Chân thật mà nói, một người chân chánh giác ngộ, một người hy vọng trong một đời này có thể liễu thoát sanh tử ra khỏi Tam Giới, trong tâm chỉ sợ đối với câu Phật hiệu A Di Đà Phật này chính mình niệm không giỏi mà thôi, thì làm gì còn tâm tư để nói chuyện tào lao, để tìm hiểu cái này cái kia. Tôi ở trong nước và nước ngoài hầu như mỗi ngày đều chẳng nghỉ ngơi được bao nhiêu, bởi vì số người tìm đến tôi để hỏi vấn đề quá nhiều, còn người viết thư gởi đến còn nhiều hơn có thể chất thành một đống lớn, tôi đều bỏ cả vào thùng, một lá cũng chẳng xem qua. Bởi vì dù là viết thư cho tôi hay là đích thân đến gặp tôi để hỏi vấn đề đều là những người chẳng lão thật niệm Phật, đều là những người nổi dậy vọng tưởng. Nếu như chẳng nổi dậy vọng tưởng, là người lão thật niệm Phật thì niệm Phật còn không kịp, thì lấy đâu ra thời gian để mà chạy đi hỏi vấn đề? Khi tâm địa thanh tịnh thì việc chi cũng đều chẳng có, cái tâm này mới là đoan chánh.
Nếu vẫn còn nghĩ này nghĩ nọ, thậm chí hỏi đến kinh điển, thì tôi xin nói thật là kinh điển có chi để hỏi đâu? Kinh điển anh đến hỏi, tôi giảng cho anh nghe, thì anh có thể hiểu ngay à? Anh đến hỏi, tôi trả lời anh đều là lời vô ích, chi bằng hãy lão thật niệm Phật. Niệm Phật nếu có thể đi đến chổ khai ngộ thì cái chi cũng đều biết cả.
Chúng ta thấy được trong Kinh Địa Tạng, Bà La Môn nữ vì mẹ của cô khi còn sanh tiền bà chẳng kính tin Tam Bảo, gây tạo các điều bất thiện, nên khi bà chết cô dựa vào những ngôn hành của bà khi còn sống mà đại khái biết được bà sẽ thác sanh vào tam ác đạo. Cô vì lòng hiếu thảo muốn cứu mẹ ra khỏi ác đạo, nên cô sắm sửa lễ vật đến chùa để cúng dường Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai. Tâm của cô khi đó rất mực chân thành nên đã cảm được đến Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Phật từ trên không trung nói cho cô biết nếu muốn biết mẹ cô đang ở đạo nào trong tam ác đạo thì sau khi cô cúng dường xong, hãy mau mau trở về nhà ngồi ngay ngắn giữ cho tâm ý mình đoan chánh mà niệm danh hiệu Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai.
Cô rất có thiện căn, sau khi nghe Phật chỉ bảo xong, cô trở về nhà liền y theo lời Phật dạy đoan chánh thân tâm nhất tâm nhất ý mà niệm Phật. Cô niệm được một ngày một đêm thì cảnh giới địa ngục liền hiện tiền, chứng tỏ Phật chẳng hề gạt cô ta. Cô niệm Phật chỉ trong một ngày một đêm thì liền thành công, vậy cảnh giới của cô đã chứng đó là cảnh giới gì vậy? Là cảnh giới Sự Nhất Tâm Bất Loạn. Đây có thể thấy pháp môn Niệm Phật là bất khả tư nghị, một ngày một đêm liền siêu phàm nhập Thánh. Cô đi tham quan địa ngục nhưng vẫn không gặp được mẹ cô, vì sao không gặp? Là vì mẹ cô đã được sanh lên Trời rồi, mẹ cô nhờ cô niệm Phật thành công mà liền trở thành mẹ của Bồ Tát, bà là nhờ được thơm lây công đức niệm Phật của cô, nên tội được tiêu trừ, phước báo tăng trưởng nên được sanh lên Trời.
Chúng ta phải biết rằng đạo Bà La Môn chính là ngoại đạo, lúc này ngoại đạo lại có một cô gái y theo lời dạy của Phật mà tu hành một ngày một đêm thì liền trở thành Bồ Tát. Điều này khiến cho chúng ta nhìn thấy vừa hâm mộ, vừa hổ thẹn, chúng ta niệm Phật từ trước đến nay đâu chỉ là một ngày một đêm, nhưng vẫn chỉ là phàm phu một tơ hào thay đổi cũng không có. Còn cô gái Bà La Môn này thay đổi nhanh như vậy quả đáng cho chúng ta phản tỉnh và cảnh giác. Ngày nay chúng ta niệm Phật, tuy rằng trên môi có A Di Đà Phật, nhưng tâm thì chẳng đoan, ý cũng chẳng chánh, cho nên câu Phật hiệu này chúng ta cứ niệm hoài mà chẳng thể có được cảm ứng. Đây là chổ sai biệt giữa biết niệm và không biết niệm vậy.
Pháp sư Tịnh Không
Lời dạy của Hòa thượng tưởng dễ hành mà lại rất khó. Trên con đường tu tập bản PB xét thấy mình và rất nhiều liên hữu đồng tu gặp phải cái chướng nạn “Thế trí biện thông”. Say mê nghiên cứu những bải giảng pháp, tìm hiểu thật sâu nghĩa lý trong khả năng của mình để rồi phải tìm chỗ để thuyết pháp, để thể hiện cái thông minh của mình. Nhưng do tâm chưa tịnh nên rất dễ bị chấp pháp, dễ sinh cáu giận khi gặp điều trái ý vì luôn cho mình đúng. Dựa vào lời Thầy, lời Tổ mà sẵn sàng phỉ báng người khác bị đọa lạc nếu không tin theo lời mình, nếu có tranh luận.
Làm người ngu mà niệm Phật tưởng dễ mà khó lắm thay.
Nam Mô A Di Đà Phật!
mình phải gắng sẽ được thôi bạn, đừng bỏ cuộc.
Thầy cho con hỏi : nhà con thờ Phật Thích Ca , nhưng hàng ngày con niệm Phật a di đà, cứ đến tối thắp nhang trước bàn thờ Phật Thích Ca con đều sám hối khấn tên Phật A Di Đà , toàn kêu xưng danh Phật A Di Đà cho con xin sám hối hết bệnh . còn làm vậy có đúng không . Hay là khấn tên Phật Thích Ca xin điều gì đó
Bạn đừng ngại, thờ một Ðức Phật là thờ tất cả các Ðức Phật.
Hai là đứng trước tượng Phật Thích Ca, nếu bạn nghĩ Phật A Di Đà thì đó là Phật A Di Đà.
Ba là Phật Thích Ca dạy chúng sanh niệm Phật A Di Đà, như vậy bạn đang làm theo bổn nguyện của Đức Phật Thích Ca.
Bốn là tất cả chư Phật đều hộ niệm và tán thán người niệm Phật A Di Đà nên bạn không phải sợ có lỗi với Đức Bổn Sư.
Năm là tất cả Đức Phật đều vô ngã nên Phật Thích Ca không buồn bạn đâu.
Đa số chùa đặt thánh tượng Đức Phật Thích Ca ở giữa. Các Phật tử đều nhìn lên tượng Phật Thích Ca và niệm nhiều vị Phật và Bồ Tát ngoài Đức Bổn Sư.
Rất cảm ơn đạo hữu Khổ Đế
Chúng ta thường nguyện:
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạh
Phật pháp vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Nay Ngài lại dạy không được tìm hiểu kinh sách, Từ Bổn thật không hiểu làm sao.
Chào bạn Từ Bổn, như xưa chư Phật tu đạo Bồ Đề đều nguyện thế, nhưng các ngài tu Pháp nào quyết cho thành Pháp ấy, rồi mới tu Pháp khác, lần lượt như thế mà tu tất cả. Nay lão HT khuyên không tìm hiểu kinh sách mà chuyên cần niệm Phật là vì mong bạn mau thành tựu Pháp này vậy. Vả lại, phần nhiều sức tu trì chúng ta kém cỏi, nếu cứ lang thang trong biển kinh kệ thì tâm lúc vầy lúc khác, một Pháp còn chẳng thể thành nói chi học được tất cả Pháp.
Khuyên bạn tin nơi oai lực vô biên, thần thông chẳng lường nổi của Phật mà niệm Phật sớm vãng sanh. Ở Thế Giới kia điều kiện tu hành rất tốt, vậy mới mong học được tất cả Pháp. Đây ví như xây nền cho chắc để sau này xây thêm không lo đổ vỡ.
A Di Đà Phật. Mình tài sơ chỉ đến vậy, chúc bạn tinh tấn.
Vì sao ngài TK nói vậy: 1 là chúng sanh bây giờ nghiệp chướng nặng nề, phước mỏng, nên 1 bộ Kinh học còn chẳng xong, chẳng hiểu, chẳng chịu học cho chăm chỉ. Vì vậy chi bằng chỉ tập trung niệm A Di Đà Phật là dễ nhất, lúc nào cũng niệm được. Niệm lâu ngày, chuyên tâm sẽ đắc niệm Phật tam muội tức niệm mà vô niệm (theo như Kinh Kim Cang nói thì trạng thái này thực ra là “chẳng làm gì”, tâm chẳng trụ vào Pháp (tức pháp môn niệm Phật) hoặc vào chỗ nào, chứ không phải chỉ hiểu trên bề mặt từ ngữ là không niệm mà trong đầu vẫn cứ vang lên tiếng A Di Đà Phật). Khi đó là đã tìm được Phật tánh, đạt được liễu thoát sanh tử rồi thì tất Kinh điển nào cũng tự thông đạt. Thứ hai là nếu căn cơ thấp kém mà cứ nay học Kinh này mai học Kinh kia kiểu lớt phớt bề mặt thì rút cục chẳng hiểu gì mà lại sanh tâm kiêu mạn, là tôi đọc nhiều Kinh lắm. Hơn nữa, ngài TK nói Kinh điển có chi để hỏi đâu nghĩa sâu xa là nghĩa của Kinh vốn không thể chấp trên hình tướng, từ ngữ mà hỏi, mà hiểu. Khi thực sự hiểu Kinh sẽ thấy thì ra Phật pháp vốn chẳng có pháp chi, không có từ ngữ chi diễn tả. Thực ra nếu chúng sanh nào có thể nhẫn nhục, tinh tấn thường hằng thì ngài TK sẽ có thể nói kiểu khác. Vì vậy nên các tu sĩ ở Vạn Phật Thánh Thành của HT Tuyên Hóa ngoài niệm Phật còn tụng Kinh A Di Đà, tọa thiền, tụng Chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm, thậm chí học thuộc để tụng Kinh Lăng Nghiêm nữa. Nhưng thời nay rất hiếm người có đủ nhân duyên, phước đức và quyết tâm như vậy. Vì thế, nói với đại chúng chỉ nói niệm Phật thôi, là dễ hành nhất. Đây là ngu kiến của Diệu Minh. Kính mong các cư sĩ có kinh nghiệm tu tập khai sáng thêm. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật! Theo mình nghĩ là căn cơ của người thời nay nếu như tham học nhiều pháp môn thì sẽ rất dễ bị tán tâm, không độ được người mà bản thân còn bị tẩu hỏa nhập ma, tăng trưởng vọng tưởng, chi bằng cứ chuyên tu một pháp môn “Niệm Phật.” đi đến định tâm, vãng sanh Tây Phương khai ngộ rồi thì sau đó mới có thể:
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Phật pháp vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
A Di Đà Phật! Nếu có điều chi không phải xin đạo hữu bỏ qua! Chúc đạo hữu tinh tấn!
Xin đa tạ các đạo hữu đã khai sáng cho Từ Bổn. Chúc các đạo hữu tinh tấn, viên thành Phật đạo
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn hiều sai ý của HT, bạn cần nghe pháp của HT nhiều rồi bạn sẽ thông hiểu.
LD xin chia sẻ những gì nghe được từ HT.
HT có nói ở cỏi ta bà này chúng ta nên chuyên tâm làm là 2 điều trước,
1. Chúng sanh vô biên thề nguyện độ (Phát Tâm).
2. Phiền não vô tận thề nguyện độ.
nguyện thứ 1 ở đây là làm rất khó rồi, có ai trong chúng ta thật lòng phát tâm đâu, chỉ đọc suông thôi, còn sự thật thì chưa hề chân thẫt phát tâm, vì sao vì Tâm phật và Bồ tát là vì chúng sanh mà phục vụ còn chúng ta thì làm ngược lại, chúng ta vì danh văn lợi dưởng, tồn người lợi mình, chúng ta học suốt cả đời này và trong vô lượng kiếp đến nay củng chưa phát đươc cái tâm này huống hồ là 3 đều sau.
Tứ hằng thề Nguyện là theo tầng thứ mà hành. không làm được điều thứ 1 thì điều 2 và 3, 4 sau đó không thể nào làm được, nó củng giống như cất nhà lầu vậy, tầng thứ 1 chưa xây không thể nào xây tầng 2, 3 và 4 được.
cho nên ở cỏi ta ba chúng bắt đầu làm 2 điều trước tiên, hoc chân thực phát tâm vì chúng sanh không còn gì mình nừa, và học đọan phiền nảo, tịnh tông thì dùng nhất môn thâp trường kỳ huân tu lấy câu A DI ĐÀ PHẬT hàng phục phiền nảo và tập khí của mình cầu vãng sanh CL.
1 khi vãng sanh Về tây phương cực lạc chúng ta làm 2 điều sau cùng vi thọ mang chúng ta dài có thề học nhiều nghe nhiều (nguyện thứ 3). Về Cực lạc thì sẻ thành phật (nguyện thứ 4) sẻ có đủ năng lực trí huệ độ chúng sanh.
Các vị đồng tu hãy nhớ ở cỏi ta ba ngủ trược ác thế nay học 1 môn suốt cả đời còn chưa có thể học hết huống gì học nhiều pháp môn. Xin buông xuống nghe lời Thích Ca Mâu Ni Phật, phát bồ đề tâm nhất tâm niệm phật cầu sanh cực lạc.
Chúng sanh thời nay làm đảo ngươc lại, học nhiều pháp môn đến rốt cuộc vô thường đến chẳng có thành tựu, sanh tử vần còn sanh tử.
http://thuvienhoasen.org/a14955/chung-sanh-vo-bien-the-nguyen-do
A DI ĐÀ PHẬT
MIỆNG THƯỜNG NIỆM PHẬT,SẼ CÓ 2 TÁC DỤNG
Điều quan trọng nhất trong niệm Phật là trong tâm có Phật, chẳng phải là có Phật ngoài cửa miệng. Ngoài cửa miệng có Phật, trong tâm chẳng có Phật, sẽ là như xưa kia hai vị đại sĩ Hàn Sơn và Thập Đắc đã cười nhạo kẻ niệm Phật “gào toạc cổ họng cũng uổng công”. Vì sao? Miệng có, tâm không. Chữ “niệm” (念) là “kim tâm” (今心), cái tâm hiện tại, trong tâm thật sự có! Đó gọi là niệm Phật, hết sức quan trọng. Trong tâm thật sự có, không chỉ là ban ngày quý vị “niệm tại đâu, nghĩ tại đó”, mà đêm ngủ cũng nằm mộng thấy cảnh giới của Phật. Tục ngữ thường nói: “Ngày suy nghĩ gì, đêm nằm mộng thấy”. Những điều này đều có thể chứng minh công phu niệm Phật của chúng ta. Trong mộng có thể làm chủ thì trong tương lai, khi mắc bệnh, có thể làm chủ trong khi đau bệnh, điều này rất quan trọng. Nhất định là phải giữ A Di Đà Phật, giữ y báo và chánh báo trang nghiêm của Tây Phương Cực Lạc thế giới trong tâm. Tôi thường khuyên các đồng tu phải đọc kinh, phải nghe giảng. Trong tâm chúng ta không chỉ lưu giữ hình tướng A Di Đà Phật. Lưu giữ hình tướng của A Di Đà Phật trong tâm thì vẫn chưa được, đó là chấp tướng, chẳng khác gì trì danh. Phải ghim tâm, nguyện, giải, hạnh của A Di Đà Phật trong lòng. Đó là thật sự niệm Phật.
A Di Đà Phật giữ tấm lòng gì? Cũng có nghĩa [học nhân Tịnh Độ phải biết] A Di Đà Phật dùng tâm như thế nào để xử sự, đãi người, tiếp vật, chúng ta phải học theo Ngài. Kinh nói rất minh bạch: A Di Đà Phật dùng chân tâm, chẳng phải là vọng tâm. Ngài dùng cái tâm thanh tịnh, dùng tâm bình đẳng, dùng tâm đại từ bi; có phải là chúng ta dùng những tâm ấy để xử sự, đãi người, tiếp vật hay không? Chúng ta thật sự có thể dùng những tâm ấy để xử sự, đãi người, tiếp vật, thưa cùng chư vị, quý vị thật sự niệm Phật, tâm quý vị giống như tâm Phật. A Di Đà Phật có nguyện vọng gì? Bốn mươi tám nguyện trong kinh, nguyện nào trong bốn mươi tám nguyện ấy cũng đều nhằm phổ độ chúng sanh. Chúng ta niệm bốn mươi tám nguyện rất nhuần nhuyễn, biến bốn mươi tám nguyện thành đại nguyện của chính mình, nguyện của ta và nguyện của A Di Đà Phật cũng như nhau. Đó là thật sự niệm Phật. A Di Đà Phật tu hành như thế nào? A Di Đà chứng quả như thế nào? Tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương thế giới như thế nào? Thời thời khắc khắc, chúng ta ghim những chuyện ấy trong tâm, tịnh niệm tiếp nối; đó là thật sự niệm Phật. Chiếu theo khuôn mẫu của A Di Đà Phật để đắp nặn chính mình, khiến cho chính mình giống A Di Đà Phật như đúc. Chư vị ngẫm xem, há có thể nào chẳng vãng sanh ư? Chắc chắn là vãng sanh! Miệng thường niệm câu Phật hiệu, sẽ có hai tác dụng:
1) Tác dụng thứ nhất là khiến cho chánh niệm của chính mình được dấy lên, tức là nhắc nhở chính mình chớ nên quên bẵng tâm, nguyện, giải, hạnh, và vô lượng công đức của A Di Đà Phật.
2) Ý nghĩa thứ hai là tiếp dẫn chúng sanh. Chúng ta niệm cho người khác nghe, một phen thoảng qua tai, vĩnh viễn trở thành hạt giống đạo.
Vì thế, niệm Phật ra tiếng là tự lợi, lợi tha. Lúc chẳng có ai, cũng nên niệm Phật ra tiếng. Có các loại chúng sanh mắt ta không trông thấy, còn có quỷ thần ở bên cạnh [chúng ta], họ cũng nghe thấy. Chúng ta niệm Phật hiệu, họ cũng được lợi ích. Câu Phật hiệu có công đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn! Dùng phương pháp này để tự lợi, lợi tha. Vì thế, đối với ba điều Tín, Nguyện, Hạnh, chẳng thể thiếu một điều nào. Thiếu một điều sẽ chẳng thể vãng sanh.
(HT Tịnh Không)
Chào mọi người. Gần đây mình hay lên youtube để nghe các bài pháp của các thầy. Mình thấy đa số mọi người bình luận ở đó rất hoan hỉ, riêng các pháp của thầy Thích Chân Quang mình thấy rất hay và dễ hiểu nhưng lại gặp 1 số bình luận trái chiều thể hiện sự nghi ngờ hoặc xúc phạm thầy. Họ đều để ảnh đại diện là các hình Phật và Bồ tát, vậy thì tại sao lại dám cả gan như thế ạ. Xin các đạo hữu hoan hỉ giải thích giùm.
Khi xưa đức Phật thuyết pháp còn bị ngoại môn dèm pha phỉ bán, thậm chí trong hàng đệ tử của người cũng có người chẳng nghe chẳng tin…thì ngày nay chuyện đó là bình thường bạn ạ, mỗi người mỗi suy nghĩ, mỗi người mỗi kiểu hiểu, họ chấp ngã càng lớn thì khi thấy nói không giống mình hiểu sẽ bài xích, ở chung nhà, cùng cha mẹ mà giữa anh em còn sinh bất hoà do tính khí khác nhau mà. Học Phật muốn thấy tác dùng thì tự mình dẹp được cái tập tính xấu, dẹp bỏ cái tôi cái ngã, cái nóng nãi, tự cao, ham ăn ham nói, nên khiêm nhường, cung kính, tham cầu học thì dù nghe lời nói của một người ăn xin, một đứa nhỏ cũng sẽ thấy đạo lý bên trong, người thật sự tìm cầu học đạo luôn có cái tâm như thế, người như vậy dù bên ngoài nhỏ bé, xấu xí nhưng bên trong có một sự vĩ đại dũng mãnh trên hết tất cả, đệ tử chân thật của Phật luôn là những người như thế.
Nam mô a di đà phật.
Cứ niệm phật đã.
Cứ niệm phật đã..
Cứ niệm phật đã.
Cứ theo lời nguyện đã.
Tổ Thiện Đạo Đại sư dạy:
“Hỏi: Giảng kinh công đức nhiều ít so với công đức niệm Phật?
Đáp: Giảng kinh công đức cũng ít hơn công đức niệm Phật, trăm ngàn phần. Vì sao? Vì giảng kinh cũng như đếm châu báu, niệm Phật cũng như dùng châu báu, đếm của báu tuy nhiều không thể trừ được nghèo đói, không nói được diệt tội, không nói được công đức. Người dùng của báu tuy không được nhiều nhưng có thể cứu giúp thân mạng, được công đức vô lượng. So sánh thì niệm Phật vẫn nhiều hơn công đức giảng kinh trăm ngàn bội phần.
Lại nữa người giảng kinh như người mài đá, tuy được một phần lợi ích nhưng đều đáp lại cho người khác, làm tổn công đức của mình khi nhận người lễ bái cúng dường, tổn hại rất lớn. Vì vậy trong luận nói: “Như người nghèo ngày đêm đếm châu báu cho kẻ khác, tự mình không được nửa phân tiền, đa văn cũng như vậy.” Vì thế, biết rằng công đức giảng kinh so với công đức niệm Phật ít hơn gấp trăm nghìn phần. Vì sao được biết? Trong luận Duy Thức nói: “Người học Duy Thức phải phá ngã chấp và biến kế sở chấp. Người giảng luận phần nhiều miệng luôn nói pháp, tâm phần nhiều có ngã chấp và biến kế sở chấp. Người giảng pháp không khởi ngã chấp trong muôn người mới có một người.” Kinh Pháp Hoa nói: “Ngã mạn tự khoe cao, tâm siểm khúc không thật, trong ngàn muôn ức kiếp, không nghe được danh tự Phật, cũng không được nghe chánh pháp.” Người giảng luận muốn tránh tâm ngã mạn tự khoe thật khó, tuy giảng kinh luận vì động cơ độ người, nhưng không bằng công đức niệm Phật. Vì vậy có một số pháp sư như Hoài Cảm, Trí Nhơn đều bớt phần giảng kinh, luận, đồng quy tâm niệm Phật.”
Trích từ Niệm Phật Kính – (Tấm Gương soi của người Niệm Phật)
Tuyển tập: Đại Sư Đạo Cảnh và Đại Sư Thiện Đạo
Tuyển dịch: Sa môn Thích Hồng Nhơn
https://www.youtube.com/watch?v=A6c0fwCJnAY&list=PLhtz7lB01yodpitQtZwTeKkpD9NP9MXFK&index=3
Nam Mô A Di Đà Phật
Công đức niệm Phật nhiều hơn công đức giảng Kinh trăm ngàn bội phần.A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thanh Liên,
Bạn chớ nên nói như vậy mà tạo nghiệp. Vấn đề bạn nên lý giải thật minh bạch: niệm Phật và giảng kinh như thế nào mới có công đức?
TN
Ngươi không chân thật niệm Phật thì chẳng thể nào chân thật giảng kinh, người chân thật giảng kinh như cha mẹ dìu dắt con thơ vào đời. Cẩn thận suy xét, đừng vội kết luận đừng vội nói điều gì mà đáng tiếc bạn TL.
A Di Đà Phật. Mời các liên hữu xem đoạn hỏi đáp giữa Lại Đống Lương và Ngài Lý Bỉnh Nam, thầy của Lão PS Tịnh Không và tự có câu trả lời xem có nên độ chúng “vì người diễn nói” như lời Phật dạy trong Kinh điển hay không?
Hỏi: Trí Giả đại sư là hóa thân của Phật Thích Ca, nếu lời ấy là thật, ắt phải có thể đến đi tự do, chẳng tổn hại mảy may. Cớ sao, lúc lâm chung Ngài nói: “Nếu ta chẳng lãnh chúng, ắt tịnh sáu căn. Do tổn mình, lợi người, chỉ chứng Ngũ Phẩm”? Xét theo ý nghĩa của câu nói ấy, tợ hồ trở ngại cái tâm lãnh chúng (Bồ Đề tâm) của người đời sau! Sợ rằng người đời sau [nghe nói như vậy] đều chẳng muốn lãnh chúng, trở thành một kẻ chỉ lo tự độ, là mầm cháy, hạt lép, có phải như vậy hay là không? (Lại Đống Lương hỏi)
Đáp: Câu hỏi này chia thành ba đoạn [để trả lời]:
1. Nói một vị thầy nào đó là hóa thân của một vị Phật nào đó, có hai nghĩa:
a. Mang ý nghĩa suy tôn nên sánh ví như vậy.
b. Thành Sở Tác Trí của Phật vô lượng biến hóa, dùng trí quang đã biến hóa ấy để gia bị một vị sư nào đó thì vị sư ấy trở thành hóa thân của vị Phật đó.
2. “Chẳng lãnh chúng” không phải là “chẳng hoằng pháp, độ chúng sanh”. Lãnh chúng cố nhiên là độ chúng sanh, nhưng độ chúng sanh cũng chẳng chỉ giới hạn trong một pháp lãnh chúng!
3. Nói “chỉ chứng Ngũ Phẩm” là đáp lời hỏi của kẻ khác. Nếu nói theo sự thật, vì Sư lãnh chúng, nhưng công quả [thành tựu] có sớm hay trễ, sợ người đời sẽ nghi dẫu Sư tinh tấn như thế mà chỉ chứng Ngũ Phẩm, [vậy thì] kẻ chưa bằng Sư vẫn chưa nắm chắc [sẽ thành tựu]. [Sư trả lời như vậy với] dụng ý nhằm ngăn ngừa kẻ khác nguội lạnh tấm lòng. Đã muốn trên cầu Phật quả, ắt phải độ chúng sanh. Căn cơ to lớn, thành tựu trễ tràng là lẽ tất nhiên. Nếu là kẻ tự lo giải thoát cho riêng mình, quả vị tột bậc sẽ là La Hán, tam đức chẳng tròn, bậc đại tâm chúng sanh quyết chẳng mong chóng thành tiểu quả.
Góp lời bình: Phật và Bồ Tát dùng vô lượng phương tiện thiện xảo để nhiếp độ chúng sanh. Vì tâm chúng sanh mê hoặc vốn có vô lượng sự khác biệt nên Phật và Bồ Tát cũng có vô số phương tiện để phá trừ mê chấp. Nếu chúng ta chỉ dựa vào một vài câu của các Tổ sư Đại Đức cho rằng như thế này, như thế kia sẽ bị mắc kẹt ở những thế sau:
1. Chấp pháp: vì dùng phương tiện phá chấp của người làm ý của mình.
2. Tham trước phước đức: trong kinh Kim Cang, Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật rằng:
– Bạch Thế Tôn, thế nào là Bồ-tát không thọ phước đức?
– Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát làm phước đức mà chẳng nên tham trước, thế nên nói chẳng thọ phước đức.
Suy gẫm: Người học Phật vì tham trước công đức mà bỏ rơi chúng sanh thì khó vượt khỏi hàng Nhị thừa và trong kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ ở phẩm 43 – Chẳng phải là Tiểu thừa nói chúng sanh được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc chẳng phải là hạng Tiểu thừa vì vãng sanh sẽ dự vào hàng bất thối chuyển (Bồ Tát A Duy Việt Trí).
Nam mô A Di Đà Phật.
Công đức vốn thanh tịnh,
Chẳng thể có hình hài,
Phật từ bi tỷ dụ,
Phá lưới nghi chúng sanh,
Nếu còn chấp nhiều ít,
Công đức kia có còn,
Nếu vẫn còn vẫn mất,
Phước hữu lậu mà thôi,
Hãy biết Lương Võ Đế
Xây dựng năm trăm chùa (480 chùa)
Đào tạo hàng tăng sĩ
Tới cả thảy trăm, ngàn,
Hỏi Bồ Đề Đạt Ma,
Công đức tôi chẳng ít?
Tổ nói lời chân thật,
Chẳng chút công đức nào,
Vì hãy còn chấp trước,
Công đức có hay sao?
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Theo như trích dẫn của bạn Phúc Bình, PH thấy ý của bạn sen Thanh Liên không khác gì với ý của ngài Thiện Đạo, bạn TL học theo ý ngài Thiện Đạo mà thấy công đức của hai việc đó có sự khác biệt lớn, chứ đâu có ý cho rằng việc giảng kinh thì không có công đức, phước báu? Ý là ý của Tổ, nào phải của riêng bạn TL?
Chúc các bạn sen đồng tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ,câu trên Thanh Liên trích từ Niệm Phật kính,tuyển tập Đại sư Đạo Cảnh & Đại sư Thiện Đạo.
Kính !
Uhm, khi trích từ đâu,điều gì Thanh Liên nên ghi đầy đủ, vì tuỳ hoàn cảnh, tuỳ duyên mà các vị tổ hay Đức Phật thuyết pháp…trong những lời nói đó tuỳ hoàn cảnh mà sẽ thấy tác dụng khác nhau, nếu mình ghi một vài chỗ ra nhưng không nói rõ, cụ thể …như vậy sẽ gây hiểu lầm, nhỡ các bạn đọc theo đó mà hiểu sai thì không hay lắm. Công đức thiệt là do niệm Phật, còn giảng kinh là vì người diễn nói, cũng giống như ta có một phương thuốc quí trị được nhiều bệnh nhưng ta không truyền lại cho người để giúp đời thì tiếc lắm. Ý trên trong truyên bạn PB kể thì các tổ chắc muốn nhắc nhờ những vị ham giảng pháp mà quên tu tập cho bàn thân minh, ham thuyết cao sâu cống cao ngã mạn…tự rơi vào tà, tự gây chướng ngại, không độ mình được mà còn hại người. Tuy nhiên nếu có thấy chỗ hay, chỗ ngộ, chỗ hiểu thì nên chia sẻ để giúp mọi người trên đường đạo cùng tu tập, còn bản thân thì tự nhắc mình đừng rơi vào tà kiến là được.
Nam mô A Di Đà Phật. Chào các bạn đồng tu, chào các bạn Thanh Liên, Phúc Bình, Thiện Nhân, NguyenPhu…
Hôm nay vào lại trang này mới thấy Hoằng Ẩn tôi đã đi quá xa, không nghe lời Phật dạy nên đã làm cho các bạn sanh tâm phiền não chăng?. Phật dạy trong lục hoà kính là “khẩu hoà vô tranh” biết vậy mà không làm được. Tôn giả Tu Bồ Đề được Phật khen ngợi vì luôn ở trong chánh niệm, không tranh cãi với người nên được Vô tranh tam muội. Người có thể một câu A Di Đà Phật niệm tới cùng thì không thích tranh luận đúng sai, không hơn thua với người vì đúng sai, hơn thua cũng chỉ cho cái tâm vọng tưởng, phân biệt. Xin được chân thành sám hối cùng các bạn, mong các bạn hoan hỉ thứ lỗi cho. A Di Đà Phật.
Chú Sa Đi Niệm Phật Biết Trước Ngày Vãng Sanh
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/09/chu-sa-di-niem-phat-biet-truoc-ngay-vang-sanh/
Chào các bạn đồng tu .
Mọi người chúng ta đều là phàm phu tục tử ngu si mê muội , phước mỏng nghiệp dày . Vì thế ta không nên bướng bỉnh , nghi ngờ và cãi lại các lời dạy của Phật và các chư Tổ Tịnh Độ . Trình độ hiểu biết khoa học của nhân loại rất hạn hẹp và bị giới hạn trong cõi không gian 3 chiều . Các chúng sinh khác như chư Thiên , ngạ quỷ , thổ địa , vong linh các người chết chưa đầu thai ,… sống trong các cõi không gian nhiều chiều
hơn nên họ có thể thấy ta mà ta không thể thấy họ . Lấy 1 thí dụ dễ hiểu như con kiến vì quá nhỏ bé và bò trên mặt phẳng nên có thể coi nó sống trong 1 không gian 2 chiều . Ta ở trong không gian 3 chiều nên ta có thể thấy con kiến mà con kiến không thể thấy ta . Rất nhiều điều ta thấy được trong không gian 3 chiều , nhưng con kiến không thể thấy được . Cũng vậy, chư Phật với những công đức vô lượng đã vượt qua khỏi không gian và thời gian và với trí tuệ siêu phàm biết được vô số điều mà ta không thể biết được . Do đó ta nên tin và nghe theo lời dạy của chư Phật .
Trong quyển Niệm Phật Kính , Đại Sư Thiện Đạo nói niệm Phật được nhiều công đức hơn các việc thiện khác kể cả giảng kinh . Ngài dạy rằng : { Giảng kinh công đức cũng ít hơn công đức niệm Phật, trăm ngàn phần. Vì sao? Vì giảng kinh cũng như đếm châu báu, niệm Phật cũng như dùng châu báu, đếm của báu tuy nhiều không thể trừ được nghèo đói, không nói được diệt tội, không nói được công đức. Người dùng của báu tuy không được
nhiều nhưng có thể cứu giúp thân mạng, được công đức vô lượng. So sánh thì niệm Phật vẫn nhiều hơn công đức giảng kinh trăm ngàn bội phần. Lại nữa người giảng kinh như người mài đá, tuy được một phần lợi ích nhưng đều đáp lại cho người khác, làm tổn công đức của mình khi nhận người lễ bái cúng dường, tổn hại rất lớn. Vì vậy trong luận nói: “Như người nghèo ngày đêm đếm châu báu cho kẻ khác, tự mình không được nửa phân tiền, đa văn cũng như vậy.” Vì thế, biết rằng công đức giảng kinh so với công đức niệm Phật ít hơn gấp trăm nghìn phần. Vì sao được biết? Trong luận Duy Thức nói: “Người học Duy Thức phải phá ngã chấp và biến kế sở chấp. Người giảng luận phần nhiều miệng luôn nói pháp, tâm phần nhiều có ngã chấp và biến kế sở chấp. Người giảng pháp không khởi ngã chấp trong muôn người mới có một người.” Kinh Pháp Hoa nói: “Ngã mạn tự khoe cao, tâm siểm khúc không thật, trong ngàn muôn ức kiếp, không nghe được danh tự Phật, cũng không được nghe chánh pháp.” Người giảng luận muốn tránh tâm ngã mạn tự khoe thật khó, tuy giảng kinh luận vì động cơ độ người, nhưng không bằng công đức niệm Phật. Vì vậy có một số pháp sư như Hoài Cảm, Trí Nhơn đều bớt phần giảng kinh, luận, đồng quy tâm niệm Phật } . Thật không hề sai . Kinh quý như châu báu , danh hiệu Phật bao gồm tất cả các kinh nên quý hơn cả kinh . Khi ta giảng kinh cho người khác nghe thì giống như ta đếm châu báu cho kẻ khác vì kinh là châu báu của Phật không phải của ta . Khi ta niệm Phật thì như ta dùng châu báu cho chính ta nên ta diệt được 80 ức kiếp trọng tội và được 80 ức kiếp công đức vi diệu . Ngoài ra niệm Phật thì ta được vãng sanh , còn nếu chỉ giảng kinh thôi thì khó được vãng sanh .
Đại Sư Thiện Đạo chính là hóa thân của Đức Phật A Di Đà . Ngài Ấn Quang nhiều lần nói vậy trong Ấn Quang Gia Ngôn Lục . Tất cả các lời dạy của Tổ Ấn Quang là đúng và ta phải tuân theo . Không những Ngài là sư tổ của hòa thượng Tịnh Không , Ngài còn là hóa thân của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát . Để các bạn thấy rõ tôi trích 1 đoạn trong Ấn Quang Gia Ngôn Lục : { Vì thế, Tín – Nguyện là tối khẩn yếu. Ngài Ngẫu Ích nói: “Ðược vãng sanh hay chăng toàn là do có tín nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. } . Nếu Ngài Ấn Quang không phải là vị Đại Bồ Tát hầu cận và hiểu rõ tâm ý của Đức A Di Đà , thì Ngài không thể nào dám nói chắc rằng “Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này” của Ngài Ngẫu Ích . Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân cũng chính là hóa thân của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát . Sách Niệm Phật Tông Yếu và sách Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật của Ngài chủ yếu dựa vào các lời dạy của Đại Sư Thiện Đạo . Điều này cũng chứng tỏ rằng Đại Sư Thiện Đạo chính là hóa thân của Đức Phật A Di Đà , vì Đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Pháp Nhiên Thượng Nhân) dạy theo các lời dạy của Đức Phật A Di Đà (Đại Sư Thiện Đạo) . Ngoài ra , ta cũng nên biết Trí Giả Đại Sư , tác giả của Tịnh Độ Thập Nghi Luận , chính là hóa thân của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật . Hơn nữa , Thái Tử Tất Đạt Đa cũng chỉ là Đức Thích Ca Như Lai thị hiện ở trần gian này khoảng 2560 năm trước mà thôi . Trong kinh Pháp Hoa , phẩm “ NHƯ LAI THỌ LƯỢNG” , Đức Thích Ca nói Ngài thành Phật đã từ vô lượng kiếp rồi , và ngài thường xuyên thị hiện ở trần thế này và cả trăm ngàn cõi thế gian khác rất nhiều lần để giáo hóa chúng sanh . Do đó , ta thấy chư Phật và Bồ Tát với tâm Từ Bi vô lượng thường xuyên hiện thân xuống trần để giáo hóa và nhiếp độ chúng sanh về cõi Cực Lạc .
Khi tu theo pháp môn niệm Phật , ta phải tuyệt đối tu theo lời dạy của Kinh Phật hay của các Tổ Tịnh Độ . Nếu có vị tu sĩ nào , thày nào , hay cư sĩ nào , bất kể là ai , dạy khác với Kinh Phật hay chư Tổ Tịnh Độ thì ta không nên nghe theo lời dạy đó . Đại Sư Thiện Đạo dạy ở trên , ” Người giảng pháp không khởi ngã chấp trong muôn người mới có một người ” , nghĩa là các người giảng pháp kể cả các người xuât gia thường hay có tâm kiêu ngạo . Nhiều người nghĩ mình tu lâu tưởng mình biết nhiều và đúng , sinh ra kiêu ngạo , nên nhiều khi giảng pháp không giống như kinh Phật dạy . Tôi xin nêu ra 1 thí dụ như : nhiều người dạy rằng niệm Phật 6 chữ và niệm Phật 4 chữ đều như nhau . Thật ra không phải vậy . Phàm phu tục tử như chúng ta chỉ nên niệm 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật để tỏ lòng cung kính và được nhiều công đức vì càng cung kính càng nhiều công đức như trong link http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/11/vi-sao-cang-co-tam-cung-kinh-cang-co-loi-trong-viec-hoc-phat/ .
Chỉ những người thượng căn mới được niệm 4 chữ A Di Đà Phật vì họ luôn tỏ lòng cung kính . Phật và các Tổ Tịnh Độ dạy ta niệm Phật 6 chữ . Tôi xin dẫn chứng dưới đây .
1) Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật , phẩm thứ 3 , Ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát , khi nói xưng danh hiệu thì Ngài nói danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật và Ngài giảng rất nhiều nghĩa về 6 chữ danh hiệu đó . Trong phẩm thứ 5 , Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cũng nói đến danh hiệu 6 chữ . Trong phẩm thứ 2 , Đức Phật Thích Ca cũng nhiều lần nhắc đến 6 chữ danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật .
2) Kinh Quán Vô Lượng Thọ , phần quán tưởng 3 phẩm hạ sanh , Đức Phật dạy chắp tay xưng niệm Nam-mô A-di-đà Phật .
3) Tổ Liên Trì Đại Sư dạy các đệ tử niệm Phật 6 chữ , còn Ngài niệm Phật 4 chữ .
4) Trong Ấn Quang Gia Ngôn Lục ở phần 2 , Giảng về phương pháp Niệm Phật , Tổ Ấn Quang dạy niệm sáu chữ “nam mô A Di Ðà Phật” .
5) Trong A Di Đà Yếu Giải , Ngài Ngẫu Ích cũng dạy nam mô A Di Ðà Phật là danh hiệu Phật .
6) Trong Niệm Phật Tông Yếu , Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân cũng dạy niệm sáu chữ Nam Mô A Di Ðà Phật .
Do đó , tôi là hạng phàm phu ngu muội nên tôi y theo giáo chỉ và niệm 6 chữ để nắm chắc phần vãng sanh . Còn nếu bạn nào nghĩ mình là bậc thượng căn thì bạn muốn niệm sao cũng được . Chúc các bạn niệm Phật tinh tấn trên đường tu đạo .
Thiện Tâm .
Dạ,cư sỹ Hoằng Ẩn cả nghĩ rồi ! Thanh Liên có phiền não gì đâu ! Một chút cũng ko có ! Và các Liên hữu khác cũng vậy,ko phiền não gì cả đâu !
Nơi đây là diễn đàn,cùng trao đổi góp ý chia sẻ,mọi người đưa ra ý kiến quan điểm của mình cũng là điều bình thường thôi mà ! Cư sỹ Hoằng Ẩn đâu có lỗi gì ! Thanh Liên thấy những phúc đáp ở chủ đề này ko phải là tranh cãi hơn thua,mà đó là những phúc đáp mang tính tích cực,xây dựng.
Thanh Liên cũng học hỏi đc nhiều từ các phúc đáp của cư sỹ Hoằng Ẩn & mọi người.
Xin chân thành cảm ơn cư sỹ Hoằng Ẩn & các vị liên hữu Phúc Bình,THiện Tâm,Thiện Nhân,NguyenPhu,Phước Huệ,Huệ Tịnh.
Rất mong các vị(đã kể tên ở trên,& các vị liên hữu khác như: cư sỹ Hữu Minh,Tịnh Thái,Hãy Niệm A Di Đà Phật,Viên Trí,Tìm lại Phật Tánh,Trung Đạo,Voheusanh,Hữu Nghĩa,liên hữu Phát…)mong các vị thường post bài ở trang này,vừa là giúp đỡ những ng mới đang tìm hiểu về Đạo,vừa là tích thêm công đức cho mình hồi hướng trang nghiêm Phật Tịnh Độ(mà công đức này là lớn lắm !).
Kính chúc các vị & các đạo hữu trên ĐVCT tinh tấn tu đạo,thân tâm an lạc !
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Chào liên hữu Thanh Liên, Phúc Bình, Thiện Nhân, Phước Huệ, NguyenPhu, Thiện Tâm, Huệ Tịnh và các bạn đồng tu trên duongvecoitinh.
Do đường truyền Internet bị sự cố nên sáng nay mới phúc đáp lại được. Xin cám ơn về những gì liên hữu TL đã viết về những ý kiến của HA cũng như các bạn đồng tu khác trên diễn đàn này. Quả thật như liên hữu nói, diễn đàn này chính là nơi chia sẻ, cũng sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều và điều quan trọng là để làm rõ lý những câu hỏi thắc mắc của các bạn đồng tu cùng giúp nhau phát khởi lòng tin nơi pháp môn Tịnh Độ để cùng tinh tấn học Phật nguyện một đời này thoát ly sanh tử, vãng sanh Cực Lạc. Đây chính là “Kiến hòa đồng giải” và “ý hòa đồng duyệt” trong Lục hòa kính của Phật.
Chư Cổ Dức nói rằng nếu bạn có thể khuyên được 2 người phát tâm niệm Phật và đều được vãng sanh TPCL thì công đức đó còn hơn cả tự mình niệm Phật vãng sanh. Vậy nên công đức hoằng pháp lợi sanh của các liên hữu là không thể nghĩ bàn.
Có lẽ một số các liên hữu thấy ái ngại về những điều được một số liên hữu chia sẻ (LH Phúc Bình đề cập ở trên)…là chúng ta đang dùng “thế trí biện thông” để nêu ra ý kiến. Theo HA thì chúng ta nên làm rõ lý điều này vì rằng đã là thế trí biện thông (dùng trí tuệ thế gian pháp để biện giải, lập luận thông suốt) thì sẽ đi ngược lại tôn chỉ của Phật pháp là “phá mê khai ngộ” cho chúng sanh.
Theo HA thấy thì những điều chúng ta viết ra nếu dựa vào kinh điển Phật pháp hoặc từ việc nghe, xem các bậc Đại Đức, Cao Tăng là những vị thông đạt giáo lý nói, viết ra thì không nói gì. Nhưng nếu những ý kiến trên diễn đàn không trái với đạo lý, pháp tắc của xã hội, không trái với luật nhân quả, không trái với lý duyên khởi của nhà Phật thì không phải là “thế trí biện thông”.
Tuy nhiên như Lão Pháp sư Tịnh Không cũng nói có một số đồng tu khi thấy Ngài lúc thì nói xuôi một vấn đề, lúc thì nói ngược vấn đề đó (phá chấp) lại cho rằng Ngài nói không đúng thì cũng là thế trí biện thông.
HA thường comment khá dài mà đúng như LH Phước Huệ nói là nếu giải thích dài dòng dễ sanh tâm kiêu mạn. Đó là chưa nói đến cái tật thích làm thơ kệ. Vì vậy nay xin ở ngoài tu chí một thời gian khi nào đến duyên lại vào ĐVCT comment vậy.
Xin cám ơn Thanh Liên cùng các LH, các bạn đồng tu. A Di Đà Phật.
Xin đính chính lại hàng thứ 6 từ dưới lên: đó là ý kiến trong phúc đáp của LH Huệ Tịnh, không phải LH Phước Huệ. A Di Đà Phật.
Xin chân thành cảm ơn cư sỹ Hoằng Ẩn đã chia sẻ về vấn đề “Thế trí biện thông”!
Những comment của cư sỹ thường dài,đó là vì cư sỹ tâm huyết thì mới viết comment dài. Xin trân trọng !
Cư sỹ hãy post những bài thơ kệ lên đây ! Thơ,mang lại 1 màu sắc mới,1 không khí mới cho diễn đàn. Nếu Thanh Liên mà biết làm thơ làm kệ thì cũng sẽ gửi lên ĐVCT.
Giải thích dài dòng dễ sinh tâm kiêu mạn ư ? Đó chỉ là ý kiến phiến diện ko chính xác của 1 người,ko phải ý kiến của số đông,tất cả. Mà cư sỹ lại vì 1 ý kiến đó mà rút lui khỏi ĐVCT sao ?
Vì là diễn đàn nên có những lời thuận,có những lời nghịch,là điều bình thường. Ko vì điều đó mà phải rút lui !
Thanh Liên nói rằng ko có ai phiền não cả,vậy sao cư sỹ lại phải “ẩn”chứ !
Pháp danh của cư sỹ là Hoằng Ẩn,nhưng Thanh Liên kính mong cư sỹ ko “ẩn”,mà hãy”hiện” !
Những phúc đáp của cư sỹ thực sự giúp ích đc cho nhiều người, trong đó có Thanh Liên. Vậy nên,TL kính mong cư sỹ viết tiếp nhiều phúc đáp khác !
Đôi dòng kính gửi cư sỹ Hoằng Ẩn ! Lời lẽ nếu có chỗ nào sai sót,mạo phạm,Thanh Liên xin thành tâm sám hối !
Kính cư sĩ Hoằng Ẩn !
NV cũng học hỏi được nhiều từ các phúc đáp của cư sĩ.
Vì vậy NV cũng kính mong cư sĩ không “ẩn” !
Kính cư sĩ !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Tôi cũng chân thành Đồng Tâm Nhất Trí với Thanh Liên !
Cảm ơn các quý Đạo Huynh rất nhiều ! Cảm ơn ĐVCT !
Nam Mô A Di Đà Phật !
kính gửi cư sĩ Hoằng Ẩn,
hồi đáp của đh Thanh Liên cũng là những điều mà Thu Ba muốn nói !
Nam Mô A Di Đà Phật,
PH học được “cung kính, tuỳ hỷ” từ bạn Thanh Liên và “tự xét lỗi mình” từ bạn Hoằng Ẩn, xin được cảm tạ hai bạn.
PH tin rằng những phúc đáp của bạn HA đều từ cái tâm muốn làm lợi ích cho người mà làm (dĩ nhiên vì chúng ta là phàm phu, tập khí sâu dày nên đôi khi phúc đáp không được hoàn hảo), nên có lẽ bạn HA đừng nên ngại. Chỉ cần chúng ta nhận biết rõ cái vọng tâm điên đảo của mình, lần hồi nhiếp phục nó thôi.
Chúc các bạn sen đồng tinh tấn, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT. Mong các vị liên hữu có thể giúp con giải ý nghĩa của pháp danh Chơn Lâm Ánh của con được không ạ? Con thấy niều vị có pháp danh 2 chữ, có vị pháp danh 3 chữ ạ
Xin gửi cư sĩ Hoằng Ẩn,nếu có ai ý kiến nhận xét ko đúng về mình thì cư sĩ ko cần phải để tâm.
Và tất nhiên là viết tiếp các phúc đáp trên ĐVCT.
Ai nói gì thì nói,phần ta nếu thấy lợi lạc cho mọi người thì cứ chia sẻ,đạo tràng vậy mới chân thật đúng không mọi người. Có quà quí,thuốc hay thì chia sẻ cho mọi người cùng dùng vậy mới là bồ đề,mới là học Phật chứ. Cái tên phiền não kia đuổi nó đi xa đi, chỗ này nó không đến làm phiền được đâu, mà nó đến thì cũng chẳng được mà.:)),cho nó ngồi kế bên luôn cũng không quấy nhiễu mọi người được đâu.
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin chào các quý LH, các bạn đồng tu.
HA hơi bất ngờ bới nhiều phúc đáp của các LH liên quan đến việc HA tạm ngưng vào phúc đáp trên diễn đàn này cũng như đến đề tài bấy lâu nay từng gây nhiều nghi ngại là Thế trí biện thông.
Xin cám ơn các LH nhiều. Không biết quý LH nghĩ thế nào về ĐVCT còn đối với HA thì thấy đây là một ĐẠO TRÀNG THUẦN TỊNH lớn với hàng ngàn, hàng vạn lượt truy cập trong ngày. Có thể nói rằng đây là một đạo tràng online hy hữu trên thế giới vì hàng ngày đều có sự chia sẻ Phật pháp chưa hề gián đoạn. Hơn thế nữa, trang ĐVCT còn có một sức lan toả lớn và lâu dài tới hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn năm về sau.
Điều này nói lên rằng nơi đây hẳn có sự gia trì cuả chư Phật, Bồ tát và Long Thần Hộ Pháp.
Việc HA tạm ngưng phúc đáp không phải do ảnh hưởng từ ý kiến cuả ai. Đây hoàn toàn là chủ ý cuả HA muốn có một thời gian chiêm nghiệm, suy gẫm thêm nhưng chủ yếu vẫn muốn dành nhiều thời gian cho việc nghe đĩa giảng kinh của lão Pháp Sư Tịnh Không. Thực tế mà nói thì HA cũng như các LH trên ĐVCT chưa có khả năng đăng đàn giảng kinh, thuyết pháp vì chưa khai trí tuệ nên chủ yếu dựa vào kinh điển và nghe giảng kinh từ các bậc Đại Đức, Cao Tăng, các vị Pháp Sư đã thông suốt kinh điển Đại thừa. Các LH trên diễn đàn này cũng giống như người trợ giảng, là cầu nối giữa Phật, Bồ Tát, các vị Pháp Sư và các bạn đồng tham đạo hữu. Chính vì điều này nên HA cũng đã từng khuyến tấn các bạn đồng tu nên nghe đĩa giảng kinh nhiều vì như lão Pháp Sư Tịnh Không nói là nếu việc niệm Phật kết hợp với nghe giảng kinh Tịnh Độ thì thời gian thành tựu được rút ngắn xuống khoảng một nửa vì GIẢI – HÀNH tương ưng (giải là nghe giảng kinh còn hành là thực hành theo những gì Phật dạy trong kinh bao gồm niệm Phật, trì giới và rộng tu công đức).
# HA cũng xin cám ơn LH Phúc Bình chia sẻ ở trên. Đúng như LH viết là nếu chúng ta tâm chưa tịnh, chưa có định lực thì sẽ dễ phát sanh phiền não, thường hay chấp pháp, dễ cáu giận…Nhưng cũng như những việc làm hàng ngày cần phải tùy duyên mà làm thì có thể tránh được phan duyên là căn nguyên của phiền não. Trên diễn đàn có đủ mọi loại câu hỏi và người hỏi có lúc đặt ra trực tiếp cho các LH có nhiều kinh nghiệm. Chính điều này cũng làm cho các LH có thể phải mất khá nhiều thời gian để tìm câu trả lời cho người hỏi được vừa ý. Từ đó mới thấy được việc nghe giảng kinh pháp từ các vị Pháp Sư là hết sức quan trọng cho việc thành tựu của người học Phật và để rồi “vì người diễn nói” là giúp cho chúng sanh thành tựu.
# LH Huệ Tịnh: HA xin chân thành xin lỗi LH Huệ Tịnh về việc mượn ý cuả LH để nói về những phúc đáp cuả HA vốn dài (nên dễ sanh tâm kiêu mạn). PĐ cuả Huệ Tịnh chỉ là suy nghĩ cuả LH mà thôi (trong bối cảnh đó), không phải chỉ cho tất cả. Mong LH Huệ Tịnh thông cảm cho và hãy coi đây như là một khảo nghiệm nhỏ xem LH có khởi tâm buồn tí xíu nào hay không.
# LH Thanh Liên: Hôm trước khi đọc PĐ cuả LH (và hôm nay cũng vậy), HA đã nghĩ rằng, LH đúng như cái tên này, Thanh Liên là Hoa sen thanh tịnh. HA chợt nhớ tới câu trong kinh Vô Lượng Thọ (bản dịch cuả Tâm Tịnh):”như Hoa sen tịnh nên lìa ô nhiễm”. Lòng từ bi và chân thành của LH khiến HA cảm phục. Cố gắng đưa bông sen này về Cực Lạc nghe LH!
# Các LH Nguyễn Vân, Diệu Tiến, Thu Ba, Phước Huệ, Minh Thủy và các LH trên ĐVCT: Cám ơn các LH đã chia sẻ cùng HA, mong rằng chúng ta sẽ còn gặp lại nhau nhiều trên diễn đàn này. Chúc tinh tấn, an lạc. Nam mô A Di Đà Phật.
Chào các đạo hữu .
Nam-mô A-Di-Đà Phật
Vì trí nhớ kém cỏi mà tôi đã quên rằng chư Phật và Bồ Tát tùy theo căn cơ chúng sanh khác nhau mà giảng pháp khác nhau . Đối với những người bình thường thì niệm Phật 6 chữ được nhiều công đức hơn niệm Phật 4 chữ vì tỏ lòng cung kính nhiều hơn . Nhưng trong các trường hợp khác như những người bịnh ,già , quá yếu trước khi lâm chung và những người vì lý do nào đó không thể niệm Phật 6 chữ được , thì niệm Phật 4 chữ là thích hợp hơn . Vì ngu si mê muội nên tôi đã không hiểu tại sao một số thày dạy niệm Phật 4 chữ , và một số ban hộ niệm cũng niệm Phật 4 chữ . Vì vậy , tôi đã có những lời sai lầm ở bài viết trên và tôi xin sám hối những lỗi lầm đó . Thật ra , niệm nghĩa là tưởng niệm , nghĩ đến , nhớ đến . Niệm Phật nghĩa là nghĩ và nhớ đến Phật . Nếu khi xưng danh hiệu Phật , tâm ta nghĩ đến công đức vô lượng của Phật , nhớ đến ân huệ vô cùng to lớn của Phật với lòng Từ Bi vô hạn lượng mà Ngài luôn tìm cách nhiếp độ chúng sanh về cõi Cực Lạc , thì niệm Phật 4 chữ và niệm Phật 6 chữ công đức đều như nhau . Cách niệm Phật trên thường được gọi là tâm niệm . Những người mới bắt đầu niệm Phật , tâm thường nhiều vọng tưởng và ít khi nghĩ đến công đức của Phật , thì nên niệm 6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT vì niệm Phật 6 chữ là bao gồm tâm niệm rồi . Tôi trích lời dạy của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân :
14) Vấn đề niệm Phật tuy có nhiều ý nghĩa, nhưng xưng Lục Tự Hồng Danh ( NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) thì đã bao hàm tất cả.
21) Hỏi: Niệm Phật khi tâm thanh tịnh với niệm Phật khi tâm động hơn kém ra sao?
Đáp: Công Đức bằng nhau, không có gì sai khác!
Trong câu số 14 , Ngài dạy rằng niệm Phật 6 chữ là bao gồm tất cả (kể cả tâm niệm) . Do đó , trong câu 21 Ngài dạy rằng niệm Phật khi tâm thanh tịnh với niệm Phật khi tâm động , Công Đức bằng nhau vì khi niệm Phật 6 chữ thì ta đã có tâm niệm rồi . Còn nếu chỉ niệm Phật 4 chữ khi tâm động thì không có tâm niệm nên ít Công Đức hơn .
Sách Niệm Phật Tông Yếu của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy ta chỉ nên chuyên niệm Phật và không tu các tạp hạnh khác vì Ngài dựa vào các phán quyết của Tổ Thiện Đạo Đại Sư . Những người hạ căn và trung căn như chúng ta rất nên tu theo sách này . Tôi trích lời Tổ Ấn Quang trong Ấn Quang Gia Ngôn Lục : { Tổ Thiện Đạo dạy người nhất tâm trì danh, đừng tu tạp nghiệp là vì sợ kẻ trung căn, hạ căn do tạp nghiệp tâm sẽ khó quy nhất, cho nên Ngài dạy chuyên tu. } . Kinh Niệm Phật Ba La Mật cũng dạy rằng : ” Muốn vãng sanh Cực-Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu chính là biểu tướng của Pháp Thân cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy. Và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa. Vì ngay nơi danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật luôn luôn chứa đựng vô lượng vô biên công đức, vô lượng vô biên diệu dụng, vô lượng vô biên quang minh, tướng hảo, uy lực … không thể nghĩ bàn “.
Trong quyển Niệm Phật Kính , Đại Sư Thiện Đạo dạy rằng : ” Một tiếng niệm Phật diệt được tội trọng 80 ức kiếp sanh tử, được 80 ức kiếp vi diệu công đức, nên biết Pháp môn niệm Phật có nhiều thiện căn. ” . Nhiều người nghĩ rằng nếu một câu niệm Phật diệt được nhiều tội và được nhiều công đức như thế , tại sao họ niệm Phật cả chục năm rồi vẫn không diệt được hết tội mà vẫn còn bị ác báo dồn dập tới họ . Đó là vì họ đã tạo ra vô lượng ác nghiệp từ vô lượng kiếp . Phật nói nếu nghiệp có hình tướng thì cả hư không vũ trụ không thể chứa hết được . Chữ vô lượng có nghĩa là 1 con số lớn vô hạn định , lớn hơn tất cả các con số hữu hạn khác như 1 tỷ , 1 ngàn tỷ , 1 tỷ tỷ , hay 1 tỷ tỷ tỷ tỷ … Giả sử 1 giây ta niệm được 1 câu Phật hiệu , 1 giờ 3600 câu , và 1 ngày được 24 x 3600 = 86400 câu . Một năm được 365 x 86400 = 31 triệu 5 trăm 36 ngàn câu . Một trăm năm được khoảng 3 tỷ 154 triệu câu . Nhân số này với 80 ức hay 800 ngàn , ta sẽ diệt được khoảng 2 triệu 523 ngàn tỷ kiếp trọng tội . Con số này tuy lớn nhưng nhỏ hơn 1 tỷ tỷ rất nhiều và dĩ nhiên là quá nhỏ so với 1 tỷ tỷ tỷ tỷ hay con số vô lượng . Do đó , niệm Phật liên tục suốt đời không thể nào diệt hết được các tội nghiệp của ta . Tổ Ấn Quang nói nếu chỉ cậy tự lực niệm Phật thì khi lâm chung ta khó có thể hết nghiệp và sẽ bị nghiệp kéo ta đi đầu thai vào các đường ác . Vì thế , ta nên tin vào tha lực và niệm Phật cầu vãng sanh .
Nhiều người thuộc môn phái khác không tin Tịnh Độ . Họ lý luận rằng nếu ta niệm Phật được đới nghiệp vãng sanh cõi Cực Lạc thì ta sẽ không còn bị quả báo cho các ác nghiệp ta đã tạo trong quá khứ , và như vậy thì Phật đã can thiệp vào luật nhân quả rồi . Họ đã không hiểu tâm Từ Bi vô lượng của chư Phật và Bồ Tát . Tất cả các nợ của ác nghiệp đều phải được trả theo luật nhân quả . Để dễ hiểu tôi lấy 1 ví dụ như sau . Tôi thiếu nợ bạn 1 số tiền . Tôi nói bạn chờ khi tôi có đủ tiền sẽ trả bạn . Bạn không chịu và đòi đập phá xe tôi để trừ nợ . Trường hợp đầu , nếu bạn chờ khi tôi có tiền trả bạn , thì cả hai đều có lợi vì bạn có tiền và xe tôi không hư . Trường hợp sau , nếu bạn phá xe tôi thì cả hai đều lỗ vì bạn mất tiền và xe tôi hư . Ta thấy có 2 cách trả nợ , 1 cách tốt và 1 cách xấu . Cũng như vậy , Đức Thích Ca muốn ta trả nợ bằng cách tốt nên khuyên ta niệm Phật được đới nghiệp vãng sanh và tu tới khi được Vô Sanh Nhẫn . Rồi ta phải trở lại Ta Bà để độ tất cả các chúng sanh mà ta thiếu nợ về cõi Cực Lạc . Những người phái Tiểu Thừa không tin có Ngài Quan Âm Bồ Tát với tâm Từ Bi vô lượng luôn lắng nghe để cứu chúng sinh đang bị khổ nạn . Họ hỏi rằng nếu Bồ Tát Từ Bi tại sao thấy chết không cứu mà phải chờ chúng sinh niệm danh hiệu Ngài mới cứu , và nếu Bồ Tát cứu chúng sinh thì vi phạm luật nhân quả . Tôi xin trả lời như sau . Ngài Quan Âm Bồ Tát đã thành Phật từ lâu rồi và Ngài nguyện ở lại vị Bồ Tát để tầm thanh cứu chúng sinh khổ nạn . Ngài quả thật là Đại Từ Bi, nhưng nếu chúng sinh không niệm danh hiệu Ngài thì Ngài không thể cứu được vì Ngài không thể trái luật nhân quả chứ không phải vì thấy chết mà không cứu , hoặc Ngài muốn làm cao . Nếu chúng sinh thành tín niệm danh hiệu Ngài thì sẽ được công đức rất lớn ( công đức niệm Phật, Bồ Tát ) . Công đức này sẽ tiêu diệt ngay ác nghiệp trong quá khứ mà đang tạo ra ác báo hiện tại và do đó chúng sinh sẽ thoát khổ nạn . Ngay cả khi công đức niệm danh hiệu Ngài chưa đủ để diệt ác nghiệp , thì với thần lực không thể nghĩ bàn của 12 Đại Nguyện của Ngài , chắc chắn chúng sinh sẽ thoát nạn . Đức Thích Ca và Đức A Di Đà rất thương xót chúng sinh và muốn đem tất cả về cõi Cực Lạc để ta dễ dàng tu thành Phật , nhưng các Ngài không thể làm trái luật nhân quả . Vì vậy , các Ngài phải nghĩ ra những phương tiện khéo để giúp chúng sinh . Như Đức A Di Đà phát 48 đại nguyện và hễ ai làm đúng như lời nguyện của Ngài thì sẽ được cứu độ ngay . Còn Đức Thích Ca thì chỉ ta cách niệm Phật để được công đức diệt tội và để phù hợp với lời nguyện của Đức A Di Đà . Nhiều người kể cả tôi trước kia cũng thắc mắc rằng tại sao Phật Từ Bi lại làm khó ta , bắt ta phải tín nguyện và niệm Phật liên tục , rồi mới cho ta vãng sanh . Đó là vì luật nhân quả mà thôi . Tín , nguyện là đúng như lời nguyện của Phật thì mới được vãng sanh . Niệm Phật cũng là đúng theo lời nguyện , còn niệm Phật liên tục để được nhiều công đức diệt tội và cũng để tâm ý ta luôn nhớ đến Phật và tuân theo lời Phật dạy tránh ác làm thiện .
Trên đường tu Phật ta nên theo sát với lời dạy của Phật trong các kinh , hay lời dạy của các chư Tổ trong các sách luận để dễ thành tựu . Ta không nên quá tin vào bất kỳ 1 vị tăng nào . Chẳng phải vì ta xem thường hay không kính trọng họ , mà vì trình độ hiểu biết của vị tăng đó không thể nào bằng với Phật hay chư Tổ được . Ngoài ra , vị tăng đó có thể có những quan điểm sai khác với Phật . Tôi thấy ta nên triệt để tu theo sách Niệm Phật Tông Yếu của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân vì Ngài dạy chuyên tu , y như Tổ Thiện Đạo , và cũng y như Đức Thích Ca dạy trong kinh Niệm Phật Ba La Mật “chỉ niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật là đủ ” . Còn những thắc mắc về cách xử thế trong đời thì tôi nghĩ ta nên theo các lời dạy của Tổ Ấn Quang trong các Ấn Quang Văn Sao , hay các lời dạy của Hòa Thượng Tịnh Không . Còn nếu thắc mắc của bạn không có giải đáp thì bạn có thể đăng trên trang web này . Tôi rất ngu si trong những việc xử thế ở đời nên sẽ không thể giải đáp được , nhưng có nhiều bạn với rất nhiều kinh nghiệm đời , chắc chắn sẽ giải đáp suôn sẻ .
Những lời trên đây chỉ là các ý nghĩ thiển cận của tôi , 1 kẻ phàm phu ngu muội mà thôi , chẳng dám dùng để khuyên ai hết . Nếu bạn nào thấy hợp thì tu như tôi đã nói . Còn nếu bạn nào thấy vô lý và không thích hợp thì muốn tu sao cũng được . Chúc các bạn niệm Phật tinh tấn .
Nam-mô A-Di-Đà Phật .
Thiện Tâm .
A Di Đà Phật, xin gửi Thanh Liên, Hoằng Ẩn Cư sĩ cùng tất cả chư vị đồng tu. Nếu những lời chia sẻ dưới đây có gì phiền não, HS xin thành tâm sám hối trước chư vị. Chúng ta mỗi ngày học Phật, hành theo lời Phật dạy rồi tham luận, chia sẽ cái đạo tâm của mình cho chư vị đồng tu, đạo Phật không có đúng sai chỉ là chúng ta dùng cái tâm phàm phu này để học, để cảm nhận cho nên mới có nhiều vấn đề phát sinh. Cùng là một câu nói nhưng có người hiểu được 1-2 ý, có người hiểu được 4-5 ý,… Chúng ta học Phật rồi đem cái đạo tâm đó chia sẻ cho mọi người, là đạo tâm của mình thì có thể phù hợp với người này nhưng cũng có thể không phù hợp với người khác, người này cho hay nhưng người kia cho dở, nếu cứ xét cái phù hợp với không phù hợp, cái nào hay, cái nào dở nếu cứ cho ý của mình là hay ý kia dở vậy thì đến chừng nào mới có thể rốt ráo đây. Bởi vì những chia sẻ đều là đạo tâm của người đó, nếu mình thấy hay, phù hợp với mình thì hành theo, thấy không phù hợp thì thôi nhưng hay hay dở chúng ta cứ lẳng lặng từ từ cảm nhận nó. Người hỏi không sợ cái thiếu hiểu biết của mình mà đi hỏi, người trả lời dùng cái tâm chân thật hiểu biết của mình mà trả lời, tuy nhiên hợp hay không hợp còn phải tùy vào thiện căn phước đức của mỗi người, trình độ mình chỉ có nhiêu đó nếu muốn hơn cũng không được. Người thì thích văn thơ, người thì thích diễn giải,… tất cả đó chỉ là phương tiện chúng ta thấy phù hợp cái nào thì áp dụng cái ấy. Có câu “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” lời chia sẻ của người khác như muối sát vào tâm can mình, nếu như thấy được đó là chỗ khuyết của mình bèn hoan hỷ chấp nhận mà uống, còn nếu như không phải cũng đừng vội bày xích biết đâu đó là lời cảnh tỉnh giúp mình trong tương lai thì sao. Con đường là do chúng ta chọn đi như thế nào tự mình quyết định, tất cả phải tùy duyên và chút thiện căn phước đức của mình. Vãng sanh hay không vãng sanh, thành Phật hay thành ma là ở mình, tất cả ở trong cái chân tâm bổn tính của mình tuyệt nhiên không có ở bên ngoài hay nhờ vào người khác, cái bên ngoài chỉ là phương tiện giúp cái bên trong mà thôi.
Khi tham gia vào ban hộ niệm, đi hộ niệm HS mới thấy được vô thường như thế nào, thấy được 2 chữ tùy duyên và thiện căn phước đức của mỗi người mà bấy lâu này trong kinh sách diễn giải. Có cô Phật tử đã mời được BHN về hộ niệm cho mẹ mình, người mẹ khi còn sống nghe lời con gái khuyên cũng niệm Phật, ăn chay tuy nhiên mới hộ niệm 3-4h có đứa con trai đi xa về không cho hộ niệm mặc dù đã tìm mọi cách khuyên giải, cuối cùng cô đành xin lỗi BHN rồi một mình kiên quyết niệm Phật bên mẹ cho đến lúc nhập quan. Mới hôm 27/8/16 HS đi hộ niệm cho bà nội anh bạn làm chung, trước đây anh chưa hề biết hộ niệm cũng không biết về Phật pháp nhưng chị vợ thì hiểu biết Phật pháp, lâu dần HS chia sẻ những ca hộ niệm anh bắt đầu có lòng tin, khi thấy bà nội yếu 02 vợ chồng xin cha của anh khi bà mất được hộ niệm, cha của anh trước đây cũng không tin nhưng vì con trai và con dâu kiên quyết quá nên cho thử 1 lần, bà nội của anh lúc sống không có duyên với Phật pháp lại chẳng niệm được một câu A Di Đà Phật nhưng khi hộ niệm qua 14 tiếng sau khi khám tất cả thoại tướng thì biểu hiện của bà là được vãng sanh, mặc dù người nhà không thành tâm lắm chỉ có 2-3 người là thành tâm tham gia niệm Phật trong lúc hộ niệm. Bà hưởng thọ 95T, cuối đời lại được BHN trợ duyên vãng sanh mà lúc sống chưa hề biết niệm Phật, A Di Đà Phật là ai, cho nên mới thấy thiện căn phước đức nhiều đời nhiều kiếp của bà thật sâu dày. Những điều HS chia sẻ chỉ mong chư vị đồng tu thấy được dù chúng ta đang tu phương tiện gì, thì mục đích cuối cùng của chúng ta là gì. Có nhiều con đường để đi nhưng lựa chọn con đường nào phù hợp, dễ đi là do mình cộng với một chút thiện căn phước đức của mình chứ không phải do người khác. Mỗi ngày chúng ta học Phật rồi chia sẻ là để bỏ đi bớt hành lý, chướng ngại để về Tây phương, mình lên chia sẻ nhưng lại đem hành lý của người khác bỏ đi làm hành lý cho mình há chẳng phải là không nên hay sao. Chúng ta hôm nay lên đây chia sẻ liệu ngày mai chúng ta có còn để lên đây chia sẻ không, vậy thì yêu thích hay chán ghét, đúng hay sai liệu có quan trọng không, tất cả là tùy duyên của mình với chư vị đồng tu.. Mục đích cuối cùng của HS là về được Tây phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà cho nên hằng ngày chỉ đọc 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT chỉ mong đến lúc rời bỏ xác thân này thì được thuận lợi vãng sanh. “Nói thì dễ làm mới khó” vài lời chia sẻ kính mong chư vị đồng tu hoan hỷ. Nam mô A Di Đà Phật
Cái gì hay thì mình bỏ vào,cái gì không đúng mình bỏ ra,lâu ngày thì cái dở mất hết, còn cái hay không. Bỏ cái ngã của chính mình ra thi phiền não làm gì phiền mình được, còn để ngã thì còn phiền,ngã nhiều thì phiền nhiều hà.
A Di Đà Phật
Xin cám ơn NguyenPhu và các LH đã chia sẻ. HA bấy lâu nay đã không còn chấp vào cái túi da thối này nữa rồi, cũng chẳng còn yêu ghét phải quấy gì nhưng nếu chúng sanh phiền não, buồn giận thì cũng chia sẻ đôi dòng. Chúc quý đạo hữu thân lạc, tâm an quyết một đời này về tới đất vàng, hoa khai kiến Phật. Nam mô A Di đà Phật.
Đúng vậy, quả thật đúng vậy,xin chúc liên hữu HA và mọi người cùng nhau một đời đến đất Phật. Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Nguyện tất cả cùng nhau về đất Phật, nguyện tất cả cùng nhau giải thoát, nguyện mưa pháp sẽ tưới khắp các cõi, nguyện sẽ chung tay cùng lăn bánh xe pháp, nguyện sẽ giữ mãi Phật đạo.
A Di Đà Phật.
Hoằng Ẩn cư sĩ kính mến.
Theo HA thì bản hoài Đại Từ Đại Bi của chư Phật nói chung, và tấm lòng của Đức Từ Phụ Di Đà Đà Phật nói riêng thành tựu sự thiết lập những vô lượng vô biên cõi Tịnh Độ công đức trang nghiêm không thể nghĩ bàn mục đích là gì?
Khảo nghiệm thì có nhiều hình thức thuận duyên và nghịch duyên khác nhau, khi duyên bất ngờ tới mới biết mình là người chân thật niệm Phật hay không. Câu “chân thật niệm Phật” theo sự hiểu biết nông cạn HT thì có thể là đang nhắc nhở tấm lòng tín nguyện của chúng ta vậy.
Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng mình đã bước vào Tịnh Độ môn, nhưng khi suy nghĩ chính chắn lại thì bản thân cá nhân HT tự xem thấy mình đã chưa có thể chân thật bước vào Tịnh Độ môn. Vì ngoài niệm Phật ra, HT vẫn còn bận lòng mọi thứ, mọi chuyện xảy ra. Phúc đáp này cũng là còn trong một cái bận lòng rồi.
Đôi dòng chia sẻ ngắn gọn, nông cạn xin HA cảm thông hoan hỷ cho.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cám ơn hai liên hữu NguyenPhu và Huệ Tịnh. Với câu hỏi cuả LH Huệ Tịnh, HA xin trả lời ngắn gọn thế này “Chỉ có pháp nhất thừa. Không hai cũng không ba. Trừ Phật phương tiện nói”.
Pháp nhất thừa đó dung nạp hết thảy chúng sanh trong Lục đạo luân hồi không bỏ sót. Đó chính là pháp khó tin nhưng lại là pháp ảo diệu, thâm áo, tối diệu, tối thắng, nhanh chóng bậc nhất. Đó cũng chính là pháp một đời bình đẳng thành Phật. Đó chính là pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Đây chính là bản hoài chư Phật.
Đại sư Ấn Quang tán thán pháp môn Tịnh Độ: ”Chín cõi chúng sinh lìa pháp môn này không thể viên thành quả Phật, mười phương chư Phật bỏ pháp môn này dưới không thể lợi khắp các hạng chúng sinh”. Nam mô A Di Đà Phật.
Bài thơ của cư sĩ Hoằng Ẩn hay quá, giúp Monique hiểu thêm những gì Phật dạy trong kinh Kim Cang!
Cám ơn Cư sĩ và quý vị đã chỉ dạy Monique!
Thân ái,
Monique TT
Gửi LH Huệ Tịnh.
Khi đọc qua câu hỏi của LH thì HA nảy ra câu trên, đó là một câu trong kinh Pháp Hoa. Ý là như vậy nhưng do cách trả lời chưa đi thẳng vào câu hỏi nên LH sẽ cảm thấy chưa hài lòng phải không?
Cõi Tịnh Độ chính là những đạo tràng vô cùng rộng lớn trang nghiêm thù thắng mà mỗi chúng sanh khi được sanh về đó dù nghiệp lực còn rất nặng (đới nghiệp vãng sanh) nhưng do Phật lực gia trì cùng với Y báo, chánh báo trang nghiêm nơi đó ngày đêm đều diễn nói diệu pháp nên phiền não và tập khí sâu dày của chúng sanh không có điều kiện để dẫy khởi. Do vậy vãng sanh về cõi Tịnh Độ sẽ mau chứng Phật quả.
Chính vì điều này nên mười phương ba đời, tất cả chư Phật đều xưng dương tán thán và sách tấn chúng sanh tu pháp môn này. Đại sư Thiện Đạo, Tổ thứ 2 Tịnh Độ (A Di Đà tái sanh) còn nói rằng “Sở dĩ Phật Thích Ca xuất hiện ở đời là để nói Di Đà hải nguyện”.
Cho nên Phật nói pháp phương tiện (pháp 2 thừa: Tiểu thừa, Đại thừa hay 3 thừa: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát) đều do căn tánh chúng sanh chẳng đồng nên phải ứng cơ nói pháp. Đây không phải là bản nguyện của chư Phật. Chư Phật đều muốn tất cả chúng sanh một đời mau chóng thành Phật nên nói pháp Nhất thừa. Thiết lập các Tịnh Độ đạo tràng và tuyên thuyết pháp môn Tịnh Độ niệm Phật cầu vãng sanh là con đường vắn tắt nhất, viên đốn nhất mà chư Phật đều muốn ở chúng sanh. Chính vì dễ làm, dễ thành tựu, thành tựu lại rất thù thắng, rất mau chóng (vãng sanh liền dự ngôi bất thối: A Duy Việt Trí Bồ Tát, địa vị này chỉ cách Bồ Tát đẳng giác 3 bậc). Trong khi nếu tu pháp môn khác thì phải mất 3 đại A tăng kỳ kiếp (vô cùng dài lâu) nên Phật nói pháp môn này là “Nan tín chi pháp: pháp khó tin” là vậy. Đúng là nếu so sánh ở mọi cấp độ thì vô cùng khó tin. Nhưng nếu tin được thì chứng tỏ bạn là người đã nhiều đời trồng căn lành, nhiều đời cúng dường chư Phật rồi, nên đời này mới tin được.
Nam mô A Di Đà Phật.
Chú Hoằng Ẩn quả thực là rất nhiệt tình trả lời chú Huệ Tịnh. Chắc chú Huệ Tịnh “quên” câu cảm ơn đó mà. Đọc phúc đáp của chú Hoằng Ẩn,lá bối muốn nói : xin cám ơn chú Hoằng Ẩn.
Chú Hoằng Ẩn vẫn quyết định sẽ “ẩn” 1 thời gian đấy ư ?
nhiều đạo hữu thì vẫn muốn chú lên ĐVCT( như là các đạo hữu Thanh Liên,Nguyễn Vân,Diệu Tiến,Thu Ba,Phước Huệ,Minh Thủy,NguyenPhu,Monique TT,Niệm Phật,…và nhiều đạo hữu khác nữa)
A Di Đà Phật.
Gửi Hoằng Ẩn cư sĩ.
Thuận duyên chớp mắt thu hút, liền bị người lôi cuốn.
Khó tránh thích diễn nói nhiều (khó “ẩn” cái trí giả), khó thật lòng niệm Phật (trong thâm tâm cầu sanh Tịnh Độ).
Đôi dòng trải nghiệm chia sẻ nông cạn, xin HA hoan hỷ cho.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chà,rất thiện ý,nhiệt tình trả lời họ,nhưng họ thì…
Kính gửi cư sĩ Hoằng Ẩn : người khác nói ko đúng về mình thì cư sĩ ko cần phải để tâm. Tâm chỉ để những gì cần để tâm,những gì ko cần để tâm thì bỏ ngoài. A Di Đà phật.
Nam mô A Di Đà Phật
HA xin chân thành cám ơn tất cả các liên hữu. Dù bất kỳ ai HA cũng học được một điều gì đó. Phật đã nói rằng “tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật”. Phật mới chân thật có trong mỗi chúng sanh còn tướng phần chúng sanh chỉ là giả mà thôi. Xin cám ơn nhiều.
HA không chờ đợi sự phúc đáp hay cám ơn mà chỉ e ngại thất lễ với mọi LH mà thôi. HA thấy sự thuận hay nghịch nhĩ cũng đều là tăng thượng duyên tốt cho HA cả. Chuyện thị phi thì ở đâu chẳng có, Đức Phật Thích Ca hay Ngài PS Tịnh Không còn có người mắng huống hồ chỉ là một phàm phu sát đất như HA. Mọi người vào đây trước là để phúc đáp cho rất nhiều đồng tham đạo hữu cần giải đáp, sau để học hỏi, HA cũng không ngoài. Nếu có gì sơ suất mong lượng thứ. Chúc mọi người tính tấn học Phật để cùng sớm về nhà nghe, hẹn gặp lại. A Di Đà Phật.
Bạn Hoằng Ẩn thật nhiệt tình, xin tán thán công đức của bạn
A Di Đà Phật
Bạn Hoằng Ẩn Cư Sĩ,
Phật dạy: Bồ tát làm những việc chúng sanh không muốn làm. Nhẫn những việc chúng sanh không thể nhẫn. Thí xả những việc chúng sanh không muốn thí xả.
Bạn ráng năng khởi tâm từ bi, năng hỉ xả một chút, mọi chuyện có gì đáng phải băn khoăn?
TĐ
A Di đà Phật, cám ơn LH Trung Đạo.
Đúng như LH nói đó, thật chẳng có gì phải băn khoăn cả (nhìn mọi người đều là Phật mà).
Ngày trước vua Khang Hy có một bà mẹ (Mẫu Hậu) rất mộ đạo. Nghe tin có một ngôi chùa hàng Tăng Ni phá giới rất nghiêm trọng, vua bèn đến xác thực xem sao thì đúng như lời đồn. Vua tức giận về kể với Mẫu Hậu, bà bèn nói rằng “Con ơi công đức Phật vô lượng, hãy nhìn Phật, chớ nhìn Tăng”. (Phật ở đây là Chân Như, Bổn Tánh, Tăng là tướng phần cuả chúng sanh).
Vua lại lên xem thì lần này còn tệ hơn, không chịu nổi bèn tính chuyện phá mgôi chùa đó. Vua thưa cùng Mẫu Hậu, bà lại nói “Con ơi công đức Phật vô lượng, hãy nhìn Phật, chớ nhìn Tăng”.
Lần này nữa vua lại lên xem, nhìn kỹ thì thấy các vị Tăng Ni phá giới đó nay đều hoá thành tượng đứng khắp nơi trong chùa. Vua toát mồ hôi, sởn da ốc, mới biết được lời dạy cuả Mẫu Hậu là chân thật. Xin kể tóm lược vậy hầu các LH, chúc hoan hỉ, an lạc.
Nếu là người Chân-tu,
Chẳng thấy lỗi thế gian,
Nếu thấy lỗi của người,
Trái lại thành tự quấy.
Người quấy ta chẳng quấy,
Thấy quấy thành tự lỗi.
Hễ bỏ Tâm-chấp-quấy,
Phiền-não tự tan rã.
Thương ghét chẳng quan tâm,
Duỗi thẳng hai chân nằm.
(Trích Kinh Pháp Bảo Đàn) A Di Đà Phật.
Cư sĩ Hoằng Ẩn vẫn thường hành những lời Phật dạy đó( từ bi hỉ xả).
Và tất cả chúng ta -những đạo hữu trên ĐVCT-đều cần ráng thường hành những lời Phật dạy đó,năng khởi tâm từ bi hỉ xả.
Trước chưa hành thì bây giờ hành. Trước ít hành thì bây giờ năng hành.
Đã năng hành rồi thì bây giờ càng tinh tấn hơn nữa.
A Di Đà Phật.
Kính cảm ơn cư sĩ Hoằng Ẩn đã chia sẻ câu chuyện mẹ con vua Khang Hy,& đoạn kinh Pháp Bảo Đàn. Thực là rất có ý nghĩa!
Nam mô A Di Đà Phật
Trân trọng cảm ơn tấm lòng,cảm ơn phúc đáp của cư sỹ Hoằng Ẩn.
Kính chúc cư sĩ vô lượng an lạc,một đời này về tới đất Phật.
Sớm gặp lại cư sĩ trên duongvecoitinh !
Kính.
Đạo hữu Thanh Liên nói thay NV và nhiều đạo hữu khác luôn ! 🙂
A di đà phật
Thiện hữu Hoằng Ẩn, Thiện Nhân, Huệ Tịnh,Viên Trí, Nguyễn Vân, Phước Huệ, Hương Quang, Tịnh Thái, Tìm Lại Phật Tánh, Phúc Bình, Tịnh Minh,Hãy niệm A di đà phật, v.v cho tôi hỏi hai câu:
1. Pháp Thập niệm Ký số của Đại sư Ấn Quang có nhất định dựa vào hơi thở hay không?
2. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói người sanh về Thượng phẩm hạ sanh bảy ngày sau hoa sen mới nở, 21 ngày mới thấy rõ chân thân của Phật, rồi trải qua ba tiểu kiếp kiếp mới chứng sơ hoan hỷ địa (sơ địa bồ tát). sáu phẩm sen sau, chúng sanh về đó địa vị còn thấp hơn nhiều, có vị chỉ A la hán, tư đà hoàn, tư đà hàm….
Điều này có mâu thuẫn với Kinh Vô Lượng Thọ không? Ví dụ kinh VLT nói vừa sinh về Cực Lạc, liền chứng A duy việt trí bồ tát. Địa vị này là từ Bát địa bồ tát trở lên.
xin cám ơn quý Liên hữu trước.
A di đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Minh Thành,
*Pháp Thập niệm Ký số của Đại sư Ấn Quang có nhất định dựa vào hơi thở hay không?
Thập niệm=10 niệm; ký số=ghi nhớ số lần niệm. Pháp này dùng đối trị tâm vọng tưởng rất hữu hiệu. Để hành trì, tuỳ theo hơi thở dài, ngắn của mỗi người mà áp dụng cho phù hợp. Ví thử: bạn hít một hơi, niệm liên tục hồng danh A DI ĐÀ PHẬT từ 1-10 mà không bị ngắt hay cụt hơi, như vậy hơi thở của bạn có thể áp dụng niệm 1 lần 10 hồng danh A DI ĐÀ PHẬT; ngược lại nếu chỉ đến 5-6-7 thì cụt hơi, bạn nên chia làm hai lần mỗi lần 5 danh hiệu, tốc độ niệm chậm lại một chút; nếu hai lần hơi vẫn không đủ, bạn nên chia làm 3 lần niệm: 3-3-4, nhưng lúc này bạn sẽ phải ghi nhớ con số vất vả hơn. Tuy nhiên niệm Phật trọng ở tâm: miệng niệm-tai nghe-tâm nhớ rõ. Nghĩa là mỗi câu phật hiệu niệm ra từ miệng đều được ghi rõ nơi tai và nơi tâm. Vì thế dù niệm 1-2-3 hơi cho 10 Phật hiệu thì việc ghi nhớ số hiệu và danh hiệu là yếu tố để định tâm. Bạn có thể thực nghiệm: 1 hơi 5-10 Phật hiệu (đếm từ 1-10), kế đó lại đếm từ 10-1. Cứ như vậy mà nhiếp tâm, chắc chắn sẽ giảm được vọng tưởng.
*Kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là đều của Phật thuyết. Phật vốn không nói lưỡng thiệt, nhưng đối tượng, căn cơ và thời gian cũng khác nhau, do vậy khi học kinh Pháp bạn phải dùng tâm thanh tịnh chứ không nên dùng tâm phân biệt, chấp trước để học thì mới nhận ra được chân nghĩa Phật dạy.
TN
Cho con hỏi là khi gặp chúng sanh bị giết hại là con chỉ biết niệm phật thôi ko biết nên làm thế nào nữa ạ. Mô phật
Chào bạn Minh Thành,
Xin được góp vài ý về những thắc mắc của bạn như sau.
1. Pháp Thập niệm ký số của ngài Ấn Quang không dựa vào hơi thở, chỉ dựa vào câu niệm Phật mà tính số. Niệm 1 câu Phật hiệu ghi nhớ là một, hai câu thì ghi nhớ là hai, cho đến mười câu thì quay trở lại đếm lại từ đầu. Mục đích của phương pháp này là để hành giả tập trung ghi nhớ, nhờ vậy mà tâm sẽ dần bớt vọng tưởng. Như vậy thì trong một hơi thở, bạn có thể niệm vài ba câu Phật hiệu. Còn pháp niệm Phật dựa vào hơi thở mà bạn đang nói đến thì có lẽ là pháp Thập niệm hồi hướng. Pháp Thập niệm hồi hướng là vào mỗi ngày, bạn bỏ ra một ít thời gian, mặc quần áo tề chỉnh đến trước bàn thờ, hoặc hướng về phía Tây, chắp tay chí thành phát nguyện vãng sanh, rồi niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” liên tục trong mười hơi thở (tuỳ theo hơi thở dài ngắn mà niệm, không cần để ý đến số lượng câu Phật hiệu trong mỗi hơi). Niệm xong thì đọc bài kệ ngắn hồi hướng, như vậy là xong. Điểm quan trọng của phương pháp này là từ lúc bắt đầu hành trì cho đến lúc chết, không được bỏ sót ngày nào hết. Phương pháp này chủ yếu dùng cho các vị quá bận rộn công việc. Cổ đức đã dạy vãng sanh hay không là do Tín, Nguyện, còn thứ bậc cao thấp là do Hành. Cả hai phương pháp trên đều thuộc về Hành, muốn chắc được vãng sanh phải có Tín sâu, Nguyện thiết.
2. Xin được dựa trên hiểu biết phàm phu PH mà góp ý với bạn cho thắc mắc này, có thể không đúng, nên cần bạn tự mình suy gẫm và đánh giá. Nói về Tịnh Độ, chúng ta tuyệt đối không được bỏ qua phần năng lực nhiếp thọ của đức A Di Đà. Chúng sanh trong cõi Cực lạc được thọ dụng tốt đẹp như vậy, phần lớn là nhờ công đức tu tập, nhiếp thọ của đức A Di Đà. Các chúng sanh vãng sanh về Cực lạc, đạt được A Duy Việt Trí Bồ tát, nghĩa là Bất thối chuyển Bồ tát. Đó chính là nhờ công đức nhiếp thọ của đức A Di Đà mà được Bất thối chuyển. Nghĩa là những lợi ích, thọ dụng của chúng sanh ở cõi đó được tương đương với bậc bất thối chuyển nhờ vào năng lực nhiếp thọ của đức A Di Đà. Còn trong kinh Quán Vô Lượng Thọ thì nói về khía cạnh khác, là mỗi chúng sanh về đó, tự mình tu tập, rồi mới tự mình lần chứng các Thánh quả. Ví dụ trong phẩm “Gió đức mưa hoa” trong kinh Vô Lượng Thọ, có đoạn miêu tả công đức của gió giúp các chúng sanh ở cõi đó được an ổn thoải mái như tỳ kheo diệt tận định; mà diệt tận định thì phải ở bậc A La Hán, như vậy nghĩa là nhờ năng lực nhiếp thọ của đức A Di Đà, mà chúng sanh ở đó, dù chưa chứng được A La Hán, nhưng thọ dụng cũng được như A La Hán. Ví dụ như thế này, có một người giàu có, khởi lòng thương xót những người nghèo khổ, mới mang họ về lâu đài của mình, cho ăn uống, ngủ nghỉ vui chơi gì cũng như một người giàu; như vậy nghĩa là chỉ dựa vào khả năng người nghèo thì sẽ không thể hưởng được những điều tốt lành như vậy, nhưng nhờ ông chủ nhà mà họ được hưởng. Rồi sau đó, những người nghèo này, do được ông chủ nhà từ bi chỉ dạy cách kinh doanh, lại cho vốn để họ kinh doanh thì lần hồi họ cũng trở nên giàu có, tự mình mua sắm được những thứ của một người giàu hưởng dụng. Trong ví dụ này, phần trước để ví dụ cho những mô tả trong kinh Vô Lượng Thọ, còn phần sau là chỉ việc tu tập mà kinh Quán Vô Lượng Thọ đã đề cập. Như vậy, hai kinh này không có sự mâu thuẫn, mỗi kinh cho ta góc nhìn khác nhau về cõi Cực lạc, bổ sung cho nhau.
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn Thiện hữu Phước Huệ và Thiện Nhân đã chia sẻ.
Theo như kiến giải của bạn PH thì những địa vị Bát địa A duy việt trí hay A la hán v.v chỉ là cái tên suông thôi mà không có thật chứng ư? Vậy thì lý thuyết cho rằng sanh về Cực Lạc tiết kiệm được 2 đại A tăng kỳ kiếp trở thành ko đúng. Còn nếu lý thuyết kia là sự thật thì quả vị bát địa, a la hán v.v cũng là sự thật chứng chứ không phải giả danh và dĩ nhiên kiến giải của bạn lại ko thể thành lập.
Ý kiến của quý Liên hữu thế nào, có liên hữu nào có thể hoan hỷ giải đáp dc ko?
A di đà phật
Chào bạn Minh Thành,
Dưới đây là trích dẫn từ kinh Vô Lượng Thọ, phẩm “Nhà cửa lầu gác”
“Những vị tư đạo và tọa thiền là bậc đã chứng Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, hoặc A la hán. Vị chưa chứng A duy việt trí thì chứng A duy việt trí. Các vị ấy tự niệm đạo, thuyết đạo, hành đạo đầy đủ pháp hỷ.”
Theo như ý kinh mà hiểu thì nghĩa là ai chưa chứng (A Duy Việt Trí) Bất thối chuyển thì sẽ chứng Bất thối chuyển, điểm này đang nói đến phần tự tu của mỗi chúng sanh, điều đó cũng có nghĩa là chúng sanh nào mà chưa thực chứng Bất thối chuyển thì về đó tu sẽ được. Vậy nghĩa là cũng có chúng sanh chưa thực chứng, tuy nhiên nhờ năng lực nhiếp thọ của đức A Di Đà mà được bất thối chuyển, cứ thong thả tu cho đến lúc mình thật chứng bất thối chuyển. Cho nên ở ý này nên hiểu cho rõ ràng, chớ khởi nghĩ là bất kỳ ai tu như thế nào, không kể trình độ, sanh về đó ngay lập tức là tự mình chứng ngay địa vị này nọ. Chúng sanh phàm phu (trừ những bậc tự mình đã đạt được bất thối chuyển) về đó sở dĩ được hưởng cái lợi ích từ việc không thối chuyển là nhờ năng lực nhiếp thọ của đức A Di Đà. Ở ví dụ về “tỳ kheo diệt tận định” trong phần phúc đáp đầu tiên, có điểm cần lưu ý đó là ý kinh đó đang nói về sự thọ dụng, sự thoải mái tâm trí của chúng sanh ở cõi Cực lạc giống như sự thọ dụng, thoải mái tâm trí một vị đạt được quả A La Hán, chứ không phải thật đạt được quả vị A La Hán, mà cần phải tu để thực chứng. Cho nên, PH chỉ theo ý kinh mà hiểu vậy.
Còn về lý thuyết sinh về Cực lạc rút ngắn việc tu thành Phật được 2 đại A tăng kỳ kiếp thì PH không rõ, nên không dám bàn, tuy nhiên có một điều PH chắc chắn là về đó thì tu sẽ nhanh hơn ở cõi Ta Bà, tại vì không bị lui sụt, thối chuyển. Ở cõi Ta Bà, sở dĩ phải tu lâu tại vì có quá nhiều chướng duyên làm ta tu không được, thối chuyển, ví dụ như cứ bước được 3 bước thì phải trở lui hai bước rồi; còn ở cõi Cực lạc, bước tới ba bước là ba bước, không bị sụt lùi lại. Còn nói chính xác tiết kiệm được bao nhiêu thời gian thì PH không rõ.
Nhờ thắc mắc của bạn, PH xem trên mạng thấy có đoạn ngài Tịnh Không giảng về nghĩa này, bạn hãy xem qua nhé.
“Kinh văn: “Vị đắc A Duy Việt Trí giả, tất đắc A Duy Việt Trí”.
Từ câu Kinh văn này mà xem. Hôm qua giảng đến “đắc quả tự tại”. Thế Tôn ở trên Kinh nêu ra với chúng ta tứ quả của Tiểu Thừa. Chúng ta xem lại câu Kinh văn này, đây là chú ý vào A La Hán. “Vị đắc A Duy Việt Trí giả, tất đắc A Duy Việt Trí”. Ở đây nói là quả của Đại Thừa, A Duy Việt Trí Bồ Tát, cổ Đại đức ở trong chú sớ đã nói với chúng ta, là thất địa trở lên. Từ đây mà thấy, Thế giới Tây Phương Cực Lạc là thuần nhất Đại Thừa, không những thuần nhất Đại Thừa, trên thực tế là nhất Phật Thừa. Cổ Đại đức thời đại Tùy Đường đã chú thích, thời đại giáo hóa này của Phật Thích Ca Mâu Ni có Tiểu Thừa có Đại Thừa, ở trong Đại Thừa vẫn còn có một thừa. “Sở dĩ duy hữu nhất thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”. Đây là đem bổn nguyện giáo hóa chúng sanh của chư Phật Như Lai, bao gồm cả Pháp Thân Đại Sĩ ứng hóa trong chín pháp giới nói ra với chúng ta rồi. Từ đây mà thấy, Tiểu thừa Thanh Văn, Duyên Giác, Quyền Giáo Bồ Tát đều là Như Lai giáo hóa chúng sanh mà phương tiện nói, không phải thật sự nói. Mục đích thật sự là hy vọng tất cả chúng sanh đều có thể trong một đời này viên thành Phật đạo, mọi người đều chứng được Phật quả cứu cánh viên mãn. Tại vì sao phải nói Tam Thừa? Tam Thừa là thuộc về bất đắc dĩ mà phương tiện nói. Chúng sanh không có cái căn tánh này, không có chí hướng lớn như vậy, việc tu hành có người thì nói tôi chỉ cần cuộc đời này có thể bình an vô sự thì được rồi, những thứ khác tôi đều không mong cầu gì cả, kiểu người như vậy thì Phật cũng hết cách đối với họ. Họ không muốn thành Phật, họ cũng không muốn thành Bồ Tát, thậm chí bạn nói quả vị Tu Đà Hoàn họ cũng không có hứng thú, họ chỉ hy vọng có thể sống cuộc đời bình an vô sự thì họ đã rất mãn nguyện rồi. Nhưng mà Phật đối với tất cả chúng sanh tuyệt đối sẽ không để họ bị thất vọng, bạn hy vọng điều gì, các Ngài liền giúp đỡ bạn đạt được điều đó, bởi vì “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Bạn hy vọng làm một người tốt, các Ngài sẽ giúp bạn; bạn muốn sanh thiên thì các Ngài cũng có thể giúp đỡ bạn, khẳng định là có thể viên mãn nguyện vọng của tất cả chúng sanh. Đây là Phật từ bi đến cùng cực. Cho nên pháp môn của Phật cũng rất nhiều, đều là vì ứng cơ mà thiết lập ra.
Chúng ta biết Thế giới Tây Phương Cực Lạc là Nhất Phật Thừa, ở đâu còn có Tiểu Thừa nữa chứ? Cho nên ở chỗ này nói với chúng ta cũng là phương tiện nói, không phải chân thật nói. Thế giới Tây Phương Cực Lạc không có nhân thiên, cũng không có Thanh Văn, Duyên Giác. Vì sao Phật ở trên Tịnh Độ Kinh đều nói với chúng ta thiên nhân, Thanh Văn chúng? Chúng ta phải hiểu cái ý của Ngài, tuyệt đại đa số người ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc là đới nghiệp vãng sanh (việc này không giống như những thế giới khác), mà đới nghiệp vãng sanh là mang theo nghiệp mà đi, cũng như tại Thế giới Ta Bà này của chúng ta, những thứ phiền não tập khí này là mang theo mà đi đến bên đó, đương nhiên phải đoạn phiền não, phải đoạn tập khí. Phiền não, tập khí không đoạn, bạn làm sao có thể thành tựu? Khẳng định không thể thành tựu. Nhưng Thế giới Tây Phương không giống với tất cả Sát Độ khác của chư Phật, tuy là phiền não tập khí của bạn không có đoạn, bạn đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, trí huệ của bạn, năng lực của bạn (cái năng lực này chính là thần thông mà chúng ta thường nói), thọ dụng của bạn (chúng ta thường nói là phước báo) đều giống như Phật A Di Đà. Việc này không thể nghĩ bàn.
Bạn là phàm phu, bạn làm sao mà có thể ngang bằng phước báo với Phật? Việc này trên Kinh mọi người đã đọc thấy rất rõ ràng, thứ nhất là đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì dung mạo giống như Phật, thân thể giống như Phật, là thân tử ma chân kim sắc. Thế giới Tây Phương là thế giới bình đẳng, sanh đến bên đó thì giống y như Phật, trí huệ thần thông đạo lực hết thảy đều như nhau, nói cách khác bạn đã thành Phật rồi. Nhưng việc thành Phật này không phải là nhờ khả năng của bạn, không phải do bạn tu chứng được, mà là do đâu? Là do bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì cho bạn, hay nói cách khác là hưởng phước báo của Phật A Di Đà. Cũng giống như người thế gian này của chúng ta, một đứa trẻ đi đầu thai. Nếu đầu thai vào nhà vua chúa, nó vừa mới sinh ra thì đã được thân phận là Thái tử, sự thọ dụng của nó cũng không thua với Hoàng đế. Đó không phải là có được do năng lực của bản thân nó, mà là do cha của nó cho nó, là sự việc giống như vậy. Cho nên chúng ta đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, phước báo chúng ta cũng giống như tất cả chư Phật, thần thông trí huệ năng lực đều như nhau, không phải do tự mình tu mà là Phật A Di Đà cho. Việc này thật không thể nghĩ bàn. Đây là sự thù thắng chỉ có ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc, tha phương thế giới hết thảy đều không có.
Tuy là Phật cho chúng ta trí huệ thần thông đạo lực, vậy phiền não tập khí của chúng ta có còn cần phải đoạn hay không? Đương nhiên phải đoạn. Nếu như bạn chưa đoạn, thì cứ hưởng thụ phước báo mà người khác ban cho bạn. Đến khi bạn chính mình đoạn tận phiền não rồi, thì cái phước báo đó mới từ tự tánh của bạn mà lưu lộ ra, thì mới không phải là Phật A Di Đà cho bạn. Chúng ta phải hiểu đạo lý này, phải hiểu hoàn cảnh chân thật của Thế giới Tây Phương Cực Lạc.”
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
Cám ơn sự phúc đáp nhiệt tình của bạn Phúc Huệ.
Mời quý Liên hữu đọc ở đây, tiết kiệm 2 a tăng kỳ kiếp vì đã thực chứng thất địa a duy việt trí trở lên, không kể là chúng sanh ở phẩm nào. Đây cũng là bài giảng của PS Tịnh Không
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/09/nguoi-sanh-ve-cuc-lac-tiet-kiem-duoc-2-dai-a-tang-ky-kiep-de-thanh-phat/
Chào bạn Minh Thành,
Cảm ơn bạn rất nhiều. Quả là không hề có sự mâu thuẫn trong lời dạy của ngài Tịnh Không. Theo như lời giảng của ngài được trích dẫn bên dưới thì chúng sanh Hạ hạ phẩm phải tu trong 12 đại kiếp mới chứng Vô sanh pháp nhẫn (theo lời ngài giảng thì tương đương quả vị Thất Địa), ý đây cũng đủ chứng minh chúng sanh về đó không phải ngay lập tức mà chứng ngay được quả vị Thất địa, và ý đây cũng chính là từ trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ mà giảng (như vậy là không trái với ý trong kinh Quán Vô Lượng Thọ như bạn đã nghĩ).
Trích dẫn lời giảng của ngài Tịnh Không.
“Nói “ba đại A-tăng-kỳ kiếp” là từ Sơ Trụ của Viên Giáo cho đến Pháp Vân Địa Bồ Tát, bốn mươi địa vị phải tu mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp. Người vãng sanh Hạ Hạ Phẩm về Tây Phương Cực Lạc thế giới, mang theo nghiệp, đến khi hoa nở thấy Phật, hãy nhớ kỹ tiếp đó là “ngộ Vô Sanh”, câu này rất trọng yếu! Ngộ Vô Sanh là gì? Vô Sanh Pháp Nhẫn là sở chứng của Thất Địa Bồ Tát. Quý vị hãy nghĩ xem, trong thời gian mười hai kiếp ở Tây Phương Cực Lạc thế giới, Bồ Tát ở các nơi khác phải tu hành hai đại A-tăng-kỳ kiếp, trong khi ở Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ mất thời gian mười hai đại kiếp, không gì sánh bằng được!”
Vậy thắc mắc của bạn cũng đã có lời giải rõ ràng rồi. Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn bạn rất nhiều
Minh Thành tôi sở dĩ nêu ra nghi vấn này để làm sáng tỏ vấn đề về lợi ích của Tha lực niệm Phật trong lộ trình tu Phật học Phật. Qua đó cũng để minh chứng cho việc trao đổi kiến hòa đồng giải giải đáp thắc mắc trong việ tu tập là việc rất nên phát huy và tuyệt nhiên chẳng phải là “tò mò tìm hiểu mọi thứ”, chẳng phải là “không chân thật niệm Phật”. Chúng ta chẳng phải là căn tánh của bậc thượng trí lập tức buông bỏ thân tâm thế giới ngay cả 12 bộ kinh, cũng chẳng phải là ông già bà lão chỉ biết lão thật niệm Phật. Vì thế chúng ta không nên ngại sự ngu dốt của mình mà haỹ nêu ra để mọi người cùng giải đáp, miễn sao vấn đề đừng đi xa quá mà chỉ nên giới hạn nằm trong năm kinh một luận của Tịnh Tông là được.
Một lần nữa tôi xin tán thán công đức của bạn rất nhiều.
Nam mô A di đà phật.
Xin hỏi bạn Minh Thành và Phúc Huệ
Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói người sanh về Thượng phẩm hạ sanh bảy ngày sau hoa sen mới nở, 21 ngày mới thấy rõ chân thân của Phật, rồi trải qua ba tiểu kiếp kiếp mới chứng sơ hoan hỷ địa (sơ địa bồ tát).
Theo như lời Ps Tịnh Không thì tại sao các vị bồ tát thượng phẩm hạ sanh kia sau 21 ngày “hoa nở thấy Phật” rồi tại sao không “ngộ vô sanh” chứng thất địa a duy việt trí bồ tát mà phải đợi đến 3 tiểu kiếp mới chứng sơ địa? Ở chỗ này quý bạn có thể giải thích vì sao ko? Các bạn có thấy mâu thuẩn ko?
Vài dòng nghi vấn mong quý bạn đồng tu hoan hỷ trả lời giúp
A di đà phật
A Di Đà Phật, chào Minh Thành cùng các LH.
HA xin cùng kiến hòa đồng giải với các LH một chút.
Đúng như MT nêu ở trên, những điều nghi vấn cần làm rõ lý, rõ pháp để giúp các bạn đồng tu vững tin ở pháp môn “khó tin” này. Đây không phải là tòm mò tìm hiểu nhiều thứ như đề mục bài này.
1. Những điều mà các LH chia sẻ ở trên thì lão PS Tịnh Không đã giải đáp cho khá nhiều đồng tu rồi. Ngài nói rằng trong Quán Kinh vì không kể đến Phật lực gia trì nên phải trải qua 12 kiếp mới Hoa khai kiến Phật. Mặc dù vậy nhiều đạo hữu vẫn chưa thỏa mãn. HA xin nói với các LH rằng nếu chúng ta tinh ý một chút thông qua tên bộ kinh sẽ hiểu được tại sao lại không kể tới Phật lực gia trì? Vì Phật phải dùng phương tiện khéo để thuyết Pháp. Các bạn phải biết rằng Quán Kinh chủ yếu để độ cho những người ưa thiền nhập quán. Những người này thường không tin pháp môn Tịnh Độ hoặc nếu có tin cũng thường chấp lý, bỏ sự (tin ở Duy tâm Tịnh độ, không tin có cõi Cực Lạc). Đối với hạng người này nếu bảo họ rằng vãng sanh tới Cực Lạc sẽ thành Bồ Tát A Duy Việt Trí (Thất địa, Bát địa) liệu họ có tin không? Vì vậy Phật đã quán cơ (tùy căn cơ chúng sanh) mà nói Pháp khiến họ có thể phát khởi lòng tin mà tu hành để được lợi ích. Nếu các LH đã đọc PHẩm Phương tiện trong Kinh Pháp Hoa thì sẽ có lời giải đáp. Xin lược nói: Ông trưởng giả rất giàu có bị lạc mất đứa con. Đứa con lang thang đi ăn xin nghèo khổ rách rưới. Khi phát hiện được rồi ông phải tìm cách dụ nó về. Ông nghĩ nếu bảo rằng nó chính là trưởng tử giàu có con của ông thì nó không tin bèn sai người thuê nó về gánh phân rồi trả lương cao. Kẻ ăn xin đó nghe vậy liền đồng ý. Sau khi làm cho ông trưởng giả một thời gian, ông dần tiếp cận nó, cho ăn uống đầy đủ, áo quần tươm tất. Một thời gian sau ông mới bảo nó vào trong nhà để ông giao lại tài sản cho nó và nói với nó rằng nó chính là con của ông đi lạc từ lâu.
Ông trưởng giả chỉ dụ cho Phật A Di Đà, đứa con bị lạc đó chỉ dụ cho những chúng sanh nghiệp chướng nặng nề quên mất đi Bản lai diện mục của mình. Nếu Phật nói với những chúng sanh này rằng họ vãng sanh liền thành A Duy Việt Trí Bồ Tát (như trong kinh Vô Lượng Thọ) thì họ không thể tin ngay mà phải dùng đến Phương tiện khéo (không kể Phật lực gia trì) để nói Pháp. Xin có đôi lời góp ý như vậy.
2. Bạn MT hỏi về pháp thập niệm ký số của Ấn Quang đại sư, các LH đã giải đáp. HA cũng đã thử theo phương pháp này. Chủ yếu vẫn là đếm thế nào cho thuận theo hơi thở của mình (không chú ý hơi thở nghe bạn, vì như vậy bạn sẽ tán tâm). Gần đây HA xem lại cách mà Thầy Đồng chỉ cho các Phật tử ở Bắc Kinh trong trang này thì thấy dễ hành và dễ định tâm hơn (Bồ tát Lại Thường Phúc đã thử nhiều cách mà khó để niệm Phật thành phiến, sau thầy Đồng chỉ cho cách này bèn tự tại vãng sanh biết trước ngày giờ). LH nên xem kỹ và thực hành, Nam mô A Di Đà Phật:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/05/nu-cu-si-thuong-phuc-ngoi-tu-tai-vang-sanh-video/
Tịnh độ tam kinh đều là Tha lực vãng sanh. Bạn HA có nhầm ko vậy
A Di Đà Phật, chào bạn Nguyễn Khánh.
Tịnh Độ tam kinh đều nhờ tha lực, điều này không sai. Chẳng những tam kinh mà ngũ kinh (thêm Đại Thế Chí niệm Phật viên thông chương trong kinh Lăng Nghiêm và Phổ Hiền Hạnh nguyện trong kinh Hoa Nghiêm) hay lục kinh (thêm kinh Niệm Phật Ba La Mật) đều là nhị lực. HA chưa bao giờ phủ nhận, thậm chí còn luôn tán thán. HA trích dẫn lời PS Tịnh Không nói rằng “trong Quán Kinh không kể Phật lực gia trì” chứ không hề nói là không nhờ Phật lực gia trì (bạn để ý kỹ ý này nhé). Đây chính là sự khéo thuyết pháp cuả Phật và Bồ Tát.
Bạn Chơn Mỹ,vài điều chia sẻ.
Hoa nở thấy Phật là nói trên phương diện Trí,Vô sanh Pháp Nhân là nói trên phương diện Lý Pháp giới
Trí và Lý vốn là một dung thông tương ưng lẫn nhau,Trí chiếu soi được một phần thì sẽ chứng đắc một phần lý tương ưng.
– Hoa nở thấy Phật,thấy Phật là thấy Báo thân Phật,không phải ứng hóa thân Phật.Xét theo Trí thì phải phá được một phần vô minh,thì mới bắt đầu thấy được Báo thân Phật,địa vị này tương đương với Sơ trụ bồ tát.Chúng ta niệm Phật mà phiền não một phẩm chưa đoạn thì chỉ thấy được ứng hóa thân Phật,ứng hóa thân thì là 32 tướng tốt,80 vẻ đẹp.Còn Báo thân Phật thì ko phải chỉ có 32 tướng đâu,mà như kinh quán vô lương thọ:
“Phật thân cao sáu mươi sáu vạn ức na do tha hằng hà sa do tuần. Tướng bạch hào giữa đôi mày uyển chuyển xoay về bên hữu như năm núi Tu di. Mắt Phật xanh trắng phân minh, rộng như nước bốn biển lớn. Các chơn lông nơi thân tuôn ra ánh sáng như Diệu cao sơn. Viên quang của Phật to rộng như trăm ức tam thiên đại thiên thế giới.
Trong ấy có trăm muôn ức na do tha hằng hà sa Hóa Phật, mỗi vị đều có vô số Hóa bồ tát làm thị giả. Vô Lượng Thọ Như Lai có tám muôn bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám muôn bốn ngàn vẻ đẹp tùy hình, và mỗi vẻ đẹp lại có tám muôn bốn ngàn tia sáng. Những tia sáng ấy soi khắp các cõi ở mười phương, thâu nhiếp tất cả chúng sanh niệm Phật.”
-Vô Sanh Pháp Nhẫn thì có:hiện tướng Vô Sanh Pháp Nhẫn và Lý Vô Sanh Pháp Nhẫn.
-Từ sơ trụ bồ tát đến thất địa bồ tát gọi là hiện tướng Vô Sanh Pháp Nhẫn,đến bát địa mới thật sự đắc được Lý Vô Sanh Pháp Nhẫn.Ví như có người 5h sáng đưng ngước nhìn về phía đông,tuy chưa thấy mặt trời nhưng đã bắt đầu thấy nhưng tia sáng lóe hiện ở phương đông,hiện tượng này ví như hiện tướng Vô Sanh Pháp Nhẫn,phải chờ thêm một thời gian nữa mấy thấy được mặt trời lên cao chiếu soi khắp nơi,đấy ví như là lý vô sanh pháp nhẫn.
-Từ sơ trụ đến bát địa đều có thể gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn,chỉ có điều là ở mức sâu cạn khác nhau thôi.
1.Như kinh quán vô lương thọ thì:
a.Thượng phẩm thương sanh,vừa đến đã thấy đầy đủ tướng tốt của báo thân Phật,thì có lẽ địa vị này phải là thất địa bồ tát.Sau đó thì nghe Pháp,trong khoảng khắc đắc ngay Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vô Sanh Pháp Nhẫn ở đây là lý Vô Sanh Pháp Nhẫn,tương đương với bát địa bồ tát.
b. Thượng phẩm trung sanh
-Khi hoa nở thấy Phật,tuy thấy rõ nhưng có lẽ chưa thấy được đầy đủ các tướng như bậc thượng thượng,địa vị này có lẽ là sơ địa bồ tát,các vị này trải thêm 1 tiểu kiếp nữa mới đắc lý Vô Sanh Pháp Nhẫn
c. Thượng phẩm trung sanh
Khi hoa nở thấy Phật,thì thấy không rõ,có lẽ chỉ là sơ trụ bồ tát,vì sơ trụ mới phá được một phần vô minh,giống như người vừa mới mở mắt thức dậy,tuy thấy mọi vật xung quanh nhưng chưa được rõ ràng, 21 ngày mới thấy rõ chân thân của Phật,nhưng thấy rõ cũng chỉ là thấy rõ một phần,không phải là đầy đủ như bậc thượng thượng.Hiện tượng này là ở mức thấp nhất của Vô Sanh Pháp Nhẫn.Các vị mới bắt đầu đắc được hiện tướng ban đầu của Vô Sanh Pháp Nhẫn,chứ chưa đắc được lý Vô Sanh Pháp Nhẫn,và các vị này phải tiếp tục tu hành thêm 3 tiểu kiếp nữa mới chứng được Sơ địa.
-Cho nên ngộ vô sanh,có nhiều mức độ khác nhau,thấy Phật cũng có nhiều mức độ khác nhau.
A Di Đà Phật
xin đăng bài này
Vậy bạn hoan hỷ trích dẫn đoạn thuyết pháp của HT Tịnh Không để mọi người cùng học hỏi được chứ.
Trong Quán kinh, Làm sao không kể Phật lực gia trì mà chúng sanh có thể đoạn hoặc trong một thời gian ngắn tại Tây phương được chứ? Ví dụ nếu bạn sanh về hạ phẩm thượng sanh 49 ngày hoa nở, qua 82 tiểu kiếp chứng sơ địa. 82 tiểu kiếp là khoảng hơn một đại kiếp. Trong khi đó nếu tự lực bạn phải mất một đại a tăng kỳ kiếp mới chứng được địa vị ấy. Một đại a tăng kỳ kiếp là con số vô tận, hàng tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ … đại kiếp. Bạn hãy nhớ chúng sanh về hạ phẩm là người tạo vô số các ác nghiệp, đới nghiệp vãng sanh, vừa sanh về 49 ngày, sau một đại kiếp có thể ngang hàng các vị Sơ địa pháp thân bồ tát, vậy không phải kể vào Phật lực gia trì thì là kể vào gì đây?
Tự lực có thể được như vậy chăng?
Tôi nghĩ bạn đã hiểu sai ý của HT Tịnh Không rồi vậy.
Nam mô a di đà phật
Nam mô A Di Đà Phật. Xin cám ơn bạn Nguyễn Khánh vì chính có sự đối đáp như thế này mới có thể rõ lý, rõ pháp được. Đối với HA thì đã nghe PS Tịnh Không nói về đề tài này nhiều lần rồi. Thực tế thì HA cũng thấy “khó tin” vì tại sao hạ hạ phẩm mà cũng có thể viên chứng được A Duy Việt Trí Bồ Tát. Trong kinh Phật Thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ thì nói rất rõ ràng là đã vãng sanh rồi liền thành tựu A Duy Việt Trí Bồ Tát (sẽ trích dẫn sau). Đối với Tịnh Độ pháp môn thì nếu không nương nhờ Phật lực gia trì thì có thể nói không thể thành tựu được ít nhất cũng phải có gia trì ở: lực hộ niệm, lực tiếp dẫn còn tha lực thành tựu có thể không tính đến có lẽ chính là chỗ này. Nói là không tính đến nhưng trong kinh Pháp Hoa Phật nói mưa pháp rải đều khắp nên nhuận chúng sanh ai ai cũng được nhấm nhuần. Bạn NK và các LH nên để ý thêm ở khiá cạnh PHƯƠNG TIỆN vì Phật Pháp không phải là định pháp (tuỳ theo căn cơ mà nói Pháp để đoạn nghi sanh tín). Mời bạn NK xem trích dẫn từ bài giảng cuả Lão PS Tịnh Không:
“Mười hai kiếp là nói không luận Phật nguyện gia trì, chính là nói không được oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, bạn ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc tu hành mười hai kiếp thì liền chứng được vô sanh pháp nhẫn. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là đạo tràng tu hành, có thể nói là ở tận hư không khắp pháp giới, đạo tràng của Phật A Di Đà là đạo tràng đệ nhất. Bạn ở nơi đó tu hành nhanh. Vì sao được nhanh? Chỉ có tiến bộ mà không có thoái lui. Nơi chốn đó của Ngài là viên chứng tam bất thoái, hạ hạ phẩm vãng sanh cũng là viên chứng tam bất thoái, cho nên không có thoái chuyển, Bồ Tát tu hành có tiến mà không có lùi. Các thế giới phương khác thông thường đều là tiến thì ít mà thoái thì nhiều, cho nên cần phải có thời gian dài đến như vậy. Sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, không có một người nào mà không được sức gia trì của Phật. A Di Đà Phật từ bi đến tột đỉnh, bốn mươi tám nguyện mỗi nguyện đều gia trì người hành trì niệm Phật vãng sanh, cho nên người hạ hạ phẩm vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc không cần phải trải qua mười hai kiếp mới hoa nở thấy Phật, mà sắp gần đến bên đó thì hoa nở thấy Phật. Do nguyên nhân gì vậy? Do oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì. Làm sao chúng ta biết được? Trong bốn mươi tám nguyện nói được rất rõ ràng là sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc đều là bậc A Duy Việt Trí Bồ Tát. A Di Đà Phật nói ra đều phải tính, Ngài tuyệt nhiên không nói người như thế nào vãng sanh mới là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Nếu Ngài không có nói thì chính là lời nói chung chung, chỉ cần sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì thảy đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Vậy thì còn gì bằng! Hay nói cách khác, sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, bạn liền bình đẳng với thất địa, bát địa, cửu địa. Cho nên, Đại Sư Ngẫu Ích trong “Kinh Di Đà Yếu Giải” nói: “Đó là cảnh giới không thể nghĩ bàn.”
Nằm trong trang này:
http://www.tinhkhongphapngu.net/Kinh-Vo-Luong-Tho/Phat-Thuyet-Dai-Thua-Vo-Luong-Tho-Trang-Nghiem-Thanh-Tinh-Binh-Dang-Giac-Kinh-tap-28-403/
A Di Đà Phật.
Có một câu chuyện thế này.
Có một người cha rất giàu có bị lạc mất hai đứa con từ nhỏ nên cả hai đều không còn nhớ đến quê cha đất tổ nữa. Trong hai đứa con, người anh thì biết nghe lời nên cha nói gì cũng đều tin còn người em thì ít vâng lời nên cha nói thường ít khi tin. Bẵng đi một thời gian khá dài người cha kêu người chú (chú cuả hai đứa con) lại và nói rằng “2 đứa con cuả anh nghe có người bảo nhìn thấy ở bên tỉnh nọ, rất khổ sở, chú tìm đến chúng nó và khuyên giải chúng nó về để anh trao lại toàn bộ gia sản”. Người chú nghĩ rằng đối với đứa anh thì cứ nói thẳng là cha nó rất giàu có, hãy về và thừa hưởng cơ man nào là nhà cửa, đất đai, tiền vàng. Nghĩ rồi liền tìm đến gặp người anh trước (2 người con ở khác nơi) và đúng như dự định, người anh nghe xong liền vui mừng sắm sửa tư trang, hành lý và vé tàu để về. Còn đối với người em khi thấy một người rất lích lãm, giàu có liền tỏ vẻ e dè, sợ sệt. Người chú bèn nghĩ rằng, ta phải nói khéo hơn một chút thì nó mới tin. Nếu nói rằng cha nó rất là giàu có e rằng nó không tin còn nghi ngờ lừa nó để bắt cóc. Nghĩ xong bèn tìm cách gần gũi và khuyên giải, nói rằng “cha cuả con bị lạc mất con, nay con nên về nhà làm một thời gian sẽ sống sung sướng vì cha của con có nhiều ruộng đất đang cần người làm. Người con đang khổ sở nghe vậy liền tin và cũng sắm sửa tư trang hành lý cùng mua vé để về.
Trong câu chuyện trên, người cha chỉ dụ cho Phật A Di Đà,
Người chú chỉ dụ cho Phật Thích Ca.
Người anh chỉ dụ cho những chúng sanh có căn tánh Đại thừa (dễ tin nhận Tịnh Độ pháp môn).
Người em chỉ dụ cho những chúng sanh có căn tánh Tiểu thừa hoặc người ưa tham thiền, nhập quán (ít khi tin Tịnh độ Pháp môn).
Tài sản giàu có cuả người cha giao lại cho con chỉ dụ cho sự thành tựu đạo quả ở cõi Tây Phương nhờ Phật lực gia trì.
Người em về nhà phải làm lụng một thời gian sẽ trở nên giàu có chỉ dụ cho việc ngồi trong hoa sen nhiều kiếp.
Tư trang, hành lý và vé tàu chỉ dụ cho việc thọ trì tam quy, ngũ giới, hành thiện, tích đức, công phu tụng kinh, niệm Phật, quán Phật…thành tựu.
Trong câu chuyện trên, người chú không nhắc tới sự giàu có cuả người em khi về nhà như vậy (mà chỉ nói về nhà làm một thời gian sẽ sống sung sướng vì cha của con có nhiều ruộng đất đang cần người làm) với mục đích làm cho người em tin và nghe theo nhu vậy là hoàn toàn hợp lý vì không nói ra (chứ không nói không có). Nếu người chú nói thẳng ra (như đối với người anh) mà người em không thể tin nên không về thì được mất ra sao? Người chú biết nói ra sao với người anh cuả mình?. A Di đà Phật.
Bạn Hoằng Ẩn thân mến.
Chúng ta là phàm phu tục tử, không thể thấu rõ cảnh giới của Phật Bồ tát đâu, càng không phải là căn khí thượng trí thượng thừa để có tư cách phán định các kinh điển của Phật đã thuyết, rằng kinh điển nào là pháp nhất thừa hay pháp phương tiện. Tôi chưa từng nghe có vị Tổ sư nào dám phán định kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật là pháp phương tiện như bạn ví dụ người em như thế. Thật nguy hiểm vô cùng, Bạn có biết ngày xưa Tổ Thiện Đạo, hóa thân của đức Di đà một đời dựa vào Quán kinh này và trứ tác Quán kinh sớ lưu truyền trong đời hay không? và Chính Tổ Pháp Nhiên, hoá thân của Đại Thế Chí bồ tát cũng từ Quán Kinh sớ này mà thành tựu sự nghiệp tự lợi lợi tha hoằng dương Tịnh độ vậy.
Nếu Đức Di đà và đức Đại thế chí đều xem trọng hành trì thì nên biết Quán kinh chẳng phải là pháp phương tiện vậy.Hơn nữa Quán kinh tuy nêu 16 phép quán nhưng cuối cùng vẫn đề cao xem trọng phương pháp xưng danh. Thế mới biết rằng Quán kinh cùng với Kinh Vô Lượng Thọ ý chỉ chẳng khác gì nhau. Vì vậy chư Tổ sư mới xếp ba kinh này là ba kinh trọng yếu của Tịnh Tông vậy. Tuy một mà ba, tuy ba mà một, chẳng có khinh trọng sai khác. Tất cả là nhất thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy cực lạc, đồng thành Phật đạo, Không có kinh nào là pháp phương tiện cả. Bạn phải rất cẩn thận trong phát ngôn kẻo mang tội nghiệp vào thân nhé.
Vài dòng thẳn thắn góp ý mong bạn hoan hỷ cho
Nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật
Xin cám ơn lời khuyên của bạn. Nếu bạn đã đọc phúc đáp của HA ở phía trên(phúc đáp câu hỏi của LH Huệ Tịnh) thì sẽ hiểu đâu là nhất thừa, đâu là Phật phương tiện nói. Nếu bạn nói rằng trong Nhất thừa không có phương tiện nói thì không đúng. Trong một số kinh đại thừa đều có phẩm phương tiện. Hơn nữa HA cũng không muốn so sánh kinh này với kinh kia, dù sao cũng xuất phát từ sự so sánh của các LH khác mà nói ra. Phật nói rằng kinh điển Phật pháp giống như ngón tay chỉ trăng, ai lại đi tìm hiểu, so sánh ngón tay để làm gì, mục đích chính là tìm trăng mà thôi. Chính các LH cũng lấn cấn giữa kinh này với kinh khác. HA thì chỉ học kinh Vô Lượng Thọ nên tin theo kinh đó, nghe theo đó và hành trì theo đó. Còn kinh khác cũng đã đọc một số nhưng (HA chỉ nhờ một ngón tay chỉ mà thôi nên tuyệt đối tin kinh Vô Lượng Thọ). Dù sao cũng cám ơn lời nhắc nhở của bạn. Nam mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
Minh Thành xin trân trọng ý kiến thảo luận của Quý liên hữu Hoằng Ẩn, Nguyễn Khánh, HNADDP, Phước Huệ, Chơn Mỹ. Qua đó MT học hỏi được nhiều điều bổ ích.
Xin hỏi bạn Hoằng Ẩn nếu chúng sanh vừa sanh liền đắc Thất địa không cần hoa khai kiến Phật, vậy thì ở Tây phương không có Liên hoa cửu phẩm trong Quán kinh ư? Cũng không có Tam bối vãng sanh trong kinh VLT ư?
Nếu cửu phẩm trong kinh Quán kinh là phương tiện giả lập do người chú dụ để khiến cho người em về thì lẽ ra tam bối vãng sanh cũng là phương tiện như Quán kinh không khác, bạn có chắc chắn điều này không?
Lại nữa, vừa sanh liền thành bát địa. Bát địa tức là pháp thân đại sĩ bồ tát, thuộc cõi Thật báo trang nghiêm. Như thế thì toàn bộ Tây phương chỉ ròng là cõi Thật báo và Thường tịch quang và do đó không có hai cõi Phàm thánh đồng cư và Phương tiện hữu dư. Vậy việc mô tả Bốn cõi Tịnh độ cũng là phương tiện giả lập luôn ư?
Lại nữa, nếu toàn là bát địa, lại cửu phẩm tam bối cũng ko thì bạn giải thích thế nào về bài kệ của Tổ Ngẫu Ích “vãng sanh là do tín nguyện, còn phẩm vị cao thấp là do hành trì”, lại nói đoạn kiến tư hoặc sanh trung phẩm , đoạn vô minh hoặc sanh Thượng phẩm, kiến hoặc chưa đoạn sanh về hạ phẩm?
Xin cám ơn bạn trước
Nam mô a di đà phật
Nam Mô A Di Đà Phật,
PH cũng có đồng quan điểm với bạn Minh Thành. Xin được góp vài ý “bên lề” nhưng có liên quan như sau.
– Khi một chúng sanh giảng kinh Phật thì những lời giảng đó dựa trên kiến thức, trình độ tu chứng, duyên nghiệp của chúng sanh đó mà ra, cho nên sẽ không có gì lạ nếu có sự khác biệt trong lời giảng của các chúng sanh khác nhau. Nếu đúng thì có vô lượng công đức, nếu sai thì chịu quả báo tương ưng.
– Chúng ta khi nghe pháp, thì cũng tuỳ trình độ hiểu biết, tu chứng, duyên nghiệp của mình mà thọ lãnh. Nếu ta thấy phù hợp, đúng với mình thì nương theo tu học, còn ngược lại thì cứ để vậy. Có hai điều cần lưu ý, tránh cho rằng đây là lời của Tổ, sư nên nhất định phải là đúng, phải nghe theo mặc dù ta chưa thấy hiểu rõ, chưa thuyết phục được ta; đó là bởi vì Phật đã dạy, “y pháp, bất y nhân”, ngay cả lời dạy của Phật, mà ngài cũng dạy ta phải quán xét, suy gẫm tự mình trạch pháp, chứ không cứ nhắm mắt nghe theo. Nhưng cũng tránh tự cho là đúng, sai mà có suy nghĩ chê trách (đặc biệt là lời dạy của chư tổ, chư vị Tăng, Ni); đó là tại vì trình độ mình chỉ tới đó thôi, biết đâu ở trình độ tu chứng khác mình sẽ thấy khác, cho nên hãy gắng tu cho đến lúc thành Phật là biết rõ đúng, sai. Điều thứ hai, là khi mình đã tin nhận, nương theo tu học, và nói lại cho người khác biết sự hiểu biết đó, thì đây cũng là lúc mình đang gieo nhân xấu, tốt. Nghĩa là nếu đúng thì có công đức, sai thì nhận quả báo tương ưng, chớ nên cho rằng tôi chỉ thuật lại lời của vị này, vị kia, nếu sai thì vị đó chịu tội chứ tôi không chịu tội; bởi vì vị đó chịu phần vị đó, còn mình, chính mình gieo nhân thì sẽ chịu quả báo phần mình. Cho nên, anh chị em bạn sen chúng ta hãy nên thật cẩn trọng, nhắc nhở nhau trong phần “gieo nhân” của mỗi người.
– Đọc một kinh rất tốt, giúp ta chú tâm. Nhưng nếu đọc kinh này xong, mà đọc qua những kinh khác, trong sự hiểu có mâu thuẫn nhau thì ta cần xem lại cái hiểu của mình, hoặc là mình hiểu sai, hoặc là hiểu chưa tới, vì các kinh do Phật dạy đều không hề mâu thuẫn nhau, mà chỉ bổ sung, làm rõ, dẫn nghĩa cho nhau thôi.
– Ta tu Tịnh Độ, dù tập trung tâm ý niệm danh hiệu ngài A Di Đà, bái ngài làm thầy, nhưng chớ khởi nghĩ vị A Di Đà này là thầy ta, còn các vị Phật khác là không phải; bởi vì học trò của đức A Di Đà cũng là học trò của mười phương ba đời chư Phật. Đức A Di Đà dạy ta đi đảnh lễ 10 phương Phật chứ đâu có dạy ta biết mỗi ngài, đảnh lễ mỗi mình ngài đâu. Còn khi chúng ta đã nhận được, chứng được A Di Đà với ta, với 10 phương Phật, với chúng sanh đồng là một thì đó lại là việc khác, hãy nhớ là ta chưa thực chứng tới mức đó.
– Tuỳ duyên nghiệp mỗi người mà ta sẽ thích nghe pháp, nương theo vị sư nào đó để tu tập; nhưng nhớ tránh khởi nghĩ là tôi chỉ biết vị thầy này thôi, còn các vị khác tôi không để mắt đến, vì như vậy chính là không quy y Tăng rồi. Ngoài ra, như vậy cũng tránh được sự phân biệt không nên có giữa các bạn sen, các Phật tử với nhau.
Tại vì thỉnh thoảng PH thấy đâu đó trên diễn đàn có những ý như vậy, lo ngại rằng sẽ dẫn đến cực đoan, rất là không tốt cho người Phật tử nên xin góp ý như vậy, mong anh chị em bạn sen hoan hỷ.
Chúc các bạn đồng tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ HA đã nói rồi đó : Tịnh Độ Tam Kinh đều nhờ tha lực.
A Di Đà Phật.
64) Hỏi: Thiện Đạo Hòa Thượng cho rằng Thánh Đạo môn là giáo pháp phương tiện, xuất phát từ đâu?
Đáp: Cuốn PHÁP SỰ TÁN chép:
“ Như Lai xuất hiện nơi ngũ trược.
Tùy nghi phương tiện dạy chúng sanh.
Hoặc nói “đa văn” mà được độ.
Hoặc thuyết “tiểu giải” chứng tam minh.
Hoặc dạy “phước huệ” cùng trừ chướng.
Hoặc giáp “thiền niệm” ngồi tư duy.
Tất cả pháp môn đều giải thoát.
Không hơn Niệm Phật vãng Tây Phương”.
Hỏi: Đã nói rằng: “Tất cả pháp môn đều giải thoát”, sao lại lấy đoạn văn nầy làm chứng cứ?
Đáp: Ở trên nói: “Tùy nghi phương tiện dạy chúng sanh”, kế đến là “Tất cả pháp môn đều giải thoát”, và cuối cùng là “Không hơn Niệm Phật vãng Tây Phương”. Rõ ràng là ngoài Niệm Phật vãng sinh ra, tất cả đều là phương tiện.
65) Thánh Đạo Môn (các tông phái khác) đều tu cái “nhân” của tam thừa, tứ thừa để được cái “quả” của tam thừa, tứ thừa. Do đó không thể so sánh với hạnh Niệm Phật. Còn trong Tịnh Độ Môn thì các hạnh (đọc tụng kinh điển, lễ bái, quán tưởng, quán tượng…) và hạnh Niệm Phật đều là “nhân” để vãng sinh nên có thể so sánh.
Nhưng các hạnh đều chẳng phải tương ưng với A Di Đà Phật Bổn Nguyện, do đó quang minh của Đức A Di Đà chẳng thu nhiếp, mà Đức Thích Ca cũng chẳng phó chúc. Bởi thế Thiện Đạo Đại Sư dạy: “Tất cả các hạnh khác tuy gọi là thiện, nhưng nếu so với Niệm Phật thì hoàn toàn không thể so sánh nổi”.
66) Các Đại sư hoằng dương Pháp môn Tịnh Độ thời nào cũng có nhiều, tất cả đều khuyên người tu Tịnh Độ phát Bồ Đề Tâm và đều lấy hạnh “Quán Tưởng” làm chánh. Chỉ duy một mình Đại sư Thiện Đạo cho rằng không phát Bồ Đề Tâm cũng được vãng sinh và nhận định rằng hạnh “Quán Tưởng” chỉ là trợ nghiệp cho hạnh “Xưng Danh” mà thôi. Theo thiển ý, người tu Tịnh Độ nếu không tuân theo ý của Ngài Thiện Đạo thì e rằng khó được vãng sinh. Hãy ghi nhớ!
67) Một đệ tử hỏi: Nếu trí tuệ là điều cần yếu để vãng sinh thì con người minh mẫn theo thầy học. Còn nếu chỉ cần xưng danh là đủ thì không mong gì khác. Xin Thầy từ bi khai thị cho, con sẽ tuyệt đối vâng theo như lời Phật dạy vậy.
Ngài đáp: Chánh nghiệp vãng sinh thì trọng yếu là xưng danh. Rõ ràng là chẳng phân biệt có trí tuệ hay không có trí tuệ, cần gì phải học hành cho lắm! Chi bằng cứ lo Niệm Phật, thì sẽ mau được vãng sinh Tịnh Độ, gặp mặt Thánh chúng, được nghe pháp môn. Hơn nữa cõi kia trang nghiêm, ngày đêm thuyết pháp sâu xa, do đó sẽ tự nhiên khai phát thắng giải mà chứng Vô Sinh Nhẫn. Nếu chưa biết ý nghĩa của Niệm Phật vãng sinh thì học cho biết, đơn sơ là đủ. Nếu ham học rộng, biết bao nhiêu cho cùng. Hãy siêng năng Niệm Phật là hơn cả.
*** Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân ***
Nam Mô A Di Đà Phật.