Sư Hồng Cử họ Đường, người Vĩnh Gia, xuất gia ở chùa Long Hưng, quận Cối Kê. Sư đến học đạo ở chùa Bảo Hưng, thành Trường An. Người Trường An cho rằng trong số những danh tăng kiệt xuất không ai sánh bằng Sư. Nhưng Sư rất khiêm cung và chưa hề tự đắc. Sư đã từng cùng Trần Lưu, Thái Khuê đến chùa Hóa Độ. Chùa này có một văn bia, Sư đọc văn bia mà mắt chỉ xem vài hàng. Thái Khuê lấy làm lạ hỏi Sư:
– Ông có thể đọc thuộc văn bia này sao?
Sư trả lời:
– Thuộc một ít.
Thế rồi, Thái Khuê che bản văn lại, nhưng Sư đọc không sai một từ. Thái Khuê nghi là do Sư tình cờ thuộc được văn bia. Sau đó, hai người đến chùa Sùng Thánh. Văn bia chùa này gồm có mười tấm. Thái Khuê đưa cho Sư đọc qua một lượt, sau đó che bản văn lại, và Sư cũng đọc thuộc làu y như lần trước. Thái Khuê khen:
– Tôi có nghe nói đến bậc kiệt xuất trong làng Nho, nhưng chưa thấy ai như thế. Hôm nay tôi mới thấy được sự kiệt xuất đó ở nơi ông.
Sư không đáp. Cuối năm ấy, Sư đến nước Việt. Tăng, ni nước Việt thỉnh Sư làm thầy y chỉ cho cả hai chúng tăng và ni. Đi đến đâu và làm những việc gì, Sư cũng đều thể hiện lòng từ và đức nhẫn. Sư chưa từng chửi chó, mắng mèo huống gì đối với người. Mỗi khi tụng kinh Quán Vô Lượng Thọ, Sư hướng tâm đến cảnh giới An Dưỡng, nhiều lần cảm ứng được điềm lành nhưng Sư không hề để tâm và cũng chẳng nói ra.
Niên hiệu Thiên Thành thứ ba (928) đời Đường, sau trận thiên tai lũ lụt, người dân lâm vào cảnh khổ nghèo đói. Một hôm, bọn trộm lén vào thất của Sư, Sư vẫn bình thản nói với chúng:
– Các ngươi chỉ vì thiên tai mới bị khốn khổ chứ không phải như kẻ khác, nhất thời gây ra tội lỗi, nên phải biết ăn năn.
Bọn trộm nghe rồi hổ thẹn nói:
– Đệ tử muốn lén lấy lúc Sư không phòng bị.
Sư nói:
– Ngươi đã đến đây, nhưng chẳng phải là đệ tử của ta, ta sẽ cho ngươi đi, nếu là đệ tử thì phải ở lại.
Niên hiệu Trường Hưng thứ tư (933), đời Đường, đang lúc bình an không bệnh mà Sư nói với đệ tử:
– Cảnh giới thù thắng cõi Tịnh độ vừa rồi hiện đến, ta sắp từ biệt cõi đời, hãy thay y mới cho ta để xong việc của ta.
Canh ba đêm ấy Sư viên tịch. Thi thể Sư liệm trong quan tài đã ba ngày. Đêm ấy, chợt nghe trong quan tài có tiếng gõ. Đệ tử đến mở nắp quan ra thì Sư ngồi dậy nói:
– Ta đã dặn ngươi thay y mới cho ta, mà ngươi lại làm trái lời ta. Hôm nay hàng Thánh chúng cho rằng y của ta không sạch, nên khó gần gũi với các ngài. Vì vậy ta trở về đây nhờ ngươi thay y lại cho ta. Đệ tử thay xong, Sư nằm thẳng viên tịch như lúc ban đầu.
Trích: Bốn Chúng Vãng Sanh
Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên
A Di Đà Phật! Cho con hỏi các thầy là
“Niệm Phật hướng tâm về Tây Phương là sao?”
Trong lúc đó mình nghĩ gì ạ!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Khi hướng tâm về Tây Phương, niệm Phật sẽ tự rõ ràng thông suốt an lạc hơn. Mọi suy nghĩ tự chấm dứt. Tự hướng tự mình sẽ hiểu khi niệm Phật.
Khi quên hướng tâm về Tây Phương, tức hướng tâm về Ta Bà. Khi đã hướng tâm về Ta Bà, niệm Phật sẽ bị gián đoạn và tán loạn. Mọi suy nghĩ phiền não tự khởi lên. Dù cho mình tĩnh toạ niệm Phật cũng rất nhọc nhằn.
Pháp môn Tịnh Độ khó tin khó hiểu cũng vì do tâm mình khó thường hướng tâm về Tây Phương mà niệm Phật. Thế sự, gia duyên, trần lao thường trói buộc ngăn ngại. Khi đã một lòng hướng tâm về Tây Phương không khác gì Tín – Nguyện chân thật. Hổ thẹn là HT khó có thường hướng tâm về Tây Phương.
Bạn Tâm hãy đọc đi đọc lại nhiều lần những sự tích của các vị cư sĩ tu Tịnh Độ niệm Phật được vãng sanh sẽ tự hiểu rõ ràng hơn, “Niệm Phật hướng tâm về Tây Phương là sao?”.
Chúc bạn thường hướng tâm về Tây Phương.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! xin cảm ơn thầy Huệ Tịnh nhiều!
Bạn Huệ Tịnh và bạn Tâm thân mến
Niệm Phật chỉ để tâm ở nơi câu Phật hiệu, chẳng phải hướng về Tây về Đông gì cả. Hướng là chỉ lúc hồi hướng, còn lúc niệm thì không quý bạn nhé.
A di đà phật.
A Di Đà Phật.
Bây giờ bạn Tâm hiểu rồi chứ?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tâm của người Tây Phương như thế nào thì mình cố gắng giữ cái tâm nhu họ vậy, ngoài Tây Phương, ngoài A Di Đà Phật ra thì đừng nên để cái nào khác vào trong tâm. Bạn hãy xem kỹ, nhiều lần kinh Vô Lượng Thọ, 48 lời nguyện của Đức Phật người nói rất rõ cho chúng ta biết.
A Di Đà Phật! Tâm xin cảm ơn phúc đáp của thầy Huệ Tịnh và thầy Niệm Phật!
Thưa thầy Huệ Tịnh mặc dù Tâm chưa hiểu lắm nhưng qua phúc đáp của thầy thì Tâm cũng có xem các gương vãng sanh và niệm Phật, nhưng Tâm vẫn chưa được rõ ràng lắm, ví dụ trong lúc đang niệm Phật mình phải chú tâm ra sao, thí dụ là Tâm đang niệm Phật thì chỉ lo chuyên chú vào Phật hiệu nhưng những ký ức không vui lại hiện về làm Tâm không thể chú tâm được! Tâm rất lo lắng ạ!
Được gặp pháp môn niệm Phật thì Tâm nghĩ chắc do mình cũng có duyên nhưng chắc do sơ cơ nên vọng tưởng đau buồn tập kích liên tục cũng khiến Tâm sinh tâm sân giận cũng như đau khổ!
A Di Đà Phật!
rất cảm ơn thiện tri thức NguyenPhu đã phúc đáp
A Di Đà Phật.
Bạn Tâm thân mến.
“ví dụ trong lúc đang niệm Phật mình phải chú tâm ra sao, thí dụ là Tâm đang niệm Phật thì chỉ lo chuyên chú vào Phật hiệu nhưng những ký ức không vui lại hiện về làm Tâm không thể chú tâm được! Tâm rất lo lắng ạ!”
Nếu bạn muốn sau này niệm Phật an lạc hơn, bạn cần nên tập buông – bỏ – bớt những chuyện tình cảm trong cuộc sống. Những ký ức vui, buồn, giận hờn, v.v… cũng do tập khí tình cảm mà ra. Những cái trách nhiệm và bổn phận hàng ngày trong cuộc sống, cố gắng buông bớt tình cảm xen kẽ vào trong lòng. Những chuyện đã xong rồi, hãy hướng tâm về Tây Phương mà niệm Phật cho nhe nhàng tâm hồn.
Đôi khi bạn cần trải nghiệm mọi thứ để có thể học hỏi.
Chúc bạn niềm tin vững chắc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Xin cảm ơn thầy Huệ Tịnh đã chỉ bảo, Tâm đọc phúc đáp của thầy cảm thấy rất vui! Cảm ơn thầy!
A Di Đà Phật.
Bạn Tâm thân mến. Huệ Tịnh chỉ là Phật tử bình thường, không phải là thầy.
Nhớ đừng vui quá, cũng đừng buồn quá. Vui buồn cũng niệm Phật, lâu ngày sẽ tự rõ hơn.
—————————–
“Nhìn lại thân nầy, khi thiện thì nghĩ rằng sẽ được vãng-sanh, đó cũng là một tâm-niệm khác; khi ác thì nghĩ rằng khó được vãng-sanh đó cũng làm một tâm niệm khác. Đừng để ý đến thiện ác, hãy biết rằng hễ Niệm-Phật thì tất được vãng-sanh. Do đó từ nay về sau, cho đến suốt đời, một mực xưng-niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật. Dù cho tín tâm cạn mỏng, xưng danh yếu đuối đi nữa, cũng phải duy-trì tưởng-niệm quyết-định vãng-sanh. Nếu có tâm lo-lắng về chuyện vãng-sanh, đó cũng là một loại tâm-niệm khác.”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Tâm đọc phần Niệm Phật Tông Yếu do thầy Huệ Tịnh phúc đáp bên dưới làm Tâm cũng nhẹ lòng hơn mấy nay Tâm cũng mặc kệ vọng tưởng chuyên cần xưng danh nhưng vẫn còn khó khăn, hi vọng nhờ ân Tam Bảo gia trì giúp đỡ Tâm vượt qua để vãng sanh cõi Tịnh ( xin cho phép Tâm được gọi Huệ Tịnh bằng thầy với lòng biết ơn đã chỉ bảo Tâm)
bình thường đầu óc của mình nó cứ trỗng rỗng , học gì đều hay quên nhưng niệm phật bằng ý thì dễ vào, cho mình hỏi như vậy là thế nào?
Chào bạn Thảo,
Khi học mà hay quên là do bạn không tập trung tinh thần vào bài học. Còn khi niệm Phật bằng ý thì đơn giản hơn, chỉ có một câu Phật hiệu nên dễ nhớ, hoặc cũng có thể do bạn đã có duyên từ trước với câu Phật hiệu.
Vậy nên khi học bài bạn cần chú tâm hơn, khi niệm Phật thì cứ chú tâm như vậy, niệm càng lâu, càng nhiều, càng tốt.
Chúc bạn thường tinh tấn tu, học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
mình cũng vậy nhưng lại đang cầu viện Phật Bồ tát gia hộ cho được xả ly hết mọi việc, chỉ lo niệm Phật sớm về Cực Lạc, nhưng việc học hành này nọ chẳng biết có thành tựu gì hay ko, nếu có cũng là việc thế gian sau này vân phải bỏ đi, chẳng ham đâu
A Di Đà Phật! Xin hỏi các quý thầy, học Phật làm theo Phật dạy là sao, có phải là ai mình cũng đặt lòng tin không, hay là xem ai cũng là người tốt ạ! Gặp trường hợp nguy hiểm như bị cướp, bị lừa,…thì mình sẽ phải làm gì, dùng tâm thái gì để đối mặt!
Mình là kẻ sơ cơ vẫn còn nhiều nghi vấn mong được các quý thầy chỉ cách làm người!
Chào bạn Kẻ Sơ Cơ,
Không phải như bạn nghĩ rồi, đạo Phật phải có từ bi và trí tuệ song hành. Cho nên dĩ nhiên không phải gặp ai cũng đặt lòng tin hết. Ở đây PH chỉ xin dám bàn đến trường hợp sơ cơ như bạn và PH chứ với các vị đang hành Bồ tát đạo, các vị đang tu tâm bình đẳng thì có lẽ sẽ khác, đó là cảnh giới mình chưa tới nên không dám bàn. Với người sơ cơ, bạn cần phân biệt cho rõ tốt, xấu, chánh, tà,..vì Phật dạy ta chỉ nên gần thầy sáng bạn lành và phải tránh xa thầy tà, bạn ác.
Với trường hợp mình bị cướp, thì mình cần hiểu đó là quả của mình, chớ nên chống lại hay đuổi theo vì thường người đi cướp đều có vũ khí, chẳng may ta bị gì thì có phải do ta thiếu trí tuệ, vì lo giữ của mà bị thương vong đó sao? Tuy nhiên, khi bạn thấy người khác bị cướp, mà mình có võ, hoặc có thể gọi người tiếp ứng bắt cướp được thì nên ra tay tương trợ. Hai trường hợp này có vẻ giống nhau, nhưng lại khác nhau. Trường hợp đầu, hành động ta đối đầu với cướp phát sinh từ tâm tham, còn trường hợp sau ta đối đầu với cướp phát sinh từ tâm muốn giúp đỡ người khác. Cho nên, trong mọi trường hợp, cần phân biệt cho rõ thiện, ác để có hành động đúng đắn. Nói ngắn gọn, bạn cần xét cho kỹ, một việc làm mà có lợi cho mình và chúng sanh, hoặc dù bất lợi cho mình nhưng có lợi cho chúng sanh, đó là việc thiện. Ngược lại việc bất lợi cho mình, cho chúng sanh, hoặc dù có lợi cho mình, nhưng có hại cho chúng sanh thì đó là việc bất thiện. Trong cuộc sống, bạn có thể dựa trên ý trên để có cách hành xử thích hợp.
Có lẽ bây giờ bạn cũng đã có thể tự mình có cách xử lý phù hợp cho trường hợp bị lừa.
Bạn hãy tìm nghe, đọc các bài giảng Phật pháp phổ thông về Tam Quy, Ngũ giới, Nhân Quả, Duyên,..để có nền tảng kiến thức Phật học vững chắc rồi từng bước áp dụng vào cuộc sống nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
khó nói lắm bạn ạ, nếu thấy tin được thì tin, ko tin được thì thôi. ráng ép có khi lại thêm hối hận, nếu bạn có lỡ tin lầm thì cũng nên nghĩ họ là phàm phu mà, lúc tốt lúc xấu thay lòng đổi dạ cũng là việc bình thường, mình cũng là phàm phu nên cũng đâu hiểu nổi lòng dạ họ, rút kinh nghiệm vậy. tốt nhất là tin Phật niệm Phật ấy bạn, an toàn, đảm bảo.
còn bị lừa hay cướp thì bạn cũng biết của cải vốn là vô thường, là của 5 người: nước trôi, lửa cháy, trộm cướp, con hư phá sản, quan quyền tức đoạt. coi như cảnh tỉnh mình lo tu hành, vãng sanh thì chẳng phải lo nghĩ chi nữa về của cải, chẳng nên ham mê coi trọng tài sản quá mà khiến tâm mình sầu muộn, tuy biết là khó nên phải tập lần lần để nếu có ngày đó xảy ra bản thân cũng có dũng khí mà đối diện nha bạn.
A Di Đà Phật! Kẻ Sơ Cơ cảm ơn liên hữu Phước Huệ và liên hữu Minh rất nhiều! Kẻ Sơ Cơ đã hiểu rồi! Cảm ơn lần nữa ạ!
Xin lỗi ạ, mình là Kẻ Sơ Cơ còn nick Tâm là của chị mình, mình hỏi một câu, chị mình hỏi một câu, nên nếu dùng chung nick Tâm sẽ gây nhầm lẫn, xin hoan hỉ sửa giùm mình phúc đáp cảm ơn liên hữu Minh và Phước Huệ thành “Kẻ Sơ Cơ” để tránh gây nhầm lẫn.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Con có điều thắc mắc không yên tâm, xin quý thầy cô và đạo hữu từ bi chỉ dạy cho con.
Ở nhà con niệm Phật rất nhiều giờ vì con muốn đạt được kết quả tốt. Mỗi tuần 1 lần vào thứ Bảy, con tham gia đạo tràng niệm Phật ở chùa. Con có cúng dường cho chùa. Nhưng con không làm công qủa, con không tham gia các buổi cúng kiến tụng kinh ở chùa tại vì con muốn dành thời giờ niệm Phật. Con chỉ tới chùa 1 buổi sáng thứ Bảy để niệm Phật sau đó con không ở lại ăn mà lo chạy về nhà sớm.
Ở trong chùa, các bạn đồng tu của con, nhiều người làm công qủa rất nhiều, lo nấu nướng để cúng kiến, lo nấu nướng để gây quỹ cho chùa. Các bạn con ngoài thời khoá niệm Phật ở chùa còn tham gia đủ tất cả thời khóa khác của chùa như tụng kinh Lăng Nghiêm, kinh Dược Sư, kinh Địa Tạng, chú Đại Bi 21 biến, lạy Lương Hoàng Sám, kinh Vu Lan… tùy mùa. Đồng thời họ còn tích cực làm đủ thứ công qủa không nề hà khổ nhọc, rất đáng khâm phục.
Con không làm gì hết chỉ niệm Phật thôi vì con thật sự muốn trừ vọng tưởng và con còn rất sơ cơ. Đồng thời con ngại vào chỗ đông người sợ sanh phiền não. Nhưng con càng lúc càng không yên tâm vì các tấm gương hy sinh để phục vụ chúng sanh của các bạn đồng tu làm con cảm thấy không yên. Con cũng rất muốn xã thân phục vụ chúng sanh nhưng con còn nhiều vọng tưởng, chấp trước, phiền não, công trình niệm Phật chưa đi đến đâu. Con có niệm Phật tới chết cũng không trừ hết vọng tưởng. Như vậy suốt đời con không làm được gì để hộ pháp ngoại trừ cúng dường tiền đi thế mạng cho mình. Không ai trách móc gì con hết. Con chỉ tự cảm thấy xấu hổ và mặc cảm trước các bồ tát bạn con trong chùa. Nhưng con đành chịu vậy thôi vì con muốn dành hết thời gian niệm Phật và nghe pháp.
Có người nói với con một khi đã thọ Bồ Tát giới thì phải hành Bồ Tát hạnh. Phải làm công qủa mới được. Phải vào chùa nấu nướng, rửa chén, lau cầu tiêu thì mới phải. Con thật là quá khích, không tốt.
Con thật là hổ thẹn, không biết nói gì hơn. Nay viết vài dòng này cho vơi bớt tâm sự nặng nề này.
A Di Đà Phật.
Chào bạn Bạch Liên,
Bạn phiền não bởi vì bạn chưa hiểu rõ công đức của niệm Phật, lại hay ngó nghiêng, không để ý tâm mình, để cho nó chạy rông đi tính toán công đức hơn thua với các bạn tu.
Xin được góp vài ý với bạn như sau.
– Tuỳ hỷ công đức với các việc công quả mà các bạn tu đang làm. Bạn muốn chuyên tâm niệm Phật thì cứ an trú vào câu Phật hiệu, và tất cả những suy nghĩ ý niệm khác đều là vọng tưởng, biết vọng thì đừng nuôi dưỡng, chạy theo nó nữa, vậy là hết phiền não.
– Ai có duyên gì thì tu đó. Người có duyên đọc, tụng kinh thì họ thích đọc, tụng kinh, bạn có duyên với Phật hiệu thì thích niệm Phật, bạn đừng khởi tâm tham, cái gì cũng muốn hết là “mệt” lắm đó.
– Niệm Phật với tâm muốn độ hết chúng sanh, vì chúng sanh mà niệm, chứ chẳng phải riêng mình thì đó chẳng phải là hạnh Bồ tát sao?
Nói tóm lại, cái bạn đang gặp chính là chướng ngại đó, là “nội khảo” đó, là cái tâm vọng của bạn đang khởi nghĩ lung tung này nọ và bạn đang bị nó dẫn dắt không còn yên tâm niệm Phật được nữa. PH nghĩ bạn cần làm hai điều, một là nhận ra chân tướng nó chỉ là vọng tưởng nên sẽ không để ý đến nó nữa; điều thứ hai là hãy nhiếp tâm niệm Phật không chỉ trong thời khoá, bất cứ lúc nào thấy nó nghĩ lung tung thì nhiếp tâm niệm Phật liền.
Bạn hãy thử nghe bài giảng Kinh A Di Đà Yếu Giải của sư bà Hải Triều Âm, có thể giúp bạn hiểu rõ công đức bất khả tư nghì của việc niệm Phật, từ đó bạn sẽ an ổn mà niệm Phật, tin chắc mà niệm Phật chứ không “loay hoay” như bây giờ nữa.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
đây đây bạn học ngài Hải Khánh nhé
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/09/niem-phat-vang-sanh-luu-lai-than-kim-cang-bat-hoai/
Ngài Hải Hiền nữa
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/04/hoa-thuong-hai-hien-112-tuoi-tu-tai-vang-sanh/
tất cả chỉ cố làm cho tốt phận mình, chẳng nhìn ngó, xem vào chuyện người khác, đặt biệt là niệm Phật, niệm Phật là đại Phật sự vì sao? mình tu cho tốt, ngày ngày thành tâm mà niệm thì bản thân được vãng sanh, hồi hướng công đức cho người thân cũng được vãng sanh, chúng sinh nghe được tiếng niệm của mình cũng được thoát khổ, vãng sanh Tịnh Độ hay cõi lành, làm đâu cũng được, thành tâm là được.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/07/nguoi-niem-phat-dung-cong-nhu-the-nao-trong-cuoc-song-hang-ngay/
mình tuy cũng chẳng tốt lành gì nhưng thấy bạn sao sao í nha, sao lại thích đi làm mấy việc nhỏ nhặt đó mà bỏ niệm Phật, đại Phật sự đây chứ, chẳng nên ham cái nhỏ bỏ cái lớn. những việc khác chuyên chú mà làm cho tròn bổn phận thôi, niệm Phật là đạo cả, phải ráng hành suốt đời ý nha.
A Di Đà Phật, xin cám ơn các đạo hửu đã từ bi nhắc nhở.
Rất cám ơn Cư sỹ Phước Huệ đã nhắc mình nhớ lại nên tuỳ hỷ công đức của bạn đồng tu. Bạn nói đúng, mình đang bị nội khảo, đầu óc u mê đâm ra phiền não. Mình sẽ tìm nghe bài giảng Kinh A Di Đà Yếu Giải của sư bà Hải Triều Âm như lời bạn khuyên.
Cám ơn bạn Minh đã gởi cho mình câu chuyện của ngài Hải Khánh. Mình nhất định học theo Ngài. Đọc tới đoạn: “Người trong tự viện đối đãi với ngài như với vật bỏ đi, có hay không chẳng quan trọng, không ai giao cho ngài một việc gì tương xứng, mỗi việc nhặt phân về lại đi”. Mình thật vô cùng thán phục Ngài. Mình hơi cô đơn chút xíu thôi đã bị phiền não rồi. Mình nhất định đọc tới đọc lui chuyện đời Ngai để học tánh nhẫn nhục.
Trong lúc tâm tư rối bời, lời nhắn nhủ của thiện tri thức như nước mát cam lồ làm mình tỉnh táo lại. Nguyện gắng sức niệm Phật nhiều hơn cho tiêu tan phiền não, cho trí huệ sáng ra.
Một lần nửa, xin cám ơn các bạn.
Trên diễn đàn này ,cũng như thực tế có khá nhiều ng hay làm công quả ở chùa. Công quả ko chỉ là những việc như nấu nướng,rửa chén v.v…mà còn là những việc như trợ giúp các sự kiện hoạt động phật sự ở chùa…
Phật tử công quả ở chùa,ko phải là”sao sao,thích đi làm mấy việc nhỏ nhặt mà bỏ niệm phật”. Đừng coi thường các phật tử làm công quả ở chùa,e là mang tội đó.
Thực tế thì rất nhiều phật tử vừa làm công quả,vẫn luôn tâm niệm phật,đâu phải là bỏ niệm phật đâu
Công quả ở chùa,đừng coi đó là việc nhỏ mà bỏ qua. Có câu”chớ thấy điều thiện nhỏ mà ko làm”. Đức Phật đầy đủ vô lượng phước đức như vậy mà khi xưa cũng bòn chút phước nhỏ từ việc xỏ kim cho ngài A Na Luật đó thôi. Chúng ta có đc đầy đủ phước đức như phật chưa,mà chê những việc phước nhỏ ko thèm làm.
Các phật tử công quả giúp việc rất đắc lực cho chùa.ko có những ng phật tử này thì e rằng các chùa …mệt đấy.
có những việc mà k thể thiếu các phật tử làm công quả.A di đà phật
Niệm PHẬT không cần hình thức. Chắc lại phải xem lại NIỆM PHẬT TÔNG YẾU thôi.
Sợ là khi khởi lên ý niệm rồi nó làm chủ thôi.
Cho con ( 18 tuổi) hỏi con hàng ngày niệm Phật hồi hướng sau đó tụng kinh ( Diệu Pháp Liên Hoa và Địa Tạng kinh ) rồi niệm chú Quan Thế Âm Bồ Tát vậy có được không ạ. Tụng nhiều kinh có được không ạ? Do mỗi ngày đi học nên con tụng mỗi quyển kinh một Phẩm hàng ngày như thế được không ạ? Mong nhận được phúc đáp ạ!!! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, nguyện Đức A Di Đà Như Lai thường đến gia hộ cho con tu hành ngày càng tinh tấn, Nguyện cùng các chúng sanh đồng sanh Cực Lạc Quốc
Chào Niệm Phật mọi lúc, A Di Đà Phật.
Xin hỏi lại bạn là bạn tụng nhiều bộ kinh lớn như vậy hàng ngày không thấy mệt lắm sao? Bạn NPML ạ, chúng ta học phật cần phải có một vị minh sư hướng dẫn mới được. Vị minh sư này nhất định phải là một vị đã đại ngộ, thông suốt kinh điển. Bạn nên nhớ rằng chỉ cần thông suốt một kinh thì kinh khác chỉ cần lật vài tờ cũng hiểu nghĩa. Vậy tìm đâu một vị thầy như thế? Bạn hãy xem dẫn chứng sau:
Tổ thứ 6 thiền tông (ngài Lục tổ Huệ Năng) khi nghe Ngũ tổ Hoằng Nhẫn giảng kinh Kim Cang đến đoạn “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” Ngài liền đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Vậy là Ngài cũng chỉ nghe một bộ kinh mà đại ngộ.
Chuyện về Lục Tổ Huệ Năng có một hôm có một vị tỳ kheo tên là Pháp Đạt đến đảnh lễ ngài, (vị tỳ kheo này đã tụng 3000 biến kinh Pháp Hoa) khi đảnh lễ đầu không chạm đất, thấy vậy Lục Tổ hỏi, ông có bản lãnh gì mà đầu không chạm đất? Pháp Đạt thưa rằng, con đã tụng 3000 biến kinh Pháp Hoa (đúng là cũng có chút bản lãnh). Ngài Lục Tổ mới bảo Pháp Đạt đọc cho nghe kinh Pháp Hoa. Sau khi Pháp Đạt đọc đến phẩm Phương Tiện thứ 4 thì bảo dừng không đọc nữa. Lục Tổ ngài bèn giảng cho Pháp Đạt nghe, ông liền đại ngộ.
Lần khác có vị Ni Sư tên Vô Tận Tạng gặp Lục Tổ xin chỉ dạy. Ngài hỏi con học kinh gì? Vị Ni Sư đáp con tụng kinh Đại Niết Bàn(một bộ kinh lớn). Ngài liền bảo Ni Sư đọc cho nghe, đọc một đoạn bảo dừng không cần đọc nữa. Sau đó Ngài giảng cho Ni Sư Vô Tận Tạng nghe kinh này, Ni Sư liền đại ngộ.
Vậy nên NPML, hãy một bộ kinh mà học, đừng tụng nhiều vì nhiều là xen tạp, khó định tâm. Các vị Tổ sư, Đại Đức đều khuyên như vậy.
Vậy NPML, bạn có thể tìm minh sư ở đâu? Khó phải không bạn, vị minh sư đã thông hết kinh giáo thời nay xung quanh ta dễ tìm chăng?. Khó, nhưng thời nay nhờ mạng Internet nên bạn có thể nghe các vị minh sư giảng một bộ kinh vậy. Cứ theo đó mà hành trì, một bộ kinh Tịnh độ (Vì bạn đã nguyện Đức A Di Đà Như Lai rồi mà, kinh Pháp Hoa cũng không ngoài). Nghe nhiều lần (học theo cô giáo Lưu Tố Vân, cô đã thông kinh giáo) sẽ có lúc gặt hái được thành công. Nên tin điều này bạn ạ, chúc tinh tấn nghe. A Di Đà Phật.
Có một người tôi quen, (cùng cơ quan)
Chưa quy y Tam Bảo,
Chưa phát nguyện trì trai,
Chỉ hàng ngày nghe giảng. (kinh Phật thuyết đại thừa Vô Lượng Thọ).
Tâm mới đầu động loạn,
Tham sân si thường hằng,
Ấy vậy mà thời gian,
Trải qua không lâu lắm.
Chừng nửa năm nghe giảng,
Như thế đến một ngày,
Tiếng động ở khắp nơi,
Thành A Di Đà Phật.
Bất niệm mà tự niệm,
Dù là tiếng mua rơi,
Là tiếng hát của người,
Đều A Di Đà Phật.
Đây chính là diệu pháp,
Mà Thích Ca Như Lai,
Phải đợi đến đúng thời,
Nói pháp âm vi diệu.
Là nan tín chi pháp,
Khó có được người tin,
Bởi vì thế cho nên,
Tịnh Không ngài chủ giảng.
Hơn mười lần viên mãn, (Ngài đã giảng kinh Vô Lượng Thọ hơn 10 lần)
Tín – giải vốn đủ đầy,
Hành – chứng phải là nơi,
Ngày ngày càng miên mật.
Đấng từ bi nói thật, (mười phương chư Phật phát tướng lưỡi rộng dài xung dương tán thán, hộ niệm).
Ấy vậy ít người tin,
Bởi vì thế cho nên,
Phải tới mười hai lận. (Bộ kinh này duy nhất Phật thuyết giảng tới 12 lần)
Này đồng tu các bạn,
Nhớ phát tâm thọ trì,
Một ngày Đấng từ bi,
Đón ta về Cực Lạc.
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn cư sĩ Hoằng Ẩn.
Rất mong cư sĩ thường chia sẻ trên ĐVCT.
A DI ĐÀ PHẬT.
Rất cám ơn bài thơ kệ của cư sĩ Hoằng Ẩn !
Mong cư sĩ thường lên duongvecoitinh !
Như cư sĩ HA đã phúc đáp,bạn NPML tụng nhiều kinh như vậy có thể sẽ mệt . Hơn nữa,kinh Pháp Hoa mình nghĩ những ng tu Pháp Hoa sẽ thường tụng. Còn chúng ta tu Tịnh Độ niệm Phật thì bạn có thể tụng kinh Vô Lượng Thọ(hoặc kinh A Di Đà) & niệm Phật thôi cũng đc rồi. Công đức thù thắng.
Bạn hãy nghe giảng kinh Vô Lượng Thọ(kinh A Di đà) thật nhiều lần,nghe đi nghe lại cho thấu.
A Di Đà Phật! Mong được chỉ bảo, cho Buông hỏi là “buông xả” là gì? Mọi chuyện xảy ra đều lưu lại trong đầu, đôi khi nó lại hiện về làm động tâm mặc dù mình không muốn nghĩ, như vậy là chưa buông xả được ạ, buông xả là không nhớ nghĩ hay sao, nhưng đôi khi nó lại hiện về làm bản thân nặng trĩu.
ko buông được liền thì từ chút một bạn nhé. là tốt hay xấu đều như nhau, chẳng nên để tâm quá, những chuyện ở đời chẳng nên quan tâm tới, có cũng được, ko cũng được, dù gì cuối cùng cũng phải bỏ, hao tâm tổn sức nào có ích gì. tốt nhất là chỉ lo niệm Phật, những chuyện đời ko bỏ được thì làm, tốt cũng được, không tốt cũng được, chỉ lo niệm Phật cho tốt mới quan trọng. bạn có làm cách mấy, lo nghĩ cỡ nào đến khi chết cũng chẳng được gì, uổng công lắm mà phải bỏ đi nên đừng có ham, niệm Phật nương Phật lực sanh về Cực Lạc trường sanh bất tử, ko già ko bệnh, tài của cần là có, đầy đủ thần thông, quan trọng là được gặp chư Phật, được Phật dạy dỗ cho thành Phật đạo.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Buông Xả Là Gì?
Buông Xả có bốn nghĩa: Có buông mà không xả; Có xả mà không buông; vừa buông, vừa xả; và không buông không xả.
*Sao gọi có buông mà không xả? Ví như có người tặng bạn chiếc mobil đắt tiền, nhưng lại dặn: bạn phải giữ nó thật cẩn thận, không được để trầy xước hay hỏng hóc, cũng không được bán hay tặng ai, để thỉnh thoảng tôi còn muốn thấy nó. Vậy là người tặng bạn mới chỉ dám buông món đồ, nhưng tâm còn chưa buông được.
*Sao gọi có xả mà không buông? Cũng người bạn nọ tặng bạn chiếc mobil nói trên cho bạn và rất lấy làm vui khi làm điều đó. Tuy không dặn bạn phải làm những điều nói trên, nhưng đi đâu, gặp ai cũng đem chuyện tặng mobil ra để nói, để khoe, hoặc mặc dù không nói, không khoe nhưng tâm luôn nghĩ đến hành động tặng quà của mình. Vậy là người tặng bạn mới chỉ có xả, nhưng tâm lại chưa buông.
*Sao gọi vừa buông, vừa xả? Cũng người bạn này, tặng bạn chiếc mobil, rồi không nhớ nghĩ, cũng chẳng quan tâm bạn sẽ làm gì, để dùng hay sẽ cho, bán món quà đó. Đơn giản tặng rồi là xong, tâm không mảy may vướng bận tới việc người tặng, vật tặng và người nhận nữa. Đó gọi là vừa buông, vừa xả.
*Sao gọi không buông, không xả? Điều này thì quá rõ rồi, ý nói người tâm vô cùng bỏn xẻn, không muốn bỏ ra bất cứ một vật gì cho dù là nhỏ nhất.
Đó là nói về việc buông xả trong hạnh bố thí. Đem hạnh này để quán chiếu tâm khi đối người, tiếp vật cũng không có gì khác biệt.
*Ví thử ai đó làm điều sai quấy với bạn, bạn nhận ra, góp ý, họ không nhận lỗi, còn chửi mắng, nhục mạ, thập chí muốn ẩu đả với bạn. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này? Im lặng? Nhưng dồn nén sự bực dọc trong tâm, về nhà đem sự bực dọc đó chút lên người thân, hay tự dày vò mình… Đó mới chỉ là có buông mà không xả. Buông vì giữ được im lặng; nhưng đó là sự im lặng dồn nén;
*ngược lại, bạn giữ được im lặng, tâm không hằn học, nhưng gặp ai, đi đâu cũng nói về việc xảy ra nhằm mọi người hiểu, biết là mình có thiện chí, mình cao thượng, mình tốt… đó gọi là bạn có xả nhưng chưa buông;
*Xa hơn, cũng việc như vậy, bạn chỉ giữ thái độ bình thản, không vui, không buồn, không thanh minh, chẳng tìm sự hậu thuẫn, trái lại tâm hoan hỉ chờ nhân duyên thuận tiện, sẽ chỉ giúp người đối diện hiểu rõ chân tướng sự thật, đó là tâm vừa buông, vừa xả.
*Ngược lại, họ mắng chửi mình một, bạn mắng chửi lại 10; họ nói lỗi bạn 1, bạn nói lỗi họ 10; họ đánh bạnh một, bạn đánh họ 10… dĩ nhiên chẳng cần nói bạn cũng hiểu, tâm đó chẳng phải tâm buông-xả, mà là tâm phân biệt, chấp trước, vì phân biệt, chấp trước chuyện thiện-ác, phải-quấy, ta-người nên bạn khởi tâm sân nộ để đối đãi với người đã gây bất lợi cho mình. Trường hợp này, bạn có muốn an cũng chẳng thể được.
Như vậy muốn buông-xả được bạn phải thấy mình luôn nhỏ, luôn thấp kém, và luôn vì người mà chịu thiệt thòi. Điều này thật khó nhưng vượt qua được dẫu bạn muốn tâm không an cũng chẳng được.
TN
A Di Đà Phật! Cảm ơn đại huynh Minh và Thiện Nhân! Dù không biết mình có buông xả gì được không nhưng mình sẽ cố! Chúc hai vị tinh tấn
Mỗi lúc rãnh con đều chép 4 chữ a di đà phật đem đi đốt. Trang cuối con co chép hồi hướng. Chép kinh đêm đi đốt co sao không ạ
Xin các vị đồng tu cho con câu trả lời
Con cảm ơn
A di đà phật
Chào bạn Ngoc Giau,
Không biết bạn chép danh hiệu của đức Phật A Di Đà với mục đích gì? Nếu chỉ để đem đi đốt thì chắc là không nên rồi. Còn nếu như do bạn hoặc rất kính trọng, tán thán nên cung kính chép ra, hoặc để dễ nhiếp tâm nên chép ra, đến khi nhiều quá không còn chổ để lưu giữ nữa thì đem đi đốt chắc là không sao.
Bạn đừng nhầm lẫn danh hiệu Phật với kinh nhé. Kinh Phật là những lời giảng dạy của Phật Thích ca, còn A Di Đà là danh hiệu của một vị Phật. Cho nên việc bạn đang làm là chép danh hiệu Phật, chứ không phải chép kinh.
Xin được góp ý với bạn là, thay vì chép lên giấy tại sao bạn không chép danh hiệu Phật vào tâm bạn? Chép vào tâm nghĩa là tâm ghi nhớ từng chữ trong danh hiệu Phật, khi niệm ra tiếng hoặc niệm thầm, thì tâm phải luôn nghe cho rõ từng tiếng một, đây chính là cách ghi nhớ, chép vào tâm đó. Chép vào tâm thì không phải lo chuyện đem đi đốt nữa, mà danh hiệu Phật lại vĩnh viễn lưu giữ trong Tàng thức của bạn, lại giúp bạn mau chóng thanh tịnh tâm, vãng sanh Cực lạc, như vậy không tốt hơn sao?
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Trang đường về cõi tịnh thật là hay, thật là chân thật, nơi đây những người chân thật học Phật cùng dìu dắt nhau qua bờ giác ngộ, giải thoát, thầm nguyện trang sẽ mãi mãi trường tồn, nơi đây như một đạo tràng thời Phật còn tại thế, anh em, bè bạn…cùng sách tấn nhau. A Di Đà Phật.
Cám ơn Hoằng Ẩn Cư Sĩ đã khai thị ạ, mình đã hiểu rồi,HÁC dẫn chứng rất thuyết phục ạ. Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn NPML, góp ý với bạn thêm chút về NGHE KINH
Tại sao nghe lại quan trọng trong Phật giáo? Vì nghe đây chính là nghe pháp âm, vì rằng Phật truyền pháp cho chúng sanh cũng dùng pháp âm (“dùng pháp âm giác ngộ thế gian, phá thành phiền não, lấp hố dục vọng” và “pháp âm vang khắp vô biên cõi, rộng truyền cửa giới – định – tinh tấn” – kinh Vô Lượng Thọ). Các chư Tổ sư, Đại Đức cũng dùng pháp âm để truyền pháp. Ấy vậy cho nên kinh Hoa Nghiêm, một bộ kinh rất đồ sộ ngài Thanh Lương giảng tới 50 lần. Mỗi lần như vậy độ cho nhiều chúng đệ tử. Ngài Tịnh Không lão pháp sư cũng không ngoại lệ, bộ kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Ngài vẫn tiếp tục giảng và độ cho rất nhiều chúng đệ tử. Trong kinh A Di Đà, Phật dạy chúng ta là “văn thuyết A Di Đà Phật” dịch là: nghe giảng nói về Phật A Di Đà và trong kinh Vô Lượng Thọ “văn ngã danh hiệu” dịch là: nghe danh hiệu ta. Ở đây tại sao Phật không nói là biết danh hiệu hay đọc danh hiệu, hiểu về danh hiệu. Vì nghe danh hiệu đây chính là nghe giảng giải tường tận,rõ ràng, thông suốt về các bộ kinh này vì bộ kinh chính là y báo, chánh báo trang nghiêm thù thắng cõi Phật A Di Đà cũng có nghĩa là danh hiệu Phật A Di Đà.
Trong kinh giảng của Tịnh Không lão pháp sư về cuối đĩa giảng (khoảng 15-20 phút cuối) có HUYỀN NGOẠI CHI ÂM là pháp âm của các bậc đã thông kinh giáo truyền cho chúng đệ tử. Tại sao lại dùng Huyền ngoại chi âm? vì có những ý không thể chuyển tải bằng từ ngữ trong kinh (ý ở ngoài lời) nên có pháp âm đó.
Khi nghe kinh tụng và kinh giảng bạn hãy lìa tam tướng để nghe (tướng ngôn thuyết, tướng văn tự và tướng tâm duyên). Dùng tâm thanh tịnh để nghe sẽ có nhiều lợi ích. Mỗi ngày nên nghe đều đặn ít thì 2giờ, nhiều thì 4giờ kết hợp với “niệm Phật mọi lúc” như NICK của bạn thì việc gì chẳng xong. Chúc tinh tấn, an lạc.
A Di Đà Phật.
A di đà phật
Con thường chép phat. Thi con nghi cho tâm con được thanh tịnh không nghĩ gì khác ngoài phật hiệu di đà. Va con chép phật đi đốt thì dưới cỏi âm những người cô hồn ngạ quỹ có thể thấy được nhữg gì con chép phật di đà trong tập và họ có thể niệm theo để thoát khỏi địa ngục cầu sang tây phương tịnh đồ con chỉ nghĩ nhiêu đó. Khi con chép phật thì tâm con càng loạn
cảm ơn cư sĩ phước huệ đã cho con lời giãi đáp chân thành