Tôi suy nghĩ rất lâu mới thu hết can đảm kể ra câu chuyện Nhân quả có liên quan đến bậc trưởng bối của mình. Đúng lý ra, tôi thuộc hàng con cháu mà đi kể chuyện người lớn thì thật bất kính, nhưng tôi hi vọng nội dung câu chuyệnnày sẽ giúp mọi người cảnh giác mạnh và TIN SÂU NHÂN QUẢ. Giờ tôi xin kể về Cậu Hai của mình:
“Ở quê tôi, cậu Hai được xã hội công nhận là một người tốt, gương mẫu, tính tình trung hậu, thành thật, nhưng cuối đời lại có một kết cuộc chẳng lành. Năm 2005, cậu phát bạo bệnh và tạ thế.
Cậu Hai vốn là một cán bộ Đảng viên, cả đời cần cù chăm chỉ, thuở sinh tiền giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cục Quốc An. Cậu sinh năm 1949, từng là ủy viên Ban điều hành tỉnh thành, tính tình công chính, liêm minh. Thời đó, các cán bộ lãnh đạo cấp thành phố vừa được cấp xe riêng, mỗi vị đều có xe con và tài xế riêng. Cậu Hai cũng được cấp cho một xe, nhưng hiếm khi dùng. Cậu thường cưỡi xe đạp đi làm, còn anh tài xế cứ phải lái xe chạy theo phía sau cậu, khiến người trong gia tộc chúng tôi đều không khỏi buồn cười về chuyện này. Bởi cậu có xe riêng mà không chịu đi, có phúc mà không biết hưởng!
Các quan viên bên ngoài cũng cho là cậu cổ hủ, không biết thích ứng theo thời thế. Do tính cương trực quá mức nên cậu làm việc không thuận lợi, hay bị chỉ trích.
Sau đó cậu mắc chứng bệnh lạ hiếm thấy: Đại tiểu tiện ra máu, tiếp đến là ruột bị xuất huyết, phải trải qua nhiều ca phẫu thuật, thậm chí có lần mổ xong không lâu thì bị ra máu ào ào. Do cậu trường kỳ bị xuất huyết, lại thiếu dinh dưỡng, thêm mổ xẻ nhiều, vướng bệnh nặng đến mức ai cũng hiểu là nội tạng cậu đã rệu rã, hư hết rồi. Cơn bệnh nặng giày vò cậu 2-3 năm, cuối cùng từng mạch máu cậu cũng bị vỡ và xuất huyết. Cậu qua đời trong nỗi đau đớn thống khổ tột cùng vào lúc 50 tuổi.
Cậu Hai ra đi trong tiếng bàn tán râm ran không ngớt của dư luận. Mọi người đều cho rằng, cậu là một cán bộ tốt hiếm thấy, thế mà một người vừa trung hậu thật thà, cả đời không phạm lỗi lầm, không hiểu vì sao lại có một kết cục bệnh hoạn quá đau thương. Trong khi các quan lại tham ô đối lập với cậu thì lại sống rất đắc thế, tha hồ tận hưởng khoái lạc, bình an. Như vậy thì cuộc đời này làm gì có nhân quả báo ứng, nhân quả công bằng?……Họ xì xào như thế không ít.
Sau này, dần dần tôi mới hiểu được hết mọi nguyên nhân…
Do cậu công tác tại Cục Quốc An nên có nhiều súng ống đạn dược. Tính cậu tôi rất mê săn bắn, cậu thường lên núi săn thú và xuống đập để câu cá. Từ đây suy ra, suốt mười mấy năm nay, cậu đã lạm sát biết bao nhiêu là sinh mạng. Do vậy mà đoản thọ, chết đau đớn, cuối cùng đã chiêu cảm báo ứng bị bệnh khổ thống thiết. Do cậu Hai đã từng dùng súng, đạn có sẵn mà giết rất nhiều động vật, khiến chúng chảy máu không ngừng, vỡ bụng thủng ruột, nội tạng lòi ra hết…. Và đây chính là lý do vì sao cuối đời cậu lại bị bệnh lạ đau đớn, cảnh tượng giống hệt như vậy!
Khi kể đến đây, tôi đã rút ra được một kết luận: “Cho dù bạn sống liêm chính, công minh, cả đời ngay thẳng cương trực, nhưng nếu bạn đã gieo nhân sát sinh, thì khi quả báo đến bạn vẫn phải gánh chịu, không thể do có những thiện hạnh khác mà có thể chống đỡ, hay thoát tội được…”
Những ai thích giết hoặc tùy hỷ hùa theo giết chóc, nhất định phải cảnh giác việc này.
Quy luật Nhân quả tuyệt đối công bình, cảnh ngộ của mỗi người chính là phóng ảnh của nghiệp lực mà họ đã tạo. Có những người xấu ác mà chưa thấy họ bị báo ứng là do đời quá khứ hoặc trước đây họ từng làm rất nhiều việc thiện, nên đến đời hiện tại này, phúc báu may mắn kia vẫn còn rất lớn, đủ sức trấn áp khiến quả xấu không thể trổ liền được. Việc họ làm xấu đương nhiên không hề tiêu mất, chỉ là duyên chưa đủ chín muồi để quả trổ ra. Hoặc có thể họ âm thầm làm thiện sự mà bạn chẳng hề hay biết, hoặc không nhìn thấu hoặc không cho đó là việc thiện (ví dụ như hiếu thuận cha mẹ được xem là đại thiện…)
Do vậy, lúc sống cần gieo Nhân tốt, trong sạch trọn vẹn, đừng sống say chết mộng. Nếu sống mà không tin Nhân Quả, cứ tùy tiện cẩu thả tạo ác nghiệp thì hậu quả sẽ rất là thê thảm. Mong quý vị thật cẩn thận! Mong lắm thay! A Di Đà Phật.”
Trích Nhân Quả Giải Theo Phật Giáo
Dịch giả: Hạnh Đoan
Những chuyện ng đời làm đẹp như hút mỡ để giảm cân, sữa mũi cao, tắm trắng vv theo mình thấy là trái ngược lại nhân quả . Nhưng thật ra các cư sĩ có nghĩ những điều ấy là tạo nghiệp không?
Cái gì cũng tùy duyên vì phật Pháp không phải là nhất định. Tuy nhiên nói chung, trong đa số trường hợp thì bạn nói đúng, tự nhiên vẫn hơn. Trái tự nhiên, âm dương đảo lộn ắt nảy sinh vấn đề. Đi thẩm mĩ viện để mũi cao lên thường là do chấp ngã quá nặng, muốn mình xinh đẹp để thu hút người khác, đúng là không nên. Son phấn cũng không nên nếu không cần thiết. A Di Đà Phật!
Gởi Nn,
Đúng là một đề tài thật thú vị, tôi cũng xin góp thêm vài ý.
Chắc chắn nhân quả không thể nào sai chạy. Định số của một người là do nghiệp quả đã gây tạo từ nhiều kiếp trước, khó mà sửa đổi. Đọc truyện Liễu Phàm Tứ Huấn, chúng ta thấy chỉ có tu hành, niệm Phật, làm phước thiện may ra cải số được. Ngoài ra chẳng có cách nào.
Vẻ đẹp xấu của một người cũng như vậy, do tạo nhân thì phải nhận quả. Việc nhờ bác sĩ can thiệp chỉnh sửa, mới nhìn thì như đã cải đổi được, nhưng không ai biết rằng, sự chỉnh sửa ấy tạo ra một tác hại khác trầm trọng hơn và đôi khi rất bi thảm.
Con người bình thường như chúng ta sinh ra đã có một tướng mạo định sẵn. Cái tướng ấy đã được người xưa đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, tạo thành 1 môn học không khác gì môn tử vi và dịch số mà ông Viên Liễu Phàm đã mô tả. Thường là rất đúng, chỉ vì thời nay không gặp thầy giỏi nên môn học này bị mai một.
Điều tôi muốn nói ở đây là vấn đề giải phẩu thẩm mỹ trước mắt dường như là thành công, có thể đem cho người cần sự hài lòng. Nhưng họ không biết rằng sự chỉnh đổi ấy đã vi phạm luật nhân quả, làm cho cái tốt trở thành xấu, nghiệp quả xấu đến nhanh hơn người ta tưởng.
Tôi có biết gia đình một vị đại tá chế độ trước, sau khi cải tạo về, ông được chấp nhận di dân sang Mỹ theo diện H.O. Thời gian đã được ấn định, giấy tờ liên quan đã đầy đủ, chỉ còn chờ ngày lên máy bay.
Một ngày, bà vợ cảm thấy không hài lòng về cái mũi của mình, liền nhờ bác sĩ chỉnh sửa lại. Bà rất hài lòng tuy có vài người thân không đồng ý với bà. Thật đáng tiếc, chưa đầy một tháng sau, ông chồng bỗng vướng bệnh và chết. Hồ sơ di dân bị từ chối. Có thể cái chết của ông là do nghiệp quả định số của ông. Nhưng một số người đã đưa ra nhận xét:”Cái mũi của người phụ nữ là phu tinh. Nay bà cải sửa và phá mất cái tốt của cung phu, nên ông chồng mới chết!”. Chúng ta chưa biết thế nào, nhưng cái chắc chắn bà ta đã mất một bàn tay xây dựng gia đình, tương lai của bà và các con thật mù mịt.
Nếu chúng ta tin về tướng thuật, thì lời bàn đó là đúng. Nhưng đứng trên quan điểm người Phật tử, thì chúng ta có thể giải thích khác đi, vì chúng ta vẫn biết có thể cải sửa được tướng mạo và vận số một cách dễ dàng theo ông Liễu Phàm đó là niệm Phật, tu thiện và làm phước.
Chắc quý vị cũng nhìn thấy có nhiều người niệm Phật một thời gian, công phu đắc lực, mặt mũi thay đổi: sáng đẹp, hiền lành, cuộc sống dễ chịu hơn nhiều (không phải là giàu lên nhưng vẫn thấy bớt khổ và may mắn hơn). Rõ ràng nhất là các cụ già tu niệm Phật chân thật thì khuôn mặt dần thay đổi, da dẻ sáng sủa, mắt mũi tinh anh, tai lớn và dài ra thấy rõ, trí óc sáng suốt, hiền lành vui vẻ. Sự cải đổi tướng diện như vậy cũng ngầm ý là nghiệp chướng của người ấy đã thay đổi tốt hơn, cuộc sống dễ chịu hơn.
Tại sao chúng ta không làm như thế để được kết quả chắc chắn hơn, mà lại đi nhờ bác sĩ, kết quả chẳng bảo đảm và đôi khi tác dụng ngược lại.
Cái đẹp của người phụ nữ không nên quá lộ liễu và chải chuốt bề ngoài vì dễ làm cho kẻ xấu sinh lòng tà bậy gây hại cho mình và đó cũng là một phá tướng. Người phụ nữ chỉ cần đức hạnh hiền lành, nhẫn nhịn vui vẻ thì cuộc sống sẽ bình ổn và hạnh phúc hơn.
Đọc qua truyện Kiều, Nguyễn Du khi tả Thúy Vân, nàng có một nét đẹp kín đáo dịu dàng của một người phụ nữ có phước. Còn về Thúy Kiều thì sắc sảo tài giỏi nên truân chuyên, vì “Anh hoa phát tiết ra ngoài/Nghìn thu bạc mệnh, một đời tài hoa”. Điều đó đủ để chứng minh cho ta thấy rằng: không nên trau chuốt bên ngoài nhiều quá, càng đẹp càng phá cách càng truân chuyên đau khổ.
Hãy niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc để trở thành một người Thượng Thiện Nhân với một vẻ đẹp không ai bằng, bền vững mãi mãi.
A Di Đà Phật!
Trong lòng N có ý nghĩ giống như cư sĩ Tâm Trí không khác chút nào. Nhưng có nhìu ng khác kg tin đều ấy nên N mới hỏi ở trang này xem sao. N tin sâu nhân quả nên biết việc sữa nhân quả ấy là sai , là trái ngược nhân quả nhưng ng đời quyết k tin vì đâu có gì làm chứng cớ là đều ấy kg tốt nên N thấy nhìu ng đâm đầu vào sữa rồi dùng viện mạo tạo nghiệp vô biên. N lại kg giỏi giải thích. Nhưng những lời của cư sĩ Tâm Trí nói thật hay. Cảm ơn cư sĩ đã chia sẻ về câu chuyện bà sữa mũi kia, mong ng đời hiểu đc về chuyện này. Nhân quả thật đáng sợ. Kg ai có thể thắng nỗi hoặc sữa đổi đc nhân quả đâu. Chỉ có niệm Phật là cách tốt nhất. Cảm ơn cư sĩ Tâm Trí đã trả lời cho N. A di đà phật.
Nếu như gãy vài cái răng.Muốn cười một cái nhưng khổ nỗi cái răng….nó gãy.
Nếu không đi sửa lại thì rất khó coi.
Mọi chuyện đều có nhân quả nên cũng không thể nói hết là tạo nghiệp được.
Tạo nghiệp thế nào thì sao không đi thử 1 lần. Nếu tắm trắng đuợc thì thử xem thế nào.
Nếu mũi cao thì đến nhìn xem thế nào.
Bác sỹ làm được thì đó cũng là BỒ TÁT vì lòng mong cầu của chúng ta mà giúp được như ý thì thật tuyệt vời
Nếu bạn biết nói rằng mọi chuyện đều có nhân quả , vậy thì nếu 1 ng theo nghiệp lực sanh ra k đc đẹp thì ắt phải tự thọ quả báo đó! Chứ sữa gương mặt thành hoa hậu làn da trắng có phải đã ngược lại nhân quả không?!
Còn câu “Tạo nghiệp thế nào thì sao không đi thử 1 lần. Nếu tắm trắng đuợc thì thử xem thế nào.” Mình k biết bạn nói chơi hay thật, chứ ng tu hành phải học bỏ tất cả chấp trước tính toán, huống hồ là cái chấp vào vẻ đẹp thân xác mình?! Bạn còn so sánh bs thẫm my ví như bồ tát! Mình nghĩ bọn họ là loại giúp chúng sanh thêm ngã chấp, giúp họ tạo nghiệp, 1 là đã làm ngược lại nhân quả! 2 là Không quý thân thể do cha mẹ tặng mà lại tùy ý mỗ sẽ sữa đỗi. Phẫu thuật mỗ sẽ ắt cha mẹ lo..đôi lúc mỗ k thành công..tính kỹ có phải tạo bất hiếu k? Làm xong tưởng mình đẹp hơn ng, quên đi là do dao kéo cho…tự cao tạo ngạo mạn! có vị bồ tát nào đồng ý về chuyện sữa sắc đẹp để chúng sanh mê thân xác k? Ng thường lỡ mê thân xác đẹp lúc chết k muốn rời bỏ là đã k tốt, huống hồ ng tu Tịnh!
Mình thấy những chuyện ấy đã biết họ tạo nghiệp nhưng muốn hỏi coi các cư sỹ nghĩ thế nào về việc ấy. Chứ nghe bạn có ý nghĩ việc ấy k sao, còn khuyến khích, mình nghe giật mình. Nếu cung kính danh tự bồ tát lần sau ai thiện mới gọi là bồ tát nhé. Tôi xin bạn ?
Trong KINH LĂNG NGHIÊM có khi BỒ TÁT cũng có thể hoá thân là đồ tể,dâm nử.v.vv….đễ độ người.
Tôi có quan niệm về thầy thuốc ,bác sỹ như thế này:
Người bệnh xem thầy thuốc như BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM,BẠCH Y ĐẠI SỸ.chúng ta muốn mau khỏi bệnh ,sức khoẻ bình phục thì chẳng phải đến gõ cửa các vị ấy sao?
Khi tôi bị bệnh tôi niệm danh hiệu QUÁN THẾ ÂM và cũng xem bác sĩ như BỒ TÁT QUAN ÂM..Xin thưa bệnh tình nhanh thì 2 ngày,chặm thì chưa đầy 1 tuần sức khoẻ liền khôi phục.
………
Giờ xin nêu ra mỗt giả dụ.
Bạn muốn lấy chồng ,hay đi xin việc hay đơn giản là giao tiếp.v.v….thế nhưng cái mũi nó vẹo 1 bên,con mắt nó nhìn xếch 1 bên,hoặc sinh ra đã bị hở môi. Hoặc da bị chàm ,bị bỏng,bị loét hoặc da bị đen hơn bạn bè.v.v…
Có một vị bác sỹ chữa được hết những bệnh như vậy bạn có chữa hay cứ để nó như vậy?
Nếu bác sỹ đó chữa cho bạn được như ý thì tâm trạng của bạn lúc ấy sẽ như thế nào. Tôi nghĩ như trút bỏ được nỗi phiền muộn khổ sở vì bệnh tật.
……
Bạn đi tìm BỒ TÁT thiện vậy thì bạn cứ đi tìm.
Bồ TÁT ứng hoá thân sợ bạn lại không biết.
Bạn Nguyên nói cũng có ý đúng: hạng phàm phu không biết cảnh giới các vị A La Hán, Bồ Tát nên không thể kết luận 100% bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ là tạo nghiệp. Bạn Nn nói đúng ở chỗ bản thân ta không nên chấp ngã, chấp sắc đẹp. Diệu Minh chỉ nghĩ đơn giản rằng: hãy chỉ chiếu soi bên trong mình, và nhìn hình tướng biểu hiện việc người khác làm để học, để biết là mình có nên làm theo như vậy không. Chứ không vội kết luận họ làm sai nghĩa là họ là phàm phu. Tranh luận nghĩa là chấp ngã, nhân. Pháp bất định pháp. A Di Đà Phật!
rốt cuộc đã tìm đc câu trả lời đáng tin. HT Tịnh Không nói ” Ngàn muôn phần đừng đến thẩm mỹ viện…”
https://www.youtube.com/watch?v=Z2NToTQa9WY
Mong các bạn gái thấy đc video này của HT Tịnh không rồi đừng sửa đổi tướng mạo, trái nghịch nhân quả nữa . Adidaphat
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Nếu sân hận có thể đoạ địa ngục thì hà tất phải để trong tâm.
Nếu bạn giận quá thì cũng là điều tốt để khảo nghiệm cái sân nó tác hại thế nào. Cũnglà một sự việc nhưng cũng có người mỉm cười.Mà khi mỉm cười thì tâm thái rất vui vẻ.tâm thái vui vẻ thì khuôn mặt rất linh hoạt hồng hào đầy đặn.Khuôn mặt có liên hệ với tâm trạng nên có vị nói tâm địa thanh tịnh trăm bệnh không sanh. Câu nói ấy nghĩ lại thấy rấy hay.
Sân k những đọa địa ngục mà còn đốt cả rừng công đức. Vâng k biết chữ mình viết có giống sân k? chứ mình thì bthuong thôi. K có gì phải sân cả. Một ngọn lửa sân đốt cả rừng công đức, tiếc lắm nhỉ? 🙂 Chính mình hỏi ý kiến các cư sĩ, nên bạn trả lời thì mình nói theo ý riêng thôi. Mình thường nghĩ tất cả cư sĩ đều theo một thầy, tức Đức Thích Ca, và đều muốn về chung một nhà Tây phương. Nên sao lại giận nhau làm gì? Chỉ bởi tính mình thường nói gì cũng nói thẳng, ít ngọt ngào chứ k sân gì bạn yên tâm. hnay rãnh quá nên phúc đáp kia nói dài dòng xl bạn nhé! 😉
Vâng nếu 2 bạn vẫn tùy hỹ với việc làm đẹp ấy thì cũng đc. Riêng mình vẫn nghĩ là ”nhân quả thông 3 đời’. Kiếp này thế nào thì đều do túc nghiệp đấy thôi. Không có ý chấp nhận lại còn có ý muốn sữa mạng. Muốn sữa nhân quả xấu thành đẹp thì để xem có ai sữa đc nhân quả không. Làm đẹp rồi thì nhìn như là sữa đc rồi, nhưng nếu đã gọi nhân quả, thì nếu không thọ quả ấy xong thì nghiêp lực chưa tiêu đằng sau lưng cũng sanh ra quả khác thôi. bs có thể chữa mặt đẹp , k thể sữa chữa nhân quả. nhân quả sẽ k mất đi.
Vâng bạn gõ cữa bs cũng đc, nhưng k phải ai cũng thế. nếu bệnh nho nhỏ k cần đi bs thì ở nhà niệm phật cũng không bao lâu sẽ hết thôi. Chỉ sợ có ng k tin, vẫn tin vào bs nhiều hơn tin vào ”nghiệp, nhaanqua, Di đà”. Tôi có biết những ng nghèo đến nỗi k có tiền đi bs bệnh nho nhỏ lâu ngày bệnh cũng tự hết thôi. Bỡi thân giả tạm làm sao k bệnh. Nhưng mọi ng đều biết là bệnh hết là vì chưa hết mạng. Nếu mạng hết, phát ra ung thư cuối xin hỏi bs nào chữa đc bệnh đó ạ? Vâng đương nhiên chỉ có Đức Di đà và Quán âm đại sĩ. Bên mỹ này có loại di trùng trên da nặng lắm, bị là nó hiện lên trên da mẹ mình, mình search google thì té ra nếu bị mà k đi bs uống thuốc nó sẽ k hết mà sẽ lan ra khắp ng that đáng sợ. nhưng mình khuyên mẹ k cần đi bs chỉ niệm phật sẽ hết. sau 3 tuần liền hết, ng xung quanh k ai tin! bởi bên đây ai nấy hở chút là bs, nhưng gđ mình chỉ niệm Phật qua đc nhiều bệnh rồi. nhưng mình chỉ muốn chia sẽ điều ấy cho vui thôi, vì có liên quan sự nhiệm mầu của Đức Di đà 🙂 chứ mình hiểu có bs là để cứu ng, mình k phải nói đến họ, hqua nay ý mình chỉ nói RIÊNG đến các bs thẩm mỹ thôi anh nguyên ạ! đã lọt vào ca gọi ”thẩm mỹ” thì k có ca nào gọi là chết ng đc, chỉ có tâm muốn hơn ng thôi. Bạn so việc thẩm mỹ với bệnh là k công bang vì 2 việc khác xa.
Về thí dụ của bạn, theo ý mình thì hoàn toàn khác. Nếu do nghiệp lực mà mình phải thọ thân hình diện mạo xấu xí thì mình cũng sẽ chap nhận nhân quả. Thiệt đấy, k vọng ngữ. K chap nhân là trách trời người hay trách mẹ sanh k khéo? Hay trách mạng? Nên mình thấy Chấp nhận cho thanh thãn.
Nhưng những chuyện như hở môi sẽ ảnh hưởng ăn uống, và lở loét làm ng ta ĐAU suốt nên phải chữa. Bạn thí dụ như thế k công bang. Vì từ đầu mình ý mình nói đên chuyện người (bthuong) ko đc đẹp nên đi phẫu thuật cho đẹp thôi! Chứ mình đâu nói người dù bị đau đớn cũng k đc chữa? Chữa vì đau đớn là bắt tác dĩ, còn mình nói ng hoàn toàn bình thường vẫn sữa để đẹp hơn kia là do tâm không tốt mới thế thôi. bạn nghĩ thế nào tùy ý. chứ những ng như thế ngạo mạn ra sao và sau khi đẹp tạo nghiệp thế nào mình đã biết qua một ít nên k chap nhận đc đấy thôi. đa số là muốn hút ánh nhìn, ý đó tốt k?
Việc cuối cùng mình phải nói là sỡ dĩ mình nói chap nhân diện mạo trời sanh là vì mình tin nhân duyên nhân quả. bạn thí dụ về lấy chồng, bạn bè: mình nghĩ Nếu có nhân duyên với ng nào dầu ta xấu xí họ cũng ko thoát đc nhân duyên mà phải lấy ta! và nếu xấu xí họ ko lấy mà phải xinh đẹp mới lấy ắt đó ko phải nhân duyên và ng như thế ko cần còn hơn. giả tình ý, k thật lòng chỉ nhìn bề ngoài rồi cũng sẽ lấy ng đẹp hơn. bạn bè cũng thế, nếu thích nhau that thì sẽ k chê bai. đơn giản là tâm mình luôn thích cái THẬT , k thích giả tạo để đạt đc cái đẹp để lấy lòng ng. bởi có lấy đc , thì lòng ấy cũng k thật ,sẽ k dài lâu. theo ý mình có chồng bạn bè hay k là do duyên chứ như bạn nói muốn lấy chồng mà phải sữa sắc để kiếm theo mình thấy hơi kỳ ở phái con gái. Haha
a di đà phật! Quý liên hữu cho mình hỏi, suy nghĩ thế này có đúng không ạ? Vì dụ mình được mời tham dự 1 đám cưới, quan hệ cũng bình thường thôi. Mình dự định không đi mà chỉ gửi chút quà mừng (còn lại số tiền lẽ ra đi dự mình mừng họ cả thì mình dùng số tiền đó để cho 1 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Cũng như việc đi chợ lẽ ra mua đồ ăn hết 50.000đ mình chỉ mua 45.000 còn 5000 để làm việc hữu ích cho người khác. Mình băn khoăn không biết lối suy nghĩ, việc làm như vậy có đúng pháp không nữa? xin mọi người hoan hỷ chỉ bảo giúp ạ.
Bạn Diệu Sắc thân mến,
Theo mình nghĩ thì cách làm của bạn tốt lắm chứ! Có thể xem là “phương tiện khéo” đó vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Sắc,
*Trong bạn còn có sự thân-sơ, nên mới có ý niệm như vậy.
*Cùng là 50.000đ phát tâm tặng một nơi với cái tâm thanh tịnh, so với phân nhỏ tâm cũng thanh tịnh để bố thí, cúng dường đều không khác biệt, hà tất chi bạn phải ráng chia nhỏ số tiền đó để làm cho nhiều việc thiện? Thiện hay không thiện chẳng ở nơi số lượng mà ở nơi tâm thanh tịnh.
*Trong đời thường, có những mối quan hệ, có những sự việc nếu mình làm không đúng theo nghi thức thế gian sẽ tạo sự phiền não cho người mời và được mời. Suy sang chuyện đạo cũng vậy. Thân, quý, kính trọng thì cúng dường nhiều; sơ, không thích, không kính trọng thì cúng dường ít hoặc không cúng dường. Đó là sự phân biệt chấp trước trong quan hệ khi đối người, tiếp vật.
Bạn nên lấy đó làm biểu dụ để áp dụng vào việc tu học, TN nghĩ sẽ hữu ích lắm.
TN
Thật là một tấm lòng đáng quí của Bồ Tát, xin bạn hãy thường giữ tâm như vậy, bớt chút hưởng thụ, chịu chút thiệt thòi mà sang sẻ cho mọi người, lòng ta nhẹ nhàng, an vui, thuần thiện. Xin hãy giữ tâm như vậy nhe bạn.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng.
……..
Tuy không có điều kiện cúng dường như chị nhưng tôi rất hoan hỷ.
Thầy thiện nhân dạy con rất đúng. Con hiểu rồi. Tâm con đúng là còn phân biệt thân sơ nên mới vậy. a di đà phật!
Cháu hỏi câu này không biết chú THIỆN NHÂN có mắng cháu không?
Cháu có nghe “người không châm sóc cha mẹ khó mà giàu có được”
Bố mẹ cháu sang năm xây nhà cho cháu ra ở riêng mà cháu là con 1 .Cháu nghĩ vẫn chưa thông.hay là cháu cứ tự lập xa nhà mới phải?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyên,
*Mỗi người có một cuộc sống và có cách chăm sóc cha mẹ khác nhau, nhưng quan trọng nhất là ở tâm của chính mình. Bạn là con một, cha mẹ lo cho bạn như vậy là phải. Còn việc bạn muốn lập nghiệp nơi xa để không phải phiền tới cha mẹ đó là chí hướng rất tốt, tuy nhiên nếu cha mẹ đủ điều kiện để lo lắng cho bạn thì cũng chớ nên từ chối mà khiến cha mẹ phiền lòng, trái lại bạn chỉ cần khéo léo cùng phụ với cha mẹ lo chuyện nhà cửa chu toàn là được rồi. Bạn đi xa đến đâu thì cũng có lúc phải về với cha mẹ chứ?
*Bạn ở xa, nếu có điều kiện thì giúp cha mẹ về tài chính; không có thì những lời thăm hỏi thường xuyên cũng đủ để cha mẹ an lòng; hơn thế nữa sự phát tâm tu học theo chánh pháp là một nhân tố tích cực nhất giúp cho bạn vững bước trên đường đời mà không lao vào con đường bất thiện, hàng ngày phát bồ đề tâm bỏ ác, hành thiện, chuyên tâm niệm Phật, giữ tâm thanh tịnh, có duyên thì khuyến tấn, dìu dắt cha mẹ cùng vui bước trên đường đạo, đó là sự báo ơn cha mẹ lớn nhất và cũng là sự tích phước đức lớn nhất trong đời. Giàu có của người tu đạo khác với người đời. Người tu đạo chỉ cần tri túc, sống nơi nào cũng biết đủ, thấu rõ nhân quả, vô thường, thấu được 8 nỗi khổ của thế gian, hàng ngày tu trì, ăn chay, giữ giới, đem công đức hồi hướng cho chúng hữu tình, vậy mới thực là giàu có và là người giàu có và sung sướng nhất trên đời. Kiếp tu hành của chúng ta cũng chỉ cần như thế là đủ, mong ước chi nhiều cho nhược tâm?
TN
Giới thứ nhất trong nhà Phật là cấm sát sanh. A Di Đà Phật
Rất cám ơn chú THIỆN NHÂN.
Cháu lập mấy lời nguyện mà chưa làm xong.
Cháu cảm thấy cũng bứt rứt. Cháu cám ơn chú đã hướng dẫn.
rất muốn cho người thân đọc bài viết này nhưng làm thế là bị chửi nên ko dám làm, a di đà phật chết đi rồi mới biết thì quá muộn, mới biết tình thương của người học phật dành cho người thân là như thế nào cũng quá muộn, gào khóc than vãn khi ấy thì có ý nghĩa gì đâu
Cái bạn Nn này bạn tìm bài 4 loại câu hỏi mà phật ko trả lời đi. rồi bạn sẽ tự thấy cái bài của bạn như nào
Nam Mô A Di Đà Phật, mọi người cho cháu hỏi là những câu niệm Phật thầm (môi mấp máy thì thầm,mà nhẩm A Di Đà Phật ở trong đầu thì có được tính vào công phu niệm Phật không ạ ?
có em cứ làm như vậy ak anh cũng niệm như vậy mà ! a di đà phật
vâng ạ. Nam Mô A Di Đà Phật . Chúc anh thường tinh tấn niệm Phật
Động Vật Cũng Có Tình Cảm Như Con Người