Ở Hồ Châu thuộc tỉnh Chiết Giang có một thầy thuốc tên là Sa Trợ Giáo. Mẹ ông rất thích ăn cua, đã giết hại số lượng nhiều không đếm xuể. Niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 11 (tức là năm 1147), bà bị bệnh nặng qua đời. Sau đó, có một đứa cháu nhỏ nhìn thấy bà đứng ngoài cửa, thân hình đầy máu me, nói với cháu rằng: “Bà lúc còn sống giết cua quá nhiều, nay phải chịu quả báo trong núi cua. Cháu nói với cha cháu, hãy mau mau làm việc phúc đức mà hồi hướng cho ta.” Nói vừa dứt lời thì không thấy đâu nữa.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Người ta làm món cua muối, bắt con cua còn đang sống mà móc bỏ yếm rồi ướp muối tiêu vào đó. Sự đau đớn khổ sở mà con cua ấy phải chịu đựng thật không thể hình dung nổi! Quả báo trong núi cua, chính là do nghiệp lực chiêu cảm mà thành.
Quan sát con cua bò ngang trên đất, có thể biết rằng đời trước ắt phải quen theo con đường tà kiến, không hướng theo nẻo chánh Bồ-đề. Nhìn dây buộc trên lưng, có thể biết rằng đời trước ắt phải buông thả cho ái dục trói buộc, không giải thoát ra khỏi những ràng buộc tình cảm, phiền não. Đó chính là: “Muốn biết nhân đời trước, hãy xem quả đời này.”
Người đời nghe nói đến những nỗi khổ trong địa ngục đều cho là chuyện mơ hồ, không biết rằng khi người ta luộc cua để ăn, ấy chính là cảnh tượng của đại địa ngục Phí thang [được mô tả trong kinh điển], chỉ vì người ta làm mãi thành quen nên xem đó như chuyện bình thường mà không nhận biết được.
Khi củi vừa bắt lửa bốc lên một lúc đầu, nhiệt độ trong nồi nóng dần lên, những con cua trong nồi bắt đầu kinh hoàng khiếp sợ, toàn thân cảm thấy ngày càng khó chịu. Thế rồi nước trong nồi ngày càng nóng hơn, cả bầy cua rối loạn bò quanh, con nào cũng muốn tìm lối thoát ra. Lát sau, nước càng thêm nóng, thế là cả bầy qua lại vướng vít, thần thức hôn mê. Lúc bấy giờ, nổi lên mặt nước, nóng bức đau đớn không chịu nổi, chìm xuống đáy nồi cũng nóng bức đau đớn không chịu nổi, nằm yên xếp lớp lên nhau cũng nóng bức đau đớn không chịu nổi. Không bao lâu, nước trong nồi sôi lên, khắp quanh thân hình đều có nước sôi sùng sục. Nước sôi vào mắt, như đinh sắt trui nóng đâm nơi nhãn cầu; nước sôi trên lưng, như sắt nấu chảy nung nóng khắp thân thể. Chịu đựng khổ sở đau đớn như thế không sao nói hết, để rồi ôm mối oán hờn mà chết, toàn thân chuyển thành màu đỏ.
Than ôi, người ta bất quá cũng chỉ vì miếng ngon trong chốc lát mà tạo thành nghiệp chướng nặng nề rộng sâu không bờ bến như thế. Ví như chư Phật, Bồ Tát dùng thiên nhãn mà quán sát sự việc này, ắt sẽ thấy rõ người với cua từ vô số kiếp đến nay đều đã từng là cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc của nhau, chỉ vì lăn lộn tái sinh, thay hình đổi dạng, nên không thể biết nhau đó thôi. Vì thế mới qua lại trong luân hồi mà thay nhau tạo nghiệp, giết hại lẫn nhau, cho đến báo oán lẫn nhau vô cùng vô tận.
Dám xin có lời rộng khuyên khắp thảy, nếu muốn phát tâm từ bi, trước hết phải mạnh mẽ thực hành khoan thứ, điều mình không muốn, chớ làm cho kẻ khác. Hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của muôn loài mà quán xét, thì sự tham ăn sẽ được chuyển hóa thành tâm từ ái.
Bố tôi 1 ngày đánh giọ cua không biết bao nhiêu mà kể.
Tôi cũng không đủ tiền để mua vật phóng sinh.
Nguyện học PHẬT pháp để tự độ mình.
Đọc bài pháp này nhớ lại câu chuyện ba kể cho mình chiều qua, là một chuyện nhân quả ngay trong họ hàng của mình, người được kể là cô chú bác với mình, nhà cô ấy cách nhà mình độ trăm mét thôi. Nay kể lại cho mọi người cùng nghe.
Cô tôi là họa sĩ thường vẽ tranh lưu niệm để bán, nhà đang làm ăn rất khá bỗng trong năm vừa rồi làm ăn thua sút, làm gì cũng xui xẻo. Ba của cô tự dưng cũng bệnh nặng qua đời, là bệnh ung thư gan trong vòng 3 tháng mà chết. Sau đó vài tháng(tức là bây giờ) khi cô đang ngồi chơi với vài người bạn, trong đó có một cô đồng bóng, cô này bị ai đó nhập vào và chỉ vào mặt cô tôi, bảo rằng “Mấy tháng trước có con rắn hổ bò vào nhà cô, cô lấy đồ vật đậy lên người nó rồi ba cô lấy gậy đánh chết nó, ba cô chết là vì việc này mà cô cũng gặp hạn trong vòng ba năm tới” Cô bạn ấy nói nhiều nhưng ở đây chỉ lược kể. Sau đó, cô tôi kể lại khi ba cô đang bệnh nằm liệt giường, nơi cánh tay ông hiện ra hình thù lạ như một con rắn nằm ở trong da; sau ngày ông mất cô thường mơ thấy ông hiện về với thân hình đầy máu và luôn than van khổ sở. Bây giờ khi hợp những tình tiết đó lại cô mới biết là nghiệp báo từ việc giết rắn. Mình nghe xong bàng hoàng, gia đình chị ấy cũng có thờ Phật, nhưng chắc là không hiểu Phật Pháp không giữ 5 giới mới phạm lỗi như vậy, bây giờ ác nghiệp đã gieo hối hận cũng muộn. Mong rằng ai nấy đều tin sâu nhân quả, phát tâm tu hành. A Di Đà Phật
Cảm ơn liên hữu Tịnh Ý đã chia sẻ câu chuyện !A Di Đà Phật
Thật sự là có qủa báo con đã để ý và thấy 1 số người ghét con cười ché diệu con nói xấu con.nhưng con không hề buồn và giận bọn họ vì con biết đời là vô thường buồn làm gì cho thêm khổ.nhưng chẳng bao lâu họ gặp những vấn đề như bị bệnh không thì làm ăn suy sụt có khi người nhà họ đột ngột qua đời quả thật có nhân qủa
Chào bạn Minh,
Bạn tin nhân quả và không buồn giận khi bị người cười chê..vậy là rất tốt. Chỉ xin bạn lưu ý một điều là chưa hẳn do người ta cười chê bạn mà bị quả xấu đó. Vì những quả xấu như bệnh, làm ăn suy sụp, hay người thân qua đời là những quả báo nặng, do nhiều nhân duyên nặng nề, sâu rộng mà dẫn đến như thế. Vì theo nhân quả thì với việc cười chê bạn như vậy thì quả báo họ sẽ nhận được là bị người khác cười chê hoặc nặng hơn chút thôi chứ không đến nỗi bị bệnh tật,..như vậy. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu là bạn sở dĩ bị cười chê như vậy là do trước đây bạn cũng đã từng cười chê người (giống như họ bây giờ vậy) nên giờ bị lại như vậy. Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy người gieo nhân xấu mà không thấy quả xấu mình đang thọ thì sẽ không biết tự mình sửa đổi, gieo nhân tốt.
Ngoài ra, khi thấy người bị quả báo xấu như thế nên khởi tâm thương xót, ta nên cẩn thận tâm ý của mình, chớ khởi tâm thấy hả dạ kiểu như “ai bảo nói xấu tôi, giờ phải chịu quả như vậy”. Đó là tâm xấu, lỡ nó khởi lên rồi thì đừng nuôi dưỡng nó nữa mà nên tự mình sám hối và khởi tâm từ bi trước những bất hạnh của người khác.
Bạn hãy xem thêm các bài giảng về nhân quả để tự mình biết gieo nhân tốt, tránh quả xấu nhé.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
NGẨNG ĐẦU GIẢI THÍCH KHÔNG BẰNG CÚI ĐẦU NHẬN LỖI
Phạm Thuần Nhân là đại thần của thời Bắc Tống được xưng là “tể tướng áo vải”. Ông là con trai thứ hai của tể tướng Phạm Trọng Yêm. Mặc dù về trình độ học vấn, Phạm Thuần Nhân không sánh bằng với cha ông nhưng ông lại có khí phách mà người thường khó có thể tưởng tượng được.
Phạm Thuần Nhân có mối quan hệ tốt đẹp với Trình Di – một học giả Nho giáo của Bắc Tống. Một hôm, Trình Di tới thăm Phạm Thuần Nhân ngay khi Phạm Thuần Nhân vừa nghỉ hưu. Lúc hai người nói về chuyện cũ, Phạm Thuần Nhân tỏ ra vô cùng nhớ nhung về quãng thời gian ông làm tể tướng.
Trình Di nghe xong không thấy thỏa đáng liền thẳng thắn nói: “Năm đó, có rất nhiều sự tình ngài xử lý không ổn, chẳng lẽ ngài không cảm thấy hổ thẹn sao?”
Phạm Thuần Nhân không hiểu Trình Di nói như vậy là có ý chỉ về việc gì. Trình Di lại nói: “Vào năm thứ hai khi ngài đang đảm nhiệm chức vụ, một vùng ở Tô Châu xảy ra nạn cướp bóc, chiếm đoạt lương thực bởi một nhóm người. Theo lý, ngài nên trình bày thẳng thắn sự việc trước mặt Hoàng Thượng. Nhưng ngài lại không nói bất kể điều gì, khiến cho rất nhiều dân chúng vô tội bị trừng phạt nghiêm khắc.”
Phạm Thuần Nhân liền vội vàng cúi đầu nhận lỗi: “Đúng vậy! Lúc đó tôi thực sự nên thay mặt dân chúng nói rõ ra.”
Trình Di nói tiếp: “Vào năm thứ ba ngài đang đương chức, tại Ngô Trung xảy ra thiên tai, dân chúng dùng cỏ cây để ăn chống đói. Mặc dù quan viên tại địa phương báo cáo nhiều lần, thế mà ngài lại bỏ mặc.”
Phạm Thuần Nhân vô cùng xấu hổ nói: “Việc này đúng là tôi đã không làm tròn trách nhiệm của mình!”
Sau đó, Trình Di lại vạch ra rất nhiều khiếm khuyết mà Phạm Thuần Nhân đã mắc phải và Phạm Thuần Nhân mỗi lần nghe xong đều chân thành nhận lỗi.
Sau cuộc gặp mặt này mấy hôm, Hoàng Thượng cho gọi Trình Di đến gặp mặt để hỏi về việc chính trị. Trình Di đã nói rất nhiều về kế sách “trị quốc an bang” với Hoàng Thượng. Hoàng Thượng nghe xong tán thưởng không ngừng và cảm khái nói: “Ngươi rất có khí phách giống như Phạm Thuần Nhân trước đây!”
Trình Di không cam lòng để Hoàng Thượng so sánh mình với Phạm Thuần Nhân, ông nói: “Chẳng lẽ, Phạm Thuần Nhân đã từng góp ý với Hoàng Thượng sao?”
Hoàng Thượng bèn sai người mang lên một chiếc hòm và chỉ vào đó rồi nói: “Trong này tất cả đều là tấu chương của Phạm Thuần Nhân dâng lên trẫm năm xưa.”
Trình Di cảm thấy nghi hoặc mở những bản tấu chương ra xem. Lúc này, ông mới phát hiện trong tấu chương có nhắc đến những sự tình mà ông đã trách mắng Phạm Thuần Nhân mấy hôm trước. Hóa ra Phạm Thuần Nhân đã có góp ý với Hoàng Thượng, nhưng vì có một vài nguyên nhân khiến cho việc áp dụng những góp ý này không mang lại được kết quả tốt đẹp. Vậy mà, Phạm Thuần Nhân đều nhận hết lỗi về mình không một lời giải thích. Trình Di đỏ mặt và trầm ngâm.
Ngay ngày hôm sau, Trình Di lập tức đến nhà Phạm Thuần Nhân xin lỗi. Phạm Thuần Nhân nghe xong, bật cười rồi nói: “Người không biết không có tội, ngài không cần phải xin lỗi!”
Phạm Thuần Nhân từng nói rằng: Biết tha thứ người khác, điều nhận được sẽ là vô tận. Tha thứ là dùng tấm lòng khoan dung rộng lượng của mình để khoan dung người khác. Đối mặt với người trách cứ mình, ngẩng đầu giải thích cùng họ không bằng cúi đầu nhận lỗi. Khiêm tốn nhận lỗi thường có sức mạnh và tác dụng hơn nhiều so với việc bướng bỉnh giải thích.
Nguồn: ĐKN
A Di Đà Phật. Kính thưa các Thầy, thưa các vị đạo hữu cho con xin hỏi Nếu trong gia đình có người đi tu (Xuất gia) thì gia đình người đó: kẻ còn, người mất sẽ được những lợi ích gì ạ!
Con mong các quý thầy, các bạn đạo hữu chỉ dạy dùm con. A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Văn Sơn,
*Người có phước mới có thể xuất gia. Gia đình có phước mới có được người con xuất gia. Tuy nhiên phước dày hay mỏng, nhiều hay ít vốn không phụ thuộc vào người xuất gia, trái lại phụ thuộc vào sự giác ngộ đạo của những thành viên trong gia đình có người xuất gia. Bởi nhân quả là: Phước ai tạo, người đó hưởng; nghiệp ai gây người đó gánh. Một người xuất gia có thể độ cho cả người còn lẫn kẻ mất trong gia đình, với điều kiện người xuất gia phải tu hành theo đúng chánh Pháp của Phật, nghĩa là phải có đủ đức hạnh; kế đến là những người trong gia đình cũng phải là những người thực sự muốn giác ngộ và giải thoát. Được thế mới mong có sự lợi lạc cho cả hai phía. Ngược lại nếu sự giác ngộ từ một phía, ắt sẽ không có sự lợi lạc.
*Thủa Phật còn tại thế, Ngài A Nam là anh em chú bác với Phật Thích Ca, khi xuất gia Ngài A Nan cũng nghĩ đã có Phật Thích Ca nâng đỡ, vì thế Ngài đã không chịu tu mà chỉ chuyên sâu về kinh luận (thiên về lý mà bỏ sự), vì thế khi gặp khổ nạn Ma Đăng Già ngài đã không đủ định lực để tự cứu mình và Phật Thích Ca đã phải phái Ngài Văn Thù Sư Lợi đem thần chú Lăng Nghiêm đến nhà dâm nữ để ứng cứu Ngài A Nan thoát khỏi nạn Ma Đăng Già. Điều đó cho thấy: người phát tâm xuất gia chưa phải đã là tất cả và xuất gia rồi cũng chưa phải là tất cả, trái lại phụ thuộc vào tâm hạnh và nguyện hạnh của người xuất gia.
*Muốn giải thoát, TN nghĩ bạn chớ nên thụ động ngồi chờ người thân đến độ hay còn gọi ứng cứu bạn, mà hãy dũng mãnh phát tâm tu đạo Phật một cách chân chánh. Nhờ đó chính bản thân mỗi thành viên trong gia đình sẽ tự cứu mình, trước khi phải trông chờ người khác đến ứng cứu. Sanh tử vô thường. Một hơi thở ra không có hít vào là kết thúc một sự sống. Nếu ngay lúc này bạn không ý thức được sự vô thường đó, khi con quỷ vô thường ập tới, chắc chắn bạn và những người thân của bạn sẽ lập tức bị nghiệp lực bủa vây và dắt đi đầu thai vào tam ác đạo, chứ chẳng phải người thân xuất gia sẽ kịp hiện ra để ứng cứu bạn.
Như vậy lợi ích hay chẳng lợi ích vốn phụ thuộc vào tự thân mỗi người trong gia đình.
TN
A Di Đà Phật!
Con xin cảm ơn chú Thiện Nhân đã gửi phúc đáp chỉ dạy dùm cho con.
Con luôn nghĩ rằng đời này, kiếp này được biết đến trang web ” Đường về cõi tịnh” , được biết đến Chú Thiện Nhân, Huệ Tịnh, Trung Đạo…, và các bạn đồng tu khắp các mọi nơi là điều vô cùng may mắn muôn kiếp khó gặp được.
Con chúc Chú Tâm thường an lạc và có nhiều chỉ dẫn cho chúng con!
A Di Đà Phật!
Nói về ăn chay thì vốn là thương chúng nó đau khổ, nuôi dưỡng lòng nhân từ của ta. Mỡ và thịt nào có phân biệt chi, nước súp thịt cũng chớ nên ăn. Nhưng chúng sanh căn tánh khác nhau, nếu ăn chay trường được thì dạy họ trường trai. Nếu không, dạy họ giữ Thập Trai, Lục Trai, ăn những món rau ở cạnh thịt . Đấy chính là pháp phương tiện cho những ai chưa ăn chay trường được, chứ không phải là thật nghĩa!
Ông đã khổ vì bệnh, hãy nghĩ thương nỗi khổ của chúng sanh, nên ăn đồ chay thanh tịnh, đừng để miệng bụng làm lụy tâm tánh. Phàm những thứ có tri giác đều chẳng nên ăn. Tuy không có tri giác nhưng có mầm sống như các loại trứng cũng không nên ăn. Uống sữa bò thì không trở ngại gì, nhưng sữa cũng là lấy chất bổ béo của bò để bồi bổ thân thể ta; do vậy, cũng không nên dùng.
Đậu nành, dầu đậu nành có nhiều chất bổ nhất, hãy nên thường dùng. Trong cháo ăn điểm tâm nên bỏ thêm đậu nành đã xay vỡ. Với loại dầu để thường ăn thì chuyên dùng dầu đậu nành, so với mỡ heo, dầu đậu nành có nhiều chất bổ hơn, sao lại khổ sở đem tiền chuốc họa để mong được bồi bổ ư? (bởi ăn thịt sẽ mắc nợ giết chóc, nên nói là “chuốc họa”). Người ăn mặn nếu chịu ăn chay chắc chắn ít bệnh, khỏe mạnh, bởi ăn thịt gây trở ngại cho phép dưỡng sinh, ăn chay có tác dụng dưỡng sinh.
Mắm tôm độc nhất, muôn vàn chớ có ăn, vì lúc làm, người ta đào một cái hố to bên bờ biển, trong vòng năm sáu tháng, đánh bắt các loài tôm và những thứ cá nhỏ, đổ vào trong hố, phơi dưới nắng gắt, cả hố trở mùi, thối suốt mấy dặm. Những loài ruồi, kiến, rắn v.v… ưa mùi đó đều tự gieo mình chết ngủm trong hố. Đến khi mắm đã ngấu, bèn cà nhuyễn, đựng trong sọt đem bán. Người ăn mặn coi như món hàng quý báu, đáng thương quá chừng! Đây là do một vị Tăng trông thấy cách làm kể cho Quang nghe. Ông đã ăn chay, nếu chẳng thể làm cho cả nhà ăn chay thì bảo họ hãy bớt ăn mặn đi, chớ mua con vật còn sống về giết trong nhà, trong nhà hằng ngày giết chóc sẽ trở thành chỗ giết hại, xui xẻo lắm đấy!
Ấn Quang Đại Sư
TRÊN TRỜI, DƯỚI ĐẤT, TRONG NƯỚC, NGOÀI NƯỚC CHƯA TỪNG THẤY CON HEO NÀO CAM TÂM TÌNH NGUYỆN, VUI VẺ, HOAN HỶ XẢ MẠNG CHO QUÝ VỊ ĂN THỊT!
Chẳng cần nói chi khác, mỗi ngày quý vị ăn bao nhiêu chúng sanh, nhất là ăn thịt, những chúng sanh ấy có cam tâm tình nguyện dâng hiến thân mạng cho quý vị hay không? Quý vị xem thử đi, quý vị gọi một con lợn, bảo nó: “Lợn ơi! Ngươi hãy đến đây, ta sắp giết ngươi, ngươi hãy dâng thịt của ngươi cho chúng ta ăn”. Quý vị hãy nhìn dáng vẻ của nó, [nó trông thấy] bộ điệu quý vị cầm dao, [nó bèn] kinh hoảng thất thố, chạy lung tung khắp nơi, muốn trốn khỏi cái chết, đó là gì? Chẳng cam tâm, không tình nguyện! Quý vị giết nó là vì nó yếu, quý vị mạnh, kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu, bất quá nó chẳng thể chống lại quý vị, trong lòng nó oán hận, đời sau nó đầu thai làm thân người, còn quý vị thì sao? Đời sau, do tạo tội nghiệt, quý vị vào trong súc sanh đạo, biến thành lợn, nó lại đến giết quý vị, chẳng phải là chuyện như thế hay sao? Oan oan tương báo chẳng ngớt, đời đời kiếp kiếp!
Vì thế, chỉ từ ăn uống mà nói, từ chuyện ăn mặc để nói, đã giết rất nhiều chúng sanh. Những thứ áo lông mặc trong mùa Đông là do lột da súc sanh, chúng có tình nguyện hay không? Chẳng tình nguyện, thâm cừu đại hận! Khi chúng ta mặc bèn rất đắc ý, lúc chúng đến lấy mạng sẽ khổ lắm!
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG