Muốn công phu niệm Phật của chính mình được đắc lực, có một bí quyết quý vị có muốn biết không? Đó là đừng đi lo nghĩ tưởng vu vơ, nếu quý vị thích lo chuyện bao đồng, thích đi tìm hiểu thị phi ở khắp mọi nơi, để rồi đem những chuyện thị phi này để vào trong lòng, ngày ngày khởi dậy các thứ vọng tưởng phân biệt chấp chước, thì một đời niệm Phật xem như uổng công. Vì sao? Vì tâm chẳng thanh tịnh, khi niệm Phật chỉ được miệng niệm, còn tâm thì đang bận lo nghĩ tưởng về các chuyện thị phi của thế gian, niệm Phật như vậy thì làm sao có thể thành tựu được chứ. Có thể nói đây chính là thất bại lớn nhất của người tu Tịnh Độ.
Hai chữ “Tịnh Độ” là để chỉ cho Thế Giới Cực Lạc. Chữ “Tịnh” có nghĩa là thanh tịnh, chữ “Độ” có nghĩa là quốc độ, Tịnh Độ tức là quốc độ thanh tịnh. Chúng ta niệm Phật muốn vãng sanh về Tịnh Độ thì tâm cần phải tương ưng với Tịnh Độ, đó là tâm thanh tịnh. Nay đối với những thị phi của thế gian, chúng ta cứ ôm đồm vào tâm mình thì tâm làm sao có thể thanh tịnh?
Cho nên, nếu muốn cho công phu của chính mình đột phi mãnh tiến thì cần phải buông bỏ tất cả những thị phi nhân ngã, không nên đi lo chuyện bao đồng, cũng đừng nên chấp chước nữa. Trong cuộc sống hằng ngày, đối với công việc và trách nhiệm của mình thì cố gắng làm cho thật tốt, thật chu đáo, ngoài ra bất cứ chuyện gì cũng đừng lo nghĩ, đừng thăm hỏi đến, luôn giữ cho tâm ý của mình được thanh tịnh mà niệm Phật. Được như vậy thì chỉ trong thời gian ngắn công phu nhất định sẽ được đắc lực.
Có người khi nghe đến đây sẽ không chấp nhận, họ cho rằng trong cuộc sống có biết bao nhiêu việc cần phải lo toan, nay buông xuống hết chuyện gì cũng chẳng lo đến thì làm sao được. Nên biết rằng vận mạng của mỗi người đều đã được định sẵn, nếu trong số mạng có thì không lo đến nó cũng vẫn có, nếu trong mạng không có thì dù có lo nghĩ cũng là vô ích. Con người nói thật ra chẳng có cách chi vượt khỏi số mạng của chính mình, cho nên mọi suy tưởng đều là vọng tưởng mà thôi, vậy thì hà cớ gì phải lo nghĩ làm gì cho mệt, sao không giữ cho tâm ý mình thanh tịnh mà niệm Phật để công phu đi đến chổ đắc lực?
Khi công phu thật sự đắc lực, thì vọng tưởng phân biệt chấp chước giảm dần đi, chẳng còn lẫy lừng như trước nữa. Lúc này nếu cố gắng dõng mãnh dụng công tinh tấn thì rất dễ dàng đi đến Bất Niệm Tự Niệm, cũng tức là công phu thành phiến. Khi đạt đến tầng công phu này thì xem như việc niệm Phật của quý vị đã thành công rồi, quyết định được vãng sanh, nắm chắc vãng sanh vào Thượng Phẩm của Phàm Thánh Đồng Cư Độ.
Do đó, đối với việc niệm Phật của chính mình cần phải đặt lên hàng đầu, và quyết tâm hành trì cho được. Đừng chạy theo thị phi nhân ngã, đừng lo nghĩ những chuyện không đâu để rồi tiêu phí mất thời gian của chính mình.
- Đức Phật đã dạy rằng:
Vì thế chúng ta cần phải tranh thù từng giây, từng phút để tự cứu lấy mình và thành tựu đạo nghiệp của chính mình.
Pháp ngữ của Pháp sư Tịnh Không
cho mình hỏi các bạn, mắn đẻ có phải kiếp trước mình nợ chúng sinh nhiều nên kiếp này chúng nó cứ tranh nhau chui vào bụng mình dù ko muốn đẻ, dù dùng biện pháp tránh thai rất an toàn mà vẫn có thai. mình vẫn giữ thai để đẻ nhưng ko thấy vui vì mình hiểu pháp môn tịnh độ mình hiểu quả báo của việc phá thai, có phải kiếp trước mình nợ các con mình nên cứ phải đẻ hết đứa này đến đứa khác dù ko muốn ko
nam mô a di đà phật
tuy bạn đã dùng nhiều biện pháp tránh thai nhưng vẫn có thai, đó là do nhân duyên, bạn cố tránh cũng không tránh được, chúng là những đứa con của bạn, là những sinh linh có nhiều nhân duyên với bạn, bạn hãy hoan hỉ và sống tuỳ duyên, đừng quá chán nản,hay lo âu buồn rầu. hãy niệm phật và dạy các con niệm phật, mai này lớn lên chúng nó sẽ là những bánh xe tốt của Phật giáo đại thừa.
bạn nghĩ xem, nhiều người muốn có con cũng không có được, họ phải thụ tinh nhân tạo, phải cầu khắp nơi mới được, hoặc có người đẻ con ra nuôi dạy rồi con chết yểu, bỏ lại cha mẹ. hãy yêu thương chúng vì chúng đến để trả ơn bạn, để phụng dưỡng bạn và ban niềm vui đến cho bạn
hãy luôn niệm phật bạn nhé
Chào bạn Hướng Về Phương Tây,
Có lẽ bạn nên thay đổi biện pháp tránh thai khác. Hoặc cả hai vợ chồng bạn đều thực hiện việc triệt sản thì chắc sẽ không có con nữa đâu, bạn đừng buông xuôi mà tự mình không chủ động thay đổi biện pháp tránh thai nhé vì việc sanh đẻ và nuôi dưỡng một đứa con cho thành người là một việc rất đỗi cực nhọc, làm hao mòn cả thể xác lẫn tinh thần của cha, mẹ.
Con cái vì ân, oán mà đến. Nên ta hãy tránh quá kỳ vọng vào chúng, ví dụ, chúng vì nợ mà tới đòi, mà ta lại mong chúng nuôi dưỡng, trả hiếu cho mình, rồi khi không được, lại sầu khổ thì không nên chút nào. Bạn hãy theo Phật pháp mà nuôi dạy con, ngoài việc nhẹ nhàng hướng dẫn con vào Phật pháp, bản thân mình cũng gắng trau dồi để đúng là một Phật tử tại gia thuần thành, hiểu rõ nhân duyên, vô thường,.. giảm dần ác nghiệp, thì dù đứa con vì báo oán mà đến, nay do nhờ ta biết tu tập mà oán nghiệp dần nhẹ.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con cái đến với cha mẹ có 4 lý do : Báo ơn , báo oán , đòi nợ , trả nợ . Thôi đã lỡ rồi bạn cố gắn vui vẽ nuôi con khôn lớn . nhưng theo Nhà nước mình thì một gia đình chỉ nên có 2 con để nuôi dạy cho tốt .
cảm ơn các bạn đã động viên mình, mình đc giữ lại đứa bé thì phải trả cái giá quá đắt vì điều đó làm cho người thân yêu của mình phỉ báng phật pháp hỏi vui sao đc, có lẽ bé đến để báo oán nên mới vậy
Mình có nhớ lại 1 câu của PHÁP SƯ CHỨNG NGHIÊM thế này:
Đa số tai ương hoạn nạn ở trên đời đều do người lành lặn tay chân nhưng tàn tật về tâm hồn làm ra cả.
……..
Mình tin những người đang học PHẬT PHÁP sẽ mở rộng được tâm luợng. Tâm lượng của PHẬT ,BỒ TÁT thì rộng lớn vô biên. ….Chúng ta ở trong một cái nhà nho nhỏ mà còn không thể bao dung được lẫn nhau mới thấy tâm lượng mình nhỏ hẹp thế nào.chúng ta nguyện về TÂY PHƯƠNG mà từng giây từng phút bị phiền não trói chặt mà quên mất những lời nguyện của PHẬT,BỒ TÁT.
phiền não của bạn ở đâu chỉ có bạn tự cởi mới tốt.
Với bạn coi đứa con đến để báo oán nhưng với tôi hay tất cả mọi người ở đây đều coi là một ơn huệ là được làm cha mẹ.
Nếu bạn có dịp đi đến bệnh viện phụ sản trung ương bạn sẽ thấy vô vàn người giờ phút này đây vẫn trông đợi tin vui được làm cha mẹ .
Con cháu đông nhiều do nhân gì?
Tuy mình giờ chỉ có 1 đứa nhưng mỗi khi nhìn nó thì bao muộn phiền đều tiêu tan hết. Nghĩ đến điều thiện tuy quả nó chưa đến đó thôi.nếu quả ác nó đến trước thì cũng vui vẻ để chờ những quả thiện đến sau thôi.
Trong KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO có đoạn viết thế này:
BỒ TÁT có một pháp,dứt tất cả khổ của đường dữ, pháp ấy là gì? Nghĩa là ngày đêm thuơng nhớ, suy nghĩ quán sát pháp lành, làm cho các pháp lành, mỗi niệm mỗi tăng trưởng, không cho một hào ly bất thiện xen lẫn vào.
…………..
Còn chúng ta ngày ngày để cho những giận hờn, được mất, tham dục .v.v….hoành hành.
Quả thực tai nạn giờ đây thật nhiều. Chúng ta có thể tránh được tuy có nhân nhưng không cho nó có duyên. Cũng ví như hạt giống bỏ vào chum ngăn không cho nó gặp đất, nước,ánh sáng hạt giống nó sẽ chẳng phát triển được. Chúng ta niệm PHẬT, niệm KINH để cho hạt giống tốt nảy mầm phát triễn thì cỏ dại tham, sân, si.v.v…sẽ bị lụi tàn đi.
Niềm tin NIỆM PHẬT LÀ NHÂN, THÀNH PHẬT LÀ QUẢ vẫn hiện hữu trong tôi dù có bất kỳ trở ngại nào đi nữa.
Gửi Đạo hữu Nguyên, thiệt hay quá. Quả thật đủ pháp vị.
A Di Đà Phật! Cảm ơn bạn Nguyên chia sẻ!
Dạ em không dám ạ.kính mong anh chi lượng thứ.
TRONG LỤC ĐẠO, CÕI NGƯỜI LÀ DỄ GIÁC NGỘ NHẤT MÀ MẤY AI GIÁC NGỘ? ĐỜI NÀY NẾU KHÔNG QUYẾT ĐỊNH VÃNG SANH THÌ CÒN CHỜ ĐẾN BAO GIỜ?
Chúng ta phải có sự nhận thức tương đối sâu sắc về thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng phải biết mình hiện nay cần phải tu học như thế nào mới có thể phù hợp với điều kiện vãng sanh, có đủ tư cách vãng sanh. Điều này rất quan trọng. Chúng sanh trong đường ác, tuy trong đó có không ít người thiện căn phước đức sâu dày, nhưng duyên của đường ác rất xấu, có thể làm trổi dậy thiện căn phước đức của họ là rất khó khăn, thật không dễ dàng. Mặc dù được Phật lực gia trì, sự từ bi của Đại sĩ Địa Tạng, nhưng người thật sự có thể giác ngộ quay đầu thật là ít ở trong số ít. Tình trạng này chúng ta không khó nghĩ ra, tại sao vậy? Cõi người thông minh hơn ba đường ác rất nhiều, ở trong kinh Phật tán thán: “Chúng sanh trong lục đạo chỉ có cõi người là dễ giác ngộ”, dễ giác ngộ nhưng được mấy người giác ngộ? Dễ giác ngộ mà người giác ngộ ít như vậy, không dễ giác ngộ thì chúng ta tự nghĩ cũng biết rồi.
Tôi nói lời này ý là gì vậy? Là sợ quí vị hiểu lầm, nghĩ đọa vào địa ngục không hề gì, còn có Phật, Bồ Tát, Bồ Tát Địa Tạng Vương vẫn có thể đến cứu tôi nên không sao cả, làm việc ác nhiều một chút, đọa địa ngục cũng không sợ. Như vậy là bạn sai rồi! Cho nên bạn phải biết rằng, cõi người là cõi dễ dàng được độ mà còn khó như vậy, thì ba đường ác mức độ khó đó so với cõi người không biết phải gấp bao nhiêu lần? Chúng ta dứt khoát không được có quan niệm sai lầm là đọa ba đường ác không sao cả, còn có Phật Bồ Tát đến cứu. Tuy Phật Bồ Tát đến, không sai, nhưng chưa hẳn bạn tiếp nhận được, chưa hẳn bạn chịu y giáo phụng hành, có thể thái độ của bạn đối với lời chỉ dạy của Phật Bồ Tát còn tệ hại hơn so với hiện nay, bạn làm sao có thể thành tựu? Những điều này đều là chân tướng sự thật. Chỉ có hiểu rõ ràng, hiểu sáng tỏ chân tướng sự thật thì mới biết trân quí nhân duyên hiện tại, mới biết được duyên này giống như kệ khai kinh đã nói: “Trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được”. Chỉ có người nhận thức rõ ràng, người sáng tỏ mới biết nắm bắt thật chắc cơ duyên này, ở ngay trong một đời này quyết định thành tựu. Một đời này sinh đến thế gian cũng chỉ vì một sự việc này, những việc lớn nào khác cũng đều là vụn vặt tầm thường. Tại sao vậy? Đều là lục đạo luân hồi. Chỉ có đọc kinh, nghiên cứu giáo lý.
A DI ĐÀ PHẬT.
Trích Kinh Vô Lượng Thọ
Pháp sư Tịnh Không giảng giải
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Biên tập: Tịnh Không Pháp Ngữ (Tập-105)
Rất cám ơn thầy MAU MAU NIỆM PHẬT.Bài pháp hay quá .
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT.
Niệm Phật nghe kinh không thể trộn lẫn một chút xíu tạp niệm
Vậy tại sao lại ít người học? Vì họ không buông bỏ được danh văn lợi dưỡng của thế gian, còn muốn tham trước. Một niệm tham tâm này, làm cho công phu học Phật A Di Đà bị phá hoại, phá hoại triệt để. Ở trước chúng tôi đã giảng qua nhiều lần, thầy Lý thường đưa ra ví dụ một ly đề hồ. Trong kinh nói đề hồ là nước uống ngon nhất của chư thiên. Ly này là một ly đề hồ, là thức uống ngon nhất của thiên nhân, trong ly nước này giọt vào một giọt thuốc độc, thì ly đề hồ này sẽ biến thành thuốc độc. Hư hết. Trong tâm chúng ta hoàn toàn là Phật A Di Đà, đột nhiên có một tạp niệm xen vào thì công phu niệm Phật này bị phá hoại hết. Không phải nói phá hoại một bộ phận thì tôi sẽ đem nó sửa lại. Tôi cắt bỏ phần này đi không cần nó nữa, không phải như vậy, nó sẽ hư hết. Không thể xen vào chút tạp niệm nào. Tiêu chuẩn niệm Phật như vậy, có được mấy người? Chúng ta nghe kinh vì sao không khai ngộ? Nghe kinh hai tiếng đồng này đã khởi bao nhiêu tạp niệm? Nếu hai tiếng đồng hồ này không có chút tạp niệm nào, nhất định sẽ khai ngộ. Không có tạp niệm nghĩa là như thế nào? Sẽ được niệm Phật tam muội. Chúng ta ở trong định, định thì làm gì có lý không khai ngộ! Chẳng những khi nghe kinh có tạp niệm, mà ở trong niệm Phật đường niệm Phật cũng đều có tạp niệm, lúc nghĩ chuyện này, lúc nghĩ chuyện khác, như vậy thì không được. Thật sự hiểu, thật sự minh bạch, thì phải tìm nơi để tu hành. Được, trước phải tìm một chỗ, và giải quyết hết những việc cần làm. Buông bỏ, không còn ý niệm gì nữa. Rất nhanh, khoảng nửa năm, thời gian đủ để chuẩn bị tư lương cho việc vãng sanh, nghĩa là chuẩn bị đầy đủ điều kiện vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, có thể làm được. Cư sỹ Hoàng Niệm Tổ trước khi vãng sanh khoảng nửa năm, thị hiện như vậy, ông đã dạy chúng ta, muốn đến thế giới tây phương Cực Lạc cần bao nhiêu thời gian. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy, thời gian nửa năm là đủ. Thời gian nửa năm này ông đã sống như thế nào? Một ngày niệm 40 vạn danh hiệu Phật, không xen lẫn một chút tạp niệm nào. Vì sao vậy? Bởi ông đã buông bỏ hết, không còn điều gì vướng bận. Ông thị hiện để người niệm Phật thời nay thấy. Thời xưa không cần thời gian dài như vậy, chỉ cần một ngày đến bảy ngày, hoặc hai ba tháng là đủ. Ngài đã làm để cho người thời đại này của chúng ta thấy, thật sự làm giống như ngài nửa năm thì chắc chắn được vãng sanh. Phải triệt để buông bỏ, vì hết thảy là giả.
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Nam mô a di đà Phật, cho con hỏi nếu con đọc kinh Phật được tải về đọc trên điện thoại được không, hay con chỉ nên đọc kinh Phật được in ra sách, vì điện thoại lúc nào con cũng đem bên mình, con xin cảm ơn rất nhiều!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Cẩm,
Phật pháp là tuỳ duyên, nghĩa là tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh, phương tiện để tu học. Nếu điện thoại là phương tiện duy nhất để bạn có thể duy trì tu học Phật pháp thì việc bạn đọc tụng kinh Phật trên điện thoại là điều rất đáng tán thán. Tuy nhiên nếu bạn có điều kiện (có bàn thờ Phật, cúng dường hương hoa, quả, sắp xếp được thời gian…) thì việc trì tụng kinh Phật trên sách sẽ có lợi lạc hơn, bởi khung cảnh sẽ trang nghiêm hơn, tâm dễ nhiếp hơn, các chúng sanh vô hình sẽ có được cơ duyên cùng nhiếp tâm tu học. Đó là nói về lý, còn thực tế khi đi vào thực hành thì quan trọng vẫn ở nơi tâm của bạn. Tâm đó chính là: luôn bỏ các việc ác, chuyên tâm hành việc thiện và giữ tâm luôn thanh tịnh. Muốn thế ngoài việc trì tụng kinh pháp, bạn phải ráng thường xuyên niệm A DI ĐÀ PHẬT mọi nơi chốn nữa nhé.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
TN
A DI Đà Phật ! Cho COn hỏi Con Phát tâm niệm Phật được 1 tháng nhưng mỗi lần niệm Phật Sao Vọng Tưởng Vọng niệm Của Con Nó Nghĩ Thô Tục Với Đức Phật Vậy Có nên niệm Phật Tiếp Không Ạ!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn TITI123,
Bạn càng phải tiếp tục tinh tấn niệm nhiều hơn nữa thì sẽ vượt qua được. Đó chỉ là những chủng tử bất thiện đã ăn sâu vào bộ nhớ của bạn từ nhiều đời, nhiều kiếp, nay bạn tìm cách đi ngược lại, những ý niệm đó khởi lên để lôi kéo, ngăn trở bạn thôi. Bạn ráng thực hành theo cách: Miệng niệm Phật-Tai nghe rõ từng câu Phật hiệu-Tâm nhớ rõ Phật hiệu. Ngoài Phật hiệu ra không cần nhớ nghĩ đến bất cứ điều gì khác. Lâu ngày những chủng tử bất thiện kia sẽ tự lắng xuống. Bạn nên phát tâm hàng ngày vào nghe pháp của HT Tịnh Không giảng về Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa để tăng thêm tín-nguyện-hạnh về pháp môn niệm Phật nhé.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
TN
Đời người trong cõi thế là một giấc mộng xuân, thời thời khắc khắc đều là trong mộng. Người thật sự giác ngộ mới chịu buông xuống. Thế gian không có một pháp nào để được cả! Nếu thân có thể đạt được thì lẽ ra chẳng có suy, lão, bệnh, tử. Con người gặp gỡ nhau do duyên, có duyên tụ hội chớ mừng, khi duyên tan diệt, chớ buồn bã! Đấy là hiện tượng bình thường!
Thiền Tông tiếp dẫn người thượng thượng căn, chứ trung căn và hạ căn chẳng có phần; ngay cả với người có căn tánh Đại Thừa, Thiền Tông vẫn còn cao lắm. Đối tượng của [các tông phái thuộc] Giáo Hạ, như Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Pháp Tướng, Tam Luận, là kẻ căn tánh bậc thượng hay bậc trung. Đại khái, người thượng căn lợi trí tu học thì mới có thành tựu. Trung căn sẽ khác hẳn, còn hạ căn thì chẳng có phần. Chỉ có pháp môn này, ba căn thượng, trung, hạ, ông già bà cả không biết chữ cũng đều có thể tu được, cũng đều có thể chứng được. Trong Vãng Sanh Truyện có chép ông Vương Đả Thiết ở Hành Châu[15] là thợ rèn, một nhà bốn miệng ăn, cuộc sống rất khổ. Có một vị xuất gia đi qua cửa nhà ông ta. Vương Đả Thiết liền mời sư vào nhà tiếp nhận cúng dường và thưa hỏi phương pháp “lìa khổ, được vui”. Pháp sư dạy ông ta niệm Phật. Ông ta y giáo phụng hành, cứ rèn sắt một búa liền niệm Phật một tiếng. Suốt ba năm như thế, một hôm, ông ta đọc kệ:
Đinh đinh, đang đang,
Cửu luyện thành cang,
Thái bình tương cận,
Ngã vãng Tây Phương.
(Beng beng, bang bang,
Luyện mãi thành gang,
Thái bình sắp tới,
Ta về Tây Phương).
Nói xong, đập xuống một búa, đứng sững qua đời. Năm Dân Quốc năm mươi bảy (1968), tại làng Tướng Quân ở Đài Nam có một bà cụ đứng sững qua đời. Năm ngoái, khi tôi giảng kinh ở Cao Hùng có nhắc tới chuyện này, có mấy vị cùng nói họ thật sự biết chuyện này. Chuyện vãng sanh của lão cư sĩ Lý Tế Hoa thuộc Đài Bắc Liên Hữu Niệm Phật Đoàn càng chẳng thể nghĩ bàn. Cụ giảng khai thị tại Niệm Phật Đoàn, giảng trong một tiếng rưỡi, buốt lòng rát miệng khuyên mọi người niệm Phật. Giảng xong, cụ nói: “Tôi sắp trở về nhà”. Cụ bước xuống bục giảng, ngồi trên ghế mây nơi phòng khách vãng sanh. Hai tháng trước đó, cụ đã có dự cảm, hễ lúc nào rảnh rỗi bèn đến thăm bạn bè, tựa hồ có ý giã biệt. Có một lần, cụ cùng vợ ngồi xe ba bánh đi dự pháp hội, cụ bảo vợ: “Nếu tôi vãng sanh, bà có cảm thấy trống vắng hay không?” Bà vợ bảo: “Nếu ông vãng sanh là chuyện quá tốt đẹp, tôi chẳng cảm thấy trống vắng đâu!” Điều này chứng tỏ cụ biết trước lúc mất.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Niệm Phật chính là đại Thiền định.
Khi nghe kinh,lìa tam tướng để nghe(tướng ngôn thuyết,tướng văn tự,tướng tâm duyên).
Mong cư sĩ Hoằng Ẩn giải thích rõ hơn 2 câu trên cho QĐ hiểu với ạ.Xin cảm niệm công đức của cư sĩ.
Nói đơn giản: Khi nghe cần tập trung toàn bộ tinh thần để nghe, ko xen tạp 1 ý niệm nào khác, cung cung kính kính mà nghe…cứ tưởng như Phật đang ở trước mặt giảng Kinh cho mình nghe vậy. Một niệm sơ sẩy, thô tháo cũng ko dám có! Người nghe Kinh như vậy nhất định được lợi ích lớn lao…Đây là người hiếm có.
Trong lúc nghe chẳng cầu giải, chẳng có ý niệm là: Không biết đoạn này Thầy giảng có nghĩa lý gì sâu xa chăng? Đoạn này Phật thuyết có ý gì ko? Cứ từng câu từng chữ nghe tập trung mà không phỏng đoán, vọng tưởng chi hết…không hiểu cũng ko sao, cứ nghe tiếp.
Nghe một đoạn, một đĩa giảng 10 – 20 lần liên tục thì chắc chắn sẽ có chỗ ngộ. Ít hơn thì ko được.
Mà dẫu có chỗ ngộ thì cũng quên đi, tâm chẳng duyên nhớ đến ý nghĩa giác ngộ từ kinh văn, từ nghe giảng nữa…Vì sao? Vì mỗi câu mỗi chữ trong Kinh Phật là vô lượng nghĩa. Bạn vừa chấp trước đoạn đó, câu đó, chữ đó có ý nghĩa thế này thế kia thì chết cứng ngay trong 1 khuôn khổ, sở tri chướng ngay đó sanh ra, cái “biết” cái “ngộ” đó lại thành chướng ngại cho tâm thanh tịnh của bạn.
Tâm vốn dĩ rỗng lặng, thanh tịnh, vô vi nào phải là cái thùng chứa rác chứ? Rác đẹp, rác “ngộ” cũng vẫn là rác. Vẫn phải buông xả tận lực.
Nghe Kinh như vậy thì lâu ngày sẽ khế nhập cảnh giới, càng nghe Kinh thì càng được Định, Trí Huệ cũng được khai mở. Nhà Phật gọi là Đại Khai Viên Giải. Đây là cảnh giới rất cao của hành giả học Phật chuyên ngâm cứu Kinh Giáo, tương đương với Minh Tâm Kiến Tánh của Thiền Tông, tương đương với niệm Phật Lý Nhất Tâm Bất Loạn.
Hi vọng với vài lời dài dòng giải thích ở trên thì bạn QĐ có thể hiểu được một phần của câu “Nghe Kinh lìa tam tướng”.
Nếu có chỗ nào thiếu sót rất mong bạn chỉ bảo, góp ý thêm ạ.
Chân thành cảm ơn bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Bài phúc đáp thật hay !
Xin chân thành cảm tạ thiện tri thức Tịnh Thái đã phúc đáp cho QĐ ạ !
Rất mong thiện hữu Tịnh Thái,Hoằng Ẩn,Hãy niệm ADDP…sẽ thường xuyên viết các phúc đáp !
Đọc câu thứ 3 từ dưới lên trong bài phúc đáp của tiền bối,QĐ giật mình !
QĐ là 1 ng trẻ sơ cơ hậu học,hiểu biết ko có,sao dám “chỉ bảo” bậc tiền bối đc ạ !
Một lần nữa,xin chân thành cảm tạ & kính chúc quý thiện hữu tinh tấn,pháp hỷ pháp lạc,một đời này thành tựu nguyện vãng sanh !
Kính viết !