Rất nhiều người học Phật, tại gia hay xuất gia đều có oán thân trái chủ đến đòi mạng, đến đòi nợ, điều này từng xảy ra. Điều này không phải mê tín, không phải giả.
Gần đây khoảng ba tháng trước, có một người tại gia học Phật, ông bị bệnh suyễn đã nhiều năm, nhưng không chữa được. Ông bế quan niệm Phật một tháng, phát hiện bệnh suyễn là do một oán thân trái chủ ở trên thân ông, khiến ông chịu tội này, đã phát hiện được. Khi phát hiện ông chân thành sám hối, ông nói: Bồ Tát suyễn – gọi vị trái chủ này – yêu cầu họ đừng làm khó ông, để cho ông có thể đọc kinh tốt, có thể niệm Phật thật tốt, hy vọng oán thân trái chủ này cùng tu hành với ông. Ông đem công đức mình tu hành hồi hướng cho họ, cầu sanh Tịnh độ. Tâm này vừa phát khởi, bệnh suyễn quả nhiên không còn. Bệnh suyễn này có còn chăng? Còn, ở bên cạnh ông! Một tháng sau, trái chủ nói với ông rằng: Phật A Di Đà đã tiếp dẫn họ về thế giới Cực lạc, bệnh suyễn của ông không còn, không cần trị cũng lành.
Sau này ông nghĩ đến sắc mặt, ông rất khó coi, ông liền nghĩ: Phải chăng lại là một oán thân trai chủ đến tìm? Quả nhiên không sai, là oán thân trái chủ. Khuôn mặt ông quả thật rất khó coi, giống như say rượu vậy. Ông gọi đây là người say rượu. Cũng dùng phương pháp này cầu Phật A Di Đà, Phật A Di Đà quả là từ bi, tiếp dẫn ông về thế giới Cực Lạc.
Hai bệnh này ông đã mắc từ nhiều năm trước, đều không trị được, vô cùng thống khổ, bây giờ vấn đề đã được giải quyết. Cho nên khiến chúng ta hồi tưởng, thân thể chúng ta chỗ này đau đớn, chỗ kia bệnh hoạn, nhất định đều là oán thân trái chủ ở trên thân làm phiền. Người không học Phật không biết phải chịu hành hạ, phải thọ báo ứng. Người học Phật hiểu được, hồi hướng cho họ, thờ cúng họ, siêu độ cho họ. Họ hoan hỷ ra đi, bệnh liền lành. Cho nên tự thân và gia đình đều được lợi ích.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (tập 542)
Giảng sư: Lão hòa thượng Tịnh Không
Xin mọi người thường niệm : Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa các cư sĩ,
Con trai cháu được 5 tuổi. Cháu đang bị bệnh hen được một thời gian rồi. Với bài viết này, thì theo các cư sĩ, mẹ cháu nên làm gì để giúp cháu bớt bệnh. Mẹ cháu hỏi như vậy bởi vì việc thuyết phục một đứa trẻ 5 tuổi tụng kinh niệm Phật không hề đơn giản. Mặc dù mẹ cháu vẫn thường mở kinh, niệm Phật và chú Đại Bi cho cháu nghe, hướng dẫn cháu lạy Phật khi đến chùa hay gặp tượng Phật. Con trai cháu vẫn làm theo, nhưng thực hiện theo kiểu nghe lời mẹ chứ cháu chưa thể thấm nhuần suy nghĩ của một người hiểu đạo lý của Phật và cháu chưa tự giác. Mong các cư sĩ có hướng dẫn cho mẹ con cháu bớt khổ. Thời gian qua là một quá trình dài của hai mẹ con với rất nhiều nước mắt và lo lắng cùng cực.
P/S: Hi vọng cư sĩ Thiện Nhân và Hữu Nghĩa có thể đọc lời nhắn này của mẹ cháu. Rất mong nhận được chia sẻ của hai vị cư sĩ.
Mẹ con cháu xin cảm ơn ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hồng,
*Điều đầu tiên TN khuyên bạn: Hai mẹ con (nếu được cả hai vợ chồng và cậu con trai) cùng phát tâm quy Y Tam Bảo. Riêng hai vợ chồng bạn nên phát tâm Quy Tam bảo và Thọ Trì Ngũ Giới. Còn cháu bé chỉ cần quy Y Tam Bảo là đủ, vì cháu còn bé nên không thể thọ Giới. Tại sao TN khuyên hai bạn nên Thọ tam Quy Ngũ Giới? Thông thường khi chúng ta có chuyện bất an, ngay lập tức chúng ta muốn nương cầu sự gia hộ của chư Phật và Bồ tát, nhưng với ý niệm giản đơn: mau vượt qua khổ nạn. Ở một góc độ nào đó, nếu nghiệp nhẹ, niềm tin nhất thời vô cùng mãnh liệt, ngay lập tức chúng ta nhận được sự gia hộ và bệnh tật trên thân cũng tức thì được chuyển hoá. Nhưng đó chỉ là chữa ngọn, nghĩa là bệnh chuyển rồi, nếu chúng ta tiếp tục sống trong vô minh (tham, sân, si…), đương nhiên những nghiệp lực quá khứ sẽ có nhân duyên để tiếp tục trỗi dậy, lúc này nếu chúng ta không có niềm tin vững chắc nơi chánh Pháp, chắc chắn chúng ta sẽ bị nghiệp lực bủa vây và sẽ phải tự mình trả giá. Do vậy việc thọ Tam Quy Ngũ Giới chính là tạo một vành đai, nói khác đi là một lá chắn giúp cho hai bạn xa lìa việc ác, năng hành việc thiện, kết hợp hàng ngày tụng kinh, niệm Phật, bố thí, phóng sanh sẽ là động lực chuyển hoá những bất thiện nghiệp của quá khứ, từ đó mang lại sự an lạc trong cuộc sống nội tâm và gia đình.
*Bệnh tật, ngoại trừ những bệnh do thời tiết, ăn uống, những bệnh này điều trị đông, tây y có thể trị dứt. Nhưng những bệnh âm ỉ, kéo dài, thuốc đông tây y trị không dứt, không khỏi, ngay lúc này chúng ta phải giác ngộ: nghiệp bệnh đã đến. Hoá giải bằng cách nào? Con cái đều có 4 duyên nghiệp với cha mẹ: đòi nợ, trả nợ, báo oán, trả ân. Một đứa con kể từ khi thai nghén cho tới lúc chào đời đều trong an lạc, kế đó trong bước đường trưởng thành đều luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ, cho dù cha mẹ đối đãi, cư xử, ngược đãi tàn tệ với nó, nó cũng không oán than, trái lại vẫn luôn hiếu kính, phụng thờ, đứa con đó là đến trả hiếu cho cha mẹ; ngược lại ngay khi thai nghén cho đến lúc trưởng thành, dẫu cha mẹ tận tuỳ cung phụng mọi điều, nhưng nó đều luôn oán hận, sanh lòng thù ghét, quậy phá, gây đau khổ cho cha mẹ, đó là đứa con đến để báo oán. TN sơ lược như vậy để bạn hiểu, con cái đều có duyên lành-dữ. Biết được nhân-quả rồi, nay mình phải tìm cách để hoá giải, chuyển đổi nghiệp, giúp cho những nghiệp bất an từ quá khứ được chuyển hoá. Muốn thế bản thân hai bạn phải dũng mãnh tu đạo, bởi tu đạo chân chánh chính là chữa tận gốc những nghiệp quả bất thiện, giúp chúng không có cơ hội trổ quả ác, trái lại giúp cho những nhân lành có cơ hội thành tựu, nhờ đó trái lành sẽđược trổ quả. Đó chính là ý nghĩa của Tam Quy Ngũ Giới.
*Hai bạn nên làm gì trong lúc này? Thuốc trị liệu cho cháu bé phải tiếp tục tôn trọng để tánh mạng cháu bé không bị tổn hại, nhưng về tâm linh, hai bạn phải nhìn nhận thật trong sáng và chuẩn xác: Muốn chuyển hoá được mạng, thì phải nương vào chánh pháp và phải nhờ chính bản thân mình. Đơn giản là: Mình tạo phước, ắt sẽ hưởng phước. Mình tạo nghiệp ác, ắt sẽ gặt quả ác. Phước-hoạ đều tự mình làm, tự mình hưởng và cũng tự mình gánh trả. Do vậy điều cần làm trước mắt hai bạn nên phát tâm thanh tịnh (thanh tịnh là không vụ lợi, không vì nhất thời cứu con mà làm) trì tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện; thứ đến niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, năng phóng sanh theo đúng nghi thức Phật Pháp; năng hành bố thí, năng cúng dường Tam bảo và thường xuyên gần gũi Tam Bảo để tạo nhân duyên lành cho cả nhà. Tất cả những phước thiện này đều đem hồi hướng cho những oán gia trái chủ của cháu bé, nguyện cho họ buông bỏ oán thù, cùng các bạn tu học và nguyện cho họ được Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sanh Tịnh Độ. Khi các bạn thường hành thiện, tâm các bạn và con trai sẽ tương thông, và khế hợp với tâm của chư Phật, chư Bồ tát, đương nhiên các bạn sẽ nhận được sự gia trì, tự nhiên thân bệnh của con trai sẽ dần được hoá giải. Nghiệp lực vốn có sâu-cạn. Vì thế sự hoá giải cũng có nhanh-chậm. Sự sanh-chậm vốn tuỳ thuộc ở sự tinh tấn và dũng mãnh tu đạo của các bạn. Hai bạn chớ vì thấy thân bệnh con trai không có chuyển hoá mà sanh tâm biếng trễ, thất vọng hay sanh nghi hoặc và đạo từ của chư Phật và Bồ tát mà tổn phước; trái lại, phải thật dõng mãnh và phát tâm bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh (không tham, không sân, không si). Được thế, chắc chắn bệnh tật của cháu bé sẽ được hoá giải.
*Quan trọng: hai bạn tuyệt đối không nên sát sanh để tế lễ quỷ thần, cũng chớ nên mua những nội tạng của gia súc làm để làm đồ bổ dưỡng cho con trai, bởi những thứ nội tạng này đều có tổn hại rất lớn cho những nghiệp bệnh trên thân cháu bé thêm phức tạp.
Nguyện chúc hai bạn sớm đến với ngôi nhà Phật pháp để tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo.
TN
Gửi cư sĩ Thiện Nhân,
Mẹ con cháu xin cảm ơn chú đã phúc đáp. Qua những gì chú chỉ dạy, cháu muốn hỏi một vài vấn đề liên quan như sau:
1. Về vấn đề Quy y và Thọ trì ngũ giới: con trai cháu đã được gửi lên chùa từ lúc vài tháng tuổi. Lúc gửi con lên chùa, cháu chưa biết đến Phật pháp như bây giờ, chỉ nghĩ đơn giản như mọi người là bán khoán con cho dễ nuôi. Sau này, khi đọc nhiều về giáo lý nhà Phật, cháu mới ngộ ra được một điều là sư thầy đã làm lễ Quy y cho con trai cháu với pháp danh Lê Bình, được ghi trên một tờ giấy chữ Hán, và có ghi chú về thời gian sau 12 năm quay lại chùa làm lễ chuộc về. Việc Quy y của cháu và chồng, với cháu có lẽ là thời gian thôi, vì trong tâm cháu đã nghĩ đến điều đó vào những đêm thức trắng vì con, vào những lúc quỳ trước Tam bảo, vào những lúc chợt nhận ra cuộc đời này vô thường và cuộc sống thật nhiều điều lo nghĩ và đau buồn. Cháu không phải bi quan, mà nhận ra một sự thật hiển nhiên trước đây mình ko biết. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chồng cháu. Anh ấy là một người sống theo chiều hướng mê tín ở một vài khía cạnh, thấy người khác tụng kinh niệm Phật ko phỉ báng nhưng tránh xa, nghe nhạc tụng kinh và niệm Phật thì chỉ nghĩ đến đám ma đám giỗ, thích uống rượu ăn thịt chó đàn đúm bạn bè, thích cúng mặn chứ không thích cúng chay nhưng vẫn đi chùa cầu này kia…Nói chung là tập hợp các thói xấu của một con người vô minh. Thậm chí anh ấy không hài lòng việc cháu tìm hiểu Phập pháp, nghe giảng kinh hay nghe niệm Phật. Gần như cháu phải giấu anh ấy để thực hiện những gì mình mong muốn. Do vậy, việc đau đầu nhất của cháu giờ là thuyết phục chồng làm như lời Cư sĩ chỉ dạy, có lẽ không phải một vài ngày mà cả một quãng thời gian dài tới đây chú ạ. Chú có cao kiến gì không chia sẻ với cháu nha.
2. Về việc trì tụng: hiện nay cháu vẫn hay niệm Phật (niệm thầm thôi ạ) những lúc rãnh rỗi trong ngày, như đi trên đường, trước khi ngủ, tâm trạng bất an. Trước đây, có một thời gian cháu niệm ra tiếng nhưng cháu rơi vào trạng thái nhức đầu và tỉnh táo một cách bất thường buộc cháu phải chuyển sang niệm thầm. Cháu chưa tụng Kinh Địa tạng lần nào nhưng đã có quyển kinh chú nhật tụng hướng dẫn chi tiết, cháu cứ theo đó thực hiện phải không ạ? Tuy nhiên, có một vấn đề là cháu đang ở nhà thuê, thời gian tới cháu mới lấy nhà riêng, cháu rất mong muốn thỉnh tượng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm về thờ. Cháu thực sự hơi lo vì không biết thủ tục thỉnh tượng rồi an vị tượng như thế nào, rồi liệu trên ban thờ chung của cả nhà (tất nhiên là vị trí cao hơn một chút), mình có đặt được tượng Phật cùng với bát hương tổ tiên gia đình hay ko? Rồi những lúc chồng cháu bắt cháu phải cúng mặn trên ban thờ có tượng Phật thì cháu phải xử lý như thế nào để không mang tội. Trong tâm cháu luôn nghĩ cúng bái thì nên cúng chay thôi chú ạ, cháu sợ sát sinh thêm ngày nào mang tội ngày ấy. Cháu cũng hay làm từ thiện thầm lặng ủng hộ hoàn cảnh nghèo khó, thỉnh thoảng mới đến chùa vì cháu thực sự không có nhiều thời gian rảnh cho bản thân mình. Về phóng sinh thì cháu rất muốn đến một ngôi chùa nào đó hay tổ chức phóng sanh góp công góp sức làm cùng chú ạ, mà chưa biết nên lấy thông tin từ đâu (Cháu ở Hà Nội).
3. Vấn đề ăn chay: chú có tin là từ ngày đọc kinh nghe pháp rồi tụng chú Đại Bi, cháu sợ máu tanh và thương những con vật bị giết trước mắt mình không? Cháu ăn thịt động vật nhưng không còn cảm giác ngon như trước đây nữa, chỉ ăn vậy thôi. Trong thâm tâm là cháu muốn tập ăn chay dần, nhưng nghĩa vụ làm mẹ, làm vợ buộc cháu vẫn phải sát sinh trực tiếp hay gián tiếp rất nhiều. Điều này cháu cứ lăn tăn mãi, phụ nữ quá thiệt thòi nếu chỉ tu tập một mình trong gia đình bình thường chú ạ. Nếu chồng cháu và con trai vẫn sinh hoạt như cũ, thì cháu rất vất vả để thực hiện việc ăn chay. Nếu quy y và thọ trì ngũ giới không ăn chay thì không có giá trị phải không chú? Theo chú cháu nên giải quyết vấn đề này như thế nào ạ?
Trên đây là những thắc mắc của cháu. Mong chú ghé qua bài để giải đáp giúp cháu một phần.
Cảm ơn Cư sĩ rất nhiều.
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hồng,
*Con trai bạn đã được thọ lễ Quy Y Tam Bảo rồi là điều rất tốt, tuy nhiên không nên hiểu theo kiểu „bán khoán“ vì như vậy việc Quy Y Tam Bảo sẽ lạc vào Thần đạo. Như TN đã trao đổi, trẻ con thì chỉ cần Quy Y Tam Bảo vì chưa có ý thức, do vậy, trong quá trình phát triển cần phải có sự giáo dưỡng về chánh pháp để cho cháu bé thấm nhuần về đạo Phật, nhờ những nhân duyên này, khi trưởng thành, nhân duyên hội đủ, cháu bé sẽ tự quyết định cho việc thọ Ngũ Giới của mình. Muốn một đứa trẻ lớn lên trong chánh pháp, có lẽ ngay từ lúc này là cơ hội tốt nhất để các bạn vun bồi những chủng tử Phật, bằng cách hàng ngày dùng tâm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ để giáo dưỡng và giúp cho cháu bé được trưởng dưỡng trong chánh pháp. Vì thế, chồng con bạn nếu thuận duyên họ sẽ là bạn đạo, cùng bạn tu học, ngược lại họ sẽ là người giúp bạn tăng trưởng tâm bồ đề. Do vậy bạn chớ vội quá lo ngại khi thấy ông xã chỉ lo ăn nhậu, sát sanh… Việc tu học Phật pháp là tuỳ theo duyên của mỗi người. Bạn giác ngộ trước chồng thì phải tận lực tinh tấn tu hành, phải dùng mình làm một biểu pháp thật tốt, giúp cho chồng, con, người thân xung quanh thấy được ý nghĩa chân chánh của việc tu đạo Phật. Được thế, dẫu bạn không rủ họ tu, họ cũng tự muốn tu theo. Đó là tự độ mà lại độ tha.
Triết lý giản đơn là: Bạn muốn độ chồng con, bản thân bạn phải tự độ mình trước đã. Nếu bản thân bạn vẫn còn mê tín, tất không thể khuyên chồng bạn xa rời mê tín. Nếu tâm bạn vẫn còn luôn nóng nảy, sân hận, tham lam, si khờ mỗi khi chồng, con hay người thân xung quanh gây khó chịu hay khó dễ cho mình, tất bạn chẳng thể khuyên họ phải sống từ bi, phải xa lìa tham lam hay hành động thiếu kiểm soát… Vì thế bạn chớ vội tìm mọi cách để chuyển hoá ông xã mà sẽ hỏng đại sự. Trái lại nên âm thầm tu – âm thầm là không cần đao to búa lớn công bố tôi sẽ ăn chay, tôi sẽ tụng kinh, tôi sẽ niệm Phật, tôi sẽ phóng sanh, tôi sẽ bố thí… tất cả những thứ này đều là hình thức và rất dễ khiến cho người khác (chưa muốn tu) sanh tâm hoảng loạn, thậm chí họ thù ghét mình, vì mình đã phá vỡ trật tự, tự do vốn có của họ, từ đó họ sẽ tìm cách chống phá, ngăn cản, thậm chí bài bác mình và Phật pháp. Đây là điều vô cùng quan trọng mà bạn phải nắm bắt thật vững để khi bước vào tu học không gặp phải sự chống phá ngay từ người thân của mình. Ăn chay là tốt, điều này TN đã chia sẻ khá nhiều rồi, nhưng ăn chay chưa phải là tất cả, quan trọng là giữ giới. Phật tử tại gia có 5 giới, khi thọ giới bạn sẽ hiểu kỹ hơn. Nếu ăn chay mà tâm không trì giới thì chỉ là kết duyên với chúng sanh, thực không có công đức. Do vậy bạn phải khéo léo áp dụng ăn chay thật tinh tế trong những bữa ăn gia đình, chớ nói ăn chay sẽ thành nọ, được kia mà tạo sự phản cảm. Việc tìm hiểu, học hỏi Phật pháp bạn lại càng phải tinh tế và khéo léo hơn. Theo như bạn nói, ông xã sẽ là người cản trở bạn khi bạn tinh tấn tu học. Điều này là bình thường, bởi hiếm có gia đình nào cả nhà cùng giác ngộ một lúc để tu học. Quan trọng bạn hãy tìm những cơ hội thuận tiện, chia sẻ quan điểm học Phật pháp của mình để chồng bạn rõ, chỉ đơn giản là học Phật pháp giúp cho cuộc sống tâm linh của cả nhà thêm an lạc. Thỉnh thoảng (nếu thuận duyên) nên rủ ông xã xem, đọc những băng đĩa, sách truyện về nhân quả báo ứng, nhờ vậy mà tự ông xã sẽ biết phải làm gì.
*Niệm Phật là tuỳ theo duyên và tâm lực của mỗi người. Có người trì lớn, có người trì nhỏ, có người trì thầm. Bạn tuỳ duyên mà chọn một pháp cho phù hợp với mình, không nên cưỡng cầu. Khi niệm Phật ra tiếng mà bị nhức đầu là do bạn niệm trong tán loạn, nghĩa là chỉ có miệng niệm, nhưng tâm thì nghĩ đủ thứ chuyện phiền não. Niệm Phật quan trọng nơi tâm: miệng niệm-tai nghe-tâm nhớ rõ câu Phật hiệu. Thực hành lâu ngày, tâm vọng tưởng sẽ được chuyển hoá.
*Kinh Địa Tạng có 3 quyển: Thượng-Trung-Hạ. Tuỳ theo thời gian bạn sắp xếp mà phát tâm trì tụng theo nghi thức trong kinh là được. Quan trọng khi hồi hướng bạn phải hồi hướng cho những oan gia trái chủ của con gái và chồng bạn, nguyện cho họ đồng phát tâm tu học, đồng niệm Phật để được vãng sanh về TỊNH ĐỘ.
*Việc thỉnh tượng A Di Đà là rất tốt, tuy nhiên vì chồng bạn không tin Phật pháp, nên bạn phải khéo léo thuyết phục chồng, giả sử: để trong nhà luôn ấm cúng, gia đạo, vợ chồng, con cái, cuộc sống được bình an chúng ta nên thờ Phật. Chỉ cần chúng ta có niềm tin và tâm luôn hướng về Phật, chắc chắn cuộc sống sẽ an lạc. Hãy chỉ đơn giản như thế. Về nghi thức AN VỊ PHẬT TN sẽ gửi cho bạn vào phần cuối.
*Việc lập bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên nếu hai bạn thống nhất được trong việc cúng giỗ, chắn không có trở ngại, và có thể lập một bàn thờ chung: Phật ở trên cao, tổ tiên để thấp bên dưới; ngược lại bắt buộc phải lập riêng ở hai phòng. Nếu không đủ phòng phải lập chung thì: bàn thờ Phật ở nơi cao, trang trọng, thanh tịnh nhất, bàn thờ tổ tiên lập trên một bức tường khác vuông góc 90° và thấp hơn so với bàn thờ Phật. Phật, Bồ tát vốn chẳng cần những đồ chúng ta dâng cúng, nhưng vì thương chúng sanh, muốn tạo phước cho chúng sanh nên các Ngài khuyên chúng ta nên cúng dường, chứ thực tình các Ngài không thọ hưởng những thứ đó. Người thân quá cố cũng vậy, họ cũng không thể ăn uống những thứ đồ chúng ta dâng cúng, bởi đó là đồ dành cho người phàm còn gọi là thực phàm. Do vậy việc cúng giỗ mà giết thịt mâm cao, cỗ đầy rồi dâng lên bàn thờ tổ tiên cũng chỉ là hình thức để giúp người sống có cơ hội ăn nhậu với nhau. Bạn nên giải thích cho chồng rõ: Muốn người quá cố không bị kết thêm nghiệp tội và có thể hưởng được đồ mình dâng cúng, phải thực hành theo đúng nghi thức cầu siêu cho người đã mất và phải trì chú để biến đồ ăn, thức uống của người phàm thành hương thực, lúc đó người chết mới hưởng được. Ngược lại thì chỉ là tự làm, rồi tự ăn với nhau, mà người chết lại mắc thêm nghiệp tội. Do vậy, ngày giỗ tết, tốt hơn cả là làm đồ chay, tụng một thời kinh, cả nhà cùng niệm Phật, phóng sanh, hồi hướng cho người còn kẻ mất, cả hai cùng lợi lạc.
*Phóng sanh là tốt, tuy nhiên chớ nên cưỡng cầu mà nên tuỳ hỉ, tuỳ duyên mà làm. Nếu kết duyên được với các bạn đạo ở chùa thì càng tốt, ngược lại thì có thể tự làm. Hãy lấy nhân duyên con trai bị ốm mà khuyến chồng bạn cùng phát tâm. Chỉ cần bạn làm đúng chánh pháp, chỉ một vài lần, chồng bạn tự sẽ thay đổi. Bởi khi phóng sanh, tâm từ bi tự sẽ trỗi dậy, nhờ vậy mà tâm sát sẽ tiêu giảm. TN sẽ gửi Nghi Thức bên dưới.
*Vấn đề ăn chay như TN đã nói bên trên, bạn phải khéo léo, tuỳ duyên mà ăn, đừng tỏ ra ghê sợ khi ăn mặn trước mặt chồng con, hãy hoan hỉ ăn nhưng quán tưởng đó là rau đậu, nghĩa là tâm không nhớ nghĩ đến hương vị đồ mặn nữa. Nên kèm thêm nhiều rau, đậu vào món mặn, khi ăn khéo léo ăn rau, đậu để tránh sự xung đột trong bữa ăn. Điều này quan trọng lắm, nhiều gia đình đổ vỡ vì chuyện ăn chay, ăn mặn. Bạn phải khéo léo thì mới vượt qua được. Đồ mặn nên mua sẵn, chớ nên mua về giết hại tại nhà. Bạn nói với ông xã: nếu giết thịt tại nhà, con đang mắc bệnh, sẽ tạo những oán hận trong ngôi nhà vì thế sức khoẻ của con sẽ khó mà tiến triển tốt. Nếu ông xã thương con, chắc chắn sẽ phải chấp nhận giải pháp đó.
Tu hành là sự nghiệp cả đời, không phải một vài ngày hay vài tháng, vài năm. Bạn hãy dũng mãnh, phát tâm và tinh tấn tu học, quyết không thối chuyển. Thọ Giới là để phòng ngừa: chuyển ác-hành thiện. Do vậy tất cả đều phải từng bước mà vững tiến. Chớ nên tạo áp lực tu hành mà khiến cuộc sống gia đình xáo trộn, phiền não tăng, như thế việc tu sẽ thất bại.
Bạn ráng thường xuyên vào ĐVCT chia sẻ và học hỏi để tháo gỡ thêm vấn mắc nhé. Chúc tinh tấn và an lạc.
TN
TB. Mong bạn hoan hỉ để lại email TN sẽ gửi Nghi Thức An Vị Phật và Nghi Thức Phóng Sinh để bạn in ra tiện sử dụng nhé.
con chào chú thiện nhân! con xin được hỏi chú về việc làm lễ quy y cho 2 bé nhà con. trước đây do vô minh không biết nên con đã bán khoán 2 bé vào phủ cửa đức ông. nay con thành tâm muốn cho các bé lên chùa quy y nương nhờ cửa phật những mong gieo duyên lành cho các con,nhưng con không biết phải chuộc các bé ra như thế nào cho đúng. xin chú hoan hỉ chỉ dẫn giúp con ạ. con xin chân thành cảm ơn và mong chờ hồi âm của chú
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mai Phương,
*Lựa chọn của bạn là rất sáng suốt, TN xin chúc mừng bạn. Việc gửi 2 con vào cửa Phủ ở góc độ nào đó (theo lý thế gian) cũng mang lại chút ít phần lợi lạc về tâm linh, nhưng thực tế thì các vị Thần linh là những người chưa giác ngộ, nhưng nhờ có phước báu và có tâm hướng Phật nên họ được làm những chức vị đó chứ họ không có năng lực để tiêu trừ ách nạn cho con của bạn, bởi nghiệp thiện-ác chính là nhân-quả, gắn liền với chúng ta từ vô thỉ kiếp tới nay, muốn chuyển hoá nghiệp, bản thân chúng ta phải giác ngộ, tu đạo Phật, phải bỏ ác, hành thiện, kế đó mới tiến tới hoá giải từng phần nghiệp lực. Bạn phải ráng nắm chắc yếu tố nhân-quả cơ bản nay thì khi tu học, dẫu chuyện gì ập đến cũng không phải ngỡ ngàng hay hoảng hốt nữa.
*Việc “chuộc” 2 con bạn ra khỏi phủ là không cần thiết, trái lại bạn chỉ cần đến đó, dâng những đồ chay tịnh và có lời cùng các vị Thần linh nơi đó, ví thử: chúng con vì không hiểu đạo Phật nên nhiều đời trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi, nay nhân duyên Phật pháp chín mùi, chúng con phát tâm xin Quy Y Tam Bảo cho hai con, nguyện mong chư Thiện thần từ bi, hoan hỉ ủng hộ cho các con chúng con trên bước đường tu học Phật pháp. Chúng con nguyện đem công đức tu học hồi hướng cho tất thảy chư vị Thiện thần nguyện cho các chư vị đồng phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, cùng chúng con tu học Phật pháp, cùng phát tâm niệm Phật, nguyện sanh về Tây phương Tịnh Độ. Trong thời gian qua, nếu chúng con có làm điều gì thất kính cùng quý vị, hôm nay chúng con xin thành tâm sám hối, nguyện các chư vị sớm được ngôi Chánh Giác để trở lại phổ độ chúng sanh. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh. Nam Mô Tầm Thinh cứu Khổ cứu nạn Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát tác đại chứng minh. Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát tác đại chứng minh. Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A DI ĐÀ PHẬT tác đại chứng minh.
Quan trọng: Nghi thức này giống như nghi thức tri ân và tạ lỗi với các vị Thần linh, vì thế bạn phải thực hành thật thanh tịnh. Sau khi hoàn tất, bạn không nên thường xuyên đến những nơi này để lễ cúng nữa vì sẽ không đúng pháp. Sau này cũng không cần phải làm lễ “chuộc” hai con bạn nữa, vì nó không cần thiết.
*Các bé quy y chỉ là kết duyên, quan trọng ở nơi bạn, bởi muốn các bé khai ngộ Phật pháp thì chính bản phải tự mình khai ngộ, nhờ đó mới có thể giúp hai con trưởng dưỡng trong ánh sáng của Phật pháp và gia đình mới được an lạc.
TN nguyện chúc bạn tỉnh giác và phát tâm dũng mãnh tu đạo.
TN
kính gửi chú thiện nhân! thật là phước lành cho con khi nhận được hồi âm của chú. nay con đã có duyên được biết đến phật pháp, hàng ngày con vẫn lạy sám hối và lúc rảnh con trì chua dược sư, nhưng nhiều lúc con thấy tâm sân si của mình vẫn còn nhiều, có lúc không kiểm soát nổi cơn giận đã đánh mắng các con. con nghe mọi người nói mỗi người nên chọn pháp môn tu cho phù hợp với căn cơ của mình, vì không có thầy hướng dẫn nên con vẫn chỉ tự mình tu tại gia và hành trì 2 pháp trên. con xin chú hướng dẫn con pháp tu nào phù hợp nhất với người bận rộn như con, và làm cách nào để kiểm soát sân si, vọng tưởng. con xin cảm ơn chú ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mai Phương,
*hàng ngày con vẫn lạy sám hối và lúc rảnh con trì chú dược sư nhưng nhiều lúc con thấy tâm sân si của mình vẫn còn nhiều, có lúc không kiểm soát nổi cơn giận đã đánh mắng các con.
Tại sao phải lạy sám hối? Câu hỏi này bạn phải thường ngày đặt ra thì sự sám hối mới thực mang lại ý nghĩa, bằng không đó chỉ là sự hành xác.
Sám Hối là gì? Sám: là nguyện trừ lỗi trước. Hối: là nguyện không phạm lỗi sau. Hàng ngày sám hối mà lỗi trước không trừ, lỗi sau vẫn phạm, đồng nghĩa đó là hành xác và là giả sám hối.
Sân hận là chủng tử của địa ngục. Nếu hàng ngày bạn huân tập những chủng tử này mà không tìm cách chuyển hoá chúng, đồng nghĩa bạn đang hướng tâm mình về địa ngục. Sân hận có nhân từ đâu? Từ cống cao ngã mạn, nghĩa là ai không làm theo lời bạn, bạn thấy khó chịu, bực tức và sẵn sàng chút giận lên họ. Đơn giản bạn nghĩ cái ngã của bạn bị đụng chạm hay thương tổn. Với người tu đạo thì bất cứ đối tượng nào (người hay vật) đều là những tác nhân giúp chúng ta thành tựu đạo quả.
TN lấy một ví dụ nhỏ: Ví thử khi có con muỗi bậu lên tay, chân chúng ta, thông thường ai cũng nghĩ: muỗi là con vật quá bé nhỏ, vì thế chết cũng chẳng hề gì, nên khi muỗi đậu lên thân thể chúng ta và tìm cách hút máu thì ngay lập tức, chúng ta giơ tay đập chết con muỗi không thương tiếc. Với người tu đạo con muỗi cúng là 1 chúng sanh, vì nghiệp quả quá nặng, phước không có mà phải đoạ làm thấp sanh, nay vì đói mà phải tìm cách hút máu kẻ khác để duy trì sự sống. Biết được vậy, khi muỗi muốn chích máu, nếu chúng ta không hoan hỉ cúng dường chúng thì chỉ cần nhẹ nhàng xua chúng đi nơi khác (lời PS Tịnh Không) chứ không nên đập chết chúng mà tạo nghiệp sát. Điều này liên hệ tới hai đứa con bạn: chúng còn quá nhỏ dại để hiểu hay nhận biết sự sai-đúng. Điều bạn cho là sai, với trẻ nhỏ lại là đúng; điều bạn cho là đúng với chúng lại là sai. Nếu chúng ta chỉ biết dùng quyền làm cha mẹ để lấn át, tất những đứa trẻ sẽ luôn phải chịu thiệt thòi, nhưng sự áp chế này sẽ hằn sâu vào a lại da thất của tụi trẻ và tới khi chúng có đủ ý thức để hiểu đâu là sai-đúng, ngay lập tức chúng sẽ tìm cách để phản kháng. Đây là lý do tại sao khi những đứa trẻ lớn lên chúng bỗng dưng trở nên hỗn hào hay thường chống đối lại cha mẹ. Những nghiệp này là do chính chúng ta gây nên chứ không phải từ những đứa trẻ. Do vậy đối với người học đạo chúng ta, TN nghĩ, bản thân chúng ta phải tự giác ngộ, phải tự thẩm định mọi hành vi, lời nói của mình trước đám trẻ. Muốn thế chúng ta phải có một tấm lòng từ bi, nhẫn nhục và luôn hỉ xả với mọi hành vi, cho dù là trái ngược của người đối diện.
*con nghe mọi người nói mỗi người nên chọn pháp môn tu cho phù hợp với căn cơ của mình, vì không có thầy hướng dẫn nên con vẫn chỉ tự mình tu tại gia và hành trì 2 pháp trên. con xin chú hướng dẫn con pháp tu nào phù hợp nhất với người bận rộn như con, và làm cách nào để kiểm soát sân si, vọng tưởng.
Phật pháp là vô lượng, vô biên pháp môn, vì thế việc chọn mình một pháp môn phù hợp với căn cơ bản thân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều thiệt thòi của chúng ta là sống xa thời Phật tại thế, chánh pháp ngày càng mai một, minh sư lại càng hiếm hoi. Tuy nhiên niềm tin với Phật pháp sẽ là cánh cửa để đưa bạn đến với ngôi nhà Phật. Không phải ngẫu nhiên bạn tìm được ĐVCT – trang web chủ trương truyền bá, trao đổi về Tịnh độ pháp môn hay còn gọi pháp niệm Phật, mà nó là nhân duyên với Tịnh độ trong bạn đã chín mùi, do vậy với bạn – một người không có nhiều thời gian, luôn bận rộn thì việc tu học pháp niệm Phật là một cơ hội thù thắng và thích hợp hơn cả. Để thâm nhập pháp môn này chẳng thể ngày một, ngày hai mà bạn đã hội đủ, trái lại phải trải qua một quá trình tìm hiểu, học hỏi, đúc kết hành trì không ngưng nghỉ thì mới đem lại kết quả như nguyện.
Niệm Phật chính là sám hối và niệm Phật cũng chính là tiêu trừ nghiệp chướng nói chung và nghiệp sân hận nói riêng. Bạn có gắng dành nhiều thời gian để tìm hiểu, rồi có vấn mắc gì cứ hoan hỉ chia sẻ, TN cùng các đạo hữu khác sẽ cùng chia sẻ với bạn nhé.
Dưới đây TN chép lại Phương pháp nhiếp tâm niệm Phật trong ngày dành cho người ít thời gian tu học, bạn hoan hỉ tham khảo.
Cách Nhiếp Tâm Trong Ngày:
1. BUỔI TỐI:
Trước khi ngủ, nằm thả lỏng toàn thân (nếu có thể) chắp hay tai trước ngực, thầm (trong tâm) phát nguyện vãng sanh:
Quy Mạng Lễ A Di Đà Phật
Ở Phương Tây Thế Giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật (3 lần)
Kế đó thầm niệm hồng danh A Di Đà Phật cho tới khi ngủ thì thôi. Nếu vô tình thức giấc hay gặp mộng, phải khởi tâm niệm ngay hồng danh A Di Đà Phật để thoát ra khỏi những cảnh giới đó. Trường hợp bị mất ngủ hoặc mất ngủ thâm niên, chớ nên vọng cầu muốn ngủ được, trái lại nằm yên vị, thả lỏng toàn thân, nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật cho tới sáng.
2. BUỔI SÁNG SỚM:
Khi chuông báo thức, thông thường nếu ngủ trong chánh niệm, khi chuông reo sẽ không bị giật mình. Vì thế khi nghe chuông, chỉ cần nhẹ nhàng tắt chuông, kế đó nằm nguyên vị, chắp tay, niệm 10 lần hồng danh: Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật đều được cả. Kế đó mới từ từ ngồi dậy và tiếp tục thầm niệm A Di Đà Phật. Khi làm vệ sinh buổi sáng phải giữ nguyên tâm chánh niệm này, nghĩa là tâm vẫn thường thầm niệm A Di Đà Phật, và giữ chánh niệm cho tới thời công phu buổi sớm. Ngược lại, nếu không nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật, mọi thứ cảnh giới sẽ ập vào trong tâm và khiến tâm sanh tán loạn.
3. TỪ NHÀ TỚI TRƯỜNG – CÔNG SỞ – NƠI LÀM ĂN – BUÔN BÁN:
Thông thường là chỉ khi ngồi công phu chúng ta mới chịu nhiếp tâm một chỗ, nhưng đó là nói về lý. Thực tế khi đi vào sự (thực hành) thì nhiều khi thân đối trước bàn thờ Phật, miệng tụng kinh, niệm Phật nhưng tâm lại tơ tưởng, tán loạn ở một nơi nào khác hoặc bị công việc trong một ngày mới chi phối. Vì thế khi công phu sáng hay khuya, chúng ta đều phải ráng luôn nhiếp tâm niệm Phật để tâm chánh niệm.
Khi kết thúc thời công phu, tâm lý chung là chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ buổi sớm và để tâm tứ tán với mọi thứ động loạn. Đó là sai, bởi ngay lúc tâm tứ tán đó khởi lên, đồng nghĩa đã triệt phá hết phần công đức chúng ta vừa thực hành. Vì thế, ngay khi kết thúc công phu, rời bồ đoàn, chúng ta cũng phải tiếp tục nhiếp tâm niệm Phật cho tới khi ra khỏi nhà, và tiếp tục niệm Phật cho tới khi tới trường, sở, nơi làm ăn…
4. NIỆM PHẬT KHI LÀM VIỆC:
Niệm được Phật khi làm việc là điều khó bởi nếu không khéo thì công việc sẽ bị ách tách và thiệt hại. Do vậy chúng ta phải khéo quán chiếu và phân định:
A. Nếu công việc cần sự tập trung, tính toán cao độ: chúng ta chỉ cần tập trung vào công việc, bởi khi tâm nhiếp vào công việc, đồng nghĩa sẽ không sanh tán loạn và cũng đồng nghĩa chúng ta đang niệm Phật. Tâm không tán loạn=Niệm Phật.
B. Nếu công việc không cần tập trung cao độ, xung quanh có nhiều loạn động thì chúng ta có thể khéo léo kết hợp vừa làm việc vừa thầm nhiếp tâm để niệm Phật.
Lợi lạc: Khi chú tâm vào công việc hoặc vừa làm vừa niệm Phật được tâm chúng ta sẽ gom về một nơi, không bị các loạn động xung quanh quấy nhiễu, vì thế công việc sẽ luôn trôi chảy; trí tuệ sẽ luôn sáng suốt, hiệu lực công việc sẽ cao hơn so với khi chúng ta tán tâm làm việc.
Việc nhiếp tâm niệm Phật có thể áp dụng trong giờ nghỉ giải lao hay ăn trưa…
5. KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
Trước khi rời khỏi trường, sở hay nơi làm ăn, buôn bán… chúng ta ráng nhiếp tâm, niệm A Di Đà Phật 10 lần và hồi hướng công đức tận hư không biến pháp giới và cho nơi chúng ta học tập, làm việc, nguyện cho mọi chúng sanh đồng sanh về Cực Lạc. Kế đó nhiếp tâm niệm Phật cho tới khi về nhà.
6. CÔNG PHU KHUYA:
Khi về nhà, những chuyện sinh hoạt trong gia đình thường hay chi phối tâm của chúng ta, vì thế nếu không khéo, tất thảy những công đức nhiếp tâm từ sáng tới tối sẽ bị phá huỷ. Do vậy trước khi đi ngủ, việc thực hành Công Phu Khuya (tối thiểu 20-30 phút) là điều tối quan trọng. Quan trọng hơn cả là sau thời công phu (đi ngủ) chúng ta phải tiếp tục nhiếp tâm niệm Phật để tạo động lực – hành trình chánh niệm cho một ngày mới…
Niệm Phật là khó – khó ở niềm Tin, chí Nguyện, ở sự cần mẫn và nhiếp tâm để thực Hành. Vì thế để cuộc sống tâm linh và gia đạo thường an lạc mỗi chúng ta phải tự dấn thân và chăm chỉ thực hành không ngơi nghỉ…
Nguyện chúc bạn tìm được sự chánh niệm và niềm hỉ lạc khi niệm Phật.
TN
Bài tham khảo:
Niệm Phật Chính Là Sám Hối
Tại Sao Người học Phật nên ăn Chay
Đối trị phiền não khi niệm Phật
Vì sao khi phát tâm niệm Phật tà niệm khởi lên mạnh mẽ
con xin hỏi thư của con đã được phúc đáp chưa và đăng ở đâu ạ.
Có phải bạn Trang hỏi về vấn đề lỡ mang đồ bất tịnh vào nơi giấu kinh phải không?
– Tại sao phỉ báng kinh điển lại mang tội? Phát nghĩ không chỉ kinh điển phật giáo, mà bất cứ sách vở hay hệ tư tưởng ở thế gian nào mang nội dung ca ngợi, truyền bá những giá trị đạo đức tốt đẹp, những điều thánh thiện,(ví dụ như sách học làm người của học giả Nguyễn Hiến Lê, tư tưởng của Khỗng Phu Tử chẳng hạn) mà chúng ta lại phỉ báng, chúng ta cũng có tội. Vì chúng ta đã bài xích, đi ngược lại những điều tốt đẹp thì chúng ta làm sao nhận lại những điều tốt đẹp phải không bạn? Huống chi là kinh Phật, là tột cùng của trí tuệ, diễn tả chân lý, giúp xa lìa khổ đau dẫn đến giải thoát nên ai phỉ báng, người đó có tội. Giả sử, một ngày đức Phật nói rằng “hôm nay ta sẽ khất thực ở thành A”, có người ghi chép câu nói đó rồi đem đốt, cũng không phải tội, vì câu đó không phải chân lý, không mang giá trị đạo đức lợi lạc cho ai.(nhưng là người tu, dù ai nói gì cũng đừng phỉ báng)
– Bạn Trang mến, các pháp vốn vô thường, do duyên sinh thì cũng hoại diệt. Giả sử như tượng Phật, do gạch đá, xi măng tạo thành. một ngày nào đó sứt đầu mẻ trán, da dẻ bong tróc. Người thờ lại nghĩ rằng Đem đi hủy sẽ bị tội “làm thân Phật chảy máu”. Điều đó có lý không? Nếu để thì nhìn ghê quá…không tốt tí nào! Chúng ta nên nhìn thoáng 1 chút.
– Phát nói vậy để bạn hiểu, đức Phật không bắt tội ai cả, đạo Phật ra đời là để xoa diệu nỗi đau của nhân sinh. Tội phước là do quy luật, bạn đi nược lại thì mang tội. Quan trọng là mình làm Có lý do chính đáng không? Làm với tâm thế như thế nào? Có trân trọng hay phỉ báng? Ví dụ 2 hôm trước có Phật tử, bà xem kinh sách nhiều quá, những bảng kinh rời photo bị úa màu, hư hoại, có cả những kinh Cao Đài không còn xem đến nữa, bỏ thì sợ mang tội, để thì người nhà không biết lại xúc phạm. P khuyên bà không xem nữa, không cho ai được thì mang ra “bàn thiên” hay chổ nào sạch, nguyện rồi đốt đi. Tìm chổ sạch để thể hiện sự tôn kính, chứ thế gian này không nơi nào sạch phải không bạn
– Phát mong bạn Trang an lòng, vì không cố ý (như phát đã phân tích), Phật không trách tội bạn đâu. Có người vì vô tình làm rơi cánh tay tượng quan âm mà mất ăn mất ngủ, nghĩ sắp bị đọa địa ngục rồi. Thật tội nghiệp. Trang cũng nên nguyện sám hối trước hình Phật rằng “Con lỡ như vậy như vậy…con xin sám hối” (cho an lòng thôi chứ Phật hiểu hết mà). Mong Trang trút được gánh nặng trong lòng! A Di Đà Phật
Gửi Cư sĩ Thiện Nhân,
Một lần nữa mẹ con cháu xin cảm ơn chú đã nhiệt tình phúc đáp. Cháu sẽ cố gắng thực hiện đầy đủ những gì chú khuyên bảo. Nếu còn vướng mắc điều gì trong quá trình tu học (chắc chắn sẽ rất nhiều đó ạ), cháu xin được gửi mail riêng cho chú theo địa chỉ mail chú sẽ gửi các nghi thức cho cháu nhé.
Chú vui lòng gửi vào email sau: [email protected]
Sang tháng mới rồi, chúc chú nhiều sức khỏe và may mắn trong cuộc sống.
A Di Đà Phật.
cám ơn bạn Phát đã góp ý .mình đã bình tĩnh và an lòng hơn rồi.có câu này mình muốn hỏi thêm phải làm sao để tu tốt bên cạnh sự nỗ lực tinh tiến.
Dù ta đọc hết kinh sách Tịnh độ,học Phật mấy mươi năm thì cuối cùng vẫn chỉ là Niệm Phật mà thôi!
Chào bạn Trang,
Người tu Tịnh Độ, muốn tu tốt thì cần có thật Tín, thật Nguyện, thật Hành. Muốn như thế, bạn cần nghe giảng pháp về Tịnh Độ, hiểu cho rõ rồi hạ thủ công phu. Bạn có thể nghe bài giảng kinh Lăng Nghiêm và kinh A Di Đà Yếu Giải do sư bà Hải Triều Âm giảng, rất hay và không khó hiểu.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con bạn HỒNG bị hen suyễn à?
Sắc 1 vốc hạt cải củ với nước mà uống.
Bài viết trên rất hay. Từ khi biết PHẬT pháp mình cảm thấy trẻ trung,mạnh khoẻ,phấn chấn.Những điều này thật tốt.không nghĩ đến bệnh tật thì mới tốt.
Tắt cả pháp do tâm tưởng sanh. Vậy thì tâm việc gì mà phải tưởng bệnh tật,đói kém,u buồn,hốt hoảng để cho thân phải gánh chịu hậu quả do tâm bậy bạ suy nghĩ vẩn vơ mà sanh bệnh.cho mệt.
Chào bạn Nguyên,
Bạn có thể nói rõ hơn cho mình liều lượng uống như thế nào được ko? Bài thuốc này có lưu ý với thể trạng hàn hay nhiệt gì ko bạn? Riêng thuốc Nam hay Bắc mình thấy các thầy chia thể trạng bệnh nhân. Ko biết bạn đã sử dụng bài thuốc này cho bản thân hay người nhà chưa? Có thể chia sẻ cho mình biết được ko? Thời tiết sang mùa, con trai mình lại bị rồi. Hôm qua mình đã ngồi khóc nhìn con mà ko làm gì được để cháu đỡ mệt. Buồn quá.
Bạn Hồng thân mến,
Mình nhớ đã đọc đâu đó trong tạp chí y tế của nước ngoài, người ta có làm thí nghiệm khi cho trẻ em bị bệnh hen suyễn uống vitamin D với liều cao hơn bình thường, thì nhận thấy số lần lên cơn trong tháng giảm hẳn. Mình khuyên bạn nếu có dịp đi thử máu nên yêu cầu họ thử lượng vitamin D trong máu của bé để biết có cần bổ sung thêm hay không. Mình trước kia cũng hay bị cảm ho lắm, nhưng từ khi uống bổ sung vitamin D liều cao (D3) thì không còn bị nữa.
Chúc bạn sớm đạt ước nguyện!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chú Thiện Nhân hoan hỷ chia se cho con nghi thức an tượng phật và nghi thức phóng sinh với ạ. Con cám ơn, gmail của con: [email protected]
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Nhu,
Mong bạn hoan hỉ click lên 2 links bên dưới kế đó click vào mũi tên màu trắng bên phải màn hình để download về rồi in ra khổ A5 loại sách gấp để tiện xử dụng nhé. Chúc thành công và an lạc.
Nghi Thức Phóng Sanh
Nghi Thức An Vị Phật
TN
cám ơn mọi người .
Em chào chị hồng.
Nếu chị hỏi em bị bệnh này chưa hoặc chữa cho ai chưa thì em xin nói thẳng.
Em không bị bệnh này và em cũng chưa chữa cho ai hết.
……..
Nếu chị thấy con chị ho có đờm vàng,đặc,khó ho ra đờm,khát nước,thích nước lạnh,đắng miệng,người nóng,mặt đỏ thì đó là biểu hiện của hàn tính.
Còn ho có đờm trắng ,lỏng,không nhiều,đờm có bọt,màu trắng,không khát nước hoặc thích uống nước nóng thì là biểu hiện của nhiệt tính.
…….
Khi nấu nướng chị đừng cho cháu ăn mặn quá.Những món ăn có chất bổ như cá tôm cua.v.v…chị nên ngừng luôn và thay vào rau xanh và thức ăn bằng các loại đặu.
……
Hàng ngày lúc sáng sớm uống nước đậu hũ đến khi khỏi mới thôi.
Hạt cải củ em nghĩ không sao đâu .uống vào rất tốt .
Vì em có đọc qua sách vở nên cứ thật thà chia sẻ .nên chị có thể không dúng không sao hết nhưng đối với bẹnh tật thì nên có tinh thần phấn chấn,lạc quan .Nếu cứ ngồi đó khóc lóc thì chỉ tổn mệt sức mà sanh bệnh.Cần đưa đến chuyên khoa để mọi việc cho bác sỹ lo.Chị đừng tự ý mua thuốc chỉ tốn tiền thôi.
Ngày nào em cũng tập thể dục buổi sáng,chị và con nên làm việc này.
Tu học PHẬT PHÁP nên để cho tâm TĨNH lại còn để THÂN lúc nào cũng động.thân động ăn uống sẽ khoẻ nên em cũng dúng phương pháp xoa bóp cho bé nhà em .Phải nói là RẤT HIỆU QUẢ.
Cám ơn chú Thiện Nhân và mọi người đã chia sẻ.
Thưa sư thầy con bị bệnh suyễn cũng lâu rồi con đã hụt chết cũng mấy lần rồi gia đình con mẹ con thì ăn chay trường và tu cũng lâu rồi , mẹ con rất hay đi cúng và con cũng vậy và ăn chay mười ngày nhưng mà con hay nóng tính hễ ai nói chút là con lại giận người này người kia con không biết làm sao để tính tình con có thể thay đổi và quyết tâm tu hành con cũng có ngồi thiền và tâm hay bị động với lại sức khoẻ con từ nhỏ đã hay bệnh con không biết phải làm như thế nào đễ giải hết nghiệp xin thầy chỉ dẫn cho con biết với ạ .
Thưa sư thầy con muốn tu tại gia vậy trước tiên con phai làm gì?
Chào bạn Nhi,
Trước hết bạn hãy tìm hiểu về Tam Quy, Ngũ giới. Bạn hãy xem thông tin như đường dẫn bên dưới nhé. Sau khi hiểu rõ rồi thì nên phát tâm thọ Tam quy, Ngũ giới. Nếu thuận tiện, bạn có thể đến chùa xin quy y và thọ 5 giới của người tu tại gia. Nếu không thuận tiện, bạn tự mình quy y Tam Bảo (Tam Quy) và giữ 5 giới cũng được. Chính yếu là mình áp dụng những lời Phật dạy trong Tam Quy, Ngũ giới để tu tập, hành xử trong cuộc sống. Ngoài ra bạn cũng cần tìm hiểu cho kỹ về lý nhân quả, vô thường mà Phật đã dạy; chính cái hiểu này sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống, giúp tâm ít phiền não trong những lúc khó khăn.
http://thuvienhoasen.org/a15675/tam-quy-ngu-gioi
Thêm vào đó, bạn hãy tìm hiểu về pháp môn Tịnh Độ theo đường dẫn bên dưới nhé. Điểm đáng quý ở pháp môn này là nếu bạn tu đúng như pháp, thì trong một đời thoát được nỗi khổ luân hồi sanh tử, được vãng sanh về Cực lạc, được nghe Phật thuyết pháp, chỉ dạy; rồi tuỳ duyên mà tu tập, độ mình, độ người cùng thành Phật.
http://thuvienhoasen.org/a449/niem-phat-thap-yeu
Nếu bạn có thắc mắc gì thì cứ gởi câu hỏi nhé. PH và các bạn sen ở đây nếu biết sẽ chia sẻ với bạn.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa sư thầy! Con có cháu trai hiện nay 5 tuổi. Tháng 3 năm 2016 cháu bị bệnh nặng chúa bị viêm não tưởng chừng không qua khỏi. Cũng thật may mắn và nhiệm màu ngày nào con cũng ra chùa ở trong bệnh viện nhi tw cầu khấn phật cứu giúp cháu đã may mắn quả khỏi. Nhưng hiện nay cháu vẫn bị hen sức khoẻ của cháu cũng vẫn yếu đi lại không được nhanh nhẹn lắm. Hồi cháu được 1 tuổi có bán cháu vào chùa , hôm trước có đi xem thầy tử vi nói cháu cao số phải bán vào đền phủ lớn như đền Trần. Con xin hỏi thầy có nên chuộc cháu ra khỏi chùa và bán vào đền không. Con xin cảm ơn thầy. Nam mô a di đà phật
Bạn Đức Tân thân mến,
Theo mình hiểu thì chùa là nơi thờ chư Phật và chư vị Bồ Tát. Đức Phật là “Đấng Pháp Vương Vô Thượng, ba cõi chẵng ai bằng,là thầy của Trời Người,…”; còn đình, đền, miếu, miểu…là nơi cư ngụ của các loài Quỷ Thần cấp thấp, các loài này rất nghiện máu tươi (lời của Hòa Thượng Thánh Nghiêm). Vì thế bạn nên dùng lý trí của mình để tự quyết định gởi cháu nương tựa nơi nào cho thích hợp, chứ đừng phó thác vân mệnh của cháu cho mấy ông “thầy bói mù” nhé!
Mình có đọc qua tài liệu về việc điều trị bệnh suyễn cho con nít, họ nói rằng bổ sung vitamin D liều cao cho các bé đã có hiệu quả rất tốt trong việc ngăn ngừa các bé lên cơn suyễn. Bạn nên liên hệ với bác sĩ để xin thử máu, xem bé có bị thiếu vitamin D không nhé!
Chúc bạn thân tâm thường lạc!
Nam Mô A Di Đà Phật!
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/02/vi-sao-chung-ta-niem-phat-tuy-nhieu-nhung-nguoi-thanh-tuu-lai-rat-it/comment-page-1/#comment-33061