Mỗi một người đều có rất nhiều oán thân trái chủ luôn âm thầm đi theo bên cạnh để chờ đợi đến ngày nào đó vận khí hết, thì chúng sẽ đến để mà đòi nợ.
Phàm là những người thường hay hành thiện tích đức, hoặc những người chân thật tu hành, thì lúc này vận của anh rất tốt, khí rất vượng, nên oán thân trái chủ chẳng dám sinh sự với anh. Chúng luôn âm thầm theo bên cạnh anh để chờ đợi, chờ đến ngày nào đó vận anh mất hết, suy đến mất cùng cực thì chúng đến gây rắc rối, hướng về anh để mà đòi nợ. Chúng dùng phương pháp gì để dụ hoặc anh? Chờ đến khi anh mạng chung, khí trong người anh suy đến cùng cực thì chúng biến thành người nhà quyến thuộc của anh đều là những người trước kia đã chết, đến để dẫn anh đi theo chúng. Nếu anh tin theo mà đi với chúng, thì chúng sẽ đưa anh đến 1 nơi thần không biết, quỷ không hay rồi xuống tay với anh, khiến cho anh mãi không thể siêu sinh.
Đặc biệt là người học Phật đến lúc lâm chung, oán thân trái chủ của anh biết anh trước đây học Phật, biết anh luôn ưa thích Phật, Bồ Tát. Cho nên chúng biết nếu chúng biến thành gia thân quyến thuộc đã mất của anh đến để đưa anh đi, thì anh nhất định sẽ phớt lờ chúng, sẽ chẳng để bị chúng gạt. Chúng liền biến ra chư Phật, Bồ Tát đến để dụ hoặc anh, những yêu ma quỷ quái này có năng lực, có thể biến đủ dạng thân. Vậy sao thần hộ pháp không cản chúng lại? Vì thần hộ pháp thấy được anh quá khứ đã thiếu nợ chúng, ngày nay chúng đến đòi mạng là phải nên, cho nên họ mở 1 mắt nhắm 1 mắt cho qua. Có cứu được anh hay không còn phải xem phước phần, duyên phần của chính anh thế nào đã.
Tuy nhiên, thần hộ pháp có 1 cách quản chế các loại yêu ma quỷ quái này rất nghiêm khắc. Đó là chúng có thể biến ra đủ dạng thân, nhưng chúng không được phép biến hiện ra bổn tôn. Nếu khi chúng biến ra bổn tôn thì thần hộ pháp liền đến can thiệp ngay, không cho chúng ở đó mà tác quái. Vậy cái gì là bổn tôn? Tôi cả 1 đời chỉ niệm A Di Đà Phật, đến lúc lâm chung chỉ trông chờ A Di Đà Phật đến tiếp dẫn mà thôi, vậy thì A Di Đà Phật chính là bổn tôn. Do đó, chúng có thể biến ra Thích Ca Mâu Ni Phật, biến ra Dược Sư Phật, nhưng không được phép biến ra A Di Đà Phật.
Nếu chúng biến ra các vị Phật khác mà không phải A Di Đà Phật, anh lại đi theo chúng thì các vị thần hộ pháp không để ý tới, cũng không can thiệp. Vì sao? Vì chúng chẳng có giả mạo, chẳng có phạm pháp. Nếu chúng biến thành bổn tôn thì là phạm pháp. Chúng ta 1 đời niệm Quan Thế Âm Bồ Tát, thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát thì chúng chẳng dám biến thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây là phải coi lúc sanh tiền anh chổ tu đó là vị Phật, Bồ Tát nào làm chủ. Chữ “chủ” này tức là bổn tôn, đây thì yêu ma quỷ quái chẳng dám biến hiện.
Tất cả những việc này đều là thường thức, chúng ta cần phải nắm rõ. Nếu không thì giờ phút quan trọng lúc lâm chung rất dễ dẫn đến sai lầm, đây thì là quá đáng tiếc. Khi mắc phải sai lầm rồi thì chẳng biết đến đời kiếp nào mới có lại được thân người, mới gặp lại được Phật pháp.
Lão pháp sư Tịnh Không
Cho mình hỏi đôi điều với! Đại lão hòa thượng Tịnh Không có dạy!
“Ngoại trừ A Di Đà Phật ra, lúc tiếp xúc hết thảy người, sự vật phải luôn cảnh giác cao độ, nhất định không để ngoại cảnh dụ hoặc lay động, đó tức là công phu.”
Vậy có phải là mình đề phòng với tất cả mọi người mọi cảnh không ạ?
A Di Đà Phật! Mong được các liên hữu chỉ bảo!
Chào bạn Bi,
Bạn đã hiểu không đúng lời giảng này của ngài Tịnh Không rồi. Chính xác là, không phải đề phòng với mọi người, mọi cảnh mà là đề phòng cái tâm của mình. Chúng ta khi gặp bất cứ gì thì liền chạy theo nó liền mà quên mất câu Phật hiệu. Ví dụ, mắt bạn nhìn thấy bông hoa, liền khởi nghĩ hoa vàng, xanh, đỏ, đẹp, xấu, thích, không thích,..vậy là chạy theo “cảnh” mất tiêu rồi, đâu có nhớ Phật đâu. Cho nên ngài Tịnh Không dạy rằng, chúng ta khi gặp cảnh (các thứ: mắt thấy, tai nghe, miệng nếm, mũi ngửi, thân xúc chạm, ý khởi nhớ nghĩ) thì phải nhớ giữ, kềm, để ý cái tâm của mình, không cho nó chạy theo, mà bắt nó nhớ niệm A Di Đà Phật; và người mà làm được như vậy thì là người có công phu, có định lực.
Làm được vậy rất khó, không phải mới tu mà làm ngay được, nhưng nếu ta cố gắng làm hoài, nhớ niệm Phật hoài thì sẽ được.
Bạn hiểu không rõ nên mới hỏi, tinh thần đó rất đáng tán thán, cho nên bạn đừng lo ngại là có tội gì hết nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Bi xin cảm ơn Cư Sĩ Phước Huệ ạ!
A Di Đà Phật! Xin chỉ mình cách nhẫn.
Mình nhịn đến một điểm nào đó nhịn không nổi nữa sẽ bùng nổ =.= thật đáng sợ, mong được các vị đồng tu chỉ bảo T^T
A Di Đà Phật!
Chào bạn Đạo Khó Hành,
Đúng như bạn nói, nhịn hoài thì sẽ nổ. Cho nên, mình phải xử lý theo kiểu khác. PH xin được góp ý ngắn gọn, bạn hãy thử tìm hiểu và thực hành xem sao nhé.
– Mục đích của tu là điều phục cái tâm sân của mình, nên mình không xoay ra ngoài nữa (người, vật,..) mà phải chú ý vào cái tâm của mình.
– Bạn hãy tìm nghe bài giảng kinh Lăng Nghiêm, hoặc kinh A Di Đà Yếu Giải của sư bà Hải Triều Âm, nên nghe nhiều lần. Trong đó, sư bà có dạy rõ những thứ mà mắt ta thấy, tai ta nghe, mũi ta ngửi,…đều là giả dối, do nghiệp mà thành. Ví dụ, mắt bạn thấy bông hoa, chính xác hơn là tâm của bạn thấy cái hình ảnh bông hoa trên tròng đen của mắt bạn. Như vậy, nếu là các chúng sanh chó, cua,…với cấu tạo mắt của họ khác, họ sẽ nhìn thấy một hình gì đó khác. Như vậy, mỗi chúng sanh tuỳ theo nghiệp người, thú, trời,…của mình mà nhìn thấy những hình ảnh khác nhau. Vậy hình nào là đúng? Dĩ nhiên chẳng có hình nào đúng cả, chỉ có các vị Thánh mới có thể thấy được cái vật đó thật ra như thế nào. Hình ảnh là giả dối như vậy, mà ta vẫn cho là thật, lại đi yêu, ghét,.. Vậy có phải là ta rất điên đảo không? Tất cả đều là do nghiệp của ta mà hiện ra như vậy. Cho nên bạn hãy từ từ suy gẫm, khi bạn hiểu và chấp nhận cái lý trên là đúng, thì ai lại đi nổi sân với mấy cái hình ảnh, âm thanh,..giả dối nữa? Vậy thì có sân gì đâu mà nhịn.
Chấp nhận lý trên là rất khó. Thực hành thì cần phải kiên trì, thấy tâm sinh yêu, ghét gì cũng biết là mình đang điên đảo, nên nhiếp tâm niệm Phật. Tập khí chúng ta rất sâu dày nên phải kiên trì, dần dần dù bạn vẫn còn sân nhưng sẽ không bị nó kéo đi nữa.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Đạo Khó Hành,
Nhịn khác với Nhẫn trong đạo.
1. Nhịn là gì? là sự dồn nén, tích chứa những sân hận, uất ức, thiệt thòi…vào một nơi (còn gọi là dồn nén tâm). Khi sự tích chứa, dồn nén lên đến đỉnh điểm tất sẽ có sự nổ tung. Điều này bạn có thể lấy quả bóng bay làm biểu dụ: nếu quả bóng chỉ bơm vừa phải, tất nó không bị vỡ, nhưng nếu bạn tiếp tục bơm khí vào quả bóng, tất nó sẽ nổ tung ra từng mảnh. Sự bùng nổ của bạn hiện giờ chính là hiện trạng của quả bóng bay nói trên vậy.
2. Nhẫn là gì? hiểu sâu xa chính là lòng từ bi và hỉ xả. Đối trước những hành vi, lời nói trái ngược với mình mà mình không nổi sân, không dùng lời thô ác, không dùng hành vi bạo ác để đối phó, trái lại dùng lời lẽ nhân ái, hành vi từ ái để đối người, đó là bạn đang khởi tấm lòng từ bi với kẻ đối diện, khởi lòng từ không chưa đủ, xa hơn bạn còn phải hoan hỉ với những gì mình đã làm, hoan hỉ với việc người đối diện đã làm với mình, rồi kế đến là xả luôn cả cái lòng từ và sự hoan hỉ đó trong tâm bạn: lúc này mới thực là bạn biết Nhẫn.
Trong Lục độ hạnh của Bồ tát hạnh Nhẫn nhục đứng hàng thứ ba:
– Bố thí
– Trì Giới
– Nhẫn Nhục
– Tinh tấn
– Thiền Định
– Trí tuệ.
Khi bạn nhẫn được, tất bạn đã biết bố thí, tâm bạn cũng luôn trì giới, và khi bạn đã giữ, thường giữ được ba hạnh đầu: bố thí-trì giới-nhẫn nhục tất bạn đã thường tinh tấn, và đương nhiên tâm thị phi, nhân-ngã đã giảm thiểu nên tâm bạn sẽ thường định, tâm định, tất tuệ sẽ sanh. Đó là nói về lý. Khi đi vào sự (sự hành trì) thì chúng ta phải thường quán chiếu trong từng niệm niệm khi đối người, tiếp vật.
Đức Phật thường dạy: Bồ tát hành việc khó hành, nhẫn việc khó nhẫn và thí xả việc khó thí xả. Nếu bạn xác định tu đạo Phật, niệm Phật để tiến tới vãng sanh Tịnh Độ, TĐ nghĩ 3 điều Phật dạy bạn nên thường quán chiếu.
Tâm chúng sanh của chúng ta là gì? dễ làm, khó bỏ, lợi mình, hại người. Người chửi bới, mắng nhiếc, nhục mạ mình một, mình chửi hai, ba. Người đánh, cướp của mình một, mình làm gấp đôi, gấp ba. Đó là tâm tạo nghiệp. Nay học lời Phật, biết đó làm tâm đoạ tam đồ ác đạo, mình phải ráng quán chiếu, thực hành sao cho tâm tam đồ mỗi ngày, mỗi giờ phải giảm thiểu. Được thế tâm TỊNH ĐỘ mới hiện tiền được.
Nhịn thì dễ, Nhẫn là khó, vô cùng khó. Vì khó chúng ta mới phải hành, chứ dễ thì Phật chẳng phải dạy chúng ta làm gì cho mất thời gian của Ngài. TĐ hy vọng đôi hàng chia sẽ có thể giúp bạn thêm phần suy luận để tìm đối pháp trị tâm sân. Sân là nhân của địa ngục. Nếu bạn không muốn về địa ngục thì ngay lúc này là nhân duyên tốt nhất để bạn tìm cách đối trị tâm sân. Bạn hãy nên cảm ơn những người đang, đã từng gây khó cho bạn, bởi nhờ họ bạn mới mau thành tựu hạnh nhẫn nhục.
TĐ
Đạo Khó Hành cảm ơn lời chỉ dạy của Cư Sĩ Phước Huệ và Trung Đạo nhiều!
A Di Đà Phật!
Gởi bạn Đạo Khó Hành
Mình có nghe qúi Thầy dạy rằng ” muốn NHẪN thì nên thường quán đối phương là một trong những người sau đây
1/ là cha , mẹ, vợ, chồng, con cái…nói chung la những người mình rất thương mến
2/ là ân nhân , đại ân nhân….đối với đại ân nhân , mình chắc chắn sẽ không khởi tâm tức giận tới họ
3/ là vua, quan , bậc quyền thế….những người có quyền bỏ tù hay giết mình nếu mình tỏ lòng tức giận tới họ
4/ là các bậc Bồ tát thị hiện để thử tâm mình….
*** Nếu tất cả các cách trên mà không hiệu nghiệm, bạn hãy nên thường niệm A DI ĐÀ PHẬT , tâm sân sẽ được từ từ diệt bớt hồi nào không ha. Chúc bạn tu hành tinh tấn.
Xin quý liên hữu hoan hỷ giảng đoạn văn này
又須知此攝心念佛之法,乃即淺即深,即小即大 之不思議法。但當仰信佛言,切勿以己見不及,遂生疑惑,致多劫善 根,由茲中喪,不能究竟親獲實益,為可哀也
A di đà phật
A Di Đà Phật! cảm ơn liên hữu Tịnh Pháp.
靠山山倒,靠人人老,靠自己最好。(dựa núi núi ngã,dựa người người già,dựa vào chính mình là tốt nhất)
Không giúp gì cho bạn HOA MAI được đâu.
Nam mô a di đà phật
Dịch cho phần chữ hán trên:” nên biết rằng phương Pháp nhiếp tâm niệm Phật này là phương Pháp màu nhiệm tức vừa khó vừa dễ vừa lớn vừa nhỏ. Nhưng khi đã tin lời Phật dạy rồi thì đừng vì cách suy nghĩ lệch lạc của mình dẫn đến nghi ngờ mà từ đó đánh mất đi bao thiện căn, không thể triệt để hường được cái ích lợi của việc niệm phật. Điều đó thật đáng buồn thay.