
Ôi! Từ lâu ba chốn ngục hình
Giam giữ mãi, con nguyền ra khỏi
Theo gót Ngài vượt qua khổ ải
Nương thuyền từ vượt bể ái hà
Nhớ tới Ngài “bờ giác không xa”
Hành thập thiện cho đời tươi sáng
Bỏ việc ác cho đời quang đãng
Đem phúc lành gieo rắc phàm nhân
Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng
Con nguyền được sống đời rộng rãi
Con niệm Phật để lòng nhớ mãi
Hình bóng người cứu khổ chúng sanh
Để theo Ngài trên bước đường lành
Chúng con khổ nguyện xin cứu khổ
Chúng con khổ nguyện xin tự độ
Ngoài tham lam, sân hận ngập trời
Phá si mê trí huệ tuyệt vời
Con nhớ Đức Di Đà Lạc Quốc.
Phật A Di Đà thân kim sắc
Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm
Năm Tu Di uyển chuyển bạch hào
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc
Trong hào quang hóa vô số Phật
Vô số Bồ Tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở Phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin đức Từ Bi tiếp độ. (1 tiếng chuông)
HỒI HƯỚNG
An Vị công đức, hạnh nhiệm mầu
Thắng phước bao nhiêu con nguyện cầu
Tất cả chúng sanh trong pháp giới
Hướng về Phật Pháp tỏ Đạo Mầu.
Nguyện cho ba chướng tiêu tan
Phiền não dứt sạch, huệ căn sáng ngời
Cầu cho con được đời đời
Hành Bồ Tát Đạo cứu đời lầm than.
Nguyện sanh Tây Phương cõi Lạc Bang
Chín phẩm sen vàng nơi hóa sanh
Hoa nở, thất Phật, quả viên thành
Các vị Bồ Tát bạn lành với ta.
Nguyện đem công đức lành
Đệ tử hướng tâm thành
Cầu cho khắp chúng sanh
Đều chứng thành Phật quả. (1 tiếng chuông)
(Chỉ chủ lễ phục nguyện)
PHỤC NGUYỆN
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tác đại chứng minh. (1 tiếng chuông)
Hôm nay, chúng con một dạ chí thành,
trì tụng Kinh, Chú, niệm Phật công đức,
cầu nguyện cho Phật tử tên:……………….
Pháp danh:……………
đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu tan,
tật bịnh bình an, thân tâm thường lạc,
thiên thượng nhân gian, đều thành Phật quả. (1 tiếng chuông)
(Đồng niệm)
Nam Mô A Di Đà Phật.
TAM QUY
Con nương theo Phật, cầu cho chúng sanh
Tin chắc Đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Con nương theo Pháp, cầu cho chúng sanh
Thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Con nương theo Tăng, cầu cho chúng sanh
Kính tín hòa hợp, tất cả không ngại. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)