Huyện Côn Sơn tỉnh Giang Tô có vị Thái phu nhân họ Hứa, là mẹ của quan Hàn lâm Từ Tích Dư. Bà thường ngày ăn chay, ưa thích làm việc thiện, tụng kinh lễ Phật không hề biếng trễ.
Mùa đông năm Đinh Sửu thuộc niên hiệu Sùng Trinh năm 1637 là dịp mừng thọ 60 tuổi của Thái phu nhân. Vào ngày sinh nhật, Thái phu nhân chỉ làm việc phước thiện, cúng dường trai tăng, lại đem tất cả những lễ vật mừng thọ của thân hữu dùng vào việc in ấn kinh Pháp Hoa. Đối với tất cả những người đến chúc thọ, Thái phu nhân cho chiêu đãi tiệc chay, lại đem số kinh đã in ấn ra tặng cho mỗi người một bộ.
Những người hiểu biết thấy việc làm như vậy, ai ai cũng đều ngưỡng mộ. Thái phu nhân về sau được khỏe mạnh sống lâu, con cháu thảy đều phát đạt hưng thịnh.
Những người khác vào ngày mừng thọ đều dùng rượu thịt chiêu đãi quan khách, [giết hại nhiều vật mạng nên] ngược lại tạo nhân xấu ác làm rút ngắn tuổi thọ. Người mẹ của họ Từ biết dùng hương vị Chánh pháp để đáp lại tấm lòng những người chúc thọ, ấy là đã gieo trồng hạt giống để được quả sống lâu. Xét như vậy thì bên nào được bên nào mất, điều gì nên bỏ điều gì nên theo, mong rằng người đọc sách có thể lắng lòng trong lúc đêm khuya thanh vắng mà suy ngẫm kỹ.
Huyện Côn Sơn có người tên Trương Băng Am, tên húy là Lập Liêm, thi đỗ khoa thi năm Bính Tý thuộc niên hiệu Sùng Trinh năm 1636. Ông là người đã nhiều đời tu tập phước đức, cung kính phụng thờ Tam bảo, hơn nữa lại còn chuyên tâm nghiên cứu học hỏi Giáo pháp, thường hướng về Thiền tông.
Vào mùa thu năm Kỷ Mùi thuộc nên hiệu Khang Hy[1] là dịp mừng thọ tròn 60 tuổi của ông, người mang lễ vật mừng thọ nối tiếp nhau kéo đến. Trương Băng Am mang tất cả những lễ vật nhận được dùng vào việc in ấn phẩm Phổ Môn [trong kinh Pháp Hoa] và chú Đại Bi, số lượng rất nhiều. Trong việc chiêu đãi đáp tạ những người đến chúc mừng, ông cũng học theo việc làm tốt đẹp của Hứa Thái phu nhân, hoàn toàn đãi chay không giết hại bất cứ con vật nào.
Bạn bè, thân quyến mang lễ vật đến mừng thọ, mọi người đều cho là việc làm tốt đẹp nhưng không biết rằng như thế thật vô lý. Nếu là người tu thiện tích đức, tự nhiên được hưởng thọ mạng dài lâu, nên việc sống thọ chỉ là chuyện đương nhiên đã biết, đâu cần phải tỏ ra vẻ ngạc nhiên xưng tụng chúc mừng? Từ thời Đường, Ngu trở về trước, người ta ai ai cũng sống đến trăm mấy mươi tuổi còn chưa nói đến chuyện chúc mừng. Về sau, phước đức của con người ngày càng kém cỏi, tuổi thọ giảm dần, nên việc mừng thọ ngày càng tổ chức sớm hơn. Than ôi! Đến lúc ba tai kiếp[2] sắp xảy ra, tuổi thọ con người ngắn ngủi chính là điềm báo, không thể không rõ biết. Việc làm của tiên sinh [Trương Băng Am] có thể nói là vượt xa hẳn những kẻ tầm thường.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
[1]Tức năm 1679, niên hiệu Khang Hy năm thứ 18. Theo chi tiết này thì Trương Băng Am sinh năm 1620, và như vậy ông thi đỗ vào năm chỉ mới 16 tuổi.
[2] Ba tai kiếp (tam tai): tức hỏa tai (nạn lửa), thủy tai (nạn nước) và phong tai (nạn gió). Ba tai kiếp này sẽ xảy ra vào thời mạt kiếp, khi thế giới sắp đến giai đoạn hủy diệt.
Dạ con kính chào mọi người
Con xin tự giới thiệu. Con tên T , quê ở miền Tây.
Khoảng gần 1 tháng trở lại đây. Con biết đến pháp môn Niệm Phật. Con đã tập niệp Phật. Nhưng con có gặp 1 vài vấn đề khó khăn này. Con kính mong mọi người hoan hỉ giúp đỡ con, bây giờ con rất hoang mang.
Con không hiểu sao, chắc do oan gia trái chủ hay ma chướng của con quá nặng, mà khi con niệm Phật, nhìn hình Phật, Bồ Tát thì lại có những suy nghĩ bậy bạ quá.
Con xin kể 1 vài tình huống điển hình như sau :
– Con có hay lên youtube nghe các Thầy thuyết pháp. Vì các Thầy lớn tuổi nên chuyện “tam sao thất bản” khi kể đi kể lại 1 câu chuyện là bình thường ( ví dụ : con của dì => con của cậu.) Và hôm đó, con có nghe 1 thầy thuyết pháp nói là ” … không cho hành giả niệm Phật, không cho hành giả xem tivi, đọc báo,…”. Con biết là Thầy nhầm lẫn thôi, ý Thầy là ” cho hành giả niệm Phật, không cho hành giả xem tivi, đọc báo”. Chuyện nhầm lẫn này thật sự không có gì to tát cả, Thầy không cố ý. Con biết vậy, nhưng sao tự nhiên trong đầu con, lóe lên 1 ý nghĩ : ông này đặt chuyện đó. Dù con thông cảm cho Thầy, nhưng con không hiểu sao, như ai đó nói với con như thế !
– Khi con nhìn hình mẹ Quan Âm, tự nhiên trong đầu con lóe lên ý nghĩ kiểu như ” lột áo bà ta ra thử coi ở trong coi” ” mặt sao chầm dầm, không vui vẻ gì hết vậy ?” dù con rất tôn kính mẹ Quan Âm, và con không thể kiểm soát suy nghĩ được, suy nghĩ đó tuôn ra như thác nước vậy !
– Khi con nhìn Phật A Di Đà, con lại xuất hiện ý nghĩ chê bai kiểu như” sao duỗi tay tiếp dẫn ra mà không vui vẻ, không khụy xuống, thái độ như không muốn vậy?”
– Khi biết người ta vào chùa cúng dường tiền cho chùa, thì tự nhiên, như ai đó hỏi con kiểu ” sao mấy người đó không lo làm mà chờ tiền cúng vậy?” ” cúng rồi mấy người đó có hưởng không?”
– Khi niệm Phật hay niệm Quan Âm. Đang niệm thì tự nhiên con có suy nghĩ kiểu như ” sao phải tôn thờ quá vậy ?” ” ở trên cao để người ta thờ vậy à?” “tôn thờ mới được rước à?”
– Khi nghe niệm Nam Mô A Di Đà Phật mà có ngân nga. Thì chữ Phật sẽ hơi nhỏ tiếng, thì như ai đó gợi ra cho con chữ “phâ-n”, và con luôn nghe chữ đó, khos nghe ra chữ Phật
Và còn nhiều tình huống khác nữa ạ
Kể ra con thấy xấu hổ quá. Những lời kể trên, nếu là khẩu nghiêp, con xin thành tâm sám hối.
Dường như, có 1 cái gì đó luôn gợi ra những suy nghĩ tội lỗi đó, muốn làm giảm đức tin của con, làm con không tu được, có đôi khi con trằn trọc vì những ý nghĩ đó cứ đeo bám con.
Con sợ quá, con sợ vì những suy nghĩ này. Mà con không đủ Tín sâu, Nguyện thiết lại thêm tội phỉ báng Phật !
Đó là gì vậy ạ ? Phải làm sao cho nó biến mất đây ạ? Nó bậy bạ quá ạ !
Riết rồi, con không dám nhìn hình Phật, Bồ Tát. Không dám nhìn vào chùa chiền luôn. Hễ nhìn là nó lại xuất hiện.
Mọi người ơi, con phải làm sao đây ạ ? Con hoang mang quá !
Trước kia khi bản thân tôi(mình) tiếp xúc với PHẬT pháp cũng có người nói ác ý. Tự nhiên 1 thời gian rất dài bị câu nói đó làm chủ.Vị này là một cô đã mất chồng hơn vài tuổi. Mới đầu vị ấy rất cảm tình với tôi .Trai thì chưa vợ nên tôi cũng bị dao động. Nhưng tôi có NIỆM PHẬT,dù lúc ấy tâm có dấy tưởng ý không tốt đi nữa thì cũng không thể làm càn được. Từ đây mới biết sự mê nhiễm nặng nề thế nào.
Trong tâm nó đã cáu bẫn thì cũng có thể cho nó thanh tịnh được.
Muốn biết nó cáu bẩn thì hỏi tại sao nó cáu bẩn?
Buông bỏ cáu bẩn thì lấy cả TÂY PHƯƠNG để trong tâm.Khi tôi nhìn tượng PHẬT,ảnh PHẬT thì lúc ấy cảm thấy vui vẻ,an ổn khoái lạc đến lạ kỳ.
Tôi có nghe được câu này rất hay.
TÂM ĐỊA THANH TỊNH TRĂM BỆNH KHÔNG SANH.
Niệm PHẬT tâm địa sẽ thanh tịnh .tôi cũng chuyển nguy thành an như tình huống trước đã nói
Adidaphat. Khi đọc bài của Phạm T viết con cũng có giật mình kinh sợ. Theo cái hiểu biết nông cạn của con thì Phạm T cũng có nhân duyên với Phật Pháp, tuy nhiên có thể đây là ác nghiệp đời trước đã tạo cũng không nhỏ nên mới vậy.
Để diệt trừ những vọng tâm xấu như vậy cần phải chân thành đối trước Tam Bảo cầu xin sám hối hoặc phát nguyện tụng “Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh Tịnh độ đà na ni” mỗi ngày 21 biến mới có thể tiêu trừ được . Adidaphat
Nếu lời chia sẻ của con có chỗ nào không đúng mong hoan hỷ tha thứ. Xin sám hối mười phương chư Phật, chư Bồ Tát Thánh Hiền. Nam mô ADIDAPHAT.
A Di Đà Phật
Bạn Phạm T,
Đó là tâm vọng tưởng và phân biệt chấp trước trong bạn đang dấy khởi, nghĩa là Ma tệ, Phật tốt. Khi hai tâm này luôn đối kháng nhau, tất tâm chấp trước khởi sanh và bạn tìm cách để chống lại chúng, nhưng càng chống thì tâm phân biệt, chấp trước càng dấy khởi dữ dội hơn.
Khắc chế: Không nghĩ ma, chẳng nghĩ Phật. Không nghĩ tốt, chẳng nghĩ xấu, mà chỉ cần nhiếp tâm theo phương cách: miệng niệm, tai nghe, tâm nhớ rõ, nghĩa là miệng niệm A Di Đà Phật thật rõ ràng. Tai nghe A Di Đà Phật thật rõ ràng. Tâm nhận biết 4 chữ hồng danh thật rõ ràng. Ngày qua ngày tâm vọng tưởng trên sẽ tự tiêu. Bạn nên thường niệm Phật mọi nơi chốn để triệt phá những vọng tưởng trên.
TĐ
Nam Mô A Di Đà Phật, kính gửi mọi người chú vãng sanh :
Nam Mô A Di Đa Bà Dạ
Đa Tha Dà Đa Dạ
Đa Điệt Dạ Tha
A Di Rị Đô Bà Tỳ
A Di Rị Đa Tất Đam Bà Tỳ
A Di Rị Đa Tỳ Can La Đế
A Di Rị Đa Tỳ Can La Đa
Dà Di Nị , Dà Dà Na
Chỉ Đa Ca Lệ Ta Bà Ha
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chu-vang-sanh-va.zAFvUHsku9.html
Kính mong mọi người cùng niệm : Nam Mô A Di Đà Phật
Bài này thật hay. Phải nên viết lại để lại cho con cháu
Mình cũng bị gần giống như bạn Phạm T vậy, nhưng còn tệ hơn nhiều nữa, nên nhiều khi mình còn nghĩ hay mình bị bệnh tâm thần và có ý định đi khám, nhưng cũng sợ người khác nói là bị đi khám tâm thần, và cố muốn bình tâm sám hối để được các Ngài độ cho giảm bớt và có thể khỏi được. Hiện mình cũng rất sợ là mình như vậy lại thành ra bất kính và tạo nghiệp. Trước mình bị nặng lắm nhưng giờ có đỡ hơn rồi. Có ai hiểu về chuyện này xin giải thích và giúp đỡ mình với. Mình xin cảm ơn.
Khoảng thời gian bắt đầu niệm Phật mình cũng rơi vào trường hợp như vậy, mình nghĩ rất nhiều người vướng phải chuyện này. Cũng chẳng hiểu nguyên nhân tại sao, nhưng mình nghĩ rằng những người mới bắt đầu tu hành thường bị Thiên Ma Ba Tuần quấy nhiễu, vì sao vậy? Khi đức Phật còn tại thế, Ma Ba Tuần đã từng tuyên bố sẽ phá hoại cho bằng được đạo pháp của Như Lai. Những phàm phu như chúng ta khi chưa phát tâm tu hành thì vẫn còn trong cảnh giới MA(tham, sân , si ,…. sâu dày), vẫn còn là quyến thuộc của Ma Vương. Nhưng khi ta phát tâm tu hành. thì kể từ đó chúng ta cũng đang dần thoát khỏi cảnh giới của MA, Ma Ba Tuần liền biết điều đó và tìm mọi cách phá hoại cản trở chúng ta, không để chúng ta thoát ra được. Trong trường hợp bị ÁC NIỆM xen vào khi đang niệm Phật, đạo hữu cứ bình tĩnh quán tưởng rằng đó là những chiêu thức mà ma vương muốn phá ta, TUYỆT ĐỐI ko nên chấp vào những ÁC NIỆM đó, nó tự khởi lên thì cứ để nó tự mất đi, ko nên cảm thấy bản thân có lỗi với Phật, Bồ Tát, ai thế nào các ngài đều biết tường tận hết. Hễ ÁC NIỆM khởi lên thì đạo hữu đừng quan tâm đến mà cứ tiếp tục niệm Phật,mình đã thực hiện như vậy và đã thành công, cố gắng niệm nhiều là qua thôi.
Cảm ơn Hồi Hướng Tây Phuơng đã chỉ bảo cho mình. Hôm nay mình có nghe sư thầy nói về việc bị cản trở khi đến với Phật pháp ví dụ như là muốn đi chùa tụng kinh nhưng mà chồng con không cho đi, thì sư thầy nói đó là vì nghiệp chướng của mình nên mình bị cản trở. Nhưng giờ mình tin là khi mình một lòng nguyện tin vào Phật pháp thì sẽ không thể bị cản trở mãi được. Nhờ có chia sẻ và lời khuyên của bạn đã góp phần rất lớn tạo nên niềm tin này cho mình. Mình chân thành ơn bạn rất nhiều.