Huyện Dư Can thuộc tỉnh Giang Tây có một thầy thuốc họ Trần, từng dùng y thuật cứu sống một thư sinh nghèo, anh ta hết sức cảm kích ơn cứu mạng. Một hôm, họ Trần đến chơi gặp lúc trời vừa tối, ở lại qua đêm. Thư sinh kia cũng có việc vắng nhà, người vợ tiếp đón ông, tỏ ý muốn cùng ông làm chuyện ân ái. Họ Trần ngăn lại. Người vợ thư sinh liền nói: “Quả thật đây là ý của mẹ chồng tôi [muốn báo ơn thầy].” Thầy thuốc họ Trần nói: “Không thể thế được.”
Người vợ thư sinh cúi đầu hồi lâu, vẫn không đi. Thầy thuốc họ Trần lại liên tục nói: “Không được, không được…” Lát sau, thấy mình gần như không tự kiềm chế được nữa, ông liền lấy giấy bút viết rằng: “Hai chữ ‘không được’ thật hết sức khó thay!” Nhờ đó mà kiềm chế được, đợi đến vừa sáng thì cáo biệt đi ngay.
Về sau, con trai của thầy thuốc họ Trần dự thi, quan chủ khảo đọc qua bài văn muốn đánh rớt, bỗng nghe có tiếng hô liên tiếp: “Không được, không được…” Ông liền mang bài ra đọc thật kỹ lại, rồi quyết ý đánh rớt, lại nghe có tiếng hô rất lớn trong không trung rằng: “Hai chữ ‘không được’ thật hết sức khó thay!” Quan chủ khảo [lấy làm hoang mang,] bất đắc dĩ phải chấm cho bài ấy đỗ.
Sau khi yết bảng, những người thi đỗ đều đến yết kiến quan chủ khảo, ông mới dò hỏi hiểu ra được nguyên nhân.
Đứa con trai suýt nữa bị đánh rớt, ấy là vì ngày trước thầy thuốc họ Trần cũng đã suýt nữa thì không tự kiềm chế được.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Tham Dục
Nguyên tác Hán văn: Dục Hải Hồi Cuồng
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Nam mô a di đà phật.
Đây chẳng phải là chướng nạn ư.?Nếu họ biết ta học PHẬT mà vẫn quyến luyến ràng buộc sẽ bị cười chê,khinh bỉ. Mật ngọt trên lưỡi dao .Cái ý niệm này không phải ở người khác mà nó cứ biến hiện trong đầu óc của mình. Cứ hiện lên xem nó đến bao giờ.?
Sẽ có lúc bỏ cái thân này .Cầu PHẬT gia bị để toàn thể chúng ta dứt những vòng luẩn quẩn mà bao nhiêu kiếp chúng ta chưa làm được.
A Di Đà Phật! Cho con hỏi về vấn đề một chút ạ, mong các quý thầy, quý liên hữu chỉ dạy!
Con không thề nguyện ăn chay trường, nhưng mấy năm gần đây con ăn chay nhiều hơn ăn mặn (ăn mạng), nhưng nhiều khi nhà con được cho đồ ăn mặn, hoặc con được rủ đi ăn mặn thì con vẫn ăn, vì con nghĩ là được cho hoặc được mời thì mình ăn chứ bỏ thì tội, nhưng mà con thấy như vậy thì giống như con đang cố chống chế cho cái tính thèm ăn mặn của con vậy, con cảm thấy thật tội lỗi, rồi có hôm con thèm ăn bột chiên (bột chỗ này chiên bằng dầu nhưng vẫn có trứng gà) thì con đi mua ăn luôn! Vậy thì mong các thầy, liên hữu chỉ con biết con nên làm gì để khống chế hoặc diệt trừ cảm giác thèm ăn mặn của con, và khi được cho đồ ăn mặn thì con nên làm sao?
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đau Lòng,
*Một trong năm dục lạc của thế gian là: Ăn uống! Nếu hàng ngày chúng ta coi trọng chuyện ăn uống quá, tất có ngày sanh hoạ. Ví thử bạn phát tâm ăn chay, trong ngày ăn chay lại có người mời bạn đi ăn mặn, nếu bạn không khéo quán chiếu, ngay lúc đó bạn đã làm tổn phước báu của bản thân. Ăn chay không vốn chẳng có phước, trái lại phước TN muốn nói: khi tâm ăn chay trong bạn thường trực, tâm từ bi sẽ cũng thường trực. Khi tâm từ bi thường trực, đồng nghĩa tâm tạo nghiệp sẽ không thể dấy khởi. Ăn mặn chưa phải là tạo nghiệp, nhưng nếu tâm ăn mặn quá mức bình thường nó sẽ chiêu cảm bạn tạo nghiệp, bằng cách: tìm những món ăn mặn theo khẩu vị, tìm những con thú hợp khẩu vị, tìm cách chế biến những món ăn mặn cho hợp khẩu vị… từ đó bạn đã gián tiếp hay trực tiếp tạo nghiệp sát sanh lúc nào không hay. Đây là điều hết sức vi tế nếu bạn không thường quán chiếu sẽ khó mà nhận ra được.
*Khi phát tâm tu đạo chúng ta thường kẹt trong hai vấn đề lớn: Ăn chay-ăn mặn; chánh dâm-tà dâm. Cũng vì hai vấn đề này khiến mọi người sợ đạo Phật, không dám tu đạo Phật. Thực tế Phật đâu có cấm chúng ta không được ăn mặn và cũng không cấm chuyện chăn gối vợ chồng. Nhưng vì chúng ta không chịu tìm hiểu thật ngọn ngành, nhưng đã vội nghe người này, người nọ phán quyết, nên tự chúng ta đã đánh mất chính mình ngày từ bước khởi đầu. Vì thế muốn hiểu ngọn ngành Phật pháp mỗi chúng ta phải tự thâm nhập (tìm hiểu) kinh tạng của Phật, từ đó mới có cơ hội để tìm ra pháp hợp với bản thân để tu đạo. Điều thứ nữa khi tu học chúng ta phải có chánh kiến và chánh tư duy. Những gì chúng ta đã hành đúng pháp, kể cả Phật Thích Ca hiện thân, nói chúng ta hành sai pháp, chúng ta cũng quyết không thối chuyển. Lý do? Bởi pháp là do kim khẩu của Phật thuyết. Phật vốn không nói lưỡng thiệt. Ví dụ này để bạn hiểu: Tâm bồ đề vô cùng quan trọng. Hôm nay mình giữ giới, mai, mốt có người chê bai, khuyến nhủ, lôi kéo mình sống trong động loạn, nếu mình không có chánh tư duy, chắn chắn mình sẽ thoái tâm và sẽ phá giới. Do vậy, TN luôn chia sẻ cùng các bạn: Ăn chay chưa phải là tất cả, nhưng phát tâm ăn chay và ăn chay thanh tịnh sẽ tạo thêm động lực tu học, giúp việc tu học thêm và mau chóng thành tựu, nhờ đó mà có phước đức trong tu học. Rất tiếc là các bạn nhiều khi quá vướng chấp vào chuyện chay-mặn, từ đó khiến tâm phân biệt chấp trước trỗi dậy, khiến tâm thanh tịnh của các bạn bị che lấp, nên đã hành sai pháp.
Tu học là gian khổ, chẳng phải chuyện bông đùa, cưỡi ngựa xem hoa. Do vậy mọi hành vi, động niệm nếu chúng ta không quán chiếu rồi dùng chánh kiến chánh tư duy để lý giải, tất chúng ta sẽ làm sai hoặc sẽ rơi vào thiên kiến hay tà kiến.
*Hàng ngày bạn phát tâm ăn chay, nhưng người nhà ăn mặn, hãy cứ âm thầm thực hành theo tâm nguyện của mình, đừng lý giải, đừnng chê bai, bài bác người ăn mặn mà tạo bất lợi cho bản thân và khiến người thân có ác kiến với đạo Phật. Khi ăn, nếu phải ăn mặn cùng mọi người, chớ nên tạo cảm giác ghê sợ hay kinh tởm với những món đồ ăn mọi người đang khoái lạc; trái lại hãy dùng ít đi, quán tưởng nó chẳng phải cao lương mĩ vị gì, cũng đừng khen, đừng tán thán những đồ ấy. Lâu ngày, sự ham muốn ăn mặn sẽ tự giảm thiểu, bởi tâm không còn khởi thèm đồ mặn, không nhớ nghĩ đến đồ mặn, tự nó sẽ nhạt đi. Còn khi ai tặng đồ mặn nếu là những con vật sống, nhất quyết không nhận nếu nhận mà phải giết thịt, mà hãy tìm cách chối khéo, nhưng nếu nhận rồi được quyền tuỳ nghi sử dụng thì bạn hãy dùng nó để phóng sanh rồi hồi hướng cho người tặng bạn; nếu là đồ ăn mặn được tặng mà không thể từ chối, thì nhận, nhưng ăn hay không lúc này thể hiện ở quyết tâm chay-mặn của bạn.
TN nguyện chúc bạn phát tâm bồ đề, dũng mãnh tu đạo và luôn tỉnh giác trong mọi bước đường tu học, được thế tâm và cuộc sống nơi bạn sẽ thường an lạc.
TN
Thèm ăn (thực) là 1 trong 5 thứ dục vọng ngăn cản trí huệ phát khởi & cái tâm Bồ Đề của người tu. Khi đã bị thứ dục vọng này lôi kéo ắt tạo nghiệp thân khẩu ý.
Ăn trường chay ngay có thể là khó nên bạn có thể tập dần dần, nghĩa là chay kỳ rồi dần dần trường chay. Trong các ngày ăn chay nhất quyết không ăn mặn, bạn bè có rủ đi thì tìm cách từ chối, nếu ko thể từ chối đc thì mình gắp rau, ko gắp thịt ăn cũng đc.
Kèm theo đó bạn lạy Phật hằng ngày đủ số nhất định (ví dụ mới đầu 100 cái, khi quen tăng lên), rồi niệm Phật theo thời khóa. Ốm mệt cũng phải cố mà lạy & niệm cho đủ số, và nghe giảng kinh pháp. Dần dần dục vọng sẽ giảm bớt khi bạn thật tâm tu tập.
Mình nói vậy cũng ko có nghĩa ép mình thái quá, ví dụ trc đây ăn 2 bát cơm/bữa, bây h ăn nửa bát hoặc bỏ bữa thì sẽ k có sức mà tu học, gây thoái tâm. Cũng k fải ăn chay đc rồi là fải ăn món ngon, fải ăn thật nhiều. Dần dần cải biến thói hư tật xấu, nhưng cũng k phải là quá từ từ rồi thành phóng túng, giải đãi. Đó là trung đạo.
A Di Đà Phật!
Miễn sao trong lòng không thèm thịt, không nghĩ tưởng, không muốn ăn thịt, thật tâm ăn chay thì tuỳ duyên, chay trường luôn thì tốt, không được thì tuỳ hoàn cảnh, chớ khởi lòng thèm thịt, muốn ăn món này món kia, muốn chế biến sao cho ngon để thoả cơn thèm ăn…người học Phật nên khéo giữ tâm như vậy, chớ nên chấp nặng mà sinh bệnh, cũng không được thả để thèm ăn thịt, để vị giác đánh lừa, nuôi dưỡng lòng từ thật nhiều thì sẽ tự nhiên không còn muốn ăn thịt nữa. Tôi ngày nào cũng ăn mì gói, mì chay cũng có, mì thường cũng có, tuỳ thôi bạn, không nên chấp nặng mà sanh phiền. Quan trọng là biết mình ăn gì, trong lòng có chay chưa, có thật sự ăn chay, còn thèm thịt không, như vậy thì học Phật mới vui, chứ chấp ta phải ăn chay bao nhiêu ngày bao nhiêu năm… phải nổ lực ăn chay xong để quay lại ăn thịt, lòng nghĩ tưởng hương vị thịt, thèm thịt ….thì ăn chay vậy cũng đâu ích gì, tự tâm từ bi thật sự thương vật thì tự khắc lòng sẽ chẳng còn muốn ăn thịt, lúc đó tự khắc chỉ ăn rau củ, đạm bạc đơn giản.
A Di Đà Phật! Đau Lòng xin cảm ơn các thầy Thiện Nhân, Diệu Minh, NguyenPhu rất nhiều ạ! con cảm ơn ạ!
Bài của chú THIỆN NHÂN thật là hữu ích.
Nguyện chúng ta tất cả đều về cõi PHẬT A DI ĐÀ để làm người THIỆN NHÂN.
Chúng ta ngày ngày bị phiền não trói cột nên bức ngạt khó thở quá rồi. CHẾT thì ai cũng phải đến nhưng đi về đâu thì lại chần chừ. Mấy ông thổi kèn mở miệng thì lúc nào cũng nói đoàn tụ với tiên tổ. Thế nhưng xem trong kinh thì dẫu cha con dù có gặp nhau cũng chẳng bằng lòng chịu khổ thay nhau. Như thế mới biết một kiếp nhầm đường thì không biết bao giờ mới có cơ hội thoát ly. Chúng ta cứ niệm PHẬT vì chúng ta biết cái CHẾT đến với mình, gia đình, mọi người.mọi loài…..
A Di Đà Phật! Chúc đạo hữu tinh tấn niệm Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật . Con cảm thấy rất buồn khi nhiều người niệm Phật mà họ không cầu về TPCL, họ cầu cho họ sức khỏe, may mắn, tiền bạc,….
A Di Đà Phật
Bạn Đặng Nguyệt Ánh,
Tổ Huệ Năng dạy: Người quấy, ta chẳng quấy. Ta quấy lỗi kề bên. Cả thế giới xung quanh bạn không niệm Phật, không tu đạo, không cầu sanh Tịnh Độ đó là chuyện của họ, đâu phải chuyện của bạn? Cả thế giới xung quanh bạn chỉ cầu phước báu nhân, thiên… cũng là chuyện của họ, đâu phải của bạn? Khi tu bạn phải luôn thường quán chiếu tâm mình bằng cách xoay cái nhìn vào bên trong để quán chiếu tâm của chính mình, thay vì hướng nó ra bên ngoài rồi rong ruổi chạy theo những chuyện phiền não bên ngoài.
Cổ Đức thường nói: đối cảnh mà chẳng sanh tâm đó chính là thiền. Thiền – chẳng phải ngồi bán già, kiết già, rồi lim dim mắt để hít vào, thở ra; ngược lại, thiền chính là chẳng khởi tâm phân biệt, chấp trước, mà luôn giữ tâm thanh tịnh, đó là thiền. Niệm Phật là đại thiền định. Khi trong tâm bạn còn có vui, buồn, đó là tâm phiền não. Tại sao gọi đó là phiền não? bởi nó còn sanh-diệt. Xa rời được sự sanh-diệt là lúc ấy tâm bạn đang thiền.
Vì thế muốn tâm mình luôn trong cảnh giới đại thiền định thì tâm bạn phải luôn thường niệm Phật và niệm Phật không gián đoạn. Sở dĩ bạn còn thấy buồn vì tâm niệm Phật còn gián đoạn, cho nên hãy thường thức tỉnh tâm của chính bạn, chắc chắn bạn sẽ không còn cảm thấy buồn nữa. Đó mới thực là tìm được sự lợi lạc của đạo Phật.
Chúc thường an lạc.
TĐ
Nam Mô A Di Đà Phật, cháu cảm ơn bác Trung Đạo đã chỉ dạy. Cúc bác thường tinh tấn niệm Phật và sớm được vãng sanh về TPCL
Nam Mô A Di Đà Phật xin những hành giả nào hãy cho con hỏi rằng: nay con 13 tuổi và đang tu pháp môn Niệm Phật nhưng độ tuổi của con là tuổi đi học nên con phải hằng ngày học hỏi nhiều thứ và bên cạnh đó con còn chia thời gian để niệm Phật, vậy việc học tập của con có tiến bộ được không ạ vì con sợ lên lớp càng cao bài càng khó nên niệm Phật để bồi dưỡng tâm thanh tịnh vậy có học giỏi không ? xin quý vị hoan hỷ cho con biết.
Từ Minh Hào thân mến,niệm Phật là để giúp tâm mình thanh tịnh, là 1 trong những pháp môn tu tập để vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ, em muốn học giỏi niệm Phật cũng là 1 điều tốt nhưng cần phải học hành chăm chỉ nữa mới thành công được, Chúc em học tốt, thường tinh tấn niệm Phật nhiều, sớm vãng sanh về TPCL. A Di Đà Phật
Em xin cám ơn Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.Thời gian gần đây tôi hay bị chồng mắng chửi .Tôi cố gắng nhẫn nhịn và dù đúng hay sai tôi cũng luôn dùng lời nhu hoà để xin lỗi anh vì tôi nghĩ đó là nhân quả của tôi,tôi phải vượt qua và đó cũng là thử thách để tôi thực hành chữ nhẫn.Chồng tôi làm ăn xa,tuần mới về một lần nhưng từ tết đến giờ anh ít về,mỗi lần về chỉ ở lại chút rồi đi.Chồng thờ ơ với tất cả,tôi làm gì anh cũng không hài lòng…và tôi phát hiện anh có bạn gái.Tôi …buồn nhưng vẫn lên thời khoá niệm Phật ,nghe Phap bình thường.Miệng thì niệm nhưng tâm không vui.Tôi biết đây là nhân quả của tôi,tôi không oán trách nhưng tôi là phàm phu nên vẫn còn chấp.Vì chấp nên mới buồn.Xin các đạo hữu giúp tôi,tôi phải làm sao để bình yên niệm Phật?Nếu tôi cứ A Di Đà Phật mặc kệ vọng niệm về chồng và bạn gái chồng liệu cảm giác buồn này có hết không?Tôi quán bất tịnh rất kém các đạo hữu có thể hỗ trợ tôi quán vô thường không?
Chào bạn Diệu Tâm,
Xin được góp vài ý với bạn như sau.
– Bạn biết là nhân quả nhưng vẫn buồn, chính là tâm ái của bạn đối với chồng vẫn còn nhiều. Cho nên cái bạn cần buông là buông tâm ái. Quán bất tịnh, nên quán ngay thân mình bất tịnh, tâm yêu thương chồng, xét kỹ ra là từ cái niệm yêu chính mình, yêu cái ngã của mình, cho nên phải quán bất tịnh ngay trên thân mình.
– Nếu vẫn còn quan hệ chồng vợ với chồng mình, bạn cần có biện pháp bảo vệ mình để ngừa các bệnh về tình dục mà chồng bạn có thể mang lại.
– Chồng bạn đang làm điều sai trái, về sau ắt sẽ nhận quả báo không tốt. Bạn nên khởi lòng từ bi (lòng từ này phải xuất phát từ tâm thương xót cái quả xấu về sau mà chồng sẽ nhận được, chứ không phải từ tâm ái) mà khuyên nhủ chồng dừng lại việc sai trái đó. Nếu chồng không nghe thì cũng không sanh tâm sân hận.
– Xin được chia sẻ với bạn chút ít hiểu biết mà PH học được từ bài giảng của sư bà Hải Triều Âm. Khi bạn thấy một bông hoa, mắt bạn ghi nhận hình ảnh bông hoa, rồi truyền vào não, cho bạn thấy hình ảnh bông hoa. Ở điểm này hãy nghĩ cho kỹ, cái bông hoa mà bạn thấy chỉ là hình ảnh do tròng đen của mắt ghi nhận lại, chứ không phải thật là do bông hoa có hình ảnh đó. Một chúng sanh khác, ví dụ như con ruồi, với cấu tạo mắt của nó khác, thì sẽ nhìn thấy một hình ảnh khác, chứ không phải hình ảnh bông hoa mà bạn thấy. Như vậy, các chúng sanh với các nghiệp người, súc sanh, ngạ quỷ,…khác nhau thì họ sẽ nhìn thấy những hình ảnh khác nhau về một sự vật. Do đó, ở điểm này bạn có thể đã nhận ra cái hình ảnh bông hoa đó là không thật, là do nghiệp mà nhìn thấy ra là bông hoa, chứ thực sự nó là cái gì thì mình cũng chưa biết. Từ hình ảnh bông hoa, do tập khí(nghiệp) có sẳn trong bạn, bạn sẽ nảy tâm hoặc ưa thích, hoặc không ưa thích, hoặc chẳng ưa, chẳng không ưa. Như vậy, từ cái hình ảnh giả dối này mà ta lại nảy tâm yêu, ghét,..thì có phải là ta đang điên đảo đó sao? Rồi ta lại điên đảo thêm một lần nữa là chạy theo, hành động theo cái yêu, ghét đó. Nếu ở ngay các căn thấy, nghe, nếm, ngửi, chạm và nghĩ mà bạn thường quán thấy tính chất giả dối của nó như vậy thì dần dần bạn sẽ thấy cái tâm ái, hay tâm buồn cũng là giả dối, thì sẽ không nuôi dưỡng nó nữa.
– Hiểu như vậy rồi thì chỉ có câu Phật hiệu là chân thật nhất, lúc nào nhớ cũng niệm hết. Nhớ Phật thì dĩ nhiên là không nhớ chuyện buồn nữa. Bạn hãy để ý tâm mình để thấy nó luôn thay đổi, bạn không nhớ chuyện buồn thì dĩ nhiên là không buồn rồi, buồn chỉ có mặt khi bạn khởi nghĩ đến nó thôi. Niệm Phật phải niệm ở trong tâm, chứ chẳng phải chỉ ở nơi miệng. Niệm trong tâm là miệng niệm, tâm chú ý nghe cho rõ từng tiếng, vì chú tâm nghe nên tâm không còn chạy rông nghĩ chuyện vui buồn nữa, nhờ đó tâm dần được thanh tịnh. Lại nên nhiếp tâm niệm Phật trong mọi lúc có thể (niệm thầm cũng được), chớ không phải chỉ trong thời khoá. Nhờ nhiếp tâm như vậy hoài thì tâm sẽ dần không phiền não nữa (nói đúng ra là không chạy theo, không ôm phiền não vào trong tâm nữa).
Chúc bạn thường tinh tấn, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.Cảm ơn phần trả lời tinh tế của cư sỹ Phước Huệ.Đọc phần phúc đáp của cư sỹ xong Diệu Tâm biết phải làm gì rồi.Cảm ơn cư sỹ rất nhiều.Chúc cư sỹ tu tập được nhiều an lạc thành tựu đạo nghiệp Vãng Sanh Tây Phương.Diệu Tâm xin phép được coppy phần trả lời của cư sỹ để nhắc nhở phản tỉnh mỗi ngày nha.
A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con có 1 băn khoăn trong lòng từ bấy lâu nay, nay được biết đến trang này nên con xin hỏi các thầy để các thầy giải đáp và hướng dẫn cho con vì con không muốn tạo ra nghiệp xấu.
Do con rất thích đọc sách tiếng Anh, nhất là các sách về quản lý, tài chính…và con thường lên mạng tìm vào các trang chia sẻ để tải sách về đọc. Gần đây, con thích tìm hiểu về lập trình- thiết kế trang web và cũng lên mạng tải sách về đọc và tự học.
Tuy nhiên, các sách này là sách có đăng ký bản quyền và đang được bảo vệ bản quyền. Các trang web trên đều up lên mạng 1 cách bất hợp pháp và có rất nhiều người cũng tải sách ở đó.
Nếu mua sách có bản quyền thì mắc quá, 1 cuốn cũng tầm 15 đến 30-45 Mỹ kim. Sách đa số đều được xuất bản ở Mỹ nên giá rất là mắc, vượt quá khả năng so với 1 người thu nhập bình thường như con ở Vietnam.
Mà tải sách về thì con thấy lương tâm cắn rứt vì đó có thể so với hành vi ăn cắp.
Con khao khát có kiến thức, nhưng lại bị lương tâm dằn vặt bởi các điều trên. Không biết phải làm sao?
Con muốn nguyện với Phật là khi con bắt đầu có tiền từ công việc lập trình & thiết kế kia thì sẽ dành trọn số tiền kiếm được để mua sách có bản quyền để bù đắp lại những tội lỗi trong những ngày chưa có tiền để mua sách!
Con mong các thầy các vị cho con lời khuyên!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn Huy!
Phúc đáp của bạn khá hay, cũng rất giống với suy nghĩ của MD. Việt Nam mình kết nối Wi-Fi chưa rộng khắp, Wi-Fi được theo từng cột riêng lẻ cá nhân và đều cài mật khẩu. Có ứng dụng “Chìa khóa vạn năng” giúp giải mã mật khẩu để “xài lén”, tuy nhiên MD không dùng vì nghĩ rằng đó là hành vi trộm cắp mạng. Có một số hình Phật đẹp cũng có bản quyền, nhưng trường hợp này thì MD vô tư tải xuống, thiết nghĩ cũng là trộm hình nhưng có thể giúp chủ nhân của Trang web có chút công đức.
Cũng giống như sách có bản quyền vậy, nếu quyển sách ấy hoàn toàn là quyến sách có lợi ích chơn thật, trong khi chúng ta cần nó cho lợi ích không chỉ là cá nhân mà là cho toàn xã hội thì đành mượn tạm vậy, sau khi mượn thì cũng vì lợi ích nhơn rộng ra cùng cho người khác xem, chớ khư khư mà giữ cho riêng mình.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Mỹ Diệp,
Cảm ơn bạn đã hồi âm và có những hướng dẫn cho mình. Cũng nói thêm với bạn và cả nhà là các sách này đều đang được bảo vệ bởi bản quyền và trang web mình hay tải đó đó có ghi những dòng là chỉ sử dụng cho mục đích học hỏi và nghiên cứu của cá nhân chứ không cho dùng cho mục đích thương mại. Vì thế, mình nghĩ là họ muốn cho nhiều người ở các nước như Vietnam hay China & India có cơ hội tiếp cận với kiến thức mới trong khi thu nhập chưa cho phép được tiếp cận với các nguồn sách chính thức có bản quyền.
Cũng không biết nói làm sao cả. Mình thì rất hiểu về luật nhân quả nên chỉ xin cầu là cho mượn những kiến thức đó và khi làm ra tiền thì sẽ tuyệt nhiên không sử dụng sách tải bất hợp pháp nữa.
Các bạn có ai đã rơi vào hoàn cảnh tương tự bày mình cách xin với Phật như thế nào với!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Huy
A Di Đà Phật
Bạn Huy thân mến!
Nhân quả là Nhân quả, Phật không thể thay đổi được nhân quả, do vậy chúng ta không thể “xin với Phật” cho chúng ta gieo nhân mà không nhận quả. Có lẽ bạn Huy đã nhầm lẫn với hai từ sám hối chăng? Thực chất của sự sám hối cũng chẳng phải xin Phật xóa tội, nếu quả thực Phật có thể xá tội cho chúng sanh thì đạo Phật là đạo mê tín- chúng ta là người con Phật phải hiểu rõ đạo lý này. Như vậy sám hối nghĩa là sám hối với tự tánh của chúng ta, và khi đối trước Phật chúng ta nguyện từ nay sẽ không phạm ác nữa- đó là sám hối.
Trở lại vấn đề của bạn, MD có nên thẳng thắng đưa ra ý kiến riêng hay không đây, khi theo MD kiến thức không phải là hành trang của sự thành đạt, thành công. Nếu bạn Huy nghĩ: phải hiểu sâu học hiểu rộng mới thành đạt trong sự nghiệp thì đã ra ngoài Nhân quả mất rồi, vì theo nhân quả nếu trong mạng chúng ta được làm “ông ta bà lớn” thì nhất định chúng ta không muốn cũng không được, ngược lại thì cho dù chúng ta tìm cầu đến tận lực cũng không thể thay đổi. Do vậy trong một giới hạn nào đó, sự biết hãy nên tùy duyên, cần thì học, không cần thì nên dừng lại, chẳng nên cố gắng tìm tòi phải lao thân khổ trí.
Đôi lời nói thẳng, mong bạn Huy hoan hỷ cho MD nhé!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Như bạn nói nghĩa là trong kiếp này mình an phận và coi như số phận của mình đã hoàn toàn được định đoạt từ kiếp trước nên không cần phấn đấu & không cần học hỏi hay sao?
Kiến thức là sự trang bị cần thiết để vào đời! Khó thể có thành công nếu như không được trang bị kiến thức.
Nhưng với cách sống của 1 người hết lòng tin tưởng vào PHật Pháp, mình muốn hỏi những người có kiến thức và hiểu biết hơn và đi trước cách để xin được có phương tiện học tập và tìm hiểu như 1 cách vay nợ và khi có thành công sẽ trả lại nợ để tránh day dứt trong lương tâm!
Đôi lời với bạn như vậy!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Huy,
PH xin chia sẻ thêm vài ý để bạn tham khảo nhé.
– Quả báo của hành động lấy đồ không phải của mình là mình sẽ bị mất cắp, người mượn nợ không trả, hoặc khó khăn về tiền bạc,.. Những điều này đều có liên quan trực tiếp đến kinh tế, tiền bạc,..sau này của bạn, nên bạn cần phải cân nhắc.
– Quả báo đôi khi cũng không quá nặng nề, tuy nhiên, có một thứ quan trọng hơn là tâm “biết mà vẫn phạm”. Tâm ý mình như thế nào, Tàng thức đều ghi nhận trở lại, nên khi sám hối, có thể tâm sẽ khó có sự chân thành vì tự mình biết mình đã như thế nào. Bên cạnh đó, nó sẽ bắt đầu hình thành thói quen không xem trọng giới luật nữa, mà tâm này thì hết sức nguy hiểm, làm mình dễ dãi với chính mình, và thế là phạm giới. Dân gian có câu “Ăn trộm quen tay, ngủ ngày quen mắt”. Cho nên, PH mong bạn hãy nghĩ thêm ở điểm này, vì cái “mất” có lẽ còn lớn hơn cả quả báo của việc trộm cắp.
– Giữ giới có được phước báo rất lớn, đặc biệt là trong những tình huống oái ăm thử thách như thế này. Khi gặp chướng ngại lớn, mà bạn vượt qua được nó để giữ tròn giới hạnh, thì công đức sẽ rất to lớn (vì tâm quyết giữ giới mạnh mẽ). Như thế, chẳng những trong cuộc sống, mà trên đường tu, bạn sẽ được những phước duyên tương ưng.
Khi bạn trót vay, thì sẽ phải trả (day dứt hay không day dứt lương tâm gì mình cũng phải trả, thành công hay thất bại gì cũng phải trả). Theo những chia sẻ bên trên, được mất thế nào chắc bạn đã rõ. Nếu bạn vẫn muốn được có những quyển sách ấy để học thì PH đề nghị bạn, nếu không có tiền thì hãy đi vay ngân hàng để mua (đây là cách sinh viên Mỹ làm để chi trả tiền trường, sách,..). Hoặc một cách nữa là bạn viết thư gởi nhà xuất bản sách đó, hoặc tác giả, trình bày hoàn cảnh của mình, và xin họ cho mình trả sau, và dĩ nhiên bạn phải ghi rõ sẽ trả lại tiền cho họ số tiền bao nhiêu, trong thời gian bao lâu (chứ không phải thành công thì mới trả, mà thất bại thì thôi), nếu họ đồng ý thì bạn mới xài những sách đó. Với cách đó, bạn sẽ an ổn học và có động lực để thành công. Cho nên, như bạn thấy đó, sinh viên Mỹ không có tiền thì họ phải vay mượn để học, đi làm ra phải trả nợ, mình cũng nên làm như thế mới đúng. Cách dễ dàng cho mình, nhưng gây hại cho người, và cho cả mình thì đừng làm bạn nhé.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn cư sĩ Phước Huệ!
Những lời bạn khuyên rất chân thành và bổ ích. Từ tháng này khi lãnh lương mình sẽ trích 1 phần để mua sách. Hiện amazon có bán các phiên bản sách điện tử, sách mới và cả sách đã qua sử dụng. Mình sẽ tìm hiểu và tự đưa ra sự lựa chọn.
Xin cảm ơn các bạn ở đây 1 lần nữa!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Huy
Chào bạn Huy,
Vậy là quá tốt rồi. PH xin được tán thán hạnh dũng mãnh trì giới của bạn. PH có biết là trên mạng cũng có nhiều clip dạy về viết các phần mềm, ngôn ngữ lập trình (do các bạn Ấn Độ, Mỹ thực hiện).. Các clip này hoặc miễn phí, hoặc phải đóng tiền. Đây cũng có thể là một nguồn cung cấp kiến thức tốt cho người học.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.