Niệm Phật tam muội tuy mang tên là Nhất Hạnh, nhưng cũng nên lấy hết thảy vô lượng pháp môn thế gian, xuất thế gian, các hạnh công đức để làm trợ đạo thì chánh hạnh vãng sanh sẽ mau. Vì vậy, hết thảy các hạnh đều là vì Tịnh Ðộ mà tu, [đem công đức ấy] hồi hướng Cực Lạc thì đều được vãng sanh.
Hơn nữa, tam muội này thể tánh tuy viên, nhưng kiến giải nên rộng lớn, về hạnh nên thực hành trọn hết các điều khoản vi tế, vứt bỏ các điều bỉ ổi, tệ hại, thậm chí đối với tội nhỏ cũng đem lòng sợ hãi lớn lao. Lại nên có kiến giải Ðại Thừa, nhưng hạnh như người học Tiểu thừa. Kinh dạy: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp, thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi, phát Bồ Ðề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Ðại Thừa, khuyến khích hành giả”. Mỗi một câu trên là một pháp hạnh.
Lại nên gìn giữ tâm người, chớ khiến họ khoe khoang, ganh ghét, nên thân cận bạn lành, thưa hỏi bậc tiên giác (bậc đã giác ngộ trước), chẳng chấp vào sự hiểu biết của mình, chẳng cậy sở trường. Chí giữ nhẫn nhục, hành theo đúng kinh, nghe ngóng chánh pháp, chẳng hủy Tăng, Ni, dứt bỏ các sự lành tạp nhạp thế gian, chẳng tham danh lợi, xa lìa tà ác. Xử sự phải trung tín, quy điều lỗi về mình, hết sức thận trọng tránh nói thêu dệt, nhất tâm bất loạn, xem người khác như Phật, buông bỏ tài khéo, chỉ cầu vãng sanh, thân ắt thanh tịnh. Vô lượng thiện hạnh như thế đó đều phải nên tu tập để hỗ trợ chánh đạo.
Nếu lại có thể cắt bỏ tâm nhiễm thế gian, đối với hai cảnh yêu ghét không còn bị vướng vít, lặng tâm như nhất ắt sẽ sanh về Tịnh Ðộ.
Trích dẫn Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ của Tứ Minh Diệu Hiệp đại sư thời Minh
Nam Mô A Di Đà Phật,
Kinh thưa quý Liên Hữu ,
Con tên là kim lam, xin cho con hỏi trong bài pháp trên có đoạn ” dứt bỏ các hạnh lành tạp nhạp thế gian” . Vậy các Hạnh Lành tạp nhạp đó là những Hạnh gì? Làm sao chúng con biết phân biệt Hạnh nào nên làm,Hạnh nào không ?
Con nghe giảng ở những bài khác thì nên là tất cả các Hạnh Lành để hồi hướng được sanh về cỏi giới Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.
Kính thư,
Con kim lam
Chào bạn Kim Lâm,
Theo như trích dẫn bên trên thì ngoài niệm Phật là chánh hạnh, hành giả niệm Phật cũng cần tu các hạnh lành khác như hiếu kính cha mẹ, từ tâm bất sát, trì giới, bố thí,..để hổ trợ cho chánh hạnh cho nên bài giảng này hoàn toàn không khác gì với các bài khác mà bạn đã nghe. Trong câu trích dẫn của bạn từ bài pháp này, điểm cần lưu ý là “hạnh lành Thế Gian”, nghĩa là hạnh lành theo kiểu thế gian chứ không phải theo đúng chánh pháp (những hạnh lành theo đúng chánh pháp là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, bất sát, đọc tụng kinh điển Phật,…). PH đoán hạnh lành theo kiểu thế gian là những điều mà người thế gian cho là đúng, là tốt, là nên làm nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Ví dụ, người thế gian cho là khi người thân chết đi, người còn sống phải khóc lóc thật nhiều, như vậy mới là tốt, mới tỏ mình là người có hiếu. Hoặc con cái phải gắng làm sao cho có danh vọng, tiền tài, như vậy mới là tốt cho dòng họ, cha mẹ được nở nang mặt mày, là có hiếu. Hai ví dụ trên, người thế gian cho là tốt, là lành, nhưng trên thực tế thì không phải. Chắc hẳn bạn đã biết khóc lóc khi người thân lâm chung rất có hại cho người đó, còn việc mong mỏi con cái có tiền của, danh vọng,..nghĩa là mong con được hưởng dục lạc (rồi thì cha mẹ con cái cùng kéo nhau đi luân hồi),nghĩa là không hiểu gì về vô thường cả, tham đắm những thứ kéo mình đi luân hồi. Những hạnh lành thế gian như vậy đều dựa trên tà kiến, thực sự không giúp gì, mà có khi còn gây hại cho việc vãng sanh nên cần phải dứt bỏ. Qua ví dụ trên, hy vọng bạn đã có thể phân biệt được hạnh lành tạp nhạp thế gian và hạnh lành theo chánh pháp Phật dạy.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hạnh tạp nhạp là nói tính cách trong cuộc sống hằng ngày đó bạn
không tranh không tham không cầu không tự lợi không nói dối
siêng làm các điều lành, dù nhỏ nhất
tránh các điều ác, dù nhỏ nhất
Giữ tam quy ngũ giới thập thiện
dùng tín nguyện hạnh niệm phật
siêng năng đọc tụng kinh điển đại thừa
phát bồ đề tâm : tự lợi lợi tha
Trước kia tôi có đem 1 ít tiền giúp người này. Người này….
Ấy thế mà ngày ngày tôi mong họ phải nghe tôi ,nể tôi tốt với tôi…
Đây là việc lành sao? Đây là mong cầu báo đáp .đang tìm phiền não.
Chẳng phải chân thành.sau này vào đây hiểu ra 1 tí.
Bạn nên hỏi những vị THIỆN NHÂN,TRUNG ĐẠO.TÌM LẠI PHẬT TÁNH.HUỆ TỊNH,MỸ DIỆP xem. Họ bố thí thì tâm lượng họ thế nào?. Lưu vào tâm những gì?
Sẽ rất là bổ ích nếu ta tiếp thu được kinh nghiệm người đi trước
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh xin gửi đến các bạn sen lời khai thị của vị Tổ Thiện Đạo.
II. Hòa-thượng Thiện Đạo lập Chánh hạnh và Tạp hạnh, bỏ Tạp để tu Chánh
TRÍCH DẪN:
Quán Kinh Sớ quyển 4 ghi: “Căn cứ theo hạnh mà lập tín, nhưng hạnh lại có Chánh hạnh và Tạp hạnh”. Chánh hạnh là hạnh chỉ căn cứ theo các kinh nói về vãng sanh Tịnh độ mà tu tập. Đó là chỉ nhất tâm đọc tụng kinh A-Di-Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ; chỉ nhất tâm quán tưởng, nhớ nghĩ cảnh y chánh báo và y báo trang nghiêm cõi Tịnh; chỉ nhất tâm kính lễ Đức Phật A-Di-Đà, chỉ nhất tâm niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà, chỉ nhất tâm khen ngợi, cung kính cúng dường Phật A-Di-Đà. Tuy nhiên, trong Chánh hạnh lại có hai môn:
– Chỉ nhất tâm niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà, chẳng kể đi đứng nằm ngồi, chẳng luận thời gian lâu mau, niệm niệm miên mật không buông bỏ, không gián đoạn. Đó gọi là Chánh định nghiệp, vì thuận với bản nguyện của Phật A-Di-Đà.
– Nếu lễ bái, đọc tụng, khen ngợi, cúng dường… thì gọi là Trợ nghiệp.
Ngoài hai hạnh Chánh và Trợ này, tất cả các nghiệp thiện khác đều là Tạp hạnh. Nếu tu tập hai hạnh Chánh và Trợ thì tâm luôn luôn gần gũi, nhớ nghĩ đến Phật, cho nên không gián đoạn. Nếu tu tập Tạp hạnh thì tâm thường bị gián đoạn, tuy có thể hồi hướng được vãng sanh, nhưng đều là hạnh xen tạp.
LUẬN RẰNG:
Đoạn văn trên có hai ý: Một là nói về hành tướng vãng sanh, hai là phân biệt về sự hơn kém của hai hạnh.
1. Hành tướng vãng sanh: Theo hòa-thượng Thiện Đạo, tuy có nhiều hạnh vãng sanh, nhưng đại để được chia làm hai là Chánh và Tạp.
Chánh hạnh lại có phân khai và tổng hợp. Phân khai thì có năm hạnh, tổng hợp thì thành hai hạnh. Năm hạnh: Đọc tụng – Quán sát – Lễ bái – Xưng danh – Khen ngợi cúng dường. Đọc tụng tức là chỉ nhất tâm tụng đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ… Quán sát tức chỉ nhất tâm quán tưởng y báo, chánh báo cõi Cực Lạc. Lễ bái tức là chỉ nhất tâm lễ Đức Phật A-Di-Đà. Xưng danh tức là chỉ nhất tâm xướng niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà. Khen ngợi cúng dường tức là chỉ nhất tâm khen ngợi cúng dường Đức Phật A-Di-Đà. Nếu chia khen ngợi và cúng dường làm hai thì thành sáu chánh hạnh. Tổng hợp thì thành hai là Chánh nghiệp và Trợ nghiệp. Trong năm chánh hạnh ở trên, hạnh thứ tư là Chánh định nghiệp. Như trong đoạn văn trên ghi: “Chỉ nhất tâm niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà, chẳng kể đi đứng nằm ngồi, chẳng luận thời gian lâu mau, niệm niệm miên mật không buông bỏ, không gián đoạn. Đó gọi là Chánh định nghiệp, vì thuận với bản nguyện của Phật A-Di-Đà”. Trợ nghiệp tức bốn hạnh còn lại. Như trong đoạn văn trên ghi: “Nếu lễ bái, đọc tụng, khen ngợi, cúng dường… thì gọi là Trợ nghiệp”.
Hỏi: Vì sao chỉ có niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà là Chánh định nghiệp?
Đáp: Trong Quán Kinh Sớ nói: “Vì thuận theo bản nguyện của Đức Phật kia”, nghĩa là xưng danh niệm Phật chính là nguyện xưa của Phật A-Di-Đà. Cho nên người tu hành nương vào nguyện lực Phật nhất định được vãng sanh. Ý nghĩa của bản nguyện sẽ giải thích sau.
Về Tạp hạnh, Quán Kinh Sớ ghi: “Ngoài hai hạnh Chánh và Trợ này, tất cả các nghiệp thiện khác đều là Tạp hạnh”. Ý nói có vô lượng Tạp hạnh, không thể kể hết, ở đây chỉ vì muốn đối lại với năm Chánh hạnh mà nêu ra năm Tạp hạnh. Đó là:
– Tạp hạnh đọc tụng: Đọc tụng, thọ trì tất cả kinh điển Đại-Tiểu-Hiển-Mật, trừ ba bộ kinh nói về vãng sanh Tịnh độ đã nêu trên.
– Tạp hạnh quán sát: Suy nghĩ, quán sát tất cả những sự lí của các giáo Đại-Tiểu-Hiển-Mật, trừ y báo chánh báo cõi Cưc Lạc
– Tạp hạnh lễ bái: Cung kính lễ bái tất cả các Đức Phật, Bồ-tát, chư thiên, hiền thánh, thế gian, trừ Đức Phật A-Di-Đà.
– Tạp hạnh khen ngợi cúng dường: Tức khen ngợi, cúng dường tất cả các Đức Phật, Bồ-tát, chư thiên, hiền thánh, thế gian, trừ Đức Phật A-Di-Đà.
Ngoài ra còn có rất nhiều hạnh khác như: bố thí, trì giới…đều thuộc Tạp hạnh.
2. Phân biệt về sự hơn kém của hai hạnh: Quán Kinh Sớ ghi: “Nếu tu hai hạnh chánh và trợ, thì tâm luôn gần gũi, nhớ nghĩ đến Phật, không gián đoạn, đó gọi là vô gián. Nếu tu Tạp hạnh, thì tâm thường gián đoạn, tuy có thể hồi hướng được vãng sanh, nhưng cũng đều thuộc tạp hạnh”. Căn cứ theo văn thì trong Tạp hạnh có năm đôi đối đãi: Thân-sơ, gần-xa, không gián đoạn-gián đoạn, không hồi hướng-hồi hướng, thuần-tạp.
– Thân-Sơ: Thân, nếu tu hai hạnh chánh trợ, sẽ rất thân thiết với Đức Phật A-Di-Đà. Cho nên Quán Kinh Sớ ghi: “Chúng sanh khởi hạnh, miệng luôn niệm Phật thì Phật nghe, thân luôn lễ Phật thì Phật thấy, tâm luôn nhớ đến Phật thì Phật biết. Chúng sanh nhớ nghĩ đến Phật, Phật cũng nhớ nghĩ đến chúng sanh. Ba nghiệp của Phật và chúng sanh không bao giờ lìa nhau, cho nên nói là thân thiết”. Sơ, nếu tu Tạp hạnh, miệng không xưng danh hiệu Phật thì Phật không nghe, thân không lễ Phật thì Phật không thấy, tâm không nhớ nghĩ đến Phật thì Phật không biết. Chúng sanh không nhớ đến Phật, Phật cũng không nhớ nghĩ đến chúng sanh. Ba nghiệp của Phật và chúng sanh thường lìa nhau, cho nên gọi là xa cách.
– Gần-Xa: Gần, nếu tu hai hạnh chánh trợ, thì rất gần gũi với Đức Phật A-Di-Đà. Cho nên Quán Kinh Sớ lại ghi: “Chúng sanh nguyện được thấy Phật, Phật tức thời tùy ý niệm hiện đến trước mặt, cho nên gọi là gần gũi”. Xa, nếu tu Tạp hạnh thì không nguyện thấy Phật, Phật không tùy ý niệm hiện đến trước mặt, cho nên gọi là cách xa.
Thân và cận tuy nghĩa giống nhau, nhưng trong Quán Kinh Sớ, ngài Thiện Đạo chia làm hai, cho nên trích dẫn nơi đây.
– Không gián đoạn-Gián đoạn: Không gián đoạn, nếu tu hai hạnh chánh trợ, nhất định sẽ luôn luôn nhớ nghĩ đến Đức Phật A-Di-Đà, không bao giờ gián đoạn. Gián đoạn, nếu tu Tạp hạnh, tâm không luôn nhớ nghĩ đến Đức Phật A-Di-Đà, mà thường gián đoạn.
– Không hồi hướng-hồi hướng: Nếu tu hai hạnh chánh trợ, dẫu không hồi hướng cũng tự nhiên thành tựu sự nghiệp vãng sanh. Cho nên Sớ ghi: “Trong Quán Kinh nói: Mười tiếng niệm danh hiệu Phật, đã phát đầy đủ mười nguyện, tu mười hạnh. Vì sao? Vì Nam-Mô tức là qui mạng , cũng có nghĩa phát nguyện hồi hướng; A-Di-Đà Phật tức là hạnh. Vì nghĩa này, cho nên nhất định được vãng sanh”. Hồi hướng, nếu tu Tạp hạnh thì cần phải hồi hướng mới thành tựu nhân vãng sanh. Cho nên Quán Kinh Sớ ghi: “Tuy có thể hồi hướng được vãng sanh…” (nên suy ngẫm cho kỹ càng ý nghĩa “hồi hướng được vãng sanh”).
– Thuần-Tạp: Nếu tu hai hạnh chánh trợ, thì hoàn toàn là hành nghiệp Cực Lạc, còn tu các hạnh khác thì không phải thuần nhất hành nghiệp Cực Lạc. Vì chung cho cả hành nghiệp trời người và cả Tam thừa, cũng như chung cho khắp các cõi Tịnh trong mười phương, cho nên gọi là tạp. Người tu hành nghiệp Tây phương, cần phải bỏ Tạp hạnh mà tu Chánh hạnh.
http://www.duongvecoitinh.com/?s=chanh+hanh+niem+phat+vang+sanh&x=0&y=0
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hạnh có Chánh Hạnh và Trợ Hạnh.
Chánh Hạnh là Niệm Phật và Trì Giới.
Trợ Hạnh là: các việc thiện như: Bố thí, cúng dường, hiếu thảo, ăn chay.
——
Các Hạnh lành tạp nhạp: là tu nhiều pháp không rõ đâu là chính đâu là phụ vi dụ: lúc tụng kinh, lúc niệm phật, lúc ngồi thiền, người có moi nới cũ. Không có lập trường rõ ràng. Phải xác định một môn không thay đổi.
Chuyện khẩn yếu đầu tiên là khi lâm chung phải sáng suốt! Nếu lúc lâm chung hôn mê, điên đảo, thậm chí chẳng nhận biết người nhà, quyến thuộc, đó là chuyện phiền phức! Dẫu có duyên gặp Phật pháp, cũng chẳng thể thành tựu! Mấy ai khi lâm chung sáng suốt, tỉnh táo? Hơn nữa, ai có thể bảo đảm chính mình lâm chung tỉnh táo, chẳng mê hoặc, chẳng điên đảo? Chuyện này nhất định chẳng thể cầu may. Do điều này, chúng ta phải sốt sắng tu phước báo. Hết thảy thiện căn, phước đức đã tu đều hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ, như vậy thì mới có thể bảo đảm khi lâm chung sáng suốt.
Quý vị phải biết: Đời người rất ngắn! Trong thời gian vô cùng ngắn ngủi này, chúng ta hãy nên chịu đựng, dẫu có phước, chớ nên hưởng hết! Phước báo hưởng ba phần là đủ rồi, phần còn lại bố thí cho hết thảy chúng sanh, hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề; đấy mới là phương pháp chính xác duy nhất để cầu sanh Tịnh Độ.
Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA -tập 76-phần 38
Lão hòa thượng Tịnh Không.
“Điểm mấu chốt là khi lâm chung phải sáng suốt, phải bình tĩnh, không sợ sệt tán loạn”, làm được việc như vậy thì ngay đời này ít nhiều phải hiểu, khai ngộ, nếu mơ hồ không thông thì có hoàn cảnh thuận lợi cũng khó lòng đi, tự mình chướng ngại mình. Sáng suốt là do tự tánh, tánh sáng là do nổ lực tu hành, tánh sáng thì hành pháp, làm phước cho đời cho mình nhưng làm phước thì chưa chắc tánh đã sáng, tánh sáng do tự tâm tu ngộ, tánh sáng do thường hành pháp Phật.
Biết nhiều học nhiều nhưng chưa hiểu cũng chưa thật tin, thật nguyện, còn nghi ngờ lung tung đến lúc lâm chung không chắc được phần mình, lúc đó chính mình thua xa một bà cụ cả đời không học gì nhiều chỉ một lòng một dạ tin chắc niêm Phật vãng sanh. Phần đông chúng ta rơi vào trường hợp này, biết nhưng chưa chắc rất dễ sinh nghi. Học thì phải hiểu, hiểu rồi thì mới hết nghi, lý tự nhiên vốn như vậy, không hiểu mà học sẽ chẳng tin, sinh nghi lung tung, thường nghe pháp hành pháp thì tánh dù tối đến đâu cũng sẽ khai sáng, ngược lại nếu tánh không sáng thì tự mình phải chắc chắn chỗ tin như đinh đóng cột, không có một tí nghi ngờ dù là nhỏ nhất, như vậy mới chắc được phần đi, để có niềm tin tuyệt đối như vậy chẳng dễ chút nào, vậy ta nên thường niệm thường hành Pháp để cho tánh sáng củng cố niềm tin.
“Này thiện nam tử! Khi xưa, lúc Như Lai thuyết pháp từng đã nói hai thứ phương tiện như thế, nhưng chúng sanh kia chẳng hiểu ý nghĩa niệm Phật Như Lai đã nói, cũng chẳng thông đạt ý chỉ “tâm tịnh thời Phật độ tịnh” của Như Lai đã giảng, chỉ chấp trước văn tự, cho rằng: Niệm Phật chỉ là khẩu niệm, chẳng biết niệm bằng tâm niệm. Niệm niệm chẳng tạp, niệm niệm chẳng đoạn, niệm niệm là Phật. Phật ở trong tâm ông, tâm ông làm Phật, ngay nơi sắc thân của chính mình thành tựu huệ thân. Tu Tịnh Ðộ cũng phải nên như thế”. Xin được trích lại lời Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật ,
Con xin tri ân Cư Sĩ Phước Huệ,Liên Hữu Nguyên, Hoa Sen Cõi Tịnh và Phàm Phu Ngu Dốt đã dành thời gian giảng giải rất minh bạc về câu hỏi của con.
Nguyện xin quý vị Thân Tâm thường An Lạc.
Kính thư,
Con kim lam
Các bạn đồng tu xin trả lời giúp mình một vấn đề. Mình có con nhỏ hơn 3 tuổi rất bướng bình và hay uốn éo. Những lúc như vậy quả thực mình rất khó niệm Phật vì phải nghiêm khắc dạy đỗ nó. Thậm chí còn khởi tâm nóng giận. Mình biết thế là không nên những thực sự là ko biết làm thế nào. Mình rất muốn đạt công phu niệm Phật thành khối để nắm chắc sự vãng sanh. Bạn nào có kinh nghiệm xin chia sẻ giúp mình với.
Chào bạn Diệu Phương,
Xin được góp ý với bạn như sau.
– Khi niệm Phật cầu vãng sanh, bạn có phát tâm rộng lớn không? Tâm rộng lớn là tâm muốn độ cho tất cả chúng sanh đều thành Phật, nếu chưa thì bạn nên nghe thêm các bài pháp để có được tâm đó nhé. Tâm này rất quan trọng, nhớ đừng bỏ sót.
– Bạn muốn niệm Phật thành khối để đảm bảo vãng sanh, như vậy rất tốt, nhưng nhớ lưu ý đừng để cái mong muốn đó kéo ngược bạn trở lại. Nghĩa là, bởi vì muốn tập trung niệm Phật, mà con bạn như thế, bạn không tập trung được, cái tâm nóng nảy mong cầu niệm Phật thành khối sẽ khiến bạn khởi tâm sân, như vậy là bạn bị kéo lại rồi đó.
– PH hiểu là bạn thương con bạn, nhưng hãy xét sâu thêm một chút, có phải bạn thấy cái sự “uốn éo” của con bạn rất là chướng mắt phải không? Nghĩa là từ sâu trong tàng thức bạn đã có chủng tử ghét (sân) đối với hành động này, cũng như đối với con bạn. Cho nên bây giờ, rất dễ dàng để bạn nổi sân với con. Như vậy, chắc bạn đã hiểu rõ, khi bạn khởi tâm sân, không phải do con bạn, mà là do Vọng tâm của bạn. Phật dạy dùng tâm từ để đối trị tâm sân, bạn hãy cố gắng khởi tâm từ đối với con mình nhiều hơn.
– Đây là “bài thực hành” rất tốt cho bạn vì PH tin rằng hầu hết các hành giả khi cố gắng niệm Phật miên mật đều phải trải qua các duyên vui, buồn, thương, ghét,.. Đây là lúc tốt nhất để dụng công. Bạn cần để ý tâm mình cho sát sao, ngay khi phát hiện nó đi chệch đường (không niệm Phật mà niệm vui, buồn, thương, ghét,…) thì ngay lúc đó phải buông hết (buông cả ý nghĩ là..tôi cần phải dạy con, tôi cần làm cho nó tốt..) và nhiếp tâm niệm Phật ngay lúc đó.
– Bạn cần hiểu, thực sự tin và chấp nhận các pháp đều là hư vọng, các ý niệm (ngoài câu Phật hiệu) đều là hư vọng. Thật sự tin như vậy thì bạn sẽ không nuôi dưỡng tâm sân, ái,..nữa, mà chỉ chăm chăm nhớ câu Phật hiệu thôi. Hãy buông (nghĩa là không nghĩ đến) cả cái ý niệm muốn cho công phu thành khối. Chỉ hãy nắm giữ một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, nếu bạn làm được việc nắm giữ này thì không cần khởi niệm muốn mà công phu cũng thành khối.
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mọi sự đều có nhân duyên của nó
siêng năng lễ lạy niệm phật tụng kinh…
không được nổi nóng, thời gian nghiệp sẽ tiêu hết
A Di Đà Phật _()_
Rất nhiều người học Phật, tại gia hay xuất gia đều có, oán thân trai chủ đến đòi mạng, đến đòi nợ
https://www.youtube.com/watch?v=Ohmh1K65Ls8
Rất nhiều người học Phật, tại gia hay xuất gia đều có, oán thân trai chủ đến đòi mạng, đến đòi nợ, điều này từng xảy ra. Điều này không phải mê tín, không phải giả. Gần đây khoảng ba tháng trước, có một người tại gia học Phật, ông bị bệnh suyễn đã nhiều năm, nhưng không chữa được. Ông bế quan niệm Phật một tháng, phát hiện bệnh suyễn là do một oán thân trái chủ ở trên thân ông, khiến ông chịu tội này, đã phát hiện được. Khi phát hiện ông chân thành sám hối, ông nói: Bồ Tát suyễn_gọi vị trái chủ này, yêu cầu họ đừng làm khó ông, để cho ông có thể đọc kinh tốt, có thể niệm Phật thật tốt, hy vọng oán thân trái chủ này cùng tu hành với ông. Ông đem công đức mình tu hành hồi hướng cho họ, cầu sanh Tịnh độ. Tâm này vừa phát khởi, bệnh suyễn quả nhiên không còn. Bệnh suyễn này có còn chăng? Còn, ở bên cạnh ông, một tháng sau, trái chủ nói với ông rằng: Phật A Di Đà đã tiếp dẫn họ về thế giới Cực lạc, bệnh suyễn của ông không còn, không cần trị cũng lành. Sau này ông nghĩ đến, sắc mặt ông rất khó coi, ông liền nghĩ: Phải chăng lại là một oán thân trai chủ đến tìm? Quả nhiên không sai, là oán thân trai chủ. Khuôn mặt ông quả thật rất khó coi, giống như say rượu vậy, ông gọi đây là người say rượu. Cũng dùng phương pháp này cầu Phật A Di Đà, Phật A Di Đà quả là từ bi, tiếp dẫn ông về thế giới Cực Lạc. Hai bệnh này ông đã mắc từ nhiều năm trước, đều không trị được, vô cùng thống khổ, bây giờ vấn đề đã được giải quyết. Cho nên khiến chúng ta hồi tưởng, thân thể chúng ta chỗ này đau đớn, chỗ kia bệnh hoạn, nhất định đều là oán thân trai chủ ở trên thân làm phiền. Người không học Phật không biết, phải chịu hành hạ, phải thọ báo ứng. Người học Phật hiểu được, hồi hướng cho họ, thờ cúng họ, siêu độ cho họ. Họ hoan hỷ, ra đi, bệnh liền lành. Cho nên tự thân và gia đình đều được lợi ích.
Tịnh Không Pháp Sư
xin hỏi các bạn đồng tu các bạn nghĩ sao khi người thế gian họ cứ cho là học phật thì học vừa phải thôi nếu học kỹ quá thì bị mê trở thành ngu muội, mỗi khi nghe câu nói này mình thấy buồn lắm dặn lòng cố gắng tu tốt để họ có cái nhìn khác về đạo phật, về phật tử
Ý của bạn «hướng về tây phương» là : người đời cho rằng đạo Phật là yếm thế,người Phật tử là cam chịu…
Không nghĩ gì cả bạn ạ. Người nào nói câu đó là người đáng thương thôi. Mà thực ra họ nói cũng không sai. Người tu tập chân chánh quả là ngu si về thế gian pháp. Vì sao: người thế gian nói người không vì mình trời tru đất diệt, Phật tử hành Bồ Tát đạo thì không vì mình luôn vì người, đến lúc ngộ đạo thì không còn phân biệt người, ta, chúng sanh nữa. Người thế gian nói ăn được ngủ được là tiên, người tu tập Phật pháp chân chánh hiểu được thực thùy ăn ngủ là nghiệp chướng, gây ra tham dục, làm mất cái vô vi tự tại. Họ nói đúng như vậy thì bạn nghe như không nghe, kệ họ. Tùy duyên chia sẻ Phật pháp mà thôi. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Hướng Về Tây Phương,
Đạo Phật là đạo giác ngộ – từ bi – trí tuệ. Nếu học đạo mà tâm không giác ngộ, tâm từ bi không thể dấy khởi, trí tuệ không khai sáng thì khá lắm chỉ là kết duyên Phật pháp, tệ hơn là rơi vào tà kiến và ma kiến. Bạn học pháp của Phật nên lấy Tứ Y Pháp làm nền tảng; Khi quán chiếu và thực hành phải dùng Bát Chánh Đạo. Được thế, dẫu cho cả cõi Ta bà này nói học Phật pháp chẳng diệu dụng, tâm bạn vẫn không thể thối chuyển.
TĐ
Vì người thế gian chấp ái bạn ạ, ai chấp càng nặng, càng tham ái ở thế gian này thì người đó càng không thích, càng bài xích Phật giáo. Vì Phật pháp đi ngược lại với cái ngã chấp của họ, Phật pháp hướng con người xã bỏ cái ái đó, vì ngã chấp sai lầm của họ nên họ không chịu tin học không biết nguồn gốc của cái khổ, họ theo đó mà trôi nổi, người học Phật vẫn ung dung tự tại, vẫn bình thản an nhiên khi đối mặt với họ, với sự cố chấp mê mờ của họ vẫn thương và khuyên bảo họ. Chỉ khi nào họ bị chính cái ngã của mình làm khổ thì họ mới chịu quay đầu tìm về với Phật pháp, cõi ta bà này vốn dĩ rất nhiều cám dỗ, ngay chính người tu học Phật nếu không giữ vững cái tâm tham ái kia cũng vẫn sẽ bị trôi theo họ, chúng sanh ở ta bà này mỗi mỗi đều nghĩ tưởng mỗi mỗi đều tạo nghiệp, quả thật không sai.
Tất cả pháp vốn bình đẳng không có cao thấp, không đối nghịch, không chống trái, nên nói rằng tất cả pháp đều là Phật pháp. Nếu nhìn các pháp ở trung đạo thì cũng không thiên về có, cũng không lệch về không, xa lìa đối đãi nhị nguyên, nghĩa cuả bất nhị.
Câu hỏi cuả người thế gian đó là cuả hai hạng:
– Người hiểu về Phật pháp thì nhắc nhở chúng ta học Phật chứ không theo Phật học nghĩa là nên y giáo phụng hành, thâm nhập một bộ kinh, liễu giải nghiã thú sẽ thu hoạch được lợi ích bằng không học rộng nghe nhiều, biết rất nhiều kinh luận chỉ tăng thêm tà kiến trong khi chưa thông giải được một bộ kinh. Điều này chư Tổ thường nhắc nhở chúng ta “một kinh thông thì tất cả kinh thông” là vậy. Chúng ta cũng nên cám ơn người này đã nhắc nhở chúng ta phương pháp học Phật vậy.
– Hạng người chưa biết gì về Phật pháp thì cũng cần cám ơn họ vì đã giúp chúng ta tinh tấn trên con đường học Phật để làm ra dáng vẻ cuả người học Phật và là tấm gương cho mọi người noi theo (Bồ Tát Quang Anh trong kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ chính là tấm gương làm ra dánh vẻ cuả người học Phật). Bạn HVPT cũng đã nói lên điều này vậy “cố gắng tu tốt để họ có cái nhìn khác về đạo phật, về phật tử”. Chữ tinh tấn ở trên cũng phải hiểu là tinh chuyên (không xen tạp mà thực hành).
Xin chia sẻ đôi điều cùng các bạn đồng tu, A Di Đà Phật.
Kính thưa các đồng tu, xin mọi người góp ý cho tôi một vấn đề khó khăn như sau: tôi là một nông dân, trồng cây hồ tiêu. Cây hồ tiêu thường hay bị bọ xít phá hại, tôi rất bối rối khi xử lý điều này vì nếu phun thuốc sâu thì phạm giới sát sinh còn không phun xịt thì mùa màng thất thu, kinh tế gia đình bị ảnh hưởng. Rất mong mọi người cho tôi một lời khuyên, tôi phải làm thế nào cho hợp lý?
Chào Ngọc Linh, A Di Đà Phật.
Câu hỏi của bạn không dễ giải đáp vì trong 5 giới của Phật tử tại gia giới sát sanh được đặt lên hàng đầu. Điều này cho thấy sát sanh là không thể được nếu bạn đã thọ giới cấm. Tuy nhiên do công việc trồng trọt lại thường bị sâu ăn (LT không dùng chữ phá hoại). Vì vậy phải tìm cách để hạn chế dần. LT đã theo dõi vấn đề này khá lâu vì cũng thường bị gián đến khá đông. Trong đĩa giảng kinh Vô Lượng Thọ của thầy Tịnh Không có nói đến việc này. Sau này NL nên xem để trước là học bộ kinh Đệ nhất Đại thừa này sau để ứng phó với các loài sâu rầy. LT chỉ nhớ là có một vị thầy khác cũng trồng rau bị sâu ăn (rất nhiều). Thầy đó đã dùng Phật giáo để hoá giải và đã thành công. Lần trồng về sau sâu ít dần. Rất tiếc là LT không nhớ rõ cách làm của thầy ấy, chỉ nhớ qua lời thầy Tịnh Không nói là nếu thay vì dùng nhạc Phật cho sâu nghe thì dùng máy niệm Phật cho sâu nghe sẽ hiệu quả hơn. Có lẽ NL nên dùng cách này thử xem: tụng chú Đại bi (21 biến) hoặc 1 biến kinh Phật vào nước rồi xịt lên vùng bị sâu sau đó mở nhạc chú Đại bi và nhạc niệm Phật trong khu vườn trồng hồ tiêu (mở xen kẽ hoặc chỉ mở nhạc niệm Phật cũng được). NL cũng nên hồi hướng công đức tu tập trong ngày cho các loài sâu trong vườn hồ tiêu để các loài sâu này được siêu sanh về cảnh giới lành. Chúc NL thành công trong việc hoá giải sâu rầy cũng đồng thời để kết pháp duyên với các loài chúng sanh này. Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc Linh thân mến,
Khi bạn khởi tâm nghĩ tới những chúng sanh nhỏ bé đó, đồng nghĩa tâm từ bi trong bạn đã trỗi dậy. Vấn đề là làm sao để giải quyết chuyện vi nan này mà không tổn hại cho cả đôi bên? Đây là điều thật khó, vì thế nó phụ thuộc vào niềm tin của bạn nơi Phật pháp và tấm lòng từ bi trong bạn.
Năm 2015 khi TĐ về VN để thăm bệnh ông cụ thân sinh đang nằm cấp cứu tại bệnh viện. Ở VN như bạn biết, kiến rất nhiều. Vì thế chỉ cần có một chút đồ ăn, thức uống thôi thì cả đàn sẽ lập tức kéo đến. Tại phòng bệnh ông cụ nhà TĐ nằm cũng vậy. Vì phòng chật, nên mọi thứ phải để thêm cả lên thành cửa sổ. Trong đó có đường, sữa, và những đồ ăn uống, thuốc men khác. Khi TĐ đến trông ông cụ, pha sữa thì thấy kiến từng đàn rồng rắn kéo nhau tới để “khuân đồ”. Thấy mọi người kêu kiến nhiều quá, bò hết cả vào đồ ăn uống của người bệnh, rồi có người thì vô tư lấy tay dí nát hoặc hất những con kiến đang tìm cách tiếp cận đồ ăn rơi rụng tứ tung. TĐ thấy vậy mà không dám nói, vì nói, chắc chắn sẽ bị mọi người bảo là “IC” có vấn đề. Nghĩ vậy nên TĐ đành chờ thời cơ thích hợp rồi ngồi tịnh tâm và khẩn nguyện như sau: Các vị Bồ tát kiến kính mến! Tôi biết các vị vì duyên nghiệp mà phải đoạ làm thấp sanh. Nay vì cuộc sống mà phải lần tìm đồ ăn thức uống để duy trì mạng sống của mình. Nhưng nơi các vị đang đến là nơi rất độc hại vì có quá nhiều hoá chất có thể gây tổn hại tính mạng của quý vị. Nay tôi thành tâm khẩn nguyện chư vị rủ lòng từ bi mà rời xa nơi nguy hiểm này, đến một nơi khác an toàn hơn để kiếm ăn và an trú tại những nơi đó. Nguyện cầu Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ tát thuỳ từ gia hộ giúp cho các vị Bồ tát kiến này mau chóng rời đến nơi an toàn. Con xin nguyện đem công đức tu hành hồi hướng cho chư vị Bồ tát kiến sớm ngày giác ngộ để chuyển đổi thân mạng, gặp được Phật pháp tu hành mà giải thoát.
Khẩn nguyện xong, TĐ ngồi trì 3 biến Thần Chú Đại Bi rồi hồi hướng cho đàn kiến.
Chuyện chỉ có vậy. Điều đáng ghi nhận là chỉ vài tiếng sau thì đàn kiến đã tự di chuyển gần hết, chỉ còn lác đác một vài con có lẽ đến muộn hay còn cố chấp nên chưa chịu ra đi, nhưng cho đến những hôm sau thì nạn kiến đã không còn. TĐ ghi lại câu chuyện này để bạn tham khảo. Thực tế trong mọi sự, nếu chúng ta khởi được tấm lòng từ, phát nguyện độ sanh, ngay tức khắc sẽ có cảm ứng đạo giao với những chúng sanh cho dù là bé nhỏ nhất như đàn kiến và đương nhiên chư Phật, chư Bồ tát, cũng sẽ tìm cách an bài giúp cho những chúng sanh (như đàn kiến) đang gặp khổ nạn đến một nơi an toàn.
Trước khi thử nghiệm điều này bạn cũng nên phát nguyện trước Tam Bảo về thiện nguyện của bản thân, kế đó tuỳ theo sở nguyện mà thực hành, miễn sao phải thành tâm, thành ý, TĐ nghĩ chắc chắn nạn bọ xít sẽ được hoá giải.
Chúc bạn luôn có niềm tin nơi chánh Pháp.
TĐ
Cám ơn chú TĐ đã chia sẻ một câu chuyện hay, đúng là như vậy, đúng là có những việc dù nhỏ bé nhưng với cái tâm cái lòng chân thật sẽ cảm hoá sẽ thay đổi được.
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn có thể lấy câu truyện này làm tham khảo.
HT Tịnh Không ở Toowoomba(Úc đại lợi) học hội có vườn trồng rau, va cây ăn trái, các sư tuyệt không dùng bất cứ phân bón hay loại sâu diệt bọ gí hết.
chỉ tòan là tưới nước, mở máy niệm phật.
đối với sâu bọ và chim chóc, cac sư rất từ bi các sư qui định 1 phần nào ở trong khu vườn đề cúng dường cho các sâu bọ ăn và chỉ định cây ăn trái cho chim ăn,
các bồ tát sâu bọ củng rất biết hợp tát họ chỉ ăn khúc mà các sư qui định, chim cũng vậy chỉ ăn cây mà đươc qui định.
cái đặc biệt là rau và trái cây, đều tươi và ngon ngọt hơn nhửng cây nguoi bình thường trồng.
điều quan trong ờ đay là lòng tư bi của bạn đền đâu, nếu chân tâm phát lồ, lổ đến đâu củng được nhứt quyết không sát sinh, y niệm làm việc gì chúng sanh ma phuc vu không phải làm gì danh văn lợi dưởng, thì cái tâm này lớn có lẻ nào phật bộ tát long thần không đến ủng hộ.
nhà phật có nói có cầu tất có ấn, nếu như lý như pháp mà cầu lẻ nào không được.
A DI ĐÀ PHẬT
cách làm như trong phúc đáp của cư sỹ Hoằng Ẩn cũng hay : tụng Chú Đại Bi hoặc 1 biến Kinh Phật vào NƯỚC rồi xịt lên vùng bị sâu,sau đó mở nhạc niệm Phật.
Chú ý chữ NƯỚC, ko phải thuốc trừ sâu.
Xin chân thành tán thán ý kiến đóng góp cuả các liên hữu. Đúng như các liên hữu chia sẻ, nếu có tâm chí thiện, chí thành thì cầu ắt sẽ có ứng “Phật thi môn trung, hữu cầu tất ứng”. Vạn pháp đều từ tâm tưởng sanh, nếu tâm đó hướng thiện thì điều thiện ắt sẽ đến. Chân lý nhân quả không hề thay đổi. Nam mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn những lời chia sẻ chân thành của mọi người, tôi sẽ áp dụng theo cách các đạo hữu hướng dẫn. Nam mô A Di Đà Phật.
Các liên hữu cho tôi hỏi thêm: như trên mọi người đều hướng dẫn là trì chú Đại Bi nhờ oai lực của thần chú để hóa giải. Tôi thành tâm niệm Phật thay cho trì chú có được không?
(vì tôi có nghe câu nói: tụng kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật)
Chào bạn Ngọc Linh,
Được như vậy thì quá tốt rồi, bạn sẽ gieo duyên Tịnh độ với các chúng sanh đó. Nhờ năng lực không thể nghĩ bàn của đức A Di Đà mà họ sẽ sớm được về Cực lạc, còn bạn thì lại được nhiếp tâm niệm Phật.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.