Ôn-Lượng là quan đô-lợi đất Hợp-Châu, một hôm bị quỷ-sứ bắt xuống âm phủ. Tôn-Lượng nói:
– Thầy tướng nói tôi sống đến năm 73 tuổi mới chết, nay mới có 62 tuổi, tôi hãy còn 11 năm mới đến hạn cơ mà.
Qủy-sứ đáp:
– Số của ngươi đúng là phải sống đến 73 tuổi, nhưng lỗi của ngươi quá nhiều, nên bị giảm thọ. Người Mã-Thành tố tụng việc hôn-nhân, ngươi xét không công bằng làm cho cốt nhục người ly tan, tuổi thọ bị giảm ba năm. Có người Tôn-Hưu vô tội, ngươi muốn làm vừa lòng quan Thái-Thú mà xét có tội, tuổi thọ lại giảm đi ba năm. Thân-mẫu của ngươi khuyên gián ngươi chớ nên bắt lỗi người vô tội, ngươi chẳng những không nghe lời mà còn giận và xô thân-mẫu nguơi té ngửa, đó là một tội ngỗ-nghịch, nên tuổi thọ giảm đi năm năm. Hôm nay đúng là ngày ta đến bắt ngươi.
Không bao lâu, Tôn-Lượng bị bệnh mà chết.
Trên Trời có Thiên-Thần, dưới đất có Địa-Kỳ (Thần Ngũ-Nhạc, Thần Thành-Hoàng, Thần Thổ-Địa…). Người có công hay có lỗi, Thần giám sát điều ghi lục rõ ràng, do đó thưởng phạt phân minh. Đức Văn-Xương Đế-Quân viết: “Thì thầm nói chuyện riêng tư, Trời nghe như sấm sét nổ; Phòng tối làm chuyện mờ ám, mắt Thần nhìn như điện chớp”. Người có thể dối người nhưng không thể dối Trời, biết việc ác là xấu mà không trừ, hiểu được việc thiện là tốt mà không làm thì không phải kẻ trí vậy.
Con kính mong mọi người cùng niệm: A Di Đà Phật
Kính mong mọi người cùng phát tâm niệm Phật: A Di Đà Phật
con xin quý cô chú hoan hỷ con có đọc sách của một vị tăng chỉ dạy khi đi đứng nằm ngồi đều hướng về phía tây, ngay cả ngủ cũng nằm hướng về tây. Vậy cho con hỏi khi nằm ngủ con muốn hướng về phía tây như Thầy dạy nhưng con không biết là đầu con hướng về phía tây, chân hướng về phía đông hay là ngược lại đầu con hướng về phía đông ( để khi nằm mặt sẽ xoay về hướng tây) và chân hướng về phía tây ạ. Con xin được chỉ dạy ạ, con cám ơn.
Chúng ta nên hiểu ý nghĩa sâu mầu hơn là văn tự! Vì trái đất xoay suốt thì làm gì có hướng tây hả bạn
Chào bạn Minh,
PH có nhớ đọc trong một câu chuyện Phật giáo, có một chi tiết đại khái là có một đoàn gồm vua, quân có việc phải ngủ ở ngoài đường, thì một số vị lính, do lòng thành kính với Phật nên khi ngủ thì họ quay đầu về hướng mà họ biết là Phật đang ở đó (và vô tình chân của họ hướng vào phía vua đang nằm). Cho nên, từ chi tiết trên, có thể suy ra là khi ngủ nếu có thể thì bạn hãy hướng đầu về phía Tây nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Khi nằm ngủ đầu quay về hướng Bắc, chân về hướng Nam, lưng về hướng Đông, mặt xoay về hướng Tây (mặt trời lặng). Nằm nghiêng bên phải, hai chân gác lên nhau gọi là “tư thế ngủ cát tường”.
Bạn Minh nằm như vậy rồi niệm Phật cho đến lúc ngủ quên thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Kính chào các Quý Đạo Huynh ! Mong các quý đạo huynh giúp tôi một lời khuyên. Bạn tôi – vì chuyện làm ăn thất bại, nên đã vay nợ ( hoặc dưới hình thức hùn vốn – toi nghĩ là anh ấy lạm dụng niềm tin để dụng vốn lnhiều nơi, tổng cộng khoảng chừng vài tỷ. Cả đại gia đình vì việc đó mà thường bị làm phiền, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống . Mấy anh em trong nhà tủy điều kiện mỗi người mà gặp gỡ chủ nợ, cố gắng khắc phục , ( nghĩa là có trả nợ giúp một chút ít ) áng khoảng tổng chỉ được 3/10.( vì tình thương và trách nhiệm ) và cũng hứa hẹn với người ta là mỗi năm trả một ít ( vài chục triệu thoi ) Bản thân bạn tôi lại ko hề có ý thức tằn tiện chi dùng để trả bớt nợ ( mỗi tháng đi làm thuê – vì vẫn đang trốn tránh nen chỉ được khoảng 5 triệu dư ra nếu tằn tiện ) . Mà vẫn chi tiêu, hưởng thụ như bình thường ( vẫn mua sắm, đi chơi, ăn nhà hàng … ) . Bạn nói với tôi ” việc làm ăn có thành có bại, được thì cùng hưởng, mất thì tự chịu, ko thể đổ hết lên đầu anh ta được” . Xin các Đạo huynh cho tôi biết , việc cả gia đình cố gắng khắc phục hậu quả đó có thể giúp bạn tôi giảm bớt tội, giảm nghiệp được ko? Vì có thể bạn tôi nghĩ, số tiền tiết kiệm so với số nợ như muối bỏ biển, chẳng đáng gì nên quyết định buong xuôi, mặc kệ . Chỉ có mấy anh chị em trong gia đình là xúm vào cố gắng …
Tôi xin cảm ơn. Nam Mô A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật
Diệu Tiến thân mến!
MD xin có đôi dòng ngắn chia sẻ.
Khi chúng ta làm việc thiện, ác- mỗi người đều tự nhận lấy quả báo tốt, xấu. Tôi làm thiện, tôi có phước; không thể làm tôi làm thiện, anh nhận phước hòng cứu chuộc lỗi lầm. Trong trường hợp mà DT đã kể, mọi người hùng tiền trả nợ, trong khi “nhân vật chính” vẫn ung dung, có lòng tốt giúp người thì hẳn có công đức, song suy cho cùng đó chỉ là tạp hạnh mà thôi. Tuy nhiên nếu có điều kiện thì giúp cứ giúp, vì biết đâu trong số người hùn vốn ấy, có người đang rơi vào tình cảnh khốn đốn bởi đã vét sạch vốn liếng để hùn vốn làm ăn rồi…
Ở nơi MD, trường hợp trên nhiều lắm. Lợi dụng lòng tin của mọi người, gom tiền của họ, rồi đùn một cái bảo là “bể nợ”, ôm tiền chạy trốn. Là người tu hành, chúng ta không chỉ trích, không bài báng, nhưng cần phân định rõ hoàn cảnh nào chúng ta cần giúp đỡ, thật sự cần sự giúp đỡ của chúng ta. Có như vậy, lòng tốt mới không bị lợi dụng, không bị người đời cho ta là ngớ ngẩn “4 cái ngu” => đó chính là tạp hạnh.
Nam mô A Di Đà Phật
Chào bạn Diệu Tiến,
Vay nợ và hùn vốn là hai việc khác nhau hoàn toàn. Vay nợ, nghĩa là khi bạn mượn 1 đồng thì phải trả lại 1 đồng(cộng với tiền lãi, nếu có). Hùn vốn, nghĩa là khi A hùn vốn 1 đồng (ví dụ là tương đương với 1% tổng vốn) với B để kinh doanh, sau 1 thời gian kinh doanh nhất định, nếu có lãi, thì B sẽ chia phần lãi tương đương với 1%, ví dụ lãi được 200 đồng, thì A sẽ được 2 đồng; trong trường hợp thua lỗ đến mức phá sản thì A sẽ mất tiền vốn đó và dĩ nhiên B không có trách nhiệm trả tiền gì cho A cả.
Trở lại trường hợp người bạn của bạn, có vẻ anh ta đã nhập nhằng trong chuyện vay và hùn vốn (vì hai việc này có tính chất khác nhau, không thể gộp chung được) nên khi thua lỗ thì anh ta cho rằng đó là hùn vốn, còn những người kia thì cho là họ đã cho anh ta vay. Tuy nhiên việc anh ta phải trốn như vậy thì chắc là vay nợ chứ chẳng phải là hùn vốn như anh ta đã nói. Việc cả nhà tự nguyện giúp anh ta trả nợ như vậy thì dĩ nhiên sẽ giảm được tiền nợ, còn phần tội nghiệp thì rất khó nói. Anh ta đã không cố gắng trả nợ, vẫn ăn xài như bình thường, để cả nhà lo trả nợ cho anh ta, thì nghĩa là anh ta đang mang nợ những người thân của mình (mặc dù xét trên khía cạnh khác, những người thân này đã từng mắc nợ anh ta nên giờ mới thay anh ta trả nợ như vậy). Lợi dụng lòng tốt của người, dù là người thân thì cũng sẽ đến lúc người ta không muốn giúp nữa.
Cho nên, với cách anh ta hành xử như hiện nay thì chắc chắn tội, nghiệp sẽ chẳng giảm đâu. Anh ta cần phải nên cần kiệm, cố gắng trả nợ mới phải, dù là mỗi tháng chỉ trả được 1 đồng thì cũng phải cố gắng bởi vì trả đời này không hết thì đời sau phải trả tiếp, đừng nghĩ hết đời này rồi thì nợ nần gì cũng hết. Không ai trốn nợ được đâu. Cho nên bạn hãy nói rõ cho anh ta biết để anh ta có cách xử lý tốt hơn, sau này không phải ân hận.
Chúc bạn luôn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
CHỈ CẦN CHÚNG TA CÒN MỘT HƠI THỞ THÌ DÙ TỘI LỖI LỚN ĐẾN ĐÂU CŨNG CÓ THỂ HỐI CÃI
Xưa có người suốt đời làm việc xấu ác, đến khi sắp chết mới tỉnh ngộ hối lỗi, phát khởi một niệm lành, liền được kết quả tốt đẹp. Cho nên nói rằng, khởi một niệm lành hết sức mạnh mẽ có thể đối trị được những điều xấu ác trong cả trăm năm. Cũng giống như hang sâu tăm tối ngàn năm, chỉ một ngọn đèn vừa chiếu sáng thì bóng tối ngàn năm lập tức bị phá trừ. Vì thế, những việc lỗi lầm bất luận là phạm vào đã lâu hay chỉ mới gần đây, phải lấy việc biết tu sửa là điều đáng quý nhất.
Cuộc đời vô thường, thân người hết sức mong manh dễ mất, chỉ một hơi thở dừng lại không tiếp nối thì dù muốn hối cải tu sửa cũng không còn kịp nữa. Khi ấy thì trên chốn dương gian phải cam chịu tiếng xấu ngàn năm, cho dù con thảo cháu hiền cũng không thể thay ta rửa sạch; lại dưới cõi u minh ắt phải trầm luân ngàn kiếp trong địa ngục cam chịu nghiệp báo, cho dù là các vị thánh hiền hay Phật, Bồ Tát cũng không thể dẫn dắt cứu ta ra khỏi. Ôi, như thế có thể nào không sợ được sao?
Người đời đa phần không thể tu sửa lỗi lầm là vì cứ quen theo nếp cũ mà sa đọa, chúng ta cần phải phấn chấn mạnh mẽ vươn lên, không được phân vân trì trệ, không được chậm trễ dùng dằng. Đối với lỗi nhỏ nhặt phải xem như bị gai đâm vào thịt, cần nhanh chóng lấy ra. Đối với lỗi nặng nề nghiêm trọng, phải xem như bị rắn độc cắn vào ngón tay, lập tức chặt bỏ không chút chần chừ. Đó là nói đến lợi ích của [sự phát tâm dũng mãnh, nhanh chóng như] sấm chớp, như gió mạnh.
TRÍCH LIỄU PHÀM TỨ HUẤN – PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO VẬN MẠNG – CHUYỂN HOẠ THÀNH PHÚC
https://drive.google.com/open?id=0B3MRefgYDnFVNHlRNnlmcjRCOVk
Con cám ơn cư sĩ Phước Huệ con sẽ làm theo. Dạ cho con hỏi cư sĩ Phát con ngu si chưa hiểu triệt để câu trả lời hoặc có thể hiểu mà sai nên xin cư sĩ Phát hoan hỷ chỉ dạy rõ cho con ạ. Con xin cám ơn công đức bố thí pháp ạ. A DI ĐÀ PHẬT.
Kính thưa cư sĩ Minh,
Khi mình xét hướng Tây mà theo địa lý thì phải có gì làm móc. Giả sử xét nội trong trái đất này thôi, nghĩa là Đông tây nam bắc dựa theo bản đồ thì một người ở bắc cực nhìn vào la bàn, tất cả các phương là phương nam. Nếu giả sử tây phương ngoài trái đất thì lấy gì làm chuẩn? khi trái đất quay xung quanh mặt trời và trục của chính nó, như vậy vốn là không có phương nào là phương tây cố định cả. Như vậy, phương hướng, ngày giờ tháng năm…đều mang tính chất tương đối mà thôi. Khi thay đổi hệ quy chiếu thì nó thay đổi.” Với kẻ sống thanh tịnh, ngày nào cũng ngày tốt, với kẽ sống thanh tịnh, giờ nào cũng giờ lành”
kế nữa, Phương tây là nơi mặt trời lặn, là kết thúc một ngày, làm ta liên tượng tới sự kết thúc, một đời người trôi qua. Để cho ta thấy được sự vô thường của các pháp, tất cả không mang tính vĩnh cữu. Ta lại thấy đâu là chân lý, đâu là chốn nương tựa thật sự sau khi cuộc đời kết thúc. Mặt trời ;ặn rồi mặt trời lại mọc, cho ta thấy sự kết thúc lại là sự khởi đầu, đó là hàm nghĩa Luân hồi. Như vậy phương tây chỉ là một hình ảnh mang tính tượng trưng hơn là chân lý.
Thêm nữa, trong Phật giáo Bắc truyền thì Tây phương là đất nước Ấn Độ, nơi mà cái nôi của Phật giáo, nên hình ảnh tây phương là xứ phật xem ra hợp lý hơn
Vả lại tâm của chúng sanh thô phù, diễn tả một cảnh giới tâm linh, cảnh giới chư phật làm sao hiểu được nên đức Phật khéo bày phương tiện, cụ thể hóa cái bất khả thuyết để chúng sanh trước sanh tín tâm, sau có thể trụ tâm. Như vậy sư huynh có thể nằm xoay về tây để nhắc nhở mình siêng năng tinh tấn, giống như đeo chuỗi để nhắc niệm Phật vậy.
Sư huynh mến, cảnh giới Cực lạc là cảnh giới tâm của chúng sanh khế hợp nguyện lực đức A Di Đà, không thể dùng phương hướng thế gian suy lường, chỉ dùng phương hướng làm công cụ buộc tâm và tăng tín nguyện hạnh
Vậy hướng về tây là thế nào ? Thứ 1, buông xả các pháp thế gian, đừng lưu luyện, xả ly, không dính mắc, nghĩa là không hướng ta bà. Thứ 2, giới luật tinh chuyên trọn vẹn bổn phận. Thứ 3, tín nguyện hạnh đầy đủ. Phát tin rằng khi miệng niệm Di Đà, tâm nghĩ Phật thì chúng ta đang ở tại cực lạc rồi, chứ không phải hướng về cực lạc.
Như vậy, cho dù hiểu phương tây là thật hay không thật, chuyện đó không quan trọng, không ảnh hưởng giá trị cốt yếu của kinh điển, không ảnh hưởng quá trình vãng sanh. Hiểu chỉ để mà hiểu thôi…nhưng nếu khéo áp dụng – như phát nói – có thể an trụ tâm, tăng lòng tin… Chúc sư huynh thường hướng về tây nhé!
P/s sợ hiểu lầm. Ý P là nghĩ phương tây theo địa lý thật hay không thật, không quan trọng. Quan trọng là pháp hành. A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật !
Cảm ơn các quý Đạo huynh, Cảm ơn Mỹ Diệp !
A Di Đà Phật
Xin các Thầy cho con hỏi ! Tính con hiền lành, kiên nhẫn. Mỗi khi gặp chuyện bất bình trong nhà, con cũng thường hay nhịn xuống, nhưng lâu ngày và việc lặp đi lặp lại thành một cục tức to đùng và con bất ngờ bùng nổ. Giờ con mới học theo các Thầy khuyên phải sửa mình, phải nhẫn, dù người có sai với mình ( ngày xưa- con sẽ bật lại , sẽ cãi để cho rõ đúng sai ) . Rồi lại học được lý nhân quả, vô thường, mặc kệ , mọi sự tủy duyên …con xin kể một chút là : nhà con vốn đông người ở chung phúc tạp, người lớn sai con làm, bọn trẻ con cũng sai con làm, mặc dù bọn chúng đã lớn, khỏe mạnh ( cô giặt quần áo hộ con nhé, cô lau bàn lau tủ hộ con nhé, bụi quá, cô …hộ con nhé… ) ngày xưa thì con đã bật lại, hoặc sẽ phân tích …( ko phải là con ghét bọn chúng, chỉ đơn giản là muốn sự cong bằng, rõ lẽ đúng sai để chúng thay đổi…nhưng giờ con thay đổi…ấm ức trong lòng con lại nhớ đến lời các Thầy khuyên để tự hoá giải…”làm thêm một chút cũng ko sao, thêm tình cảm, ai sai mặc ai, ai lười mặc họ.
Mọi người coi bọn trẻ con là Bảo bối chiều chuộng, con nay cũng kệ, những câu chuyện qua lại con cũng mặc kệ , cho thoảng qua. ( lời ăn nói, thái độ, biểu hiện khong như ngày xưa uốn nắn dạy bảo từng chút…) Rồi nhiều chuyện của người lớn với nhau cũng phức tạp vậy .
Các Thầy cho con lời khuyen để con nghĩ đúng, làm dúng ? Con ko sửa ai, chỉ lo sửa mình. Người ta nói gì với con , người ta nghĩ Là Đúng nên mới nói thế.
Giúp người, vì mọi người, nhịn mọi người , chẳng cần suy nghĩ phải trái đúng sai, ( người ta nghĩ gì là đối với mình như thế …)
Ngày xưa , khi ko hoá giải được tâm lý, cứ nhịn xuống,1-5 lần, mọi người cứ nghĩ con lành, nên cứ lặp đi lặp lại, bỗng bất ngờ đến lần thứ 6 con bùng nổ. Cả nhà ngỡ ngàng, cho là con ” thất thường”, nhưng ko ai hiểu tâm lý con là mọi chuyện đều phải có giới hạn, có công bằng…ví dụ : vay tiền ko trả 1-5 đến lần thứ 6 nếu là một người khéo léo, người ta chỉ nói nhẹ nhàng ( ko có, lúc này đang kẹt quá ) nhưng con bùng nổ, tập hợp cả 5 lần trước, thuyết giảng cho người ta một hồi , tỏ rõ thái độ bất bình và cho người ta hiểu rằng ko bao giờ có thêm lần nữa , kể cả chấm dứt quan hệ cũng ko cần .
Vâng, Con cũng biết con ” bạo lực” như vậy, trong cuộc sống sẽ gặp thiệt thòi. ( mất tiền, mất cả lòng tốt ) Giờ con thay đổi ko phải mong được lợi ích gì, chỉ đơn giản là học khoan dung, tha thứ, việc đến đâu hóa giải đến đó , ko cho nó có cơ hội dồn nén thành cục tức to đùng …A Di Đà Phật , mong các Thày giúp con.
Con cảm ơn các Thầy ạ . A Di Đà Phật !
Chào bạn Lá Xanh,
Bạn tu mà biết chỉ lo “sửa mình” là quá đúng rồi. Hiện giờ bạn đang làm rất rất tốt rồi. PH chỉ xin góp một ý nhỏ. Khi bạn thấy trẻ con có những hành động mà bạn thấy có thể gây ra quả xấu trong tương lai, thì hãy khởi lòng từ, thương chúng sanh đó mà có những lời khuyên chân tình. Nếu khuyên một đôi lần mà em nhỏ đó không nghe thì thôi, không nổi sân, cũng không “bỏ nó luôn, kệ nó”. Ý của PH là ngại bạn vì cái ý “chỉ lo sửa mình”, mà quên mất khởi lòng từ với chúng sanh thì lại kẹt. Cho nên, dù cùng là khuyên bảo, một cái phát ra từ tâm sân (muốn nó phải theo ý mình), một cái phát ra từ tâm từ (thương xót nó sẽ bị quả xấu), sẽ có kết quả khác. Nếu từ tâm sân, nó không nghe, mình càng nổi sân, bực tức, bỏ nó luôn, không thèm nói tới nữa. Nếu từ tâm từ, không nghe thì thôi, khi nào đủ duyên thì sẽ khuyên tiếp, lúc nào cũng đầy tình thương với nó.
Những việc mình giúp người, đừng nghĩ là giúp họ, mà chính là đang giúp mình điều phục, tu tâm mình, vun bồi công đức cho chính mình, mà quả thật là vậy mà.
Nếu có thời gian bạn hãy nghe, đọc bài giảng kinh Lăng Nghiêm nhé, sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc “sửa mình” đó.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào các thầy và các bạn đồng tu. Cho con hỏi một vấn đề. Con có nghe một thuyết nói rằng nếu sát na cuối cùng lúc lâm chung mà niệm Phật được thì vãng sanh. Một thuyết khác nói rằng chỉ cần có tín nguyện đầy đủ thì vãng sanh còn công phu niệm Phật quyết định phẩm vị cao thấp. Vậy có phải nếu mình có tín có nguyện thì chắc chắn lâm chung sẽ niệm Phật được và vãng sanh ko AH? Còn thắc mắc như vậy vì rất sợ lâm chung mê muội không thể niệm Phật mà vãng sanh được
Chào bạn Diệu Phương,
Hai thuyết mà bạn nêu ra thật sự không có mâu thuẫn gì với nhau. Người có thật Nguyện thì lúc lâm chung sẽ nhớ cái nguyện đó, cộng thêm với lực gia trì của đức A Di Đà mà khởi tâm niệm Phật. Cái nguyện, mong muốn được vãng sanh này hết sức quan trọng. Không chỉ là nguyện suông ở miệng. Ví dụ, có một người có một đứa con đi lạc, và người đó lúc nào cũng mong muốn tìm con cho bằng được, nên người đó dù ăn cơm, làm việc, nói chuyện,..nhưng lòng lúc nào cũng chăm chăm tìm con, tìm cho được mới thôi.
Thì cái nguyện mong được vãng sanh của chúng ta ít ra phải như vậy mới được. Nếu không được như vậy, nghĩa là nguyện chưa đủ thiết tha. Nhờ nguyện thiết tha, nên ta thường hành trì niệm Phật, nhờ nguyện thiết tha nên đức A Di Đà sẽ đến tiếp dẫn. Cho nên, nguyện là động lực, ta hãy gắng để có tín sâu, nguyện thiết. Khi nguyện thiết thì tự nhiên ta sẽ dần dần siêng năng niệm Phật.
Điều bạn đang thắc mắc chính là nghi ngờ năng lực của chính mình, và nguyện lực tiếp dẫn của đức A Di Đà. Nên nếu có thể bạn hãy nghe nhiều lần các bài giảng Tịnh Độ, như kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ để xây dựng tín, nguyện thật vững chắc nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
con cám ơn cư sĩ Phát đã chỉ dạy con biết ạ!
Cảm ơn cư sĩ Phước Huệ. Tín nguyện quả đúng là khó. Nhưng DP sẽ cố gắng để được tín Huệ kiên định cảm ứng được Thế Tôn lâm chung quyết định vãng sanh. Chúc cư sĩ và các bạn đồng tu tinh tấn và sớm ngày thành tựu
con cám ơn cư sĩ Huệ Tịnh ạ. A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật ! Con cảm ơn Chú Phước Huệ, chú Trung Đạo, Tịnh Pháp về lời khuyên giúp giải trừ Tâm Sân Hận. Cảm ơn Trang ĐVCT ! Con được an ủi rất nhiều ạ. Vì trong cuộc sống, chúng con ko chỉ cần những Bài Học , chúng con cũng mong được chia sẻ ” nỗi lòng”. được có người lắng nghe. Vì chúng con có những ấm ức, tủi thân, chẳng dám nói với người thân, vì sợ ảnh hưởng đến hoà khí gia đình, mà đôi khi có nói, cũng ko ai Thông cảm, hay giải quyết được vấn đề . ( Lúc nhỏ, con toàn nói với Phật, Bồ Tát, rơi nước mắt kể lể mọi điều, con cứ tưởng Ngài sống ở tren Trời , nghe thấy mọi điều, cứu giúp mọi người đang đau khổ. ) Từ ngày con biết đến với Phật Pháp, con thấy như mình được sinh ra lần 2 ( các Thầy bảo là Giác ra, Ngộ ra ) …sống An Vui, Hạnh Phúc hơn rất nhiều
A Di Đà Phật !
Con cũng rất biết ơn vì được xem video nói về Phật tử bị suy Thận được Đạo tràng hộ niệm vượt qua Chướng ngại mà Vãng sanh.
Con từ lâu cũng nguyện được theo Đức Phật ADi Đà về Quê hưong Cực Lạc. Khong phải tiếp tục làm Người chịu biết bao Đau khổ nữa . Con chào các chú.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Bạn Lá Xanh thật là một người đệ tử chân thật, ráng giữ đạo tâm,giữ vững đức tin,nổ lực tu học nhe bạn. Hãy thường làm bạn với DVCT thường gần kinh sách,đừng để cuộc sống,phiền não kéo mình ra xa.
Xin hỏi các thầy duongvecoitinh.com một nghi vấn thế này:
Tất cả chúng sinh vốn là Phật nhưng vì một niệm bất giác nổi lên mà thành chúng sanh, vậy nếu khi đã thành Phật rồi đến khi nào trở lại làm chúng sanh?
Tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành chứ chẳng phải vốn là Phật. Bồ tát tu đạo thường quán như vậy để giữ tâm cung kính bình đẳng…thành Phật rồi thì làm gì có chuyện mê nữa bạn. Không nên nghĩ như vậy,cũng không nên nói điều này ra.
Chào bạn Thành,
Bạn hãy xem đoạn kinh bên dưới trích từ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 4 để trừ đi cái nghi vấn đó nhé.
“Tôn giả Phú Lâu Na bạch Phật:
– Nếu chúng sinh vốn có đầy đủ tánh giác thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu, cùng với tâm Phật không thêm không bớt, mà không cớ gì, bỗng nhiên sinh ra các tướng hữu vi núi, sông, đất liền; vậy hôm nay đức Thế Tôn đã chứng nhập tánh giác thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu, thì đến lúc nào lại sinh ra các tướng hữu vi núi, sông, đất liền, cùng các nghiệp quả hữu lậu?
Đức Phật bảo tôn giả Phú Lâu Na:
– Ví như trong làng kia có một người mê muội, lầm cho phương Nam là phương Bắc, thì cái mê lầm ấy là do mê mà có, hay do ngộ mà sinh ra?
Tôn giả Phú Lâu Na bạch:
– Người kia mê muội không phải do mê, mà cũng không phải do ngộ. Vì sao thế? Cái mê vốn không có gốc rễ, nên không thể sinh ra mê; còn cái ngộ thì không bao giờ sinh ra mê, nên không phải do ngộ.
Đức Phật dạy:
– Người mê muội kia, đang trong lúc mê lầm phương hướng như vậy, bỗng có người ngộ đến chỉ bảo cho biết rõ đâu là Nam, đâu là Bắc. Này Phú Lâu Na! Ý thầy thế nào? Người kia, dù lúc trước đã mê lầm về phương hướng ở xóm làng đó, sau khi đã được biết rõ rồi, có còn sinh mê lầm trở lại không?
– Bạch đức Thế Tôn, không!
– Thầy Phú Lâu Na! Chư Phật khắp mười phương cũng đều như vậy. Cái mê vốn không có gốc rễ, tánh của nó là rốt ráo không. Xưa kia vốn chẳng có mê, chỉ tợ hồ có mê có giác; khi biết rõ mình mê thì cái mê liền diệt, và tánh giác thì không bao giờ sinh ra mê. Cũng như người bị nhặm mắt, thấy hoa đốm giữa hư không; nếu trị dứt bệnh nhặm thì hoa đốm trên hư không liền diệt mất. Nhưng thật là ngu si, nếu bỗng có người, ở chỗ hư không mà hoa đốm vừa đã diệt mất rồi, lại đứng đó để chờ hoa đốm sinh ra trở lại! Thầy hãy xét xem, người đó có phải là ngu không, hay là có trí ruệ?
Tôn giả Phú Lâu Na bạch:
– Hư không nguyên không có hoa đốm, do hư vọng mà thấy có hoa đốm sinh rồi hoa đốm diệt. Thấy hoa đốm diệt mất giữa hư không đã là điên đảo rồi, bây giờ còn chờ nó sinh ra trở lại thì thật là si cuồng! Người đã si cuồng như thế thì đâu cần phải nói là ngu hay trí!
Đức Phật dạy:
– Thầy đã hiểu rõ như thế, tại sao còn hỏi “Chư Phật đã chứng nhập tánh giác thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu, thì đến lúc nào lại sinh ra núi, sông, đất liền”? Lại như vàng quặng lộn chung với vàng ròng, khi vàng đã được luyện thành tinh ròng rồi thì không còn xen lộn dơ tạp trở lại nữa; cũng như gỗ đã đốt ra tro, tro ấy không thể thành gỗ trở lại nữa. Chư Phật đã chứng bồ đề, niết bàn, cũng giống như thế.”
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật. Tôi là người thường niệm chú đại bi và niệm hồng danh a di đà,bản thân tôi không đụng không giao cấu với nam nữ. Nhưng phàm phu thì không kiềm chế được sinh lý,nên hàng tháng tôi thủ dâm một lần tôi thủ dâm nhưng không cảm nhận khoái lạc. Khi thủ dâm xong tôi tự trách bản thân là không làm như vậy nữa, nhưng chứng nào tật đó xin các bạn đồng tu giúp tôi làm sao tôi không còn thủ dâm nữa. Xin hoan hỷ chia sẻ .a di đà phật
Xin bạn hãy từ bỏ đi. Nó chỉ là ảo tưởng mà thôi vui một tí nhưng lại phải chịu khổ thật là quá khổ mà. Như tôi đây, đã bỏ đc rồi chỉ cần bạn hướng về phật. Và phải bảo rằng làm thế này thì làm sao thoát khổ đc. Xin bạn hãy ngủ với nhiều người, ko nên động zô nhiều quá chỉ trừ lúc phải vệ sinh cá nhân. Có lòng hướng về phật thì sẽ ko còn. Cứ nghĩ phật đang ở bên mình, mình ko thể làm việc đó đc. Chúc bạn tinh tấn niệm phật. Hãy niệm adi đà phật
Chào bạn Minh,
Bạn hãy cố gắng giữ tâm của mình, đừng để tâm dâm lôi kéo bạn. Hãy nghĩ thế này, hơi khó nghe một chút nhưng hy vọng là có hiệu quả, hãy nghĩ ví dụ ngay lúc mình nghĩ đến việc thủ dâm, và đang tiến hành thủ dâm, một cơn gió độc thoảng qua và mình chết đi, với cái niệm sau cùng ngay lúc đó thì mình sẽ tái sanh về đâu? Hy vọng là bạn sẽ thấy sợ mà kiên quyết dứt bỏ. PH đọc thấy có khá nhiều bạn cũng giống như bạn, có bạn còn nặng hơn, nhưng nhờ quyết tâm và được Tam Bảo gia hộ nên đã dứt được. Cho nên, nếu bạn có quá nhiều năng lượng dư thừa thì nên chơi thể thao để xài năng lượng đó nhé. Bạn hãy nên thường xuyên lạy Phật nhiều hơn, khi tụng niệm thì phải chú tâm, mới có hiệu quả vì dâm từ tâm, thì niệm Phật cũng phải trên tâm mà niệm (chứ không chỉ niệm ở miệng), nhờ vậy tâm dần thanh tịnh, và được Tam Bảo cảm ứng gia trì.
Chúc bạn sớm an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con hiện đang trên đường tìm hiểu và tu tập theo phật pháp, nhưng có việc này con lăn tăn chưa biết tỏ cùng ai. kính mong thầy giải đáp, chuyện là con đang ở chung với bố mẹ và anh chị chồng, sắp tới bố mẹ tính xây cho vợ chồng con nhà ở riêng, vấn đề là đất đó là đất ao, làng con cũng nhiều nhà vẫn xây ở trên đất ao, nhưng con được biết đất ao phải làm đề nghị chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và mất 400 triệu thì mới được xây,nếu cứ xây ở thì họ vẫn làm ngơ cho xây như nhiều nhà khác thì vẫn ở được nhưng thực ra là vi phạm luật đất đai. Bố mẹ con là người tốt nhưng vì tiết kiệm nên muốn cứ xây để cho vợ chồng con ở như những nhà khác vẫn làm. Con có phân tích nhưng bố mẹ chồng con cứ nghĩ con quan trọng hóa vấn đề. Giờ con ngăn cản việc xây thì vợ chồng con không có chỗ ở, phải ở chung chật chội và lại làm phật ý, mất lòng bố mẹ chồng (vợ chồng con kinh tế đủ ăn, việc nhà cửa phải nhờ hết bố mẹ), còn cứ kệ bố mẹ và chồng con xây thì con ở không an tâm và lăn tăn vì ở nhà xây trái phép mặc dù ở làng nhiều người vẫn ở vậy ạ và nếu cứ xây trái phép thì con ở có ảnh hưởng đến việc tu tập theo phật pháp ko ạ?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Linh Lan!
Sự việc bạn kể có phần còn chưa rõ.
-Nếu đất ao thuộc đất của thôn (làng) thì việc san ủi, xây nhà thì gọi là xây nhà trái phép- sao Chính quyền vẫn làm ngơ?
-Còn nếu đất ao, trước kia (khi còn là ao, hồ) thuộc về quyền sử dụng của cá nhân- đất ấy thuộc về đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng hoặc đất vườn của cá nhân, nay san ủi bằng phẳng để xây nhà, thì không gọi là xây nhà trái phép. Trường hợp này phải làm hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
Nếu gia đình bạn rơi vào trường hợp thứ 2, Chính quyền làm ngơ cho qua, thôi thì tạm thời cứ cất nhà đi đã, khi nào làm ăn khấm khá dành dụm tiền rồi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng sau cũng được.
Nam mô A Di Đà Phật
Nhà con thuộc trường hợp 2 ạ, vì đất ao cha ông để lại, giờ xây chiếu theo luật khi chưa chuyển mục đích vẫn gọi là xây trái phép, nên lòng con chưa yên, vì cảm giác mình vi phạm quy định, ko biết con có cầu toàn quá ko ạ?
A Di Đà Phật
Thì ra khu đất này gia đình bạn đã được cấp sổ đỏ rồi. Luật cũng có kẻ hở, chúng ta không lách luật như bao người khác nên không có gì LL phải nghi ngại lắm đâu. Chính quyền không làm căng, trước mắt hãy xây dựng nhà ở trên đất ấy cho bố mẹ vui lòng đi đã, sau thì ráng tiết kiệm mà hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (dù sao đất này là do ông bà để lại, có lấn chiếm trái phép đâu).
LL ơi, con đường tu học còn dài lắm, nếu chúng ta chẳng biết uyển chuyển linh hoạt để cân bằng giữa đạo và đời, quá cứng nhắc sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong đời thường mà tất sau đó sanh tâm thất thối trên đường đạo.
MD còn non tuổi, chưa hiểu biết nhiều, do vậy ý kiến cá nhân chỉ mang tính san sẻ, xin bạn hoan hỷ vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
Đất nhà con cũng chưa có sổ đỏ đâu ạ. Đất cha ông từ trước nhưng thủ tục làm sổ vẫn trục trặc, con làm dâu nên chỉ được biết đến vậy. Con xin cảm ơn ạ.
nam mô a di da phật.con có 1 truyện muốn hỏi mong các thầy các cô giúp con ạ.
cha vợ con mất.con ₫ã ₫eo tang cha,₫ược khoảng 6 ngày thì e trai họ của con cũng mất.do k biết nên con ₫ã ₫eo tiếp khăn tang của em con.từ lúc ₫ó ₫ến giờ con ₫au ₫ầu lắm,con uống thuốc nhưg mà không ₫ỡ gì cả.người ta bảo ₫eo 2 tang như vậy sẽ bị hành cho ốm ₫au.giờ con không biết làm thế nào nữa.mog các thầy cô có cách gì giúp con với ạ.nam mô a di da phật..